ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM" NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN SỰ HÀI LÒNG CỦ
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI
ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI
(Bản tóm tắt) Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý (KD2)
Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Thuỷ Tiên /Nữ
Phạm Phương Anh /Nữ Nguyễn Dương Ngọc Hoa /Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: E-BBA 4B, E-BBA 5A, Viện Quản Trị Kinh Doanh
Năm thứ: 3; 2 / 4 năm đào tạo
Ngành học: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Lan Hương
Hà Nội 2015
Trang 21 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Căn cứ thực tiễn
Du lịch ở Việt Nam đã được xã hội hóa cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm gần đây Trên thực tế không ai có thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của ngành du lịch vào sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế của một quốc gia Ẩm thực đường phố ở Việt Nam nói chung, cũng như ở Hà Nội nói riêng ngày càng nổi tiếng và khẳng định được sức hấp dẫn của mình trong con mắt của khách du lịch quốc tế
Một trong những điều thú vị nhất khi thưởng thức món ăn Hà Nội ở một quán nhỏ trên vỉa hè đó là bạn có thể quan sát được nhịp sống của người dân địa phương: một nhóm bạn đang ngồi quanh một chiếc bàn cùng nhau uống bia nói chuyện, xe cộ tấp nập ngược xuôi, .Những vị khách du lịch hoàn toàn có thể chọn món cho mình sau khi nhìn thấy những gì mà người địa phương đang thưởng thức Có lẽ vì vậy mọi rào cản ngôn ngữ hay sự bất đồng văn hóa không còn là vấn đề nữa khi tất cả đều đang ở “thiên đường ẩm thực” với những món ăn tươi ngon và sáng tạo
Thực tế đã chứng minh rằng, lợi ích kinh tế do du lịch đem lại cho các nước đang phát triển là rất lớn Giá cả hàng hoá và dịch vụ thấp, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá đặc sắc, con người thân thiện,… là một trong những điểm mạnh của Hà Nội thu hút khách du lịch quốc tế Không nằm ngoài quy luật đó, ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực đường phố Hà Nội nói riêng đang trên đà khẳng định vị trí và vai trò của mình Ẩm thực đường phố Hà Nội đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các nhà hàng, quán ăn nước ngoài khi Việt Nam đã trở thành một điểm đến cho vô vàn nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ẩm thực Không chỉ dừng lại ở đó,
ẩm thực đường phố Hà Nội còn phải đối mặt với hiện tượng khách du lịch đến thưởng thức một lần và không có ý định quay lại một lần nữa – hiện tượng này đã kéo dài trong những năm gần đây nhất là đối với kiểu ẩm thực đường phố làm ăn theo kiểu chộp giựt, đắt đỏ, không đảm bảo vệ sinh an toàn vì đa phần khách du lịch có nhận định cho rằng thưởng thực
Trang 3ẩm thực ở một quán vỉa hè Hà Nội là đã có thể biết được các quán ăn khác như thế nào Chính những điều này đã kiềm hãm sự vươn lên của ẩm thực đường phố Việt Nam và ẩm thực đường phố Hà Nội Do đó cần phải có giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của ẩm thực đường phố Hà Nội nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch
Căn cứ khoa học
Một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã khuyên con cháu mình “chỉ nên tập trung kinh doanh hai ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và xăng dầu không bao giờ thất nghiệp và bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao” Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch
vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5% Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của chuyến đi du lịch khoảng
từ 18-20% Tại Mỹ, doanh thu từ dịch vụ phục vụ thức ăn, đồ uống tại các khách sạn lớn chiếm 30% trong tổng doanh thu Điều quan trọng, các dịch
vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm Giá của 1kg cà chua khi bán trên thị trường chưa được 1 USD, nhưng khi đem vào nhà hàng, khách sạn chế biến thành món salat sẽ tăng gấp chục lần Giá một kg thịt gà khoảng 3 USD, nhưng khi được chế biến thành món ăn trong khách sạn sẽ tăng lên gấp gần mười lần Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên có mặt trên các nước trong khu vực không chỉ là Trung Nguyên mà là Việt Nam Báo chí đã viết rằng giá 1 kg cà phê hạt
là 1 USD, nhưng chế biến 1 kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600 USD Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn, uống làm gia tăng giá trị của các sản phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu Kinh doanh dịch vụ phục vụ ăn, uống không chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá
về hình ảnh của dân tộc rất quan trọng
Trang 41.2 Tổng quan nghiên cứu
Bảng 1.1 Tổng hợp nghiên cứu đã có về sự hài lòng và các nhân tố
STT TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ BIẾN QUAN SÁT
1
Bitner
(1990, 1992)
Yếu tố hữu hình ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch
Môi trường vật lý
- Các điều kiện môi trường xung quanh (yếu tố liên quan đến tính thẩm mỹ)
- Bố trí không gian và chức năng
- Các dấu hiệu, biểu tượng, và hiện vật
2
Zeithaml,
Parasuraman
et al (1990)
Vệ sinh an toàn thực phẩm
là một yếu tố quan trọng trong một khách hàng đánh giá chất lượng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Trang phục, ngoại hình của nhân viên và trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ đảm bảo
vệ sinh
- Địa điểm ăn uống thoáng mát, đảm bảo
vệ sinh
3 Lim (2010)
Đối với các khách hàng hương vị tốt được đánh giá cao hơn chất lượng tốt
Hương vị
và cách chế biến món
ăn
- Mang hương vị đặc trưng
- Hợp khẩu vị với người ăn
4
Cronin &
Taylor
(1992)
Sự ảnh hưởng giữa sự dịch vụ
và sự hài lòng của khách hàng
Sự phục vụ
- Khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ban đầu
- Khả năng đáp ứng, thể hiện sự mong muốn và sẳn lòng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
- Tính chuyên nghiệp
Trang 5của nhân viên phục vụ -Sự quan tâm của nhân viên với khách hàng.hang tận tình, chu đáo
5
Parasuraman,
Zeithaml,
Berry
(1991),
5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng:
Độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo,sự cảm thông ,phương tiện hữu hình
Chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng
- Cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ
- Khả năng phục vụ khách hàng kịp thời như đã hứa
- Giúp đỡ và cung cấp dịch vụ nhanh chóng
- Hiểu biết của người cung cấp dịch vụ
- Nhân viên thể hiện quan tâm chăm sóc tới từng cá nhân khách hàng
6
Cronin &
Taylor
(1992)
Khách hàng không nhất thiết phải mua
phẩm/dịch vụ tốt nhất, họ có thể mua các sản phẩm/dịch
vụ cung cấp
sự hài lòng hơn
Giá cả và
sự hài lòng của khách hàng
Giá cả phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ mong muốn của khách hàng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu nhằm nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài để phát triển du lịch Hà Nội:
- Làm rõ những tiêu chí đo lường sự hài lòng của khách du lịch nước
ngoài đối với ẩm thực đường phố Hà Nội
Trang 6- Phân tích thực trạng sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối với
ẩm thực đường phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội thông qua việc phát triển ẩm thực đường phố
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện được các mục tiêu đã nêu trên, đề tài cần trả lời được
3 câu hỏi nghiên cứu tương ứng:
- Những tiêu chí nào được sử dụng để đo lường sự hài lòng của khách
du lịch đối với ẩm thực đường phố Hà Nội?
- Thực trạng sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố
Hà Nội là như thế nào? Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố hiện nay ra sao?
- Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm
thực đường phố Hà Nội?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài
đối với ẩm thực đường phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện nghiên
cứu ở các tuyến phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây
Lý do lựa chọn khảo sát tại các tuyến phố khu vực phố cổ, với
khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như:
Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây:
o Khu vực các tuyến phố này thường tập trung các địa điểm
ăn uống cũng như các món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội
Trang 7o Các tuyến phố chính tập trung khá nhiều nhà trọ dành cho khách nước ngoài trong phạm vi thành phố Hà nội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và điều tra
- Đối tượng điều tra: Người được tham khảo ý kiến bao gồm các
khách du lịch quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu sự hài lòng đối với ẩm thực
đường phố Hà Nội nhìn từ góc độ khách du lịch quốc tế Cụ thể là phân tích khoảng cách giữa mong đợi của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Hà Nội với cảm nhận của khách du lịch khi thưởng thức ẩm thực đường phố
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu
Lý thuyết về sự hài lòng
đối với hàng hóa dịch vụ
Đặc điểm của
ẩm thực đường phố Hà Nội
Đặc điểm và mục tiêu phát triển
ẩm thực đường phố Hà Nội
Đặc điểm của
khách du lịch nước ngoài
Tiêu chí đo lường sự hài lòng đối với
ẩm thực đường phố Hà Nội của khách du lịch nước ngoài
Phỏng vấn Điều tra bằng
bảng hỏi
Phân tích sự hài lòng đối với
ẩm thực đường phố Hà Nội của khách du lịch nước ngoài
GIẢI PHÁP
Trang 81.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài nghiên cứu thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp
đều được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
* Thu thập thông tin thứ cấp (dữ liệu thu thập từ năm 2010 trở lại đây)
liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể là từ đề án phát triển du lịch của thành phố Hà Nội, các báo cáo định kì của Tổng cục Du lịch để thu thập các thông tin liên quan đến sự phát triển du lịch Hà Nội, số khách du lịch quốc tế, ẩm thực đường phố của Hà Nội
* T hu t hậ p thông tin sơ cấp được thu thập từ các phương pháp thu
thập thông tin trực tiếp, bằng cách phỏng vấn sâu (điều tra trực tiếp, mặt đối mặt) nhằm thu thập được thông tin đa chiều dưới nhiều góc độ, quan điểm xã hội của nhiều cá nhân khác nhau về sự hài lòng của khách nước ngoài đối với ẩm thực đường phố Hà Nội
Khảo sát sơ bộ Nhóm nghiên cứu tiến hành phát thử 50 phiếu cho khách
du lịch nước ngoài tại khu vực 6 tuyến phố đi bộ Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ, nhằm kiểm tra sự phù hợp các câu hỏi trong phiếu điều tra Nhóm nghiên cứu thả phiếu điều tra bằng cách gặp mặt trực tiếp tại các quán ăn trong khu vực 6 tuyến phố chính Trong quá trình trả lời phiếu điều tra, du khách gặp khó khăn trong việc hiểu câu hỏi trong phiếu Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu điều chỉnh lại phiếu điều tra sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất đối với du khách Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu điều tra chính thức
Phiếu điều tra gồm 3 phần:
- Thông tin chung (6 biến)
- Mức độ quan trọng của từng tiêu chí đánh giá ẩm thực đường phố(5
biến)
- Đánh giá thực trạng ẩm thực đường phố (32 biến)
Sau khi đưa ra các biến quan sát, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert nhằm đo thái độ và sự hài lòng của khách du lịch với các yếu tố
Trang 9Phỏng vấn sâu( điều tra trực tiếp, mặt đối mặt): Nhóm đã tiến hành phỏng
vấn khách du lịch nước ngoài về mong đợi và cảm nhận của họ về ẩm thực đường phố tại Hà Nội, bằng phương pháp gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp và 5 người chủ quán bán hàng phục vụ khách du lịch nước ngoài để đánh giá vai trò của ẩm thực đường phố, sự thu hút của ẩm thực đường phố đối với khách quốc tế, suy nghĩ khi khách quốc tế đến quán của họ
Điều tra khảo sát( điều tra xã hội học): Nhóm nghiên cứu tiến hành phát
200 phiếu điều tra, thu về 145 phiếu, số phiếu dùng để phân tích là 126 phiếu tới các thực khách nước ngoài thưởng thức món ăn đường phố tại Hà Nội nhằm thu được nhiều số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu Nhóm thả phát , bằng phương pháp gặp mặt và phát phiếu trực tiếp tại các quán
ăn thuộc phạm vi nghiên cứu Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện nghiên cứu ở các tuyến phố khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây
Thiết kế phiếu điều tra Khảo sát sơ bộ Thả phiếu điều tra Thu phiếu điều tra
HÌnh 1.2 Quy trình điều tra bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu
Sau khi người tham gia khảo sát đã hoàn thành phiếu, nhóm nghiên cứu tiến hành thu phiếu
Rà soát, tiến hành loại bỏ phiếu điều tra không phù hợp
Phân tích
Trang 101.5.3 Phương pháp phân tích số liệu
Nhóm nghiên cứu đã xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, cụ thể như
sau:
- Kiểm định độ tin cậy Reliability Test: nhằm xác định xem dữ liệu
thu thập được có đáng tin cậy hay không theo hệ số alpha (α)
- Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm tìm ra các nhân tố có giá
trị trong thang đo lường sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm
thực đường phố tại Hà Nội
- Phân tích, so sánh Means và tìm ra khoảng cách giữa Means Thực
trạng và Means Mong đợi: để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch
nước ngoài đối với ẩm thực đường phố tại Hà Nội
- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến: để xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối
với ẩm thực đường phố tại Hà Nội
1.5 Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về sự hài lòng đối với ẩm thực đường phố
của khách du lịch quốc tế
Chương 3: Phân tích thực trạng sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối
với ẩm thực đường phố Hà Nội
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng đối ẩm thực
đường phố tại Hà Nội
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ CỦA KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khách du lịch