- Thơ tự do “Bộ đội về làng” - chủ điểm Bảo vệ tổ quốc (Tiếng Việt 3, tập 2,trang 8 , 9), “Khi mẹ vắng nhà” - chủ điểm Măng non (Tiếng Việt 3, tập 1,
trang 15).
Các văn bản bài tập đọc thuộc loại phong cách khác nhau như: “Đơn xin vào Đội” - chủ điểm Măng non (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 9) - thuộc văn bản hành chính; “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” - Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc (Tiếng Việt 3, tập 2 ,trang 10) - văn bản hành chính; “Chương trình xiếc đặc biệt” - chủ điểm Nghệ thuật ((Tiếng Việt 3, tập 2,
trang 46) - Văn bản quảng cáo;... Các văn bản này dù là thơ hay truyện kể, văn bản miêu tả hay văn bản khoa học, văn bản hành chính hay thư từ... đều có nội dung phù hợp chủ điểm trong tuần. Thông qua các văn bản này, học sinh được làm quen với nhiều loại văn bản khác nhau, biết cách tạo ra văn bản tương tự, đọc văn bản theo đặc trưng của nó...
2.2. Cấu trúc bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
Đối với lớp 3, mỗi tuần học 2,5 tiết tập đọc mỗi tiết học khai thác một loại hình văn bản tập đọc. Mở đầu tuần học thường là truyện kể, giữa tuần là thơ,
văn bản khoa học, văn miêu tả. Ví dụ tuần 25 - chủ điểm Lễ hội - mở đầu là truyện kể “Hội vật”, giữa tuần là văn bản miêu tả “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
Một tuần học 8 tiết Tiếng Việt, trong đó có 2,5 tiết Tập đọc, 0,5 tiết Kể chuyện, 1 tiết Luyện từ và câu, 1 tiết Tập viết,2 tiết Chính tả, 1 tiết Tập làm văn mở đầu tuần học là văn bản tập đọc, sau đó là các phân môn khác - sách giáo khoa Tiếng Việt 3 được cấu trúc như sau (Xét trong tuần học).
Tập đọc Kể chuyện Chính tả Tập đọc