Bùi Thị Thùy Linh 34 K32 A GDTH

Một phần của tài liệu Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 34)

Ví dụ: bài “Cuộc họp của chữ viết” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 44, 45 - Chủ điểm Tới trường) giúp học sinh hình dungcách tổ chức một cuộc họp. Do đó

bên cạnh câu 1, 2 giúp học sinh nắm được diễn biến câu chuyện, có câu 3 với nội dung:

Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp:

a) Nêu mục đích cuộc họp. b) Nêu tình hình của lớp.

c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. d) Nêu cách giải quyết.

e)Giao việc cho mọi người.

- Câu hỏi bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các em. Ví dụ: Câu 3 bài “Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua” mở đầu chủ điểm Ngôi nhà chung chủ yếu giúp học

sinh nắm được diễn biến câu chuyện; câu 4 nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè quốc tế cho các em.

1. Đến thăm một trường Tiểu học ở Lúc - xăm - bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?

2. Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?

3. Các bạn học sinh Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?

4. Em muốn nói gì với các bạn trong câu chuyện? (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 98 , 99).

- Câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Với học sinh lớp 3,

các em đã được học về so sánh, nhân hoá ở phân môn Luyện từ và câu nên phần tìm hiểu bài phân môn Tập đọc cũng sử dụng các câu hỏi.

Một phần của tài liệu Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 34)