1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch phú quốc tỉnh kiên giang

128 433 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---VÕ NHỰT THANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHÚ QUỐC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-VÕ NHỰT THANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH

QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

PHÚ QUỐC - TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Mã số: 60340103

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-

VÕ NHỰT THANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC

TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

PHÚ QUỐC - TỈNH KIÊN GIANG

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS ĐOÀN LIÊNG DIỄM

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Trang 4

TP HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : VÕ NHỰT THANH Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 20/06/1984 Nơi sinh : Tiền Giang Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV : 1541890032

I- Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHÚ QUỐC - TỈNH KIÊN GIANG

II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế tại điểm

đển Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Phú Quốc

tỉnh Kiên Giang

- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch

quốc tế, qua đó tạo sức hút nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc

III- Ngày giao nhiệm vụ : 15/02/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/08/2017

V- Cán bộ hướng dẫn : TS ĐOÀN LIÊNG DIỄM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, được sự góp ý hướng dẫn của TS.Đoàn Liêng Diễm để hoàn thành luận văn

Tất cả số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, khách quan

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017

Học viên thực hiện luận văn

Võ Nhựt Thanh

Trang 6

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trường Đại học, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi

và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017

Học viên thực hiện luận văn

Võ Nhựt Thanh

Trang 7

TÓM TẮT

Trên cơ sở mô hình HOLSAT của Tribe và Snaith (1998), kết hợp với cơ sở

lý thuyết về du lịch, sự hài lòng của du khách, điểm đến du lịch và các mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc

Thang đo nháp được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước và các nguồn thông tin tham khảo như sách báo, tạp chí Từ thang đo nháp, thông qua quá trình tham vấn chuyên gia và khảo sát thử, tác giả đưa ra thang đo nghiên cứu chính thức

và bảng khảo sát ý kiến du khách Thang đo chính thức của mô hình HOLSAT gồm

29 thuộc tính tích cực và 15 thuộc tính tiêu cực Với thang đo Likert từ 1 đến 5, đánh giá cảm nhận của du khách sau khi đi du lịch và cả kỳ vọng trước khi đi Tiến hành phát bảng câu hỏi khảo sát với kích thước cỡ mẫu là 300 và thu về 279 mẫu khảo sát hợp lệ Sử dụng phép kiểm định Paired - Sample T-test cho thấy có 29 thuộc tính có sự khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận, trong đó có 21 thuộc tính tích cực và 8 thuộc tính tiêu cực Sau khi đã hiệu chỉnh và đưa ra mô hình nghiên cứu mới, kết quả cho thấy có 21 thuộc tính đạt được sự hài lòng và 7 thuộc tính không đạt được sự hài lòng Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả tiến hành phân tích và đưa

ra một số hàm ý chính sách có ý nghĩa, nhằm giúp cải thiện và phát triển du lịch Phú Quốc

Trang 8

ABSTRACT

On the basis of the model HOLSAT of Tribe and Snaith (1998), combined with the theoretical basis of tourism, the satisfaction of tourists, tourist destinations and models related research, the author conducted this research aims to study factors affecting the satisfaction of the international visitors to the tourist destination of Phu Quoc

Draft scales are built based on previous studies and information sources such

as books refer to newspapers and magazines From draft scales, through expert consultation process and test survey, the authors give an official scales research and opinion surveys travelers Scale models HOLSAT official attributes including 29 positive and 15 negative attributes With a Likert scale from 1 to 5, evaluation of tourists feel after traveling and expectations before you go Conducting development survey questionnaire with a sample size of 300 size and collected 279 valid survey sample Using test of Paired - Sample T-test showed that there are 29 attributes the difference between expectations and perceptions, while 21 positive attributes and negative attributes 8 After editing and making new research model, results showed that 21 properties achieve satisfaction and 7 properties not achieve satisfaction Based on the results of research conducted authors analyze and provide some policy implications mean, to help improve and develop tourism in Phu Quoc

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.Tình hình nghiên cứu đề tài 2

1.3.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3

1.4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.5.Phương pháp nghiên cứu 3

1.6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.7.Bố cục của nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1.Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách quốc tế 5

2.1.1.Khách du lịch 5

2.1.2.Sự hài lòng của khách du lịch 6

2.1.2.1.Sự hài lòng 6

2.1.2.2.Sự hài lòng của khách du lịch 6

2.1.3.Điểm đến du lịch 7

2.1.3.1.Định nghĩa 7

2.1.3.2.Các thuộc tính của điểm đến du lịch 8

2.2.Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng 9

2.2.1.Mô hình kỳ vọng – cảm nhận 9

2.2.2.Mô hình Gronroos 10

2.2.3.Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11

Trang 10

2.2.4.Mô hình IPA 13

2.2.5.Mô hình HOLSAT 13

2.3.Các nghiên cứu trước đây có liên quan 16

2.3.1.Nghiên cứu nước ngoài 16

2.3.1.1.Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) 16

2.3.1.2.Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 17

2.3.1.3.Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 18

2.3.2.Nghiên cứu trong nước 19

2.3.2.1.Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012) 19

2.3.2.2.Nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013) 20

2.4.Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

Kết luận chương 2 31

3.1.Quy trình nghiên cứu 32

3.2.Thiết kế nghiên cứu 32

3.2.1.Các bước nghiên cứu sơ bộ 32

3.2.2.Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo chính thức 33

3.3.Nghiên cứu định lượng chính thức 42

3.3.1.Phương thức lấy mẫu 42

3.3.2.Kích thước mẫu 42

3.3.3.Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu 42

3.3.4.Phương pháp phân tích dữ liệu 43

Kết luận chương 3 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

4.1 Khái quát tình hình du lịch ở Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang 45

4.2 Thống kê mô tả 49

4.3 Kết quả kiểm định Paired Sample T-Test 52

4.3.1 Kết quả kiểm định thang đo tích cực 52

4.3.1.1 Các thuộc tính tích cực đạt sự hài lòng 56

4.3.1.2 Các thuộc tính tích cực không đạt sự hài lòng 58

Trang 11

4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo tiêu cực 59

4.3.2.1 Các thuộc tính tiêu cực đạt sự hài lòng 61

4.3.2.2 Các thuộc tính tiêu cực không đạt sự hài lòng 62

4.3.3 Mô hình nghiên cứu sau kết quả kiểm định Paired – Samples T - test 63 4.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu 67

Kết luận chương 4 72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73

5.1.Kết luận 73

5.2.Hàm ý chính sách 73

5.2.1.Tài nguyên thiên nhiên 74

5.2.2 Di sản văn hóa 75

5.2.3 Giao thông 77

5.2.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch 78

5.2.5 Yếu tố con người 82

5.2.6 Các cơ quan hữu quan quản lý tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc 83

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 UNWTO: United World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới)

 IPA : Impertance Performance Analysis (Phân tích mức độ quan trọng – mức

độ thực hiện)

 CBRE: Commercial Real Estate Services (Cty thương mại dịch vụ bất động sản)

 SERVQUAL: Service + Quality (Thang đo chất lượng dịch vụ)

 HOLSAT: Holiday satifaction (Thang đo sự hài lòng)

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 24

Bảng 2.2: Thang đo của sáu yếu tố của điểm đến 27

Bảng 3.1: Thang đo nháp các thuộc tính tích cực 33

Bảng 3.2: Thang đo nháp các thuộc tính tiêu cực 35

Bảng 3.3: Thang đo chính thức các thuộc tính tích cực 38

Bảng 3.4: Thang đo chính thức các thuộc tính tiêu cực 40

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát 49

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tích cực 52

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tiêu cực 59

Bảng 4.4: Danh sách 20 thuộc tính tích cực và 08 thuộc tính tiêu cực 65

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá sự hài lòng của các thuộc tính 67

Trang 14

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore (1999) 7

Hình 2.2: Mô hình Gronroos 10

Hình 2.3: Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11

Hình 2.4: Mô hình HOLSAT 16

Hình 2.5: Sáu yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) 17

Hình 2.6: Năm yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 18

Hình 2.7: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 19

Hình 2.8: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 20

Hình 2.9: Tám yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013) 21

Hình 2.10: Các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng 26

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 32

Hình 4.1: Ma trận các thuộc tính tích cực 55

Hình 4.2: Ma trận các thuộc tính tiêu cực 61

Hình 4.3: Mô hình các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng du khách quốc tế sau khi đã hiệu chỉnh 64

Hình 4.4: Mô hình HOLSAT với 20 biến tích cực và 8 biến tiêu cực tác động đến sự hài lòng 65

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân cũng như quảng bá hình ảnh của đất nước, vùng miền Do đó, Việt Nam luôn chú trọng đầu tư và phát triển ngành du lịch, hướng đến như một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy đất nước phát triển Trong đó, trục chiều dài ven biển có tiềm năng vô cùng to lớn để khai thác và phát triển ngành du lịch Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ đã xác định: “Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thể là thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo, nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch Tập trung phát triển các du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu

và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới” (Quyết định 2473/QĐ-TTg) Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển tạo ra doanh thu 10 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động

Cùng với các điểm đến dọc chiều dài đất nước như Đà Nẵng, Mũi Né, Nha Trang và Vũng Tàu, Phú Quốc là một trong những điểm du lịch đầy tiềm năng Có thể nói hiếm có nơi nào trên đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi như Phú Quốc với vùng nước biển ấm quanh năm, những bãi biển hoang sơ màu ngọc bích cùng bạt ngàn những khu rừng nguyên sinh được bảo tồn nguyên vẹn Với những lợi thế như vậy, Phú Quốc sẽ trở thành một điểm đến du lịch ưa thích của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế

Trong 5 tháng đầu năm 2017, Phú Quốc đón gần 858.000 lượt khách, đạt hơn 47% kế hoạch, tăng 21% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế gần 181.000 lượt người, đạt 60% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ (Sở Du Lịch Kiên Giang, 2016) Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc vẫn còn hạn chế so với tiềm năng vô cùng to lớn về du lịch của hòn đảo này, đặc biệt là so với mục tiêu đạt 300.000 lượt du khách vào năm 2017 của Chính phủ Vấn đề đặt ra là làm sao

Trang 16

để phát triển du lịch Phú Quốc tương xứng với tiềm năng, giúp thu hút thêm ngày càng nhiều du khách đến Phú Quốc hơn, góp phần phát triển kinh tế cũng như quảng bá hình ảnh của địa phương đối với du khách Do đó cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu, báo cáo thực tế, chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý để thúc đẩy phát triển du lịch Phú Quốc Trước vấn đề trên, tác giả quyết

định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách

du lịch quốc tế tại điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến sự hài lòng của khách du lịch, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về du lịch Phú Quốc vẫn còn rất hạn

chế Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Ánh (2013) với đề tài “Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang” sử dụng mô hình thang đo dịch vụ chất lượng SERVQUAL

(Parasuraman và cộng sự, 1988) để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy có năm thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch là cơ sở lưu trú, phong cảnh

du lịch, mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, và phương tiện vận chuyển Một nghiên cứu khác của Đặng Hoàng Sa và Ying Fang Hoang (2014) về sự hài lòng của khách quốc tế với chất lượng dịch vụ du lịch tại Phú Quốc đã sử dụng mô hình SERQUAL kết hợp với IPA (Importance Performance Analysis) Nghiên cứu đã cho thấy yếu tố phương tiện hữu hình và độ tin cậy không những có tác động mạnh đến sự hài lòng của du khách mà còn tác động đến chất lượng dịch vụ Nhìn chung hai nghiên cứu trên đều sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ SERQUAL để phân tích các nhân tố của chất lượng dịch vụ du lịch tác động đến sự hài lòng Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình đo lường sự hài lòng của du khách HOLSAT (Tribe và Snaith ,1998), làm cơ sở để đo lường sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Phú Quốc Mô hình HOLSAT được xây dựng dựa trên các mô hình SERVQUAL

và các mô hình nghiên cứu trước Tuy nhiên, mô hình này đã khắc phục được một

số mặt hạn chế của các mô hình khác, đó là đo lường sự hài lòng cho một điểm đến hơn là đo lường một dịch vụ cụ thể

Trang 17

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế tại điểm đến du lịch Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang

+ Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang

+ Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch quốc tế, qua đó tạo sức hút nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang?

+ Mức độ tác động của các thuộc tính điểm đến Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế như thế nào?

+ Giải pháp nào nâng cao sự hài lòng để thu hút thêm ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang?

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn Huyện đảo Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại điểm đến Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang và các yếu tố ảnh hưởng

Đối tượng khảo sát: Khách du lịch quốc tế nói Tiếng Anh, đã từng một lần đi

du lịch đến Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia bao gồm giảng viên chuyên ngành du lịch, chuyên gia của Sở

Trang 18

Văn Hóa Thể thao Du lịch Kiên Giang và lãnh đạo các Công ty kinh doanh du lịch nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu trước trong và ngoài nước cho phù hợp với thực tế của đề tài nghiên cứu Tiến hành khảo sát thử để đưa ra Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện thông qua phương pháp định lượng nhằm lượng hóa và đo lường các thông tin thu thập bằng các con số cụ thể Dữ liệu được thu thập thông qua phát Phiếu khảo sát ý kiến du khách quốc tế Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng làm công cụ để phân tích dữ liệu

- Các phép phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập

- Phép phân tích Paired sample T-test để phân tích sự khác biệt giữa cảm nhận sau khi đi và kỳ vọng trước khi đi của du khách

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các nghiên cứu về sự hài lòng của du khách, nhất là du khách quốc tế Là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo cùng lĩnh vực

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu khảo sát sự hài lòng trên phương diện khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang là một đề tài mang tính cấp thiết cao Nghiên cứu giúp đánh giá được mức độ hài lòng của du khách quốc tế, qua đó cung cấp những thông tin hết sức hữu ích cho chính quyền cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Phú Quốc đưa ra được những giải pháp thiết thực để thu hút thêm ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc

1.7 Bố cục của nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách quốc tế

2.1.1 Khách du lịch

Thuật ngữ “khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới

Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức về

“khách du lịch” Theo đó, “Khách du lịch là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư trú thường xuyên của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu nhập ở nơi viếng thăm”

(UNWTO, 1963)

Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam (2005) thì khách du lịch được định nghĩa:

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Tổng cục du lịch Việt Nam

chia khách du lịch làm hai nhóm như sau:

Khách du lịch nội địa: là khách du lịch thực hiện chuyến đi trong quốc gia mà

họ cư trú Chuyến đi được xác định từ nơi môi trường sống thường xuyên đến khi trở về nơi xuất phát

Khách du lịch quốc tế: là khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc gia

mà họ cư trú Chuyến đi được xác định là lượt xuất – nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế của quốc gia

Trong khi đó định nghĩa về khách du lịch quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập”

(UNWTO,1963)

Như vậy, điểm khác biệt giữa khách du lịch và khách du lịch quốc tế là khách

du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mình thường xuyên cư trú

Trang 20

2.1.2 Sự hài lòng của khách du lịch

2.1.2.1 Sự hài lòng

Theo Oliver (1997) thì sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một Công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc thỏa mãn vượt qua sự mong đợi thông qua việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của Công ty, tổ chức đó

Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988) Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được cung cấp

Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó Theo đó, sự hài lòng có ba cấp độ: (1) Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không hài lòng; (2) Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận hài lòng; (3) Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là hài lòng hoặc thích thú

Như vậy, có thể hiểu sự hài lòng của khách du lịch là trạng thái cảm xúc của

họ về sản phẩm, dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở cảm nhận từ trải nghiệm thực tế so với mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch đó

Trang 21

Hình 2.1: Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore (1999)

(Nguồn: Pine và Gilmore, 1999)

Tương tự như vậy, dựa trên khái niệm về sự hài lòng, nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) cho thấy sự hài lòng của du khách đối với một điểm đến du lịch dựa trên mức độ đánh giá các thuộc tính của điểm đến vượt quá mức độ kỳ vọng của họ

Reisinger và Turner (2003) nhận thấy rằng sự hài lòng tích cực vẫn có thể xảy ra khi sự trải nghiệm không giống như mong đợi Các tác giả phân loại ra ba

mức độ của sự hài lòng tích cực từ “rất hài lòng”, “hoàn toàn hài lòng” đến “hài lòng” Mức độ hài lòng thấp hay cao tùy thuộc vào kỳ vọng ban đầu

2.1.3 Điểm đến du lịch

2.1.3.1 Định nghĩa

Theo Điều 4 luật du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch:

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia

(E2)

Kỳ vọng (E1)

Trang 22

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách

du lịch

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục

vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch đia phương

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch + Có kết cấu hạ tầng và du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm

Điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng đến thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm Điểm đến du lịch là nơi tập trung nhiều điểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác, là nơi xảy

ra các hoạt động Kinh tế Xã hội do du lịch gây ra (Goeldner và ctg, 2000)

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thì điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như là dịch vụ hỗ trợ và tăng sức hút và các nguồn tài nguyên du lịch Điểm đến xác định được địa giới hành chính và tự nhiên mà nó quản lý, hình ảnh và cảm nhận xác định trong thị trường mà nó cạnh tranh Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn

2.1.3.2 Các thuộc tính của điểm đến du lịch

Mỗi điểm đến có nhiều thuộc tính riêng của nó khác với những điểm đến khác Các nhà nghiên cứu trước đây đã phân loại nhiều dạng khác nhau của thuộc tính điểm đến Haahti (1986) đưa ra 10 thuộc tính của điểm đến du lịch tại phần Lan, bao gồm: tiền, khả năng tới, hoạt động thể thao và các hoạt động khác, hoạt động giải trí và thú vui về đêm, sự yên bình và tĩnh lặng, dịch vụ lưu trú, sự hoang

sơ, đi bộ và cắm trại, trải nghiệm văn hóa, phong cảnh và sự thay đổi từ các điểm đến thường xuyên Calanton (1989) đưa ra 13 thuộc tính liên quan đến cảm nhận của du khách về điểm đến du lịch, bao gồm sự tiện lợi mua sắm, dịch vụ lưu trú, an

Trang 23

toàn, thực phẩm, văn hóa, nơi thăm quan, các tiện ích du lịch, hoạt động giải trí và thú vui về đêm, phong cảnh, bãi biển và thể thao dưới nước Driscoll, Lawson và Niven (1994) chọn lựa 18 yếu tố được xem như các thuộc tính của các điểm đến,

đó là: tiện ích, phong cảnh, an toàn, khí hậu, văn hóa, xã hội hiện đại, trải nghiệm phong phú, giá trị của đồng tiền, dễ đi tới, tiện ích mua sắn, khả năng tổ chức các hoạt động, sự sạch sẽ, hướng tới gia đình, địa điểm lạ, hoạt động ngoài trời, giá trị tôn giáo, dịch vụ lưu trú, hoạt động giải trí và thú vui về đêm

Theo tác giả, các thuộc tính của điểm đến du lịch chính là sức hấp dẫn và sự thu hút khách của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, kiến trúc, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán, sự hiếu khách và tính thân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả

2.2 Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng

2.2.1 Mô hình kỳ vọng – cảm nhận

Davidoff (1994) cho rằng mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ được đo lường bằng sự so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi của bản thân khách hàng S = P – E (Satisfaction = Perception – Expectation) Mối quan hệ giữa

ba yếu tố S, P, E có tính chất quyết định mọi vấn đề của dịch vụ

- Nếu P > E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ cung cấp cao hơn mức giá trị mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánh giá là tốt

- Nếu P = E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ cung cấp bằng phù hợp với mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánh gia ở mức thỏa mãn

- Nếu P < E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ cung cấp thấp hơn mức mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ bị coi là kém

Trang 24

Nguyễn Trọng Nhân (2013) sử dụng Mô hình kỳ vọng – cảm nhận (S = P – E) trong nghiên cứu "Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng Sông Cửu Long"

- Thứ hai: hình ảnh có tầm quan trọng tột bậc đối với tất cả các hãng cung ứng dịch vụ bởi vì khách hàng có thể thấy được hình ảnh và nguồn lực của hãng trong quá trình giao dịch mua bán

- Thứ ba: cảm nhận toàn bộ về chất lượng là một hàm của những cảm nhận đánh giá của khách hàng về dịch vụ và sự khác biệt giữa những đánh giá này với những mong đợi về dịch vụ của họ

Dịch vụ Cảm nhận

Hình ảnh

Chất lượng kỹ thuật (Cái gì?)

Chất lượng chức năng (Thế nào?)

Trang 25

2.2.3 Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ

Hình 2.3: Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ

(Nguồn: Parasuraman, 1994)

Theo mô hình trên, sự thỏa mãn của khách hàng phụ thuộc các đặc tính sản phẩm (dịch vụ) và các mối quan hệ

Sự thỏa mãn của khách hàng được cấu thành từ 2 thành phần:

- Thỏa mãn chức năng: Sự thỏa mãn đạt được do mua được hàng hóa hay dịch

vụ đạt chất lượng với giá cả phù hợp

- Mối quan hệ: Mối quan hệ có được từ quá trình giao dịch kinh doanh tích lũy theo thời gian như sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ, khả năng chuyên môn nhân viên, thái độ phục vụ khách hàng…

- Giá cả: Là giá trị sản phẩm hay giá trị dịch vụ được quy đổi ra tiền Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng, thương hiệu, dịch vụ đi kèm… xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là họ sẵn sàng chi trả một mức giá cao để nhận lấy một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt Yếu tố mà khách hàng quan tâm là giá cả có phù hợp với chất lượng hay không Do đó, giá cả cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự thỏa mãn của khách hàng

- Chất lượng sản phẩm: Dựa vào các đặc tính sau:

Giá cả

Chất lượng dịch vụ

Chất lượng sản phẩm

Sự thỏa mãn chức năng

Dịch vụ quan hệ

Mối quan hệ Chất lượng quan hệ

Sự thỏa mãn toàn phần

Trang 26

+ Tính năng chính (Performance): Đặc tính vận hành chính hay chức năng cơ bản của sản phẩm

+ Tính năng đặc biệt (Features): Bổ sung cho chức năng cơ bản và là những tính năng tăng tính hấp dẫn của dịch vụ

+ Độ tin cậy (Reliability): Xác suất thực hiện thành công một chức năng quy định trong một khoảng thời gian xác định và dưới những điều kiện xác định Độ tin cậy của sản phẩm thường được đo lường bằng thời gian trung bình xuất hiện hư hỏng đầu tiên hay thời gian trung bình giữa những lần hư hỏng Tuy nhiên, những cách đo này đòi hỏi sản phẩm phải được sử dụng trong một khoảng thời gian xác định và nó không phù hợp trong những trường hợp mà sản phẩm và dịch vụ được sử dụng và tiêu dùng ngay

+ Độ phù hợp (Conformance): Mức độ mà thiết kế và các đặc tính vận hành của sản phẩm tuân theo những tiêu chuẩn đã đề ra

+ Độ bền (Durability): Tuổi thọ sản phẩm Độ bền có thể định nghĩa là thời gian sử dụng sản phẩm trước khi nó bị giảm giá trị đến mức mà phải thay thế mà không sửa chữa

+ Độ tiện lợi (Serviceability): Khả năng, thái độ lịch sự và mức độ nhanh chóng trong việc sửa chữa chi phí sửa chữa không chỉ là tiền phải trả khi sửa chữa

nó bao gồm tất cả những khía cạnh về những mất mát và phiền phức do thời gian chết của thiết bị, thái độ của đội ngũ dịch vụ, và số lần sửa chữa không thành công cho một sự cố

+ Tính thẩm mỹ (Aesthetics): Sản phẩm trông thế nào, cảm giác, âm thanh, mùi hoặc vị của sản phẩm ra sao Đây là một đặc tính mang tính chủ quan cao + Nhận thức (Perceived Quality): Danh tiếng của một công ty Khách hàng không phải lúc nào cũng có thông tin đầy đủ về đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ; trong trường hợp đó danh tiếng của Công ty là cơ sở duy nhất để họ so sánh giữa các nhãn hiệu

- Chất lượng dịch vụ dựa vào các đặc tính sau:

Trang 27

+ Độ tin tường (Reliability): Khả năng thực hiện một dịch vụ đúng như đã hứa

+ Sự cảm thông (Empathy): Nhân viên phục vụ có phong cách dễ gần: quan têm chú ý đến khách hàng, tạo cảm giác yên tâm…

+ Sự hữu hình (Tangibility): Vẻ bề ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên, những vật dụng, tài liệu dùng cho thông tin liên lạc

- Dịch vụ liên hệ và chất lượng quan hệ: Những yếu tố liên quan đến trình độ nghiệp vụ, thái độ của nhân viên… thực hiện đúng những gì đã cam kết, uy tín với khách hàng… sẽ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng

2.2.4 Mô hình IPA

Mô hình phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA – Importance Performance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và Jame năm 1997 Theo IPA, chất lượng dịch vụ được xác định bởi sự khác biệt trong ý kiến khách hàng về mức

độ quan trọng và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ Mô hình IPA được xem như là một phương tiện hiệu quả trong việc xác định các lợi thế cạnh tranh cũng như nhược điểm của nhà cung cấp dịch vụ Từ đó, nhà quản trị cung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ Mô hình IPA được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách hiệu quả Qua mô hình này, nhà quản lý du lịch có thể biết được đặc điểm nào của dịch vụ là quan trọng đối với khách hàng và khách hàng đánh giá dịch vụ ra sao

2.2.5 Mô hình HOLSAT

Mô hình HOLSAT là một mô hình tương đối mới, cố gắng hướng đến việc

đo độ phức tạp của sự hài lòng của du khách với điểm đến du lịch Tribe và Snaith

Trang 28

(1988) đã phát triển mô hình HOLSAT và sử dụng nó để đánh giá sự hài lòng đối với kỳ nghỉ của du khách tới khu du lịch nổi tiếng Varadere, Cuba Mô hình HOLSAT được xây dựng dựa trên các mô hình SERVQUAL và các mô hình nghiên cứu trước Tuy nhiên, nó đã vượt qua được mặt hạn chế của các mô hình khác, đó là

đo lường sự hài lòng cho một điểm đến hơn là đo lường một dịch vụ cụ thể

Tribe và Snaith (1998) xác định sự hài lòng của du khách với một điểm đến khi mức độ đánh giá của du khách đối với các thuộc tính của điểm đến vượt quá mức độ mong đợi của họ Điểm quan trọng của công cụ HOLSAT là khả năng đo lường sự hài lòng của du khách với trải nghiệm ở một điểm đến du lịch hơn là nhà cung cấp dịch vụ du lịch cụ thể (ví dụ như khách sạn) Trong khi hầu hết các nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu sự hài lòng của du khách với một dịch vụ riêng biệt HOLSAT đặc biệt hướng đến các biến và tính đa chiều của sự hài lòng của khách hàng, bằng cách so sánh cảm nhận trong một phạm vi rộng các thuộc tính của kỳ nghỉ đối với kỳ vọng ban đầu Hơn nữa, nó không sử dụng một bảng các thuộc tính

cố định cho tất cả các điểm đến Thay vào đó, các thuộc tính này được tạo ra phải đảm bảo thích hợp cho từng điểm đến cụ thể Các thuộc tính này được xây dựng dựa trên nhiều nguồn liên kết với điểm đến đó như quảng cáo, sách hướng dẫn du lịch, báo chí, thông tin báo cáo và phỏng vấn với du khách đã từng đi du lịch tại điểm đến cần nghiên cứu

Mô hình HOLSAT sử dụng cả hai thuộc tính tích cực và tiêu cực Thuộc tính tích cực là những đặc điểm truyền tải các ấn tượng tốt về địa điểm du lịch, trong khi các thuộc tính tiêu cực thì trái ngược lại Mặc dù khách du lịch thăm một địa điểm

cụ thể với hy vọng sẽ có trải nghiệm thoải mái trong toàn chuyến đi, tuy nhiên du khách cũng có những lo ngại về những điểm tiêu cực (như ô nhiễm, ồn ào, đông đúc…) Tribe và Snaith (1998) đề xuất thêm thuộc tính tiêu cực mà du khách không mong muốn là một sự bổ sung quan trọng của HOLSAT bởi vì thuộc tính này cũng góp phần tạo nên sự hài lòng của du khách Ví dụ như du khách hình dung về sự đông đúc và ồn ào (tiêu cực) của đị điểm du lịch trước chuyến đi, tuy nhiên cảm

Trang 29

nhận thực tế là khu du lịch không đông đúc và ồn ào như họ nghĩ, điều này có thể làm tăng sự hài lòng của du khách

Nét đặc biệt của bảng câu hỏi của mô hình HOLSAT là đáp viên cho điểm sự

kỳ vọng với mỗi thuộc tính (ấn tượng trước khi đi) và cho điểm cảm nhận với mỗi thuộc tính (trải nghiệm sau khi đi) trên cùng một bảng danh mục các thuộc tính Thang đo Likert được sử dụng cho các thuộc tính Điểm trung bình của từng thuộc tính được xác định cho cả kỳ vọng và cảm nhận Sự khác nhau giữa kỳ vọng và cảm nhận của mỗi thuộc tính cho thấy sự đo lường định về mức độ hài lòng của du khách

Các kết quả được trình bày trên một ma trận, theo đó điểm của cả thuộc tính tích cực và tiêu cực sẽ được biểu diễn trên các ma trận riêng biệt với cảm nhận (trục

X) và kỳ vọng (trục Y) Các vùng “Được” và “Mất” miêu tả những mong đợi của người tiêu dùng không được đáp ứng và “Đường kẻ” Đối với mỗi thuộc tính, khoảng cách giữa các điểm được vẽ và “Đường kẻ” càng xa thì mức độ hài lòng

hoặc không hài lòng theo cảm nhận của các du khách càng lớn Trong trường hợp

điểm nằm trực tiếp trên “Đường kẻ”, cảm nhận của khách du lịch trùng với mong

đợi của họ và do đó đã đạt được sự hài lòng

Ưu điểm của mô hình HOLSAT so với các mô hình trước

Mô hình được xây dựng dựa trên tổng hợp lý thuyết từ nhiều mô hình khác nhau HOLSAT không sử dụng một danh mục cố định các thuộc tính chung cho tất

cả các điểm đến mà các thuộc tính được xây dựng và bổ sung phù hợp với từng điểm đến cụ thể vì mỗi điểm đến đều có nét riêng biệt Điều này giúp đảm bảo các thuộc tính đang được sử dụng là phù hợp nhất với điểm đến đang được nghiên cứu Điều này trái ngược lại với mô hình SERVQUAL sử dụng 22 thuộc tính cố định, không phân biệt cho các điểm đến khác nhau hoặc loại hình kinh doanh khác nhau

Việc sử dụng cả hai loại thuộc tính, tích cực và tiêu cực cho thấy đây là lợi thế của HOLSAT so với các mô hình khác Theo Tribe và Snaith (1998) mặc dù điểm đến du lịch có một số thuộc tính tiêu cực nhưng du khách vẫn có thể biểu hiện

sự hài lòng nếu tính tiêu cực thực tế thấp hơn so với lo ngại ban đầu Cách tiếp cận

Trang 30

này mang tính mới và cho chúng ta cái nhìn sâu hơn trong nghiên cứu đo lường sự hài lòng của du khách

Vì những ưu điểm như nêu trên so với các mô hình khác trong nghiên cứu sự hài lòng của du khách, tác giả quyết định lựa chọn mô hình HOLSAT làm mô hình

sử dụng trong nghiên cứu này

Hình 2.4: Mô hình HOLSAT

( Nguồn: Tribe và Snaith, 1998)

2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

2.3.1.1 Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998)

Tribe và Snaith (1998) xây dựng mô hình HOLSAT để nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đến khu du lịch Varadero, Cuba Các tác giả cho rằng có 6 yếu

tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách, đó là:

Cảm nhận > Kỳ vọng

Cảm nhận < Kỳ vọng

Thuộc tính tích cực

Không hài lòng

Hài lòng

Cảm nhận > Kỳ vọng

Cảm nhận < Kỳ vọng

Thuộc tính tiêu cực Thuộc tính

điểm đến

Trang 31

Hình 2.5: Sáu yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998)

(Nguồn Tribe và Snaith, 1998)

Sáu yếu tố của điểm đến như trên được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu, bao gồm 47 thuộc tính tích cực và 7 thuộc tính tiêu cực Chỉ có 11 thuộc tính tích cực đạt được mức độ cảm nhận cao hơn kỳ vọng ban đầu Có 3 thuộc tính tiêu cực có mức cảm nhận thấp hơn so với sự kỳ vọng lúc đầu, nghĩa là

du khách đạt được sự hài lòng

2.3.1.2 Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006)

Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch Australia đến Việt Nam cũng đã sử dụng mô hình HOLSAT dựa trên nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) Tuy nhiên, các tác giả sử dụng mô hình gồm

25 thuộc tính tích cực và 8 thuộc tính tiêu cực, được thiết kế phù hợp với điểm đến

là Việt Nam Các thuộc tính được xây dựng dựa trên năm thành phần chủ chốt cấu thành một điểm đến du lịch, đó là:

Tài nguyên thiên nhiên và

điều kiện vật chất Môi trường

Các dịch vụ ăn uống, tham

quan, giải trí, mua sắm

Di sản văn hóa

Chuyển tiền

Nơi lưu trú

Sự hài lòng của du khách

Trang 32

Hình 2.6: Năm yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường

và D.Foster (2006)

(Nguồn: Trương Thúy Hường và D.Foster, 2006)

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 21 thuộc tính tích cực đạt được sự hài lòng khi điểm trung bình của cảm nhận cao hơn kỳ vọng ban đầu Có 3 thuộc tính tiêu cực đạt được sự hài lòng khi mức cảm nhận thấp hơn kỳ vọng ban đầu

2.3.1.3 Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)

Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) cũng sử dụng mô hình HOLSAT để

đo lường khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách du lịch Nhật Bản tới Malaysia theo hình thức homestay (lưu trú tại nhà) Nghiên cứu đưa ra 14 thuộc tính tích cực và 6 thuộc tính tiêu cực, được xây dựng dựa trên 5 yếu tố chính của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách, đó là:

Giao thông Thắng cảnh (Attractions)

Cơ sở vật chất, hạ tầng h Các hoạt động (Activities)

Yếu tô con ngườiSự tiện Tiện nghi

(Amenities)

Nơi lưu trú (Accommodation)

Phương tiện giao thông (Accessibility)

Sự hài lòng của du khách

Trang 33

Hình 2.7: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)

(Nguồn: Meimand và ctg, 2013)

Trong đó có 10 thuộc tính cực đạt được mức hài lòng cao hơn kỳ vọng ban đầu, các thuộc tính tiêu cực không t m thấy sự khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

2.3.2.1 Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012)

Một nghiên cứu mới đây của Trần Thị Lương (2013) về sự hài lòng của du khách nội địa tới Đà Nẵng cũng sử dụng mô hình HOLSAT Tác giả đề xuất 6 yếu

tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, đó là:

Thắng cảnh (Attractions)

Bữa ăn (Meal)

Nơi lưu trú (Accommodation)

Vệ sinh (Hygiene)

Lòng mến khách (Hospitality)

Sự hài lòng của

du khách Homestay

Trang 34

Hình 2.8: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)

(Nguồn: Trần Thị Lương, 2013)

Các yếu tố trên được sử dụng để xây dựng mô hình gồm 18 thuộc tính tích cực và 7 thuộc tính tiêu cực Qua kiểm định, có 15 thuộc tính tích cực đạt được mức cảm nhật cao hơn kỳ vọng và 1 thuộc tính tiêu cực có mức cảm nhận thấp hơn

kỳ vọng, nghĩa là du khách hài lòng

2.3.2.2 Nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013)

Quách Phương Giang (2013), kiểm tra về sự hài lòng của du khách quốc tế đến Hà Nội cũng đã sử dụng mô hình HOLSAT để thực hiện nghiên cứu Tác giả nêu lên 8 yếu tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách đến Hà Nội như sau:

Tài nguyên thiên nhiên và

điều kiện vật chất Môi trường

Các dịch vụ ăn uống, tham

quan, giải trí, mua sắm

Chỗ ở

Chuyển tiền

Di sản văn hóa

Sự hài lòng của du khách

Trang 35

Hình 2.9: Tám yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Quách Phương Giang

(2013)

(Nguồn: Quách Phương Giang, 2013)

Tám yếu tố của điểm đến nêu trên được sử dụng để xây dựng thành bảng câu hỏi riêng cho mỗi thuộc tính Tổng cộng có 45 câu hỏi, bao gồm cả thuộc tính tích cực và tiêu cực Từ đó, tác giả tiến hành phân tích ma trận cho từng thuộc tính của điểm đến và rút ra kết luận và kiến nghị

Nhận xét về các nghiên cứu trước: Nhìn chung các nghiên cứu trước sử dụng

mô hình HOLSAT đều phát triển dựa trên nền tảng là nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) Mô hình được xây dựng đều dựa trên các thuộc tính của địa điểm du lịch cần nghiên cứu Tuy nhiên, các câu hỏi đều được điều chỉnh lại và bổ sung thêm để phù hợp với từng địa điểm du lịch cụ thể và nội dung nghiên cứu của đề tài Các bảng câu hỏi đề bao gồm thuộc tính tích cực và tiêu cực, đi sâu vào nội dung của nghiên cứu chứ không mang tính khái quát chung Qua đó, các nghiên

Đồ ăn và thức uống

Nơi lưu trú

Sự phưu lưu và các hoạt động giải trí

ngoài trời

Trang 36

cứu đều chỉ ra được chi tiết những mặt tích cực và mặt hạn chế của điểm đến, qua

đó đề xuất được những ý kiến thiết thực để phát triển mặt tích cực và cải thiện mặt hạn chế Điều này cho thấy sự phù hợp của việc sử dụng mô hình HOLSAT cho nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đối với một địa điểm du lịch

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở tiếp thu một số nghiên cứu trước đây, tác giả đề ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang:

Môi trường

Môi trường được xem là tổng thể các yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên (khí hậu, thời tiết, cảnh quan thiên nhiên, .) và xã hội (mức độ an toàn, an ninh trật tự ) Không thể phủ nhận vai trò của môi trường trong việc hấp dẫn du khách, bởi đó chính là nét đặc trưng của mỗi điểm đến mà không thể "sao chép" tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội của nhiều điểm đến Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) chỉ

ra rằng môi trường là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Đây cũng là yếu tố quan trọng mà theo J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) trong nghiên cứu về "hình ảnh điểm đến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch: nghiên cứu tại Địa Trung Hải" Vào năm 2014, Barbara Puh và một nghiên cứu khác của Hoàng Trọng Tuân (2015) đã chứng minh rằng, một điểm đến

có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và xinh đẹp, cùng với khí hậu dễ chịu và môi trường an toàn, an ninh sẽ làm tăng sự hài lòng của khách du lịch khi đến đó

Từ những kết quả đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Môi trường" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) và của Trần Thị Lương (2013) chỉ ra rằng "tài nguyên thiên nhiên" là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Tương tự, nghiên cứu "Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động

du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng" của Nguyễn Tài Phúc (2010) cũng cho thấy, tài nguyên thiên nhiên đểm đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

Trang 37

quốc tế Từ những kết quả đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố " Tài nguyên thiên nhiên " là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Di sản văn hóa

Di sản văn hóa bao gồm các giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống , tôn giáo, các phong tục, lễ hội đặc trưng của từng vùng khác nhau Đây cũng là một yếu

tố quan trọng mà theo J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) có tính hấp dẫn khách

du lịch trong việc lựa chọn điểm đến Điều này cũng đã được Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012) chứng minh khi xác định năng lực cạnh tranh vượt trội giúp Nha Trang thu hút và duy trì lòng trung thành của du khách quốc tế chính là các yếu tố

về di sản văn hóa Do đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Di sản văn hóa" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Giao thông

Từ nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006), Quách Phương Giang (2013) đều cho thấy yếu tố "Giao thông" đóng vai trò quan trọng đến sự hài lòng của du khách tại một điểm đến Thực tế cũng cho thấy giao thông đến Phú Quốc có tính đặc thù do vị trí đặc biệt của điểm đến này Vì vậy tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Giao thông" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch

Theo nghĩa rộng, "Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch" được hiểu là toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở hạ tầng các ngành khác tham gia vào khai thác tiềm năng du lịch như: Thương mại, Bưu chính - Viễn thông, Ngân hàng Đây cũng là kết quả trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) Còn trong nghiên cứu của Laerte Gil Nicaretta Oliani (2009) đã chỉ

ra rằng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch mà cụ thể là chất lượng và số lượng của các

cơ sở lưu trú là một yếu tố hấp dẫn quan trọng trong việc thu hút khách du lịch chỉ sau phong cảnh tự nhiên, vị trí địa lý đối với du khách Brazil trong việc lựa chọn

Trang 38

điểm đến Từ các cơ sở trên, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Cơ sở vật chất hạ

tầng du lịch" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Yếu tố con người

Trong chuyến đi của mình, sự niềm nở, nhiệt tình và lòng hiếu khách của người dân sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng tốt đẹp Bên cạnh đó, lao động

là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch mà từ đó tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng Thái độ của nhân viên đối với du khách được đánh giá là yếu tố có ý nghĩa lớn Sự chuyên nghiệp của nhân viên sẽ đem đến sự hài lòng cho du khách và khả năng ứng phó trong những tình huống bất ngờ "Yếu

tố con người" theo tác giả là yếu tố quan trọng vì qua tình hình thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia, du khách đều cho thấy rằng "Yếu tố con người" tạo ra các dịch vụ vô hình, ảnh hưởng lớn và gần như mang tính chất quyết định đến sự hài lòng của khách du lịch đến Phú Quốc

Do đó, tác giả quyết định lựa chọn "Yếu tố con người" là một trong những thuộc tính trong mô hình nghiên cứu

Bảng 2.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Tài nguyên thiên nhiên 5

J Tribe and T Snaith (1998) Trần Thị Lương (2013 Nguyễn Tài Phúc (2010)

Trang 39

Di sản văn hóa 4

J Tribe and T Snaith (1998) J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012)

Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu tham khảo đã nêu trên để xây dựng mô hình cho nghiên cứu này Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên

mô hình nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998), tuy nhiên có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với địa điểm du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang Mô hình nghiên cứu dựa trên 6 yếu tố của điểm đến có tác động đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến Phú Quốc, trong đó có 2 yếu tố được giữ nguyên giống mô hình của Tribe và Snaith, đó là (1) Môi trường; (2) Di sản văn hóa Yếu tố (3)Tài nguyên thiên nhiên

và điều kiện vật chất trong mô hình của Tribe và Snaith (1998) được tác giả tách ra thành hai yếu tố: yếu tố (3) Tài nguyên thiên nhiên và yếu tố (4) Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch nhằm mục đích tập trung khai thác làm nổi bật vai trò ảnh hưởng của từng yếu tố đối với sự hài lòng của khách, điều này cũng phù hợp với đặc thù du lịch Phú Quốc Yếu tố "Các dịch vụ ăn uống – tham quan – giải trí – mua sắm"

Trang 40

trong mô hình của Tribe và Snaith (1998) được lồng ghép vào yếu tố (4) "Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch" vì theo tác giả, những nhân tố để phục vụ các dịch vụ ăn uống – tham quan – giải trí – mua sắm cũng là một phần của cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch thể hiện chung một yếu tố bao gồm nhiều dịch

vụ hữu hình trong du lịch Từ nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006), Quách Phương Giang (2013) đều cho thấy yếu tố "Giao thông" đóng vai trò quan trọng đến sự hài lòng của du khách tại một điểm đến Thực tế cũng cho thấy giao thông đến Phú Quốc có tính đặc thù vì vậy tác giả đã đưa yếu tố này vào nghiên cứu của mình Yếu tố con người là yếu tố mới mà tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất này vì qua tình hình thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia, du khách đều cho thấy rằng "Yếu tố con người" tạo ra các dịch vụ vô hình ảnh hưởng lớn và gần như mang tính chất quyết định đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc

Sáu yếu tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến Phú Quốc được tác giả trình bày trong hình bên dưới:

Hình 2.10: Các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng

Ngày đăng: 18/10/2018, 23:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Ngọc Ánh (2013), "Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang", Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang
Tác giả: Phan Thị Ngọc Ánh
Năm: 2013
2. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE (2014), "Phú Quốc, hành trình tìm bản sắc riêng", Báo cáo chuyên đề, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phú Quốc, hành trình tìm bản sắc riêng
Tác giả: Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE
Năm: 2014
3. Bộ VHTTDL (2013), Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020", Quyết định 2782/QĐ-BVHTTDL, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Bộ VHTTDL
Năm: 2013
4. Trần Thị Lương (2011), "Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng
Tác giả: Trần Thị Lương
Năm: 2011
5. Nguyễn Trọng Nhân (2014), "Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long", Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm TPHCM, Số 52, trang 44-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Trọng Nhân
Năm: 2014
7. Đinh Công Thành, Lê Thị Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng, Mai Thị Triết (2012), "Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc", Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ, trang 195 – 202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc
Tác giả: Đinh Công Thành, Lê Thị Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng, Mai Thị Triết
Năm: 2012
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
Năm: 2010
10. Hoàng Trọng Tuân (2015), "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 10(76), trang 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Trọng Tuân
Năm: 2015
11. Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012), "Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang", Tạp chí Phát triển kinh tế, số 268, trang 55 - 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang
Tác giả: Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm
Năm: 2012
12. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
Năm: 2011
13. Nguyễn Tài Phúc (2010), "Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng", Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 60, trang 214.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Tác giả: Nguyễn Tài Phúc
Năm: 2010
14. Barbara Puh, Ph.D., (2014), Destination Image and Tourism Satisfaction: The Case of a Mediterranean Destination, Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER Publishing, no 5(13), pp 538 - 544 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Destination Image and Tourism Satisfaction: "The Case of a Mediterranean Destination
Tác giả: Barbara Puh, Ph.D
Năm: 2014
15. Dang, S., Hoang, Y., (2014), "The study on customer service quality of Vietnam"s island tourism", European Journal of Business and Social Sciences, Vol.2, No.8, pp.121-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The study on customer service quality of Vietnam"s island tourism
Tác giả: Dang, S., Hoang, Y
Năm: 2014
16. Davidoff M. (1994), "Contact: customer service in the hospitality and toursm industry", Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall Career and Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contact: customer service in the hospitality and toursm industry
Tác giả: Davidoff M
Năm: 1994
17. Driscol, A., Lawson, R., Niven, B. (1994), "Measuring Tourists' Destination Perceptions", Annals of Tourism Ressearch, Vol.21, No.3, PP.369-414 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring Tourists' Destination Perceptions
Tác giả: Driscol, A., Lawson, R., Niven, B
Năm: 1994
18. Goeldner, R., Ritchie, B., McIntosh, W. (2000), "Tourism: Principles, Practices, Philosophies, 8 th ed", New YorkL John Wiley ang Sons Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism: Principles, Practices, Philosophies, 8th ed
Tác giả: Goeldner, R., Ritchie, B., McIntosh, W
Năm: 2000
19. Haahti, A. (1986), "Finlad's Competitive Position as a Destination", Annals of Tourism Research, Special Edition on Consumer Research on Tourism, Vol.13, No.1, pp.11-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finlad's Competitive Position as a Destination
Tác giả: Haahti, A
Năm: 1986
20. Hudson, S., Hudson, P., Miller, G. (2004), "The measurement of service quality in tour opreating sector: a methodological comparison", Journal of Travel Research, Vol. 42, No.3, PP. 305- 312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The measurement of service quality in tour opreating sector: a methodological comparison
Tác giả: Hudson, S., Hudson, P., Miller, G
Năm: 2004
21. Kotler, P., Keller, L. (2006) "Marketing management 12 th ", Ed, Upper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing management 12th

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w