1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội

124 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

14 Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội ..... 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu n

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 5

1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 11

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 11

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

1.5.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 12

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 13

1.5.3 Phương pháp phân tích số liệu 15

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÕNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 16

2.1 KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH VÀ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH DU LỊCH 16

2.1.1 Khách du lịch 16

2.1.2 Khách du lịch quốc tế 17

2.1.3 Sự hài lòng của khách du lịch 19

2.2 ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ 20

2.2.1 Ẩm thực và du lịch ẩm thực 20

2.2.2 Khái niệm ẩm thực đường phố 21

2.2.3 Đặc điểm của ẩm thực đường phố 21

2.3.4 Vai trò của ẩm thực đường phố 23

2.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 24

2.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 29

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 35

3.1 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 35

3.1.1 Các tài nguyên du lịch của Hà Nội 35

3.1.2 Thực trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội 37

3.2 ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 39

3.2.1 Sự phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội 39

3.2.2 Vai trò của ẩm thực đường phố Hà Nội trong phát triển du lịch 41

3.3 MẪU ĐIỀU TRA, KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC TIÊU CHÍ VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ 45

3.3.1 Giới thiệu về mẫu điều tra 45

3.3.2 Phân tích các nhân tố khám phá 48

3.3.3 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí 50

3.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÕNG VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 50

3.4.1 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Các yếu tố hữu hình” 51

3.4.2 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Vệ sinh an toàn thực phẩm” 56

3.4.3 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Sự phục vụ” 61

3.4.4 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Giá cả” 66

3.4.5 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Hương vị và chế biến” 70

Trang 2

3.5 KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÀI LÕNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ

NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 75

3.5.1 Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 75

3.5.2 Đánh giá chung về sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội: 76

3.5.3 Nguyên nhân sự chưa hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội 77

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÕNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 83

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 83

4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 86

4.2.1 Giải pháp đối với các ban ngành liên quan 86

4.2.2 Giải pháp đối với người kinh doanh ẩm thực 88

4.3 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 90

4.3.1 Xây dựng các chương trình, đề án đáp ứng nhiệm vụ do Thành ủy, UBND Thành phố giao phó 90

4.3.2 Thanh tra, kiểm tra kết quả và xử lý vi phạm 91

4.3.3 Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 91

4.3.4 Kiến nghị với UBND Thành phố 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 99

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT 116

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp nghiên cứu đã có về sự hài lòng và các nhân tố 9

Bảng 2.1 Biến quan sát của các yếu tố và dẫn nguồn 27

Bảng 3.1 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo mục đích đến Hà Nội 46

Bảng 3.2 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo độ tuổi 48

Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 49

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy 50

Bảng 3.5 Đánh giá chung của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Các yếu tố hữu hình” 51

Bảng 3.6 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo số lần đến Hà Nội52 Bảng 3.7 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo mục đích 53

Bảng 3.8 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo thời gian lưu trú 53

Bảng 3.9 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo châu lục 54

Bảng 3.10 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo độ tuổi 54

Bảng 3.11 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo giới tính 55

Bảng 3.12 Sự tác động của nhân tố “Các yếu tố hữu hình” đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 55 Bảng 3.13 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo số lần đến Hà Nội 57 Bảng 3.14 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo mục đích 58

Bảng 3.15 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo thời gian lưu trú 58

Bảng 3.16 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo châu lục 59

Bảng 3.17 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo độ tuổi 59

Bảng 3.18 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo giới tính 60

Bảng 3.19 Sự tác động của “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 60 Bảng 3.20 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo số lần đến Hà Nội 62

Bảng 3.21 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo mục đích 63

Bảng 3.22 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo thời gian lưu trú 63 Bảng 3.23 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế châu lục 64

Bảng 3.24 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo độ tuổi 64

Bảng 3.25 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo giới tính 65

Bảng 3.26 Đánh giá sự tác động của nhân tố “Sự phục vụ” đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 65 Bảng 3.27 Đánh giá chung của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Giá cả” 66

Bảng 3.28 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo số lần đến Hà Nội 67 Bảng 3.29 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo mục đích 67

Bảng 3.30 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo thời gian lưu trú 68

Bảng 3.31 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo châu lục 68

Bảng 3.32 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo độ tuổi 69

Trang 4

Bảng 3.33 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo giới tính 69

Bảng 3.34 Đánh giá sự tác động của nhân tố “Giá cả” đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế70 Bảng 3.35 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo số lần đến Hà Nội 71 Bảng 3.36 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo mục đích 72

Bảng 3.37 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo thời gian lưu trú 72

Bảng 3.38 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo châu lục 73

Bảng 3.39 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo độ tuổi 73

Bảng 3.40 So sánh sự đánh giá giữa các nhóm khách du lịch quốc tế theo giới tính 74

Bảng 3.41 Đánh giá sự tác động của nhân tố “Hương vị và chế biến” đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 74

Bảng 3.42 Đánh giá sự tác động của các nhân tố tới sự hài lòng của khách du lịch quốc tế 75

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Quá trình nghiên cứu 12

Hình 1.2 Quy trình điều tra bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế 14

Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội 26

Biểu đồ 3.1 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo số lần đến Hà Nội 46

Biểu đồ 3.2 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo thời gian lưu trú 47

Biểu đồ 3.3 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo châu lục 47

Biểu đồ 3.4 Khách du lịch quốc tế tham gia khảo sát theo giới tính 48

Biểu đồ 3.5 Đánh giá chung của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Vệ sinh an toàn thực phẩm” 56 Biểu đồ 3.6 Đánh giá chung của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Sự phục vụ” 61

Biểu đồ 3.7 Đánh giá của khách du lịch quốc tế về nhân tố “Hương vị và chế biến” 70

Biểu đồ 3.8 Đánh giá chung các nhân tố 76

Trang 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Căn cứ thực tiễn

Du lịch ở Việt Nam đã được xã hội hóa cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm gần đây Trên thực tế không ai có thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của ngành du lịch vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Ẩm thực đường phố ở Việt Nam nói chung, cũng như ở Hà Nội nói riêng ngày càng nổi tiếng và khẳng định được sức hấp dẫn của mình trong con mắt của khách du lịch quốc tế

Sự lựa chọn đa dạng các món ăn với những hương vị và cách thưởng thức khác nhau đã khiến cho CNNgo, một trang báo danh tiếng của Mỹ phải ca ngợi Việt Nam là “thiên đường ẩm thực” Trong khi đó tạp chí du lịch uy tín thế giới – Lonely Planet cũng nêu tên Việt Nam là một trong số 10 tour du lịch

ẩm thực đáng trải nghiệm nhất trên thế giới Tuy nhiên phải kể đến Hà Nội, nơi được lọt vào top 5 ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất Châu Á với lời tựa

“Được coi là thiên đường ăn uống cho người mê ẩm thực Đây là nơi sinh ra nhiều món ăn tinh túy của Việt Nam như phở và bún chả Những món ngon nhất thường có mặt trên vỉa hè, với đặc trưng là nước mắm, sả, ớt, rau mùi và những loại rau sống khác.”

Một trong những điều thú vị nhất khi thưởng thức món ăn Hà Nội ở một quán nhỏ trên vỉa hè đó là bạn có thể quan sát được nhịp sống của người dân địa phương: một nhóm bạn đang ngồi quanh một chiếc bàn cùng nhau uống bia nói chuyện, xe cộ tấp nập ngược xuôi, Những vị khách du lịch hoàn toàn có thể chọn món cho mình sau khi nhìn thấy những gì mà người địa phương đang thưởng thức Có lẽ vì vậy mọi rào cản ngôn ngữ hay sự bất đồng văn hóa không còn là vấn đề nữa khi tất cả đều đang ở “thiên đường ẩm thực” với những món ăn tươi ngon và sáng tạo

Hình ảnh khách du lịch quốc tế ngồi vỉa hè thưởng thức các món ăn ở Hà Nội cũng không còn xa lạ nữa như những năm ngành du lịch mới phát triển nữa Một số chuyên gia ẩm thực đã bình luận rằng món ăn Việt Nam hấp dẫn khách du lịch với vị tươi ngon của rau, củ, quả Nó không béo ngậy như đồ

ăn Trung Quốc và ít cay hơn thức ăn Thái Lan Trang CNNgo nhấn mạnh

Trang 6

rằng người Mỹ cũng có những cửa hàng ăn di động, nhưng Hà Nội nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung mới thực sự là “thiên đường ẩm thực” Chẳng

có nơi nào lại sở hữu một nền ẩm thực đa dạng như ở Việt Nam

Thực tế đã chứng minh rằng, lợi ích kinh tế do du lịch đem lại cho các nước đang phát triển là rất lớn Giá cả hàng hoá và dịch vụ thấp, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá đặc sắc, con người thân thiện,… là một trong những điểm mạnh của Hà Nội thu hút khách du lịch quốc tế Không nằm ngoài quy luật đó, ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực đường phố Hà Nội nói riêng đang trên đà khẳng định vị trí và vai trò của mình Ẩm thực đường phố Hà Nội đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các nhà hàng, quán ăn nước ngoài khi Việt Nam đã trở thành một điểm đến cho vô vàn nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ẩm thực Không chỉ dừng lại ở đó, ẩm thực đường phố Hà Nội còn phải đối mặt với hiện tượng khách du lịch đến thưởng thức một lần và không có ý định quay lại một lần nữa – hiện tượng này đã kéo dài trong những năm gần đây nhất là đối với kiểu ẩm thực đường phố làm ăn theo kiểu chộp giựt, đắt đỏ, không đảm bảo vệ sinh an toàn vì đa phần khách du lịch

có nhận định cho rằng thưởng thực ẩm thực ở một quán vỉa hè Hà Nội là đã

có thể biết được các quán ăn khác như thế nào Chính những điều này đã kiềm hãm sự vươn lên của ẩm thực đường phố Việt Nam và ẩm thực đường phố Hà Nội Do đó cần phải có giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của ẩm thực đường phố Hà Nội nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch

Căn cứ khoa học

Trong cuộc họp báo về lĩnh vực Marketing tại thành phố Hồ Chí Minh, Philp Kotler – nhà sang lập trường phái Marketing hiện đại đã trích dẫn lời một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã khuyên con cháu mình “chỉ nên tập trung kinh doanh hai ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và xăng dầu không bao giờ thất nghiệp và bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao” Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và

đồ uống tăng thêm 1,5% Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20% Tại Mỹ, doanh thu

từ dịch vụ phục vụ thức ăn, đồ uống tại các khách sạn lớn chiếm 30% trong tổng doanh thu Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm Giá của 1kg cà chua khi bán trên thị trường chưa được 1 USD, nhưng khi đem vào nhà hàng, khách sạn chế biến thành

Trang 7

món salat sẽ tăng gấp chục lần Giá một kg thịt gà khoảng 3 USD, nhưng khi được chế biến thành món ăn trong khách sạn sẽ tăng lên gấp gần mười lần Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên có mặt trên các nước trong khu vực không chỉ là Trung Nguyên mà là Việt Nam Báo chí đã viết rằng giá 1 kg cà phê hạt là 1 USD, nhưng chế biến 1 kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600 USD Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục

vụ ăn, uống làm gia tăng giá trị của các sản phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu Kinh doanh dịch vụ phục vụ ăn, uống không chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá về hình ảnh của dân tộc rất quan trọng

Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống Không phải ngẫu nhiên ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc có rất nhiều nhà hàng của Trung Quốc (Chinese Foods), nhà hàng Thái Lan (Thai Foods), nhà hàng Nhật Bản (Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc (Koeran Foods) đó chưa kể những nhà hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào các thị trường mới mẻ Ngay tại nước ta, từ khi mở cửa và hội nhập nhiều nhà hàng của các nước từ châu Âu (nhà hàng Italia, nhà hàng Pháp), châu Á (nhà hàng Trung Quốc, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Thái Lan ) đã mở tại các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, ) hay ở các khu du lịch

Trong hội thảo marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Philp Kotler, người được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái marketing hiện đại của thế giới đã gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”.Sự gợi ý này là một vấn đề các ngành, các cấp cần suy nghĩ và xây dựng chiến lược phát triển ẩm thực dân tộc và hệ thống nhà hàng của Việt Nam nhằm hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong tâm trí cộng đồng quốc tế Mặt khác, đó cũng là một trong nhiều biện pháp gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam thông qua văn hoá ẩm thực nói chung và cũng như ẩm thực đường phố nói riêng

Tuy nhiên trong thời gian qua, hiệu quả khai thác ẩm thực đường phố ở Hà Nội còn chưa thực sự hiệu quả Việc đầu tư không đúng trọng điểm, không đúng đối tượng đã gây ra những tổn thất và lãng phí không nhỏ cho cảnh quan môi trường và xã hội cũng như chất lượng của ẩm thực đường phố Một vấn đề

Trang 8

được đặt ra, đó là làm thế nào để tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội, thúc đẩy nền ẩm thực đường phố phát triển nhanh chóng và bền vững? Câu hỏi này chỉ có thể được giải quyết bằng cách đưa ra các ý kiến đóng góp tới chính quyền các cấp trung ương và địa phương, thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi của khách

du lịch đối với ẩm thực đường phố Hà Nội để đầu tư có trọng điểm vào các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng và có ý nghĩa, đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành Du lịch Việt Nam Khách du lịch quốc tế đánh giá cao và biết đên Hà Nội như một điểm đến có thể dễ dàng thưởng thức nền ẩm thực hết sức đa dạng, trong đó có những món ăn nằm trong top thế giới Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở Hà Nội nghiên cứu kĩ và chuyên sâu về lĩnh vực ẩm thực đường phố Hà Nội trong mắt khách du lịch quốc tế Xem xét vấn đề từ những khía cạnh của thực tiễn, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện công việc nghiên cứu đề tài: “Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội” Nhóm nghiên cứu tin rằng bài nghiên cứu hoàn thành sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các tổ chức, cá nhân, cũng như chính quyền các cấp quản lý đang hoạt động trong lĩnh vực này của thành phố Hà Nội Đồng thời, nó cũng

là nguồn tài liệu làm cơ sở cho những bài nghiên cứu sau này

1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Theo Bitner (1990,1992), yếu tố hữu hình là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch Các điều kiện môi trường xung quanh; cách bố trí không gian và chức năng; các dấu hiệu, biểu tượng và hiện vật đều là những tiêu chí đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường vật lý đến sự hài lòng của khách du lịch

Theo Zeithaml, Parasuraman et al (1990), vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu

tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của khách hàng

Theo Lim (2010) hương vị món ăn được chế biến tốt được đánh giá cao hơn chất lượng tốt Nghiên cứu cho rằng hương vị tốt và thơm ngon trong món ăn sẽ

có ảnh hưởng tích cực đối với sự hài lòng của khách hàng

Cronin và Taylor (1992) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng giữa sự dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, khách hàng không nhất thiết phải mua các sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất, họ có thể mua các sản phẩm/ dịch vụ cung cấp sự hài lòng hơn

Trang 9

Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1991), các nhân tố như độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông, phương tiện hữu hình đều ảnh hưởng đến

sự hài lòng của khách hàng

Bảng 1.1 Tổng hợp nghiên cứu đã có về sự hài lòng và các nhân tố

 Bố trí không gian và chức năng

 Các dấu hiệu, biểu tượng, và hiện vật

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong một khách hàng đánh giá chất lượng

 Trang phục, ngoại hình của nhân viên và trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ đảm bảo vệ sinh

 Địa điểm ăn uống thoáng mát, đảm bảo vệ sinh

(2010)

Hương vị và cách chế biến món ăn

Đối với các khách hàng hương vị tốt được đánh giá cao hơn chất lượng tốt

 Khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp

và đúng thời hạn ban đầu

 Khả năng đáp ứng, thể hiện sự mong muốn và sẳn lòng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng

Trang 10

 Tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ

 Sự quan tâm của nhân viên với khách hàng.hang tận tình, chu đáo

5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: Độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo,sự cảm thông ,phương tiện hữu hình

 Cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ

 Khả năng phục vụ khách hàng kịp thời như đã hứa

 Giúp đỡ và cung cấp dịch vụ nhanh chóng

 Hiểu biết của người cung cấp dịch

sự hài lòng hơn

Giá cả phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ mong muốn của khách hàng

Trang 11

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng với ẩm thực đường phố góp phần phát triển du lịch của thành phố Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Làm rõ những tiêu chí đo lường sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm thực hiện được các mục tiêu đã nêu trên, đề tài cần trả lời được 3 câu hỏi nghiên cứu tương ứng:

- Những tiêu chí nào được sử dụng để đo lường sự hài lòng của khách du

lịch đối với ẩm thực đường phố Hà Nội?

- Thực trạng sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Hà

Nội là như thế nào? Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố hiện nay ra sao?

- Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực

đường phố Hà Nội?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện nghiên cứu ở các tuyến phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư,

Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây

Trang 12

Lý do lựa chọn khảo sát tại các tuyến phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào, khu vực hồ Tây:

 Khu vực các tuyến phố này thường tập trung các địa điểm

ăn uống cũng như các món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội

 Các tuyến phố chính tập trung khá nhiều nhà trọ dành cho khách nước ngoài trong phạm vi thành phố Hà nội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và điều tra

- Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu sự hài lòng đối với ẩm thực

đường phố Hà Nội nhìn từ góc độ khách du lịch quốc tế Cụ thể là phân tích khoảng cách giữa mong đợi của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Hà Nội với cảm nhận của khách du lịch khi thưởng thức ẩm thực đường phố

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu

Hình 1.1 Quá trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

Phỏng vấn Điều tra bằng

bảng hỏi

Phân tích sự hài lòng đối với

ẩm thực đường phố Hà Nội của khách du lịch quốc tế

GIẢI PHÁP

Trang 13

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài nghiên cứu thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp đều

được sử dụng trong đề tài nghiên cứu

*Thu thập thông tin thứ cấp (dữ liệu thu thập từ năm 2010 trở lại đây) liên

quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể là từ đề án phát triển du lịch của thành phố Hà Nội, các báo cáo định kì của Tổng cục Du lịch để thu thập các thông tin liên quan đến sự phát triển du lịch Hà Nội, số khách du lịch quốc tế, ẩm thực đường phố của Hà Nội

* T hu t hậ p thông tin sơ cấp được thu thập từ các phương pháp thu thập

thông tin trực tiếp, bằng cách phỏng vấn sâu (điều tra trực tiếp, mặt đối mặt) nhằm thu thập được thông tin đa chiều dưới nhiều góc độ, quan điểm xã hội của nhiều cá nhân khác nhau về sự hài lòng của khách nước ngoài đối với

ẩm thực đường phố Hà Nội

Khảo sát sơ bộ: Nhóm nghiên cứu tiến hành phát thử 50 phiếu cho khách du

lịch quốc tế tại khu vực 6 tuyến phố đi bộ Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ, nhằm kiểm tra sự phù hợp các câu hỏi trong phiếu điều tra Nhóm nghiên cứu thả phiếu điều tra bằng cách gặp mặt trực tiếp tại các quán ăn trong khu vực 6 tuyến phố chính Trong quá trình trả lời phiếu điều tra, khách du lịch gặp khó khăn trong việc hiểu câu hỏi trong phiếu Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu điều chỉnh lại phiếu điều tra sao cho phù hợp và

dễ hiểu nhất đối với khách du lịch Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu điều tra chính thức

Phỏng vấn sâu( điều tra trực tiếp, mặt đối mặt: Nhóm đã tiến hành phỏng

vấn khách du lịch quốc tế về mong đợi và cảm nhận của họ về ẩm thực đường phố tại Hà Nội, bằng phương pháp gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp và

5 người chủ quán bán hàng phục vụ khách du lịch quốc tế để đánh giá vai trò của ẩm thực đường phố, sự thu hút của ẩm thực đường phố đối với khách quốc tế, suy nghĩ khi khách quốc tế đến quán của họ

Điều tra khảo sát( điều tra xã hội học): Nhóm nghiên cứu tiến hành phát 200

phiếu điều tra, thu về 145 phiếu, số phiếu dùng để phân tích là 126 phiếu tới các thực khách nước ngoài thưởng thức món ăn đường phố tại Hà Nội nhằm thu được nhiều số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu Nhóm thả phát , bằng phương pháp gặp mặt và phát phiếu trực tiếp tại các quán ăn thuộc phạm

vi nghiên cứu Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện nghiên cứu ở các tuyến

Trang 14

phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây

Hình 1.2 Quy trình điều tra bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế

Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra gồm 3 phần:

Thông tin chung (6 biến)

Mức độ quan trọng của từng tiêu chí đánh giá (5 biến)

Đánh giá thực trạng ẩm thực đường phố (38 biến)

Bước 2: Khảo sát sơ bộ

Nhóm nghiên cứu tiến hành phát thử 50 phiếu cho khách du lịch quốc tế nhằm kiểm tra sự phù hợp các câu hỏi trong phiếu điều tra bằng cách gặp mặt trực tiếp tại các quán ăn trong khu vực các tuyến phố chính Trong quá trình trả lời phiếu điều tra nếu du khách gặp khó khăn trong việc hiểu câu hỏi trong phiếu nhóm nghiên cứu điều chỉnh lại phiếu điều tra sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất đối với du khách

Bước 3: Thả và thu phiếu điều tra

Nhóm nghiên cứu tiến hành phát 200 phiếu điều tra, thu về 145 phiếu, số phiếu dùng để phân tích là 126 phiếu Nhóm thả phát , bằng phương pháp gặp mặt và phát phiếu trực tiếp tại các quán ăn thuộc phạm vi nghiên cứu Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện nghiên cứu ở các tuyến phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc

Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào, khu vực hồ Tây

bộ

Thả phiếu điều tra

Thu phiếu điều tra

Rà soát, tiến hành loại bỏ phiếu điều tra không phù hợp

Phân tích

Trang 15

Bước 4: Rà soát, tiến hành loại bỏ phiếu điều tra không phù hợp

Nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ những phiếu điều tra không hợp lệ như du khách đánh thiếu câu trả lời, do không hiểu câu hỏi nên không trả lời chính xác

Bước 5: Phân tích

Dựa vào số liệu thu được từ khách du lịch quốc tế, nhóm nghiên cứu tiến hành chạy phần mềm SPSS nhằm đưa ra chính xác nhằm xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội

Sau khi người tham gia khảo sát đã hoàn thành phiếu, nhóm nghiên cứu tiến hành thu phiếu

1.5.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Nhóm nghiên cứu đã xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, cụ thể như

sau:

- Kiểm định độ tin cậy Reliability Test nhằm xác định xem dữ liệu thu

thập được có đáng tin cậy hay không theo hệ số alpha (α)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tìm ra các nhân tố có giá trị

trong thang đo lường sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố tại Hà Nội

- Phân tích, so sánh giá trị trung bình để đánh giá sự hài lòng của khách

du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố tại Hà Nội

- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố tại Hà Nội

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về sự hài lòng đối với ẩm thực đường phố

Trang 16

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa

ra từ cá hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến

các vấn đề du lịch

Định nghĩa của Liên hợp các quốc gia – League of Nations về “khách du lịch”

Năm 1937 League of Nations đưa ra các định nghĩa về “khách du lịch quốc tế”

– foreign tourist”: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h.”

- Theo định nghĩa này tất cả những người được coi là “khách du lịch” bao

gồm:

- Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức

khoẻ…

- Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học,

ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ…

- Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh (business reasons)

- Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển (sea

cruise) thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h

Định nghĩa của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm

- Khách du lịch quốc tế (International tourist)

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công

dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước

Trang 17

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong

nước và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Định nghĩa “khách du lịch” của Việt Nam

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có những Quy định như sau về “khách du lịch”:

- Tại Điểm 2, Điều 10, Chương I: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc

kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”

- Tại điều 20, Chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa

và khách du lịch quốc tế”

 “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài

cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.”

 “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”

2.1.2 Khách du lịch quốc tế

Định nghĩa của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), “Khách du lịch quốc tế” (International tourist) bao gồm :

- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước

ngoài đến du lịch một quốc gia

- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người

đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Theo tuyên bố Lahay (1989) về du lịch thì khách du lịch quốc tế là bất kì một người nào đó đi ra khỏi nước họ cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), không bao gồm các trường hợp sau:

Trang 18

- Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường

xuyên ở nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ

- Những người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm

việc cho một nước khác ở gần biên giới nước đó

- Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở

nước khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sống dựa vào họ

- Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục

- Những người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy bay

ở sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở lại trong thời gian rất ngắn ở ga sân bay Hoặc là những hành khách trên thuyền đỗ ở cảng mà không được phép lên bờ

Đặc điểm của khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau, ở nhiều độ tuổi khác nhau…do đó có sở thích, tâm trạng và nhu cầu khác nhau đối với các dịch vụ du lịch Quan tâm đến đặc điểm của khách du lịch là cơ sở để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của họ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín vì vậy sẽ thu hút khách để tăng doanh thu và lợi nhuận

Trong những năm qua khách du lịch quốc tế đến Việt Nam rất đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Khách du lịch đến từ quốc gia khác nhau

có xu hướng sử dụng dịch vụ du lịch khác nhau Do vậy, tìm hiểu quốc tịch khách du lịch là một yếu tố cơ bản trong việc xác định đặc điểm của những khách hàng này

Ngoài sự khác biệt do văn hóa, lối sống của các quốc gia khác nhau thì những khác biệt trong nhu cầu của khách du lịch còn đến từ những khác biệt về giới tính, độ tuổi Dựa vào đặc điểm của “Khách du lịch quốc tế” có thể phân loại như sau:

- Căn cứ vào lãnh thổ, quốc tịch của khách du lịch quốc tế

- Căn cứ vào thời gian lưu trú

- Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Căn cứ vào độ tuổi

- Căn cứ vào giới tính/đối tượng đi du lịch

- Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lịch

Trang 19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam rất đa dạng về quốc tịch, thuộc các giới

khác nhau và có độ tuổi, nghề nghiệp khách nhau do đó họ có sở thích và xu hướng sử dụng dịch vụ du lịch rất khác nhau Để phát huy tiềm năng du lịch vốn

có của mình thì các chiến lược phát triển du lịch cần phải xác định đúng đối tượng, thị trường để có hình thức quảng bá, phát triển loại hình, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng loại khách Tìm hiểu đặc điểm của khách du lịch là một chỉ dẫn tuyệt vời cho các hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch

2.1.3 Sự hài lòng của khách du lịch

Khái niệm về sự hài lòng của khách du lịch

Đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về sự hài lòng của khách hàng trong ngành công nghiệp du lịch (Kozak & Rimmington, 2000) Ví dụ Resinger và Turner (2002) đã chỉ ra rằng những yếu tố về văn hoá như giá trị, quy tắc xử sự, nhận thức và tác động của xã hội là các yếu tốt ảnh hưởng đến khách du lịch châu Á tại 5 quốc gia (Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan) Trong khi đó, vào năm 2005, Yu và Golden lại hướng nghiên cứu của mình vào sự hài long của khách du lịch dựa vào 4 chiều hướng: các địa điểm thu hút, phương tiện, dịch vụ và giá cả Đối với nghiên cứu của Fang Meng, Yodmahee và Muzaffer (2006) đề cập đến mối quan hệ giữa tầm quan trọng của địa điểm, cách thể hiện động lực đi du lịch và sự hài long của khách du lịch Trong ngành du lịch, chất lượng không chỉ nằm trong giới hạn của cách thức thực hiện hay các quy tắc chuẩn mực mà chính là quá trình tổng hoà của tất cả các yếu tố (Flora, Maria & Manysela, 2013) Milan & Esteban (2006) phát triển

1 thang đo mới để đo lường chất lượng của các công ty lữ hành từ nhận thức của khách du lịch dựa trên 6 yếu tố: cách tiếp cận dịch vụ, sự đáng tin cậy, sự thấu hiểu, môi trường sử dụng dịch vụ, những lời khuyên hữu ích và các tiện ích đi kèm

Theo Bachelet (1995) cho rằng “Sự hài lòng của khách du lịch như một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hang đáp lại với kinh nghiệm của họ với một sản phẩm hay một dịch vụ

Theo Zeithaml and Bitner (2000), “Sự hài lòng của khách du lịch là sự đánh giá của khách du lịch về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”

Nhóm nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Bachelet (1995) làm định nghĩa cho

sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội

Trang 20

Vai trò của sự hài lòng khách du lịch

Theo cách tiếp cận về khía cạnh du lịch, sự hài lòng được cho rằng đó là kết quả của sự so sánh giữa sự mong đợi và trải nghiệm thực thế (Trường Foster, 2006) Khi trải nghiệm thực tế được so sánh với sự mong đợi mà khách du lịch quốc tế cảm thấy thích thú, thì họ đã hài lòng (Reisinger & Turner, 2003) và sau khi kết thúc kì nghỉ,nó vẫn để lại cho họ những kỷ niệm đẹp Đây là lí do để giải thích tại sao ngành du lịch đã quyết định làm nổi bật điểm đến du lịch để gia tăng sự hài lòng của khách du lịch Theo cách tiếp cận của Weber (1996), sự hài lòng khách hàng như là yếu tố cơ bản của lí thuyết marketing và có ảnh hưởng quan trọng đến ý đinh mua hàng trong tương lai của khách, thông qua các kênh phân phối hay kênh truyền miệng (WOM) Theo Oliver (1997), lòng trung thành chính là sự ràng buộc mang tính hành vi hướng đến việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ trong tương lai Bởi khách du lịch quốc tế quốc tế có ý định quay lại một điểm du lịch nào đó mà họ đã từng đến hay không là rất khó dự báo, nên bài viết này tiếp cận sự trung thành dựa trên ý định quay trở lại và truyền miệng tích cực của khách du lịch quốc tế (Chen & Tsai, 2007) Các cuộc nghiên cứu trước đây cho rằng sự hài lòng của khách du lịch quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến việc sẵn sang chi trả thêm cho các dịch vụ (Bigner và cộng sự, 2008) và cũng như sự truyền miệng tích cực (Macintosh, 2007)

2.2 ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ

2.2.1 Ẩm thực và du lịch ẩm thực

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, “ẩm” có nghĩa là uống, “thực” có nghĩa là ăn

Ẩm thực là một cụm từ để chỉ sự ăn uống của con người Người xưa thường

có câu: “Có thực mới vực được đạo”, có nghĩa là muốn làm được những việc

to tát, thiêng liêng, con người cần phải có ăn mới có đủ năng lượng Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống, nó là điều căn bản và thiết thực nhất đối với cuộc sống của mỗi con người chúng ta

Du lịch ẩm thực

Là một hình thức du lịch, dựa vào nội dung mục đích chuyến đi nhằm tạo nên

sự hứng thú cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu về thưởng thức tìm hiểu giá trị văn hóa món ăn của khách du lịch

Trang 21

2.2.2 Khái niệm ẩm thực đường phố

Theo Wikipedia.org, ẩm thực đường phố là thức ăn hoặc thức uống bán trong một đường phố hay nơi công cộng khác, chẳng hạn như ở chợ hay thậm chí là ngay trên vỉa hè Ẩm thực đường phố được chế biến và bán bởi một người bán hàng rong hoặc nhà cung cấp Hầu hết ẩm thực đường phố được phân loại thành

cả thức ăn cầm tay (finger food), đồ ăn nhanh và rẻ hơn so với những bữa ăn trong nhà hàng Theo một nghiên cứu năm 2007 của Tổ chức Liên Hợp Quốc về Lương thực và Nông nghiệp, mỗi ngày có tới 2,5 tỷ người tiêu thụ ẩm thực đường phố

Ngày nay, mọi người đều thưởng thức đường phố với nhiều mục đích và lý do khác khau, chẳng hạn như để thưởng thức hương vị trong một khung cảnh hòa đồng, để trải nghiệm các món ăn đặc trưng của từng nơi mà họ đặt chân đến, với một mức giá hợp lý

Khái niệm về ẩm thực đường phố cũng khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Trong tiếng Anh, người ta chỉ dùng cụm từ “street food” đơn giản để nói đến món ăn hay món uống trên đường, trên vỉa hè nói chung Người Việt thì gọi (nôm na, ngắn gọn) đồ ăn, thức uống đường phố là những món ăn dân tộc, dân dã của Việt Nam được bán ở ngoài đường, trong các cửa hàng hoặc những gánh hàng rong

Ẩm thực đường phố là một cụm từ có vẻ mới lạ, nhưng thực chất đã xuất hiện khá lâu bởi ẩm thực đường phố cũng là một phần trong văn hoá ẩm thực Ẩm thực đường phố bắt nguồn từ những món ăn nhẹ, ăn vặt được chế biến từ trong gia đình và trở thành hàng hoá trao đổi, mua bán, đáp ứng xu thế phát triển trong quá trình đô thị hoá Ẩm thực đường phố góp phần không nhỏ tạo nên bức tranh ẩm thực đa dạng, phong phú và đặc sắc của một quốc gia Thực tế, ẩm thực đường phố đã trở thành nét văn hoá độc đáo ở một số thành phố trên thế giới Ẩm thực là một phần văn hóa của một quốc gia Và chính những món ăn đường phố vừa hấp dẫn, vừa rẻ lại thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất tinh hoa văn hóa ấy Muốn có những hiểu biết và trải nghiệm hoàn hảo về mỗi vùng đất đi qua, mọi khách du lịch sẽ thưởng thức những món ăn đường phố và điều này sẽ mang lại cho họ những thú vị bất ngờ

2.2.3 Đặc điểm của ẩm thực đường phố

Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung và Nam Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều

Trang 22

ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự

đa dạng cho văn hoá ẩm thực của cả nước

Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự phát triển của xã hội Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc rất đa dạng, hài hòa Có những món ăn thuần Việt, có những món ăn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Thông qua sự giao thương giữa các quốc gia mà món ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng của cách thức chế biến của Ấn Độ với những gia vị đặc trưng, các món

ăn đặc trưng Giai đoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc đã cho thấy không chỉ

có chữ viết mà các tập quán ăn uống, chế biến cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống các món ăn mang nét văn hóa ẩm thực Trung Quốc Bên cạnh đó, với gần 100 năm dưới chế độ thuộc địa của Pháp, các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức chế biến của người Pháp với đặc trưng rất nhiều loại sốt, nước dùng

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện để tiếp biến và phát triển

Hiện nay, ở hầu hết các thành phố đều có ẩm thực đường phố Hoạt động của

ẩm thực đường phố diễn ra sôi nổi, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) Hàng quán, các gánh hàng rong được bày bán ở nhiều nơi trên đường, trong các chợ hay các khu vực gần chợ, nơi tập trung đông người Ngoài ra, còn có các khu vực tập trung ẩm thực đường phố về đêm vô cùng nhộn nhịp và náo nhiệt Thời gian diễn ra hoạt động

ẩm thực đường phố thường rất linh hoạt, gần như cả ngày Điều này cũng phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của người Việt Đối với người Việt, bữa ăn sáng là bữa ăn phụ (ăn sáng lót dạ) nên việc chuẩn bị cho bữa sáng rất đơn giản, gọn nhẹ và để tránh mất nhiều thời gian, nhiều người chọn ăn sáng ở ngoài Điều này cũng là do xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá Món ăn sáng đường phố bắt đầu từ rất sớm, có thể từ 4 hay 5 giờ đến khoảng 8 hay 9 giờ sáng Còn bữa trưa thường phục vụ cho người đi làm Buổi chiều tối, phục vụ cho những đối tượng là sinh viên, học sinh sau giờ tan trường, người đi làm sau giờ tan sở, hoặc những người muốn ăn thêm hay ăn nhẹ trước hoặc sau bữa cơm tối

Trang 23

2.3.4 Vai trò của ẩm thực đường phố

Mỗi khi đến một điểm du lịch, tham quan giải trí, khách du lịch không chỉ đòi hỏi được khám phá, giải trí hay học tập, kết hợp công việc mà họ còn muốn được thưởng thức ẩm thực nơi đây Chính bởi ẩm thực đường phố Hà Nội, mang trong mình một nét văn hóa đặc sắc, bởi những món ăn không quá cay, không nhiều mỡ dễ ăn và rất được lòng khách du lịch quốc tế mỗi khi đến đây Con người Hà Nội là những người khéo léo, tinh tế, sành ăn Chính họ đã tạo nên một nét đẹp riêng cho những món ăn của xứ Hà Thành Những món ăn khi được chế biến xong tạo cho khách du lịch những ấn tượng rất sâu sắc cho khách

du lịch quốc tế Họ không chỉ được thưởng thức hương vị thơm ngon của món

ăn mà còn được ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật độc đáo do chính người đầu bếp tạo ra Không chỉ có vậy trong các món ăn, còn chứa đựng những nét đặc trưng riêng của con người Hà Nội Đó chính là sự tinh tế trong sử dụng gia vị, một trong những nhân tố quan trọng tạo nên hương vị của món ăn Không thể phủ nhận sự cuốn hút của ẩm thực trong lòng khách du lịch quốc tế nước ngoài,

có lẽ bởi vậy mà Hà Nội được chọn làm điểm dừng chân mỗi khi khách du lịch đến Việt Nam cũng như khách du lịch Việt Nam mỗi khi đi du lịch

Ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực đường phố Hà Nội nói riêng hiện nay,

đã và đang tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc tế khi đến Hà Nội Đó không chỉ dừng lại ở các món ăn ngon mà nó còn là nghệ thuật ẩm thực đặc sắc, độc đáo mà chỉ riêng Hà Nội mới có Các món ăn được bài trí đẹp mắt, cầu kỳ, nó đã thể hiện được cái hồn cốt của con người nơi đây Khách du lịch hiện nay, khi đến thăm Hà Nội không chỉ muốn thưởng thức các món ăn đặc sản

mà còn muốn tự tay mình chế biến chúng để giới thiệu lại cho bạn bè, người thân của mình Điều đó đã giúp mang ẩm thực đường phố Hà Nội đến với bạn

bè trong và ngoài nước Không thể phủ nhận vai trò cũng như sức hấp dẫn của

ẩm thực đường phố Hà Nội trong hoạt động du lịch tại đây

Nhiều kênh truyền hình và tạp chí ẩm thực thế giới đã làm phóng sự về ẩm thực Việt Nam như tạp chí Food and Wine, kênh truyền hình CNN, kênh NAT GEO Adventure…, trong đó ẩm thực đường phố được chú ý một cách đặc biệt bởi sự độc đáo và hấp dẫn Qua các phương tiện truyền thông, khách du lịch biết nhiều hơn đến ẩm thực đường phố Việt Nam và nhiều người trong số đó muốn đi du lịch chỉ để thưởng thức ẩm thực đường phố Việt Nam hoặc khi đến Việt Nam

họ sẽ có nhu cầu muốn được khám phá ẩm thực đường phố ở nơi đây

Trang 24

2.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC

ĐƯỜNG PHỐ CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

Trong khi các thực phẩm và các dịch vụ phải có chất lượng chấp nhận được, các yếu tố hữu hình dễ chịu (ví dụ như, âm nhạc) có thể xác định đến một mức độ lớn mức độ hài lòng nói chung và hành vi tiếp theo trong ngành công nghiệp nhà hàng Kể từ khi dịch vụ chủ yếu là phi vật thể và thường yêu cầu khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình, yếu tố hữu hình có thể có một tác động đáng kể về nhận thức về chất lượng tổng thể của cuộc gặp gỡ dịch vụ, do đó ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng trong các ngành công nghiệp nhà hàng (Bitner, 1990, 1992, Brady & Cronin, 2001; Kotler, 1973; Parasuraman et al, 1988; Ryu & Jang, 2008) Bitner (1990) đề xuất rằng các môi trường vật lý có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng cuối cùng của khách hàng Hơn nữa, Bitner (1992) thảo luận về tác động của các yếu tố hữu hình trên tổng thể phát triển các hình ảnh chất lượng dịch vụ Tác giả đặt ra thuật ngữ

"SERVICESCAPE" để mô tả hiệu ứng kết hợp của tất cả các yếu tố vật lý có thể được kiểm soát bởi các tổ chức dịch vụ để tăng cường hành vi của khách hàng và nhân viên SERVICESCAPE đề cập đến "môi trường xây dựng", hay

cụ thể hơn là "con người tạo ra, môi trường xung quanh như thể chất trái ngược với các môi trường tự nhiên và xã hội "(Bitner, 1992, p 58) Tác giả xác định

ba chiều chính của SERVICESCAPE ảnh hưởng đến người tiêu dùng "nhận thức toàn diện về SERVICESCAPE (tức là, chất lượng cảm nhận) và tiếp theo nội (tức là, sự hài lòng với các SERVICESCAPE) của họ và phản ứng bên ngoài (ví dụ, cách tiếp cận / tránh, bền bỉ, repatronage) Ba yếu tố là: (1) Các điều kiện môi trường xung quanh (yếu tố liên quan đến tính thẩm mỹ); (2) bố trí không gian và chức năng; và (3) các dấu hiệu, biểu tượng, và hiện vật Nghiên cứu cho thấy một liên kết trực tiếp giữa môi trường vật lý và kết quả như sự hài lòng của khách hàng (Chang, 2000; Chebat & Michon, 2003) Ví dụ, Wakefield

và Blodgett (1996) đã kiểm tra ảnh hưởng của bố trí tiếp cận, cơ sở thẩm mỹ, thiết bị điện tử, ghế ngồi thoải mái và sạch sẽ về chất lượng cảm nhận của SERVICESCAPE Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng cảm nhận của môi trường vật lý ảnh hưởng đáng kể sự hài lòng của khách hàng "trong các thiết lập dịch vụ giải trí Ngoài ra, Chang (2000) cho rằng các yếu tố hữu hình là một tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, qua đó cho thấy rằng sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến các khía cạnh của hành vi tiếp cận

Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1991), có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng (1) Độ tin cậy (Reliability), (2) Mức độ đáp ứng

Trang 25

(Responsiveness), (3) Sự đảm bảo (Assurance), (4) Sự cảm thông (Empathy), (5) Phương tiện hữu hình (Tangible)

Theo các nghiên cứu của Zeithaml, Parasuraman et al (1990); Pettijohn (1997);

Qu (1997); Becker, Murrmann et al (1999); Bienstock, DeMoranville et al (2003); Threevitaya (2003); Aksoydan (2007); Barber và Scarcelli (2009); Jang

và Liu (2009); Barber và Scarcelli (2010) đã cho thấy vệ sinh an toàn thực phẩm

là một yếu tố quan trọng trong một khách hàng đánh giá chất lượng nhà hàng, trong đó có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng Tại Việt Nam, Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm, nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003 được đề xuất làm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đã có những kết quả khác nhau về sự ảnh hưởng giữa sự dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Lời giải thích phổ biến nhất cho sự khác biệt là dịch vụ nhận thức được mô tả như một hình thức thái độ, một đánh giá tổng thể dài hạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi đó sự hài lòng là một giao dịch cụ thể đánh giá (Bitner, 1990; Cronin & Taylor, 1992; Oliver, 1981; Parasuraman et

al, 1988)

Theo Cronin & Taylor (1992), khách hàng không nhất thiết phải mua các sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, họ có thể mua các sản phẩm/dịch vụ cung cấp sự hài lòng hơn Vì vậy, khả năng chấp nhận giá của khách du lịch có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, mặc dù nó không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ Giá cả là điều mà người mua phải trả tiền để có một sản phẩm/dịch vụ mong muốn

Nghiên cứu của Lim (2010) chỉ ra rằng đối với các khách hàng hương vị tốt được đánh giá cao hơn chất lượng tốt Nếu khách hàng thích hương vị của món

ăn, thực phẩm thì họ sẽ sẵn sàng trả tiền cho nó Nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của khách hàng và hương vị cho thấy có một mối tương quan nào đó giữa chúng Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng hương vị tốt và thơm ngon món ăn có ảnh hưởng tích cực đối với sự hài lòng của khách hàng Do đó, nhà hàng tập trung vào hương vị của thực phẩm và dịch vụ mà có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát trong khi chất lượng

Trang 26

dịch vụ chỉ tập trung vào các nhân tố của chất lượng dịch vụ (Zeithaml and

Bitner, 2000) Dựa vào những kết quả nghiên cứu này, Zeithaml & Bitner

(2000) đã đưa ra mô hình nhận thức của khách hàng về chất lượng và sự hài

lòng

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình nhận thức

của khác hàng về chất lượng và sự hài lòng của Zeithaml & Bitner (2000) làm

mô hình gốc Đồng thời kết hợp các nghiên cứu được đề cập trong bảng trên và

rút ra mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố sau:

Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch

quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

SỰ HÀI LÒNG của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà

Nội

Các yếu tố hữu hình

Vệ sinh

an toàn thực phẩm

Sự phục vụ Giá cả

Hương vị và chế biến

Trang 27

Bảng 2.1 Biến quan sát của các yếu tố và dẫn nguồn

Các yếu tố

hữu hình

Hữu hình 1 Địa điểm thuận tiện cho khách du

lịch quốc tế trong việc đi lại và thưởng thức

Hữu hình 2 Khoảng cách xung quanh (giữa các

bàn ghế ngồi) thoải mái, không chật chội hay chen chúc

Hữu hình 3 Trang thiết bị, bàn ghế phục vụ cho

nhu cầu của khách du lịch quốc tế đầy đủ và gọn gàng, ngăn nắp

Vệ sinh 2 Nơi chế biến và buôn bán thực phẩm được đặt trong khu vực có đủ điều kiện đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh 3 Nơi chế biến và buôn bán thực phẩm được thiết kế, xây dựng, lắp đặt và vận hành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh 4 Nguyên liệu để chế biến thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật

Vệ sinh 5 Nước được sử dụng để chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định

Vệ sinh 6 Thực phẩm và các thành phần của thực phẩm được bảo quản không bị ô nhiễm, giữ được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh 7 Quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh 8 Thiết bị, dụng cụ được sử dụng có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh 9 Đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết

Zeithaml, Parasuraman

et al (1990) Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 12/2003/PL-

UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm Nghị quyết số

12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm

2003

Trang 28

bị được sử dụng bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm

Vệ sinh 10 Chất thải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Vệ sinh 11 Người chế biến và nhân viên phục

vụ đảm bảo đeo găng tay, trang phục và đầu tóc gọn gàng

Sự phục vụ

Phục vụ 1 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ nhiệt tình, lịch sự, chuyên nghiệp, kính trọng khách du lịch quốc tế

Phục vụ 2 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động với khách du lịch quốc tế

Phục vụ 3 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ có phong cách dễ gần, thoải mái, chú ý tới khách du lịch quốc tế, tạo cảm giác yên tâm

Phục vụ 4 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của khách du lịch quốc tế về món ăn và các vấn đề liên quan

Phục vụ 5 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ nắm bắt được yêu cầu của khách du lịch quốc tế và nhanh chóng bắt đầu cung cấp dịch

vụ

Phục vụ 6 Người bán hàng và nhân viên phục

vụ có khả năng thực hiện đúng và chính xác dịch vụ như đã cam kết

Cronin & Taylor (1992)

Giá cả Giá cả phù hợp với chất lượng của món ăn Cronin & Taylor (1992)

Hương vị và

chế biến

Hương vị 1 Món ăn được chế biến bằng các

nguyên liệu đặc trưng Hà Nội

Hương vị 2 Món ăn được chế biến bằng các

nguyên liệu đặc trưng Việt Nam

Hương vị 3 Món ăn được chế biến bằng các

nguyên liệu đặc trưng của châu Á

Lim (2010)

Trang 29

Hương vị 4 Món ăn được chế biến bằng các

phương pháp đặc trưng, truyền thống của Hà Nội

Hương vị 5 Món ăn được chế biến bằng các

phương pháp đặc trưng, truyền thống của Việt Nam

Hương vị 6 Món ăn được chế biến bằng các

phương pháp đặc trưng, truyền thống của châu

Á

Hương vị 7 Món ăn mang hương vị truyền

thống, độc đáo của ẩm thực đường phố Hà Nội

Hương vị 8 Món ăn mang hương vị truyền

thống, độc đáo của ẩm thực Việt Nam

Hương vị 9 Món ăn mang hương vị truyền

thống, độc đáo của ẩm thực Châu Á

Hương vị 10 Các món ăn phong phú và đa dạng

được du nhập từ các nước khác trên thế giới

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

2.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH

DU LỊCH QUỐC TẾ

Sự hài lòng chịu sự tác động của những tiêu chí như sự phát triển của kinh tế -

xã hội, chất lượng cuộc sống con người, địa lí vùng miền, địa vị xã hội, kiến thức, thời gian phương tiện giao thông vận tải

Sự phát triển của kinh tế xã hội, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự

phát triển kinh doanh du lịch Sự phát triển chung của kinh tế chính là một điều kiện rất quan trọng để phát triển du lịch Kinh tế có phát triển, thu nhập gia tăng

từ đó con người mới hướng đến nhu cầu du lịch Sự phát triển của kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho những công trình kiến trúc, những khu vui chơi giải trí, tạo ra những nhu cầu du lịch cho mọi người

Trang 30

Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, đây là một tất

yếu khi xã hội phát triển thu nhập của người dân tăng lên “Điều kiện sống của nhân dân là một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Nó hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần

ăn, uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, giáo dục, văn hóa” Chính vì thế, người dân muốn nâng cao đời sống của mình Lúc này, nhu cầu du lịch của họ nảy sinh và đòi hỏi được trở thành hiện thực Trong hoạt động du lịch thì thưởng thức ẩm thực chính là một nhu cầu rất quan trọng của khách mỗi khi tham gia du lịch Và lúc này, tùy theo khả năng kinh tế của mỗi người mà nhu

cầu đòi hỏi được phục vụ sẽ khác nhau

Địa lí vùng miền: Chính sự khác nhau về mặt vùng miền sẽ tạo nên sự hài lòng

khác nhau của khách du lịch Cùng một sản phẩm/dịch vụ du lịch, đối với những người đến từ nơi có điều kiện thiếu thốn nên có thể đối với sản phẩm/dịch vụ đó họ đã hoàn toàn thỏa mãn sự hài lòng của mình Ngược lại, những khách hàng thuộc vùng có điều kiện kinh tế khá ,có mức sống cao thì sản phẩm đó chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của họ, dẫn tới sự hài lòng cũng sẽ khác đi

Phương tiện giao thông vận tải, trước đây, việc đi lại rất khó khăn, việc di

chuyển đến các điểm du lịch rất bất tiện do không có phương tiện Chính vì vậy, hoạt động du lịch cũng rất khó để có thể phát triển được Nhưng hiện nay, điều

đó không còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch nữa Đây là một trong những điểm quan trọng trong sự phát triển của du lịch nói chung Hơn thế nữa, khi nhắc đến du lịch Hà Nội chúng ta không thể không nhắc đến một hệ thống giao thông rất thuận lợi, chi phí chi trả ít tạo điều kiện cho khách du lịch có thể đến các điểm tham quan giải trí Đây chính là một đặc điểm mà không phải ở đâu cũng có được

Các yếu tố văn hóa có tác động rộng rãi và sâu xa nhất đến sự hài lòng của

khách du lịch, là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự hài lòng của một người Không như những loài thấp kém hơn hầu hết đều bị bản năng chi phối, phần lớn cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết Đứa trẻ lớn lên trong

xã hội thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác Người Việt Nam khi sử dụng sản phẩm dịch vụ bao giờ cũng bị chi phối bở các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hơn hay còn gọi là các văn hóa đặc thù, là những nhóm văn

Trang 31

hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên của nó Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín ngưõng Các dân tộc như dân tộc Việt Nam bao gồm người Việt Nam trong nước hay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ít nhiều đều thể hiện những thị hiếu cũng như thiên hướng dân tộc đặc thù Các nhóm chủng tộc như người da đen và người da màu, đều có những phong cách và quan điểm khác nhau Các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật giáo đều tượng trưng cho những nhóm văn hóa đặc thù và đều có những điều ưa chuộng và cấm kỵ riêng biệt của họ Những vùng địa lý như các vùng phía Bắc và các vùng phía Nam đều có những nét văn hóa đặc thù và phong cách sống tiêu biểu đặc trưng của mỗi vùng đó

Sự phát triển lớn mạnh của các phương tiện thông tin cũng chính là một nhân

tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch Khi họ sử dụng một sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp, thông qua truyền thông, quảng cáo mà sự lan rộng và được biết đến nhiều hơn, chất lượng được khẳng định giúp cho những khách hàng sử dụng sản phẩm đó họ sẽ nhận ra rằng những khách hàng khách cũng thỏa mãn mức độ mà họ mong muốn về sản phẩm thì chắc chắn sự hài lòng sẽ ngày một tăng lên

Trong những năm qua, tốc độ xây dựng và phát triển về kinh tế xã hội cũng diễn

ra hết sức nhanh chóng Cùng với việc phát triển giao thông đô thị, sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ đã tạo điều kiện giải quyết việc làm trên nhiều ngành nghề, nhằm mở mang, đa dạng hóa và đáp ứng nhu cầu dân chúng Chính vì vậy

mà nhu cầu về mọi mặt đời sống của người dân được tăng lên một cách nhanh chóng Trước đây vì kinh tế xã hội còn khó khăn, chưa có điều kiện phát triển nhiều nên nhu cầu của khách hàng chưa được cao, yếu tố sự hài lòng chưa được chú trọng Nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện tại, đây là một trong những nhân tố khách quan đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch Bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội ngày nay ngày càng có nhiều sự thay đổi, mỗi khách du lịch sẽ ở những hoàn cảnh điều kiện khác nhau, tùy vào mức độ đáp ứng của mỗi người nên khi sử dụng dịch vụ họ sẽ có những đánh giá về hài lòng khác nhau

Các nhân tố liên quan đến bản thân khách du lịch

Quyết định sự hài lòng của khách du lịch còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân, đặc biệt là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sự tự quan niệm của người đó

Trang 32

Tuổi tác: Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ sử dụng qua các giai

đoạn của cuộc đời Họ ăn thức ăn dành cho trẻ em khi còn nhỏ, ăn hầu hết các loại thực phẩm có trên thị trường lúc lớn lên và trưởng thành, ăn những món ăn mềm lúc già yếu Sở thích của họ về thời trang, phương tiện đi lại và giải trí cũng thay đổi tùy theo tuổi tác Chính vì vậy tùy vào đặc điểm yếu tố của sản phẩm dịch vụ du lịch cũng sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sự hài lòng của mỗi khách hàng

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng

thông qua việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ Một người công nhân với tiền lương khiêm tốn cảm thấy hài lòng những quần áo và giày dép lao động rẻ tiền, hộp thức ăn trưa hay chỉ đơn giản là được ngủ đủ giấc mỗi ngày Chủ tịch của một công ty có tiếng trên thế giới sẽ mua những quần áo đắt tiền, du lịch bằng máy bay, làm hội viên câu lạc bộ thể thao bởi người đó cảm thấy những điều này làm mình thỏa mãn

Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng về sản

phẩm dịch vụ của con người Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm thu nhập dành cho tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của số thu nhập đó), số tiền gởi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm Con người càng có nhiều khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ mà họ tiêu dùng thì mức độ thỏa mãn sự hài lòng lại càng tăng lên

Phong cách sống: Khách du lịch tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp

xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng vẫn có thể có

sự khác biệt trong phong cách sống Phong cách sống là sự tự biểu hiện của một người được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống Phong cách sống mô tả sinh động toàn diện một người trong sự tác động qua lại giữa người ấy với môi trường sống Phong cách sống hàm chứa nhiều nét đặc trưng hơn là tầng lớp xã hội và cá tính của riêng người đó Nếu chúng ta biết một người nào đó thuộc tầng lớp xã hội nào, chúng

ta có thể suy luận ra một số biểu hiện chung về cách ứng xử của người đó nhưng lại không thể thấy được người đó trong tư cách một cá nhân Và nếu biết được cá tính của một người nào đó thuộc loại nào, chúng ta cũng có thể suy ra một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của người đó Chính sự khác biệt này sẽ tạo nên sự hài lòng của mỗi khách hàng cũng sẽ khác nhau

Trang 33

Các yếu tố tâm lý: Sự lựa chọn mua sắm của khách du lịchcòn chịu ảnh hưởng

của bốn yếu tố tâm lý quan trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm Động cơ một người có thể có nhiều nhu cầu vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của họ Một số nhu cầu có tính chất bản năng, chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng tâm lý như nhu cầu được công nhận, ngưỡng mộ, hay kính trọng Hầu hết những nhu cầu này sẽ không có cường độ đủ mạnh để thúc đẩy người

đó hành động vào một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh Một động

cơ hay sự thúc đẩy là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó cho nên sự hài lòng cũng sẽ khác nhau

Kiến thức: Kiến thức cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng Một khách

hàng có học vấn, kiến thức sẽ có được nhận thức để đưa ra sự phân tích đối với chất lượng của một loại sản phẩm/dịch vụ du lịch Ngược lại, với những người

có trình độ tri thức thấp hơn, khả năng phân tích các yếu tố của sản phẩm/dịch

vụ du lịch cũng khác đi, chỉ cần sản phẩm đó đáp ứng được sự mong đợi của họ

thì họ đã đạt được sự hài lòng

Địa vị xã hội: Một người đều có mặt trong nhiều loại nhóm: gia đình, câu lạc

bộ, tổ chức Vị trí của người ấy trong mỗi nhóm có thể xác định trong khuôn khổ vai trò và địa vị Mỗi vai trò đều sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị, phản ảnh sự kính trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó Vì vậy, khách du lịch thường lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ nói lên vai trò và địa vị của họ trong xã hội Tùy vào sự lựa

chọn đó nên họ có thể đánh giá sự hài lòng của mình hay không

Thời gian, là một trong những nhân tố quan trọng để hoạt động du lịch phát

triển Nếu không có thời gian rỗi, con người sẽ không có thời gian dành cho những hoạt động giải trí, du lịch Hiện nay, trong xã hội hiện đại con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn do việc sắp xếp công việc, dành ngày nghỉ cho con người có thể tham gia vào các hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng hay thưởng thức ẩm thực Thời gian rỗi chính là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển của du lịch hiện nay, đặc biệt trong dịp nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ là những dịp gia đình có thể cũng nhau đi tham qua du lịch tại các điểm du lịch

gần mà còn có thể tham gia nhiều những hoạt động tập thể

Trang 34

Tùy vào từng đặc điểm yếu tố như trên, nếu các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ

du lịch biết cách hài hòa, xử lý hoặc có những sản phẩm/dịch vụ phù hợp thì họ

sẽ dễ dàng nhận được sự hài lòng thỏa mãn đối với sản phẩm/dịch vụ của họ Khi biết được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, chúng ta sẽ nắm bắt tốt cách thức để kích thích sự hài lòng của khách du lịch, làm tốt nhân tố ôn hòa, cố gắng vách ra kế hoạch và thực thi các nhân tố làm hài lòng khách du lịch, mới có thể không ngừng đáp ứng yêu cầu của họ, tăng thêm

sự hài lòng, từ đó, thực hiện mục tiêu chất lượng làm khách du lịch hài lòng, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Trang 35

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI

3.1 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI

3.1.1 Các tài nguyên du lịch của Hà Nội

Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình: Hà Nội có lợi thế về một số điều kiện tự nhiên và tài nguyên, lợi thế về phân bố địa hình, có sông, nhiều hồ, đầm, công viên, cây xanh

Khí hậu, Thuỷ văn: Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC, lượng mưa trung bình 2300-2400mm; vùng núi cao

có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18-20oC

Tài nguyên nước: Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống nước mặt và nước ngầm phân bố khắp địa bàn tạo nên cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch

Tài nguyên sinh vật: Hà Nội có tiềm năng về quỹ đất với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng, có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều chủng loại, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, giáo dục bảo vệ môi trường

Tài nguyên văn hoá vật thể

Tài nguyên văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại.Tài nguyên văn hóa vật thể - những thực thể vật chất (tồn tại vật lý) được cấu thành bởi các loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng trường tồn mãi mãi cùng nhân loại Hà Nội là vùng đất cổ

Trang 36

không chỉ có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng mà còn có nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá khác có giá trị hấp dẫn khách du lịch quốc tế tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để làm nơi biểu dương cho Nho Giáo Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử Giám kế sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử nhưng sau mở rộng thu nhận

cả những học trò giỏi trong cả nước Ngày nay, ở đây được dung làm nơi trưng bày chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô Khách du lịch quốc tế tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: Đây là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc từ ngàn xưa để lại

Hồ Gươm là niềm tự hào không những của người Hà Nội mà còn là của cả đồng bào ta Ngày nay cùng với sự đi lên của đất nước, Hồ Gươm dù được nhà nước chú ý đến nhiều Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc đã được sửa sang tu

bổ, song không bao giờ Hồ Gươm mất đi nét cổ kính, tâm linh trong long người

Tài nguyên văn hoá phi vật thể

Tài nguyên văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác Tài nguyên văn hóa phi vật thể, tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức

và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản Trong những trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản là một cộng đồng cư dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa phi vật thể Và, chính họ là nhân tố quyết định những tài nguyên văn hóa phi vật thể nào cần được bảo tồn,

Trang 37

phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng

Tiềm năng văn hoá văn nghệ của Hà Nội phục vụ cho du lịch thực hiện rõ nhất qua hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian Địa bàn Hà Nội chủ yếu là người Kinh sinh sống và họ có các sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian phong phú thể hiện qua các hoạt động lễ hội Trong những ngày hội này, khách du lịch quốc tế

sẽ được tiếp xúc với nền văn hoá dân tộc độc đáo của Việt Nam, sẽ được sống lại những ngày tháng hào hung của lịch sử dân tộc

Hà Nội còn có ưu thế về âm nhạc, các loại nhạc cụ dân tộc rất phát triển làm phong phú thêm các loại sân khấu ở các rạp hát Hà Nội, đặc biệt là nghệ thuật chèo Đây là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời Ngoài ra hát chầu văn cũng đã gây hứng thú cho rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Đặc biệt trong các loại hình nghệ thuật thì múa rối nước là một thành công lớn mang tính cách dân tộc rõ rệt Với các kịch bản gắn liền với quá trình lịch sử dân tộc, cuộc sống, sản xuất đời thường làm cho khách du lịch quốc tế hiểu thêm về đất nước

và con người Hà Nội

Ngoài ra, ẩm thực cũng là một trong những tài nguyên phi vật thể của Hà Nội Các quán ăn ở Hà Nội luôn sẵn sang phục vụ khách du lịch với đủ các món ăn đặc sản Tây, Tàu, Việt với phong bị rất Hà Nội, kể cả những món ăn cổ truyền như gạo Tám, rau húng Láng, cá rô Đầm Sét, cá chép Hồ Tây, chim sâm cầm, chả cá Lã Vọng… Việc nấu ăn của người Hà Nội đã trở thành nghệ thuật tiêu biểu cho cả nước Văn hoá ẩm thực với những món ăn nổi tiếng đã đi vào long người, đặc biệt là món phở, ngoài Hà Nội ra không ở đâu có được

3.1.2 Thực trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội

Từ năm 2013 – năm bắt đầu triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của du lịch Hà Nội góp phần tích cực vào

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Trên 16,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế đã đến Hà Nội trong năm 2013, trong đó số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tiếp tục tăng trường cao, đạt 2.580.900 triệu lượt khách, tăng 22,9% Trong đó, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như: Khách Nhật Bản ước đạt 185,680 lượt tăng 11,7%, khách Hàn Quốc ước đạt 135.953 lượt tăng 56,9% khách úc ước đạt 160.787 lượt tăng 22,5%, khách Đài Loan ước đạt 106.747 lượt tăng 16,3%, khách Mỹ ước đạt 09,6%, khách Anh đạt 99.252 tăng 26,4%

Trang 38

Năm 2014, khách nước ngoài đến Hà Nội ước đạt 3.000.000 lượt khách (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013); khách nội địa ước đạt 15.500.000 lượt khách (tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước) Tổng số khách ước đạt 18.500.000 lượt khách (tăng hơn 11% so với cùng kỳ) Một số thị trường khách trọng điểm tăng đáng kể như: Pháp ước đạt 138.878 (tăng 19%), khách Hàn Quốc ước đạt 202.208 (tăng 50%), khách Mỹ ước đạt 114.784 (tăng 24%), khách Anh ước đạt 131.129 (tăng 29%) Doanh thu du lịch đạt 48.000 tỷ đồng

Trong lộ trình xây dựng hệ thống thống kê du lịch, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho 3 đối tượng trong ngành Du lịch gồm: các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (theo Thông tư số 25/2014/TT-BVĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH, ban hành ngày 31/12/2014); các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành Du lịch quản

lý, cấp phép (theo Thông tư số 26/2014/TT-BVĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH, ban hành ngày 31/12/2014); Cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo Thông tư số 27/2014/TT-BVĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH, ban hành ngày 31/12/2014)

Về kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014, Trung tâm Thông tin du lịch, đơn vị được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch giao thực hiện nhiệm vụ này cho biết, cuộc điều tra được tiến hành đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 7 cửa khẩu quốc tế sau khi khách kết thúc chuyến đi Quy mô điều tra là 13.980 phiếu hỏi phỏng vấn trực tiếp bằng 6 ngôn ngữ, và gửi phiếu khảo sát tới 1.000 công ty lữ hành, 63 Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch trên toàn quốc Thời gian điều tra từ tháng 10-11/2014, đây là mùa cao điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch chiếm 95,09%; khách tham quan trong ngày chiếm 4,91%

Về số ngày lưu trú bình quân một lượt khách có nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch là 9,73 ngày (đêm)

Về chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch có nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú

du lịch là 1.114,40 USD/lượt khách; chi tiêu bình quân một lượt khách tham quan trong ngày là 125,74 USD/lượt khách Như vậy, tổng chi tiêu của khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014 đạt 8,39 tỷ USD (gồm 8,34 tỷ USD là chi tiêu của khách có nghỉ qua đêm tại CƠ SỞ LƯU TRÖ DU LỊCH là và 0,05

Trang 39

tỷ USD là chi tiêu của khách du lịch quốc tế tham quan trong ngày)

Về cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách có nghỉ đêm tại CƠ SỞ LƯU TRÖ

DU LỊCH: chi thuê phòng lưu trú chiếm 33,14%, chi ăn uống chiếm 23,74%, chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18,34%, chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 4,08%, chi vui chơi giải trí chiếm 3,56%, chi khác chiếm 3,79% Đối với khách tham quan trong ngày: chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 31,18%, chi

ăn uống chiếm 27,36%, chi phí đi lại chiếm 17,45%, chi vui chơi giải trí chiếm 5,86%, chi phí tham quan chiếm 5,16%, chi khác chiếm 12,99%

Tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam trong năm 2014 là 32,98%, trong đó khách đến lần thứ hai chiếm 18,10%, khách đến lần thứ ba chiếm 5,77% và khách đến trên ba lần chiếm 9,11%

Về đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế sau khi đã trải nghiệm

du lịch tại Việt Nam có kết quả như sau: đánh giá ở mức tốt và rất tốt chiếm 94,09%, mức trung bình là 5,69%, mức kém và rất kém chỉ có 0,22% Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết, kết quả điều tra khách du lịch quốc tế sẽ giúp ngành du lịch tham khảo, đánh giá, phân tích và nhìn nhận một cách chính xác hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, từ đó sẽ đưa ra những chính sách phù hợp để thu hút khách du lịch quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Đồng thời, từng bước áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch theo khuyến nghị của Tổ chức Du lịch thế giới Tại cuộc họp báo Tổng cục trưởng cũng thông tin thêm cho các cơ quan báo chí về hoạt động du lịch Việt Nam trong 4 tháng qua; việc triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Nội trong thời kỳ mới; tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

du lịch của một số tập đoàn kinh tế lớn

3.2 ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI

3.2.1 Sự phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội

Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Cùng với chính sách đầu tư của nhà nước trong việc phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho Hà Nội thúc đẩy sự thông thương hang hoá, làm cho thực phẩm phục vụ cho ẩm thực ngày càng đa dạng và phong phú hơn

Từ rất lâu, nhiều món ăn Việt Nam đã được báo chí nước ngoài xếp vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới Năm 2006, trang web du lịch MSN của

Trang 40

Mỹ đã bình chọn Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới Riêng hai món phở và gỏi cuốn của Việt Nam

đã được CNN chọn là top 50 món ngon nhất thế giới Ông Christian Le Squer - một trong số ít các đầu bếp được nhận 3 sao Michelin nhận xét: "Ẩm thực của Việt Nam rất nhiều tiềm năng và xứng tầm thế giới nhờ sử dụng nhiều loại hương liệu và thảo dược tươi ngon Đặc biệt, các bạn có rất nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn nhỏ với các đầu bếp có tay nghề chất lượng cao"

Mặc dù văn hóa ẩm thực được đánh giá là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch, song ngành du lịch Việt Nam gần như chưa làm gì đáng kể để khai thác thế mạnh này Khảo sát các chương trình tour dành cho khách nước ngoài cho thấy, phần lớn các công ty lữ hành khi chào tour thường chỉ nhấn mạnh đến các điểm

du lịch chứ không giới thiệu các món ăn Cho tới hiện tại, chưa có cơ quan, tổ chức nào quan tâm, đứng ra liên kết để quảng bá cho thương hiệu ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng nên khách du lịch quốc tế nước ngoài chỉ biết đến ẩm thực của Việt Nam qua lời kể của bạn bè, người thân Thời gian vừa qua, một số công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng như: Fiditour, Saigontourist, Sofitel Metropol, Highway 4 cũng đã tổ chức một số tour du lịch

ẩm thực cho khách nước ngoài Ghi nhận rõ nhất từ các hoạt động trên chính là

sự hào hứng và thích thú của khách du lịch quốc tế khi trải nghiệm dòng sản phẩm này Nhưng, việc tổ chức những tour du lịch này mới dừng lại ở mức tự phát của từng đơn vị Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp "ngại" khi đi vào kinh doanh loại hình tour du lịch ẩm thực vì phải đầu tư công sức vào việc tiếp thị Theo bà Phí Thị Thu Khuyên, đại diện truyền thông Vietrantour, nguyên nhân khiến du lịch ẩm thực kém phát triển là do thế mạnh này đang bị coi nhẹ Các quốc gia thường khai thác du lịch ẩm thực thông qua việc sử dụng các hình thức như: Trình diễn quá trình chế biến trực tiếp, có sự trải nghiệm của khách hàng;

tổ chức chế biến và phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn; trình chiếu các phim phóng sự, băng hình và sử dụng các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực Trong khi Nhật Bản có hẳn bảo tàng mì ramen hay Hàn Quốc có bảo tàng kim chi cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm này cho khách du lịch quốc tế thì Việt Nam có rất ít các điểm cung cấp dịch vụ trên và không có các điều kiện, tư liệu văn hóa ẩm thực để trình diễn cho khách du lịch quốc tế

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dã ngoại Lửa Việt cho rằng, đã đến lúc ẩm thực cần được coi là thế mạnh lớn nhất của du lịch nước nhà và Hà Nội cần nhanh chóng nghiên cứu, chọn lọc các món ăn tiêu

Ngày đăng: 09/11/2015, 19:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry (1991) Alternative scales for measuring service quality: A comparative assessment based on psychometric and diagnostic criteriahttp://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0022435994900337 2. Ching-Fu Chen, DungChun Tsai (2007)http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0261517706001397 3. Gerrard Macintosh (2007) Link
4. J. Joseph Cronin, Jr. and Steven A. Taylor (1992) SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-Based and Perceptions-Minus-Expectations Measurement of Service Quality http://www.jstor.org/stable/1252256?seq=1#page_scan_tab_contents Link
5. Kirk L. Wakefield, Jeffrey G. Blodgett (1996) The effect of the servicescape on customers‟ behavioral intentions in leisure service settingshttp://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/08876049610148594 6. Lindsay W.Turner, Y Vette Reisinger (2002) Link
8. Nelson Barber, Joseph M. Scarcelli (2010) Enhancing the assessment of tangible service quality through the creation of a cleanliness measurement scalehttp://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/09604521011011630 9. Rensis Likert (1932) Link
1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013) Khóa luận Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Hà Nộihttp://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-nghe-thuat-am-thuc-trong-phat-trien-du-lich-ha-noi-17532/ Link
2. Bùi Thị Kim Dung (2014) Khóa luận Thực trạng và một số đề xuất để nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội trong việc thu hút khách du lịchhttp://123doc.org/document/1144499-thuc-trang-va-mot-so-de-xuat-de-nang-cao-hieu-qua-khai-thac-am-thuc-dan-gian-ha-noi-trong-viec-thu-hut-khach-du-lich.htm?page=7 Link
4. Báo Hà Nội Mới (2015) Du lịch ẩm thực: Bao giờ thế mạnh đƣợc khai thác?http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Du-lich/747104/du-lich-am-thuc-bao-gio-the-manh-duoc-khai-thac Link
5. Tiểu luận Marketing (2014) Ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh và phát triển du lịchhttp://123doc.org/document/1572663-bai-nghien-cuu-khoa-hoc-de-tai-am-thuc-ha-noi-trong-kinh-doanh-va-phat-trien-du-lich.htm Link
6. Đề tài tốt nghiệp (2013) Phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội tiềm năng và thực trạnghttp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-phat-trien-du-lich-van-hoa-o-ha-noi-tiem-nang-va-thuc-trang-43446/ Link
7. Báo du lịch Việt Nam (2013) Năm 2013, du lịch Hà Nội đón hơn 16,5 triệu lƣợt kháchhttp://www.dulichvietnam.com.vn/nam-2013-du-lich-ha-noi-don-hon-165-trieu-luot-khach.htmlBáo cáo Link
2. Tổng cục thống kê (12/2008), Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính và tỷ số giới tính (Nam/100 nữ), 2010, gopfp.gov.vn.Download tại địa chỉ:http://www.gopfp.gov.vn/so-lieu vào ngày 15/01/2012 Link
3. Tổng cục Thống kê (2/2011), Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009- 2049.Download tại địa chỉ:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=596&ItemID=11015 Link
7. Mary Jo Bitner (1992) Servicescapes: The Impact of Physical Surroundings on Customers and Employees Khác
1. Tổng cục thống kê (4/2013), Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012.Download tại địa chỉ Khác
4. Tổng cục thống kê (6/2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu.Download tại địa chỉ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w