Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc, giáo viên cần dựa trên hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, không tự ý thay đổi câu hỏi hoặc đảo lộn thứ tự câu hỏi để đưa ra một hệ thống câu hỏi hoàn toàn khác. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu máy móc là sử dụng y nguyên từng câu hỏi trong sách giáo khoa, đó chỉ là những cau hỏi cơ bản, cách diễn đạt câu hỏi rất cô đọng.
Tìm hiểu bài là bước rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Từ đó, học sinh có những hiểu biết về văn học, cái hay cái đẹp, đặc biệt là các bài đọc thuộc phong cách văn chương.
3.4.2. Biện pháp tổ chức học sinh tìm hiểu bài
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp như: Thêm lời dẫn dắt, chia câu hỏi sách giáo khoa thành những câu hỏi nhỏ, bổ sung câu hỏi phụ, sử dụng từ ngữ gần gũi hơn với đối tượng học sinh mình...Tuy nhiên, mọi sự linh hoạt đều phải dựa trên hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, lấy đó làm chuẩn cần hướng dẫn học sinh đạt tới.
Chẳng hạn, bài tập đọc “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (Tiếng Việt 3, tập
1 ,trang 26, 27) có thể xây dựng và sử dụng hợp lý các câu hỏi tìm hiểu bài.
1. Truyện có những nhân vật nào?
2. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai? 3. Vì sao bằng lăng phải dành bông hoa cho bé Thơ? 4. Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
5. Ai đã giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng? 6. Sẻ non đã làm cách nào để giúp đỡ hai bạn của mình? 7. Hãy nhớ và nói lại cách làm của Sẻ non?
8. Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
- Các câu hỏi 2, 4, 6, 8, đều lấy từ sách giáo khoa, câu 6 có thay đổi đôi chút về từ ngữ (“đã làm gì” được thay “bằng cách nào”).