Bùi Thị Thùy Linh 39 K32 A GDTH

Một phần của tài liệu Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 39)

dề..., đọc sai âm chính; lỗi đọc các âm cuối; lỗi đọc các từ chứa dấu thanh,

chủ yếu là thanh hỏi và thanh ngã.

Do đó để sửa lỗi cho học sinh, giáo viên cần xác định lỗi phát âm mà học sinh địa phương mình dạy mắc phải, cần đọc mẫu các từ đó nhiều lần; luyện cho học sinh viết chính tả.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đúng cường điệu, tốc độ. Tốt nhất là cách đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn.

Trong giờ tập đọc phần luyện đọc đoạn, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt các đoạn, giọng đọc.

- Luyện đọc diễn cảm: đọc diễn cảm là đọc đúng nhịp, cường độ, biểu đạt ý nghĩa, tình cảm tác giả gửi gắm, thể hiện trình độ thông hiểu, cảm thụ tác phẩm.

Luyện đọc diễn cảm rèn cho học sinh đọc đúng ngữ điệu trong câu, ngắt giọng biểu cảm gây ấn tượng về cảm xúc.

Đọc diễn cảm là yêu cầu có trong hầu chết các văn bản nghệ thuật. Văn bản khác nhau có cách đọc diễn cảm khác nhau phù hợp với nội dung. Không nên gò ép áp đặt cách đọc cho học sinh, cần tạo điều kiện để học cảm thụ và sáng tác theo cách riêng.

- Biện pháp và hình thức tổ chức luyện đọc cho học sinh.

+ Đọc mẫu: ở lớp 3, biện pháp này được sử dụng khá hiệu quả trong quá trình luyện đọc và hướng dẫn tìm hiểu bài.

+ Đọc mẫu từ, cụm từ; nhằm sửa phát âm cho học sinh. Điều chỉnh cách đọc đúng, nâng cao ý thức viết đúng chính tả cho học sinh.

+ Đọc câu, đoạn: Hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm… giáo viên phải đọc mẫu câu, đoạn kết hợp phương pháp gợi mở, vấn đáp.

+ Tổ chức luyện đọc cho học sinh lớp 3

Một phần của tài liệu Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)