tiện (Multimedia projector – Chiếu giáo án điện tử)…: Nhằm phục vụ tích cực cho việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ và cảm thụ nội dung bài tập đọc. Ví dụ: Sưu tầm tranh ảnh hoa mai, hoa đào hoặc cành hoa thật, hoa giấy… để dạy bài
tập đọc “Nắng phương Nam” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 94 ,95)
- Sử dụng đồ dùng dạy học
- Làm rõ nghĩa thông qua các bài tập nhỏ.
Ví dụ: Tìm từ ngữ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa; đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa.
- Tránh giải nghĩa quá nhiều, từ ngữ, hoặc giải nghĩa cầu kì, vừa không cần thiết, vừa gây lãng phí thời gian và làm cho giờ tập đọc thiên về yêu cầu học từ ngữ một cách năng nề.
Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ giáo viên sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng (nếu cần)
3.3.3. Đối với văn bản thuộc phong cách khác
Tuỳ vào các phong cách khác nhau mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc phù hợp với đặc trưng của chúng.
Ví dụ: Bài “Chương trình xiếc đặc sắc” Tiếng Việt 3, tập 2 thuộc phong
cách quảng cáo. Khi đọc bài này, giáo viên yêu cầu học sinh chú ý đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, vui. Chú ý ngắt nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin. Từ đó, học sinh biết được nội dung, hình thức một tờ quảng cáo như thế nào.
3.4. Vận dụng quan điểm tích cực và tích hợp trong dạy phần tìm hiểu bài giờ tập đọc lớp 3.
3.4.1. ý nghĩa phần tìm hiểu bài
Tìm hiểu bài nhằm giúp học sinh hiểu nội dung của bài vì vậy cần khai thác có hiệu quả các câu hỏi có trong sách giáo khoa.