2.1.2. Nội dung chương trình
Văn bản sử dụng trong tiết Tập đọc chủ yếu là hai kiểu: văn xuôi và văn vần (bài thơ). Trong 93 bài tập đọc có 30 bài thơ (từ thơ 4, 5 tiếng đến thơ 7 tiếng, thơ lục bát, thơ tự do), 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận, văn bản thông thường).
Cụ thể như sau:
Về kiểu bài văn xuôi chủ yếu gồm truyện và văn miêu tả.
- Truyện: gồm các câu chuyện ngắn gọn, nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù
hợp với nhận thức của học sinh như: “Các em nhỏ và cụ già” thuộc chủ điểm Cộng đồng (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62, 63; “Mặt trời mọc ở đằng Tây” thuộc chủ điểm Nghệ thuật Tiếng Việt 3, tập 2, trang 52 - 53).
- Văn miêu tả: Miêu tả thiên nhiên như “Cửa Tùng” thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 109), “Trên con tàu vũ trụ” thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 132)...
Về kiểu bài thơ:
- Thơ 4 tiếng “Một mái nhà chung” thuộc chủ điểm Mái nhà chung (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 100 - 102). “Mưa” thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 134).
- Thơ 5 tiếng: “Cùng vui chơi” thuộc chủ điểm Thể thao (Tiếng Việt 3, tập 2 ,trang 83 - 84), “Ngày khai trường” chủ điểm Tới trường (Tiếng Việt 3, tập
1, trang 49).
- Thơ 6 tiếng: “Quê hương” chủ điểm Quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang
79).
- Thơ lục bát: ‘Tiếng ru” chủ điểm Cộng đồng (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 64 - 65), “Nhớ Việt Bắc” chủ điểm Anh em một nhà (Tiếng Việt 3, tập 1, trang