BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---VÕ NHỰT THANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHÚ QUỐC -TỈNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-VÕ NHỰT THANH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHÚ QUỐC
-TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số: 60340103
Trang 2TP.Hồ Chí Minh - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-VÕ NHỰT THANH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
PHÚ QUỐC - TỈNH KIÊN GIANG
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : VÕ NHỰT THANH Giới tính : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/06/1984 Nơi sinh : Tiền Giang
Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV : 1541890032
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦAKHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHÚ QUỐC -TỈNH KIÊN GIANG
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế tại điểmđển Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Phú
Quốc tỉnh Kiên Giang
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du
lịch quốc tế, qua đó tạo sức hút nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc
III- Ngày giao nhiệm vụ : 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn : TS ĐOÀN LIÊNG DIỄM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, được sự góp ý hướng dẫn của TS.Đoàn Liêng Diễm để hoàn thành luận văn
Tất cả số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, khách quan
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn
Võ Nhựt Thanh
Trang 6Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trường Đại học, các bạnđồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi
và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thểtránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu Tôi rất mong sẽ nhận được những ýkiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn
Võ Nhựt Thanh
Trang 7TÓM TẮT
Trên cơ sở mô hình HOLSAT của Tribe và Snaith (1998), kết hợp với cơ sở
lý thuyết về du lịch, sự hài lòng của du khách, điểm đến du lịch và các mô hìnhnghiên cứu liên quan, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm nghiên cứucác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với điểm đến du lịchPhú Quốc
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước và các nguồnthông tin tham khảo như sách báo, tạp chí Từ thang đo nháp, thông qua quá trìnhtham vấn chuyên gia và khảo sát thử, tác giả đưa ra thang đo nghiên cứu chính thức
và bảng khảo sát ý kiến du khách Thang đo chính thức của mô hình HOLSAT gồm
29 thuộc tính tích cực và 15 thuộc tính tiêu cực Với thang đo Likert từ 1 đến 5,đánh giá cảm nhận của du khách sau khi đi du lịch và cả kỳ vọng trước khi đi Tiếnhành phát bảng câu hỏi khảo sát với kích thước cỡ mẫu là 300 và thu về 279 mẫukhảo sát hợp lệ Sử dụng phép kiểm định Paired - Sample T-test cho thấy có 29thuộc tính có sự khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận, trong đó có 21 thuộc tính tíchcực và 8 thuộc tính tiêu cực Sau khi đã hiệu chỉnh và đưa ra mô hình nghiên cứumới, kết quả cho thấy có 21 thuộc tính đạt được sự hài lòng và 7 thuộc tính khôngđạt được sự hài lòng Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả tiến hành phân tích và đưa
ra một số hàm ý chính sách có ý nghĩa, nhằm giúp cải thiện và phát triển du lịchPhú Quốc
Trang 8ABSTRACT
On the basis of the model HOLSAT of Tribe and Snaith (1998), combinedwith the theoretical basis of tourism, the satisfaction of tourists, tourist destinationsand models related research, the author conducted this research aims to studyfactors affecting the satisfaction of the international visitors to the touristdestination of Phu Quoc
Draft scales are built based on previous studies and information sources such
as books refer to newspapers and magazines From draft scales, through expertconsultation process and test survey, the authors give an official scales research andopinion surveys travelers Scale models HOLSAT official attributes including 29positive and 15 negative attributes With a Likert scale from 1 to 5, evaluation oftourists feel after traveling and expectations before you go Conductingdevelopment survey questionnaire with a sample size of 300 size and collected 279valid survey sample Using test of Paired - Sample T-test showed that there are 29attributes the difference between expectations and perceptions, while 21 positiveattributes and negative attributes 8 After editing and making new research model,results showed that 21 properties achieve satisfaction and 7 properties not achievesatisfaction Based on the results of research conducted authors analyze and providesome policy implications mean, to help improve and develop tourism in Phu Quoc
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.7 Bố cục của nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách quốc tế .5
2.1.1 Khách du lịch 5
2.1.2 Sự hài lòng của khách du lịch 6
2.1.2.1 Sự hài lòng 6
2.1.2.2 Sự hài lòng của khách du lịch 6
2.1.3 Điểm đến du lịch 7
2.1.3.1 Định nghĩa 7
2.1.3.2 Các thuộc tính của điểm đến du lịch 8
2.2 Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng 9
2.2.1 Mô hình kỳ vọng – cảm nhận 9
2.2.2 Mô hình Gronroos 10
2.2.3 Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11
Trang 102.2.4 Mô hình IPA 13
2.2.5 Mô hình HOLSAT 13
2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan 16
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 16
2.3.1.1 Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) 16
2.3.1.2 Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 17
2.3.1.3 Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 18
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 19
2.3.2.1 Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012) 19
2.3.2.2 Nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013) 20
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22
Kết luận chương 2 31
3.1 Quy trình nghiên cứu 32
3.2.Thiết kế nghiên cứu 32
3.2.1 Các bước nghiên cứu sơ bộ 32
3.2.2 Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo chính thức 33
3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 42
3.3.1 Phương thức lấy mẫu 42
3.3.2 Kích thước mẫu 42
3.3.3 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu 42
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 43
Kết luận chương 3 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Khái quát tình hình du lịch ở Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang 45
4.2 Thống kê mô tả 49
4.3 Kết quả kiểm định Paired Sample T-Test 52
4.3.1 Kết quả kiểm định thang đo tích cực 52
4.3.1.1 Các thuộc tính tích cực đạt sự hài lòng 56
4.3.1.2 Các thuộc tính tích cực không đạt sự hài lòng 58
Trang 114.3.2 Kết quả kiểm định thang đo tiêu cực 59
4.3.2.1 Các thuộc tính tiêu cực đạt sự hài lòng 61
4.3.2.2 Các thuộc tính tiêu cực không đạt sự hài lòng 62
4.3.3 Mô hình nghiên cứu sau kết quả kiểm định Paired – Samples T - test 63 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 67
Kết luận chương 4 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73
5.1.Kết luận 73
5.2.Hàm ý chính sách 73
5.2.1.Tài nguyên thiên nhiên 74
5.2.2 Di sản văn hóa 75
5.2.3 Giao thông 77
5.2.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch 78
5.2.5 Yếu tố con người 82
5.2.6 Các cơ quan hữu quan quản lý tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc .83
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 24
Bảng 2.2: Thang đo của sáu yếu tố của điểm đến 27
Bảng 3.1: Thang đo nháp các thuộc tính tích cực 33
Bảng 3.2: Thang đo nháp các thuộc tính tiêu cực 35
Bảng 3.3: Thang đo chính thức các thuộc tính tích cực 38
Bảng 3.4: Thang đo chính thức các thuộc tính tiêu cực 40
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát 49
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tích cực 52
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tiêu cực 59
Bảng 4.4: Danh sách 20 thuộc tính tích cực và 08 thuộc tính tiêu cực 65
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá sự hài lòng của các thuộc tính 67
Trang 14DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore (1999) 7
Hình 2.2: Mô hình Gronroos 10
Hình 2.3: Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11
Hình 2.4: Mô hình HOLSAT 16
Hình 2.5: Sáu yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) 17
Hình 2.6: Năm yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 18
Hình 2.7: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 19
Hình 2.8: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 20
Hình 2.9: Tám yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013) .21
Hình 2.10: Các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng 26
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 32
Hình 4.1: Ma trận các thuộc tính tích cực 55
Hình 4.2: Ma trận các thuộc tính tiêu cực .61
Hình 4.3: Mô hình các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng du khách quốc tế sau khi đã hiệu chỉnh 64
Hình 4.4: Mô hình HOLSAT với 20 biến tích cực và 8 biến tiêu cực tác động đến sự hài lòng 65
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, mang lại nguồn thu lớncho nền kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân cũng như quảng báhình ảnh của đất nước, vùng miền Do đó, Việt Nam luôn chú trọng đầu tư và pháttriển ngành du lịch, hướng đến như một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy đất nướcphát triển Trong đó, trục chiều dài ven biển có tiềm năng vô cùng to lớn để khaithác và phát triển ngành du lịch Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ đã xác định: “Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thể là thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo, nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch Tập trung phát triển các du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu
và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới” (Quyết định 2473/QĐ-TTg).Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển tạo ra doanh thu 10 tỷ USD và tạoviệc làm cho hơn 1,1 triệu lao động
Cùng với các điểm đến dọc chiều dài đất nước như Đà Nẵng, Mũi Né, NhaTrang và Vũng Tàu, Phú Quốc là một trong những điểm du lịch đầy tiềm năng Cóthể nói hiếm có nơi nào trên đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi như PhúQuốc với vùng nước biển ấm quanh năm, những bãi biển hoang sơ màu ngọc bíchcùng bạt ngàn những khu rừng nguyên sinh được bảo tồn nguyên vẹn Với nhữnglợi thế như vậy, Phú Quốc sẽ trở thành một điểm đến du lịch ưa thích của khách dulịch trong nước cũng như quốc tế
Trong 5 tháng đầu năm 2017, Phú Quốc đón gần 858.000 lượt khách, đạt hơn47% kế hoạch, tăng 21% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế gần 181.000 lượtngười, đạt 60% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ (Sở Du Lịch Kiên Giang,2016) Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc vẫn còn hạn chế sovới tiềm năng vô cùng to lớn về du lịch của hòn đảo này, đặc biệt là so với mục tiêuđạt 300.000 lượt du khách vào năm 2017 của Chính phủ Vấn đề đặt ra là làm sao
Trang 16để phát triển du lịch Phú Quốc tương xứng với tiềm năng, giúp thu hút thêm ngàycàng nhiều du khách đến Phú Quốc hơn, góp phần phát triển kinh tế cũng nhưquảng bá hình ảnh của địa phương đối với du khách Do đó cần phải có nhiều hơnnữa những nghiên cứu, báo cáo thực tế, chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháphợp lý để thúc đẩy phát triển du lịch Phú Quốc Trước vấn đề trên, tác giả quyết
định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
du lịch quốc tế tại điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu.
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến sự hài lòng củakhách du lịch, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về du lịch Phú Quốc vẫn còn rất hạn
chế Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Ánh (2013) với đề tài “Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang” sử dụng mô hình thang đo dịch vụ chất lượng SERVQUAL
(Parasuraman và cộng sự, 1988) để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy có nămthành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch là cơ sở lưu trú, phong cảnh
du lịch, mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, và phương tiện vận chuyển Một nghiêncứu khác của Đặng Hoàng Sa và Ying Fang Hoang (2014) về sự hài lòng của kháchquốc tế với chất lượng dịch vụ du lịch tại Phú Quốc đã sử dụng mô hình SERQUALkết hợp với IPA (Importance Performance Analysis) Nghiên cứu đã cho thấy yếu tốphương tiện hữu hình và độ tin cậy không những có tác động mạnh đến sự hài lòngcủa du khách mà còn tác động đến chất lượng dịch vụ Nhìn chung hai nghiên cứutrên đều sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ SERQUAL để phân tích các nhân tốcủa chất lượng dịch vụ du lịch tác động đến sự hài lòng Trong nghiên cứu này, tácgiả sử dụng mô hình đo lường sự hài lòng của du khách HOLSAT (Tribe và Snaith,1998), làm cơ sở để đo lường sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịchPhú Quốc Mô hình HOLSAT được xây dựng dựa trên các mô hình SERVQUAL
và các mô hình nghiên cứu trước Tuy nhiên, mô hình này đã khắc phục được một
số mặt hạn chế của các mô hình khác, đó là đo lường sự hài lòng cho một điểm đếnhơn là đo lường một dịch vụ cụ thể
Trang 171.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế tạiđiểm đến du lịch Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang
+ Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến dulịch Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang
+ Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách dulịch quốc tế, qua đó tạo sức hút nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc – Tỉnh KiênGiang
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến PhúQuốc – Tỉnh Kiên Giang?
+ Mức độ tác động của các thuộc tính điểm đến Phú Quốc – Tỉnh KiênGiang đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế như thế nào?
+ Giải pháp nào nâng cao sự hài lòng để thu hút thêm ngày càng nhiều dukhách quốc tế đến Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn Huyện đảo Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang.Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại điểm đếnPhú Quốc - Tỉnh Kiên Giang và các yếu tố ảnh hưởng
Đối tượng khảo sát: Khách du lịch quốc tế nói Tiếng Anh, đã từng một lần đi
du lịch đến Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ vànghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính với kỹ thuậtphỏng vấn chuyên gia bao gồm giảng viên chuyên ngành du lịch, chuyên gia của Sở
Trang 18Văn Hóa Thể thao Du lịch Kiên Giang và lãnh đạo các Công ty kinh doanh du lịchnhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứutrước trong và ngoài nước cho phù hợp với thực tế của đề tài nghiên cứu Tiến hànhkhảo sát thử để đưa ra Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện thông qua phương pháp định lượngnhằm lượng hóa và đo lường các thông tin thu thập bằng các con số cụ thể Dữ liệuđược thu thập thông qua phát Phiếu khảo sát ý kiến du khách quốc tế Phần mềmSPSS 20.0 được sử dụng làm công cụ để phân tích dữ liệu
- Các phép phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập
- Phép phân tích Paired sample T-test để phân tích sự khác biệt giữa cảm nhậnsau khi đi và kỳ vọng trước khi đi của du khách
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cácnghiên cứu về sự hài lòng của du khách, nhất là du khách quốc tế Là nguồn thamkhảo cho các nghiên cứu tiếp theo cùng lĩnh vực
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu khảo sát sự hài lòng trên phương diệnkhách du lịch quốc tế đến Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang là một đề tài mang tính cấpthiết cao Nghiên cứu giúp đánh giá được mức độ hài lòng của du khách quốc tế,qua đó cung cấp những thông tin hết sức hữu ích cho chính quyền cũng như cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Phú Quốc đưa ra được những giải pháp thiếtthực để thu hút thêm ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Phú Quốc
1.7 Bố cục của nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách quốc tế.
2.1.1 Khách du lịch
Thuật ngữ “khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới
Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức Du lịchThế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức về
“khách du lịch” Theo đó, “Khách du lịch là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư trú thường xuyên của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu nhập ở nơi viếng thăm”
(UNWTO, 1963)
Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam (2005) thì khách du lịch được định nghĩa:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Tổng cục du lịch Việt Nam
chia khách du lịch làm hai nhóm như sau:
Khách du lịch nội địa: là khách du lịch thực hiện chuyến đi trong quốc gia mà
họ cư trú Chuyến đi được xác định từ nơi môi trường sống thường xuyên đến khitrở về nơi xuất phát
Khách du lịch quốc tế: là khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc gia
mà họ cư trú Chuyến đi được xác định là lượt xuất – nhập cảnh tại các cửa khẩuquốc tế của quốc gia
Trong khi đó định nghĩa về khách du lịch quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập”
(UNWTO,1963)
Như vậy, điểm khác biệt giữa khách du lịch và khách du lịch quốc tế là khách
du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mìnhthường xuyên cư trú
Trang 20Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhậngiữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988) Nghĩa là,kinh nghiệm đã biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khidịch vụ được cung cấp.
Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giáccủa một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mongđợi của người đó Theo đó, sự hài lòng có ba cấp độ: (1) Nếu nhận thức của kháchhàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không hài lòng; (2) Nếu nhận thứcbằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận hài lòng; (3) Nếu nhận thức lớn hơn kỳvọng thì khách hàng cảm nhận là hài lòng hoặc thích thú
Như vậy, có thể hiểu sự hài lòng của khách du lịch là trạng thái cảm xúc của
họ về sản phẩm, dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở cảm nhận từ trải nghiệmthực tế so với mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch đó
Trang 217
Trang 22Sự hài lòng Cảm nhận
(E2)
Kỳ vọng(E1)
Hình 2.1: Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore (1999)
(Nguồn: Pine và Gilmore, 1999)
Tương tự như vậy, dựa trên khái niệm về sự hài lòng, nghiên cứu của Tribe vàSnaith (1998) cho thấy sự hài lòng của du khách đối với một điểm đến du lịch dựatrên mức độ đánh giá các thuộc tính của điểm đến vượt quá mức độ kỳ vọng của họ
Reisinger và Turner (2003) nhận thấy rằng sự hài lòng tích cực vẫn có thểxảy ra khi sự trải nghiệm không giống như mong đợi Các tác giả phân loại ra ba
mức độ của sự hài lòng tích cực từ “rất hài lòng”, “hoàn toàn hài lòng” đến “hài lòng” Mức độ hài lòng thấp hay cao tùy thuộc vào kỳ vọng ban đầu.
2.1.3 Điểm đến du lịch
2.1.3.1 Định nghĩa
Theo Điều 4 luật du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch:
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia
Trang 23+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch điaphương
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch+ Có kết cấu hạ tầng và du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhấtmười nghìn lượt khách tham quan một năm
Điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng đến thực hiện các hoạtđộng vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm Điểm đến du lịch là nơi tập trung nhiềuđiểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác, là nơi xảy
ra các hoạt động Kinh tế Xã hội do du lịch gây ra (Goeldner và ctg, 2000)
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thì điểm đến du lịch là một khônggian vật chất mà du khách ở lại ít nhất một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịchnhư là dịch vụ hỗ trợ và tăng sức hút và các nguồn tài nguyên du lịch Điểm đếnxác định được địa giới hành chính và tự nhiên mà nó quản lý, hình ảnh và cảmnhận xác định trong thị trường mà nó cạnh tranh Các điểm đến du lịch địa phươngthường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nốilại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn
2.1.3.2 Các thuộc tính của điểm đến du lịch
Mỗi điểm đến có nhiều thuộc tính riêng của nó khác với những điểm đếnkhác Các nhà nghiên cứu trước đây đã phân loại nhiều dạng khác nhau của thuộctính điểm đến Haahti (1986) đưa ra 10 thuộc tính của điểm đến du lịch tại phầnLan, bao gồm: tiền, khả năng tới, hoạt động thể thao và các hoạt động khác, hoạtđộng giải trí và thú vui về đêm, sự yên bình và tĩnh lặng, dịch vụ lưu trú, sự hoang
sơ, đi bộ và cắm trại, trải nghiệm văn hóa, phong cảnh và sự thay đổi từ các điểmđến thường xuyên Calanton (1989) đưa ra 13 thuộc tính liên quan đến cảm nhậncủa du khách về điểm đến du lịch, bao gồm sự tiện lợi mua sắm, dịch vụ lưu trú, an
Trang 24toàn, thực phẩm, văn hóa, nơi thăm quan, các tiện ích du lịch, hoạt động giải trí vàthú vui về đêm, phong cảnh, bãi biển và thể thao dưới nước Driscoll, Lawson vàNiven (1994) chọn lựa 18 yếu tố được xem như các thuộc tính của các điểm đến,
đó là: tiện ích, phong cảnh, an toàn, khí hậu, văn hóa, xã hội hiện đại, trải nghiệmphong phú, giá trị của đồng tiền, dễ đi tới, tiện ích mua sắn, khả năng tổ chức cáchoạt động, sự sạch sẽ, hướng tới gia đình, địa điểm lạ, hoạt động ngoài trời, giá trịtôn giáo, dịch vụ lưu trú, hoạt động giải trí và thú vui về đêm
Theo tác giả, các thuộc tính của điểm đến du lịch chính là sức hấp dẫn và sựthu hút khách của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, kiếntrúc, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phongtục tập quán, sự hiếu khách và tính thân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sựkiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến dulịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội vàgiá cả
2.2 Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng
2.2.1 Mô hình kỳ vọng – cảm nhận
Davidoff (1994) cho rằng mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ được đolường bằng sự so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi của bản thânkhách hàng S = P – E (Satisfaction = Perception – Expectation) Mối quan hệ giữa
ba yếu tố S, P, E có tính chất quyết định mọi vấn đề của dịch vụ
- Nếu P > E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ cung cấp cao hơnmức giá trị mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánh giá làtốt
- Nếu P = E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ cung cấpbằng phù hợp với mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánhgia ở mức thỏa mãn
- Nếu P < E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ cung cấpthấp hơn mức mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ bị coi là kém
Trang 25Nguyễn Trọng Nhân (2013) sử dụng Mô hình kỳ vọng – cảm nhận (S = P –E) trong nghiên cứu "Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với dulịch miệt vườn vùng đồng bằng Sông Cửu Long".
2.2.2 Mô hình Gronroos
Trang 26Dịch vụ
mong đợi
Cảm nhận về chấtlượng dịch vụ
Dịch vụCảm nhận
- Yếu tố truyền thống
- Hoạt động marketing
Hình ảnh
- Tác động bên trong
bởi tập quán, tư tưởng
và truyền miệng Chất lượng kỹ
thuật (Cái gì?)
Chất lượng chứcnăng (Thế nào?)
- Thứ hai: hình ảnh có tầm quan trọng tột bậc đối với tất cả các hãng cung ứngdịch vụ bởi vì khách hàng có thể thấy được hình ảnh và nguồn lực của hãng trongquá trình giao dịch mua bán
- Thứ ba: cảm nhận toàn bộ về chất lượng là một hàm của những cảm nhậnđánh giá của khách hàng về dịch vụ và sự khác biệt giữa những đánh giá này vớinhững mong đợi về dịch vụ của họ
Trang 272.2.3 Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ
Giá cả
Trang 28Chất lượng dịch vụ Sự thỏa mãn
chức năngChất lượng sản phẩm
Sự thỏa mãntoàn phầnDịch vụ quan hệ
Sự thỏa mãn của khách hàng được cấu thành từ 2 thành phần:
- Thỏa mãn chức năng: Sự thỏa mãn đạt được do mua được hàng hóa hay dịch
vụ đạt chất lượng với giá cả phù hợp
- Mối quan hệ: Mối quan hệ có được từ quá trình giao dịch kinh doanh tích lũytheo thời gian như sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ, khả năng chuyên mônnhân viên, thái độ phục vụ khách hàng…
- Giá cả: Là giá trị sản phẩm hay giá trị dịch vụ được quy đổi ra tiền Giá cảphụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng, thương hiệu, dịch vụ đi kèm… xuhướng của người tiêu dùng hiện nay là họ sẵn sàng chi trả một mức giá cao để nhậnlấy một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt Yếu tố mà khách hàng quan tâm làgiá cả có phù hợp với chất lượng hay không Do đó, giá cả cũng có ảnh hưởng nhấtđịnh đến sự thỏa mãn của khách hàng
- Chất lượng sản phẩm: Dựa vào các đặc tính sau:
Trang 29+ Tính năng chính (Performance): Đặc tính vận hành chính hay chức năng cơbản của sản phẩm
+ Tính năng đặc biệt (Features): Bổ sung cho chức năng cơ bản và là nhữngtính năng tăng tính hấp dẫn của dịch vụ
+ Độ tin cậy (Reliability): Xác suất thực hiện thành công một chức năng quyđịnh trong một khoảng thời gian xác định và dưới những điều kiện xác định Độ tincậy của sản phẩm thường được đo lường bằng thời gian trung bình xuất hiện hưhỏng đầu tiên hay thời gian trung bình giữa những lần hư hỏng Tuy nhiên, nhữngcách đo này đòi hỏi sản phẩm phải được sử dụng trong một khoảng thời gian xácđịnh và nó không phù hợp trong những trường hợp mà sản phẩm và dịch vụ được sửdụng và tiêu dùng ngay
+ Độ phù hợp (Conformance): Mức độ mà thiết kế và các đặc tính vận hànhcủa sản phẩm tuân theo những tiêu chuẩn đã đề ra
+ Độ bền (Durability): Tuổi thọ sản phẩm Độ bền có thể định nghĩa là thờigian sử dụng sản phẩm trước khi nó bị giảm giá trị đến mức mà phải thay thế màkhông sửa chữa
+ Độ tiện lợi (Serviceability): Khả năng, thái độ lịch sự và mức độ nhanhchóng trong việc sửa chữa chi phí sửa chữa không chỉ là tiền phải trả khi sửa chữa
nó bao gồm tất cả những khía cạnh về những mất mát và phiền phức do thời gianchết của thiết bị, thái độ của đội ngũ dịch vụ, và số lần sửa chữa không thành côngcho một sự cố
+ Tính thẩm mỹ (Aesthetics): Sản phẩm trông thế nào, cảm giác, âm thanh,mùi hoặc vị của sản phẩm ra sao Đây là một đặc tính mang tính chủ quan cao.+ Nhận thức (Perceived Quality): Danh tiếng của một công ty Khách hàngkhông phải lúc nào cũng có thông tin đầy đủ về đặc trưng của sản phẩm hay dịchvụ; trong trường hợp đó danh tiếng của Công ty là cơ sở duy nhất để họ so sánhgiữa các nhãn hiệu
- Chất lượng dịch vụ dựa vào các đặc tính sau:
Trang 30+ Độ tin tường (Reliability): Khả năng thực hiện một dịch vụ đúng như đã hứa
+ Sự cảm thông (Empathy): Nhân viên phục vụ có phong cách dễ gần: quantêm chú ý đến khách hàng, tạo cảm giác yên tâm…
+ Sự hữu hình (Tangibility): Vẻ bề ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhânviên, những vật dụng, tài liệu dùng cho thông tin liên lạc
- Dịch vụ liên hệ và chất lượng quan hệ: Những yếu tố liên quan đến trình độnghiệp vụ, thái độ của nhân viên… thực hiện đúng những gì đã cam kết, uy tín vớikhách hàng… sẽ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng
2.2.4 Mô hình IPA
Mô hình phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA – ImportancePerformance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và Jame năm 1997 Theo IPA,chất lượng dịch vụ được xác định bởi sự khác biệt trong ý kiến khách hàng về mức
độ quan trọng và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ Môhình IPA được xem như là một phương tiện hiệu quả trong việc xác định các lợi thếcạnh tranh cũng như nhược điểm của nhà cung cấp dịch vụ Từ đó, nhà quản trịcung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chấtlượng dịch vụ Mô hình IPA được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá chấtlượng dịch vụ du lịch và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mộtcách hiệu quả Qua mô hình này, nhà quản lý du lịch có thể biết được đặc điểm nàocủa dịch vụ là quan trọng đối với khách hàng và khách hàng đánh giá dịch vụ ra sao
2.2.5 Mô hình HOLSAT
Mô hình HOLSAT là một mô hình tương đối mới, cố gắng hướng đến việc
đo độ phức tạp của sự hài lòng của du khách với điểm đến du lịch Tribe và Snaith
Trang 31(1988) đã phát triển mô hình HOLSAT và sử dụng nó để đánh giá sự hài lòng đốivới kỳ nghỉ của du khách tới khu du lịch nổi tiếng Varadere, Cuba Mô hìnhHOLSAT được xây dựng dựa trên các mô hình SERVQUAL và các mô hình nghiêncứu trước Tuy nhiên, nó đã vượt qua được mặt hạn chế của các mô hình khác, đó là
đo lường sự hài lòng cho một điểm đến hơn là đo lường một dịch vụ cụ thể
Tribe và Snaith (1998) xác định sự hài lòng của du khách với một điểm đếnkhi mức độ đánh giá của du khách đối với các thuộc tính của điểm đến vượt quámức độ mong đợi của họ Điểm quan trọng của công cụ HOLSAT là khả năng đolường sự hài lòng của du khách với trải nghiệm ở một điểm đến du lịch hơn là nhàcung cấp dịch vụ du lịch cụ thể (ví dụ như khách sạn) Trong khi hầu hết các nghiêncứu khác tập trung nghiên cứu sự hài lòng của du khách với một dịch vụ riêng biệt.HOLSAT đặc biệt hướng đến các biến và tính đa chiều của sự hài lòng của kháchhàng, bằng cách so sánh cảm nhận trong một phạm vi rộng các thuộc tính của kỳnghỉ đối với kỳ vọng ban đầu Hơn nữa, nó không sử dụng một bảng các thuộc tính
cố định cho tất cả các điểm đến Thay vào đó, các thuộc tính này được tạo ra phảiđảm bảo thích hợp cho từng điểm đến cụ thể Các thuộc tính này được xây dựngdựa trên nhiều nguồn liên kết với điểm đến đó như quảng cáo, sách hướng dẫn dulịch, báo chí, thông tin báo cáo và phỏng vấn với du khách đã từng đi du lịch tạiđiểm đến cần nghiên cứu
Mô hình HOLSAT sử dụng cả hai thuộc tính tích cực và tiêu cực Thuộc tínhtích cực là những đặc điểm truyền tải các ấn tượng tốt về địa điểm du lịch, trong khicác thuộc tính tiêu cực thì trái ngược lại Mặc dù khách du lịch thăm một địa điểm
cụ thể với hy vọng sẽ có trải nghiệm thoải mái trong toàn chuyến đi, tuy nhiên dukhách cũng có những lo ngại về những điểm tiêu cực (như ô nhiễm, ồn ào, đôngđúc…) Tribe và Snaith (1998) đề xuất thêm thuộc tính tiêu cực mà du khách khôngmong muốn là một sự bổ sung quan trọng của HOLSAT bởi vì thuộc tính này cũnggóp phần tạo nên sự hài lòng của du khách Ví dụ như du khách hình dung về sựđông đúc và ồn ào (tiêu cực) của đị điểm du lịch trước chuyến đi, tuy nhiên cảm
Trang 32nhận thực tế là khu du lịch không đông đúc và ồn ào như họ nghĩ, điều này có thể làm tăng sự hài lòng của du khách.
Nét đặc biệt của bảng câu hỏi của mô hình HOLSAT là đáp viên cho điểm sự
kỳ vọng với mỗi thuộc tính (ấn tượng trước khi đi) và cho điểm cảm nhận với mỗithuộc tính (trải nghiệm sau khi đi) trên cùng một bảng danh mục các thuộc tính.Thang đo Likert được sử dụng cho các thuộc tính Điểm trung bình của từng thuộctính được xác định cho cả kỳ vọng và cảm nhận Sự khác nhau giữa kỳ vọng và cảmnhận của mỗi thuộc tính cho thấy sự đo lường định về mức độ hài lòng của dukhách
Các kết quả được trình bày trên một ma trận, theo đó điểm của cả thuộc tínhtích cực và tiêu cực sẽ được biểu diễn trên các ma trận riêng biệt với cảm nhận (trục
X) và kỳ vọng (trục Y) Các vùng “Được” và “Mất” miêu tả những mong đợi của người tiêu dùng không được đáp ứng và “Đường kẻ” Đối với mỗi thuộc tính, khoảng cách giữa các điểm được vẽ và “Đường kẻ” càng xa thì mức độ hài lòng
hoặc không hài lòng theo cảm nhận của các du khách càng lớn Trong trường hợp
điểm nằm trực tiếp trên “Đường kẻ”, cảm nhận của khách du lịch trùng với mong
đợi của họ và do đó đã đạt được sự hài lòng
Ưu điểm của mô hình HOLSAT so với các mô hình trước.
Mô hình được xây dựng dựa trên tổng hợp lý thuyết từ nhiều mô hình khácnhau HOLSAT không sử dụng một danh mục cố định các thuộc tính chung cho tất
cả các điểm đến mà các thuộc tính được xây dựng và bổ sung phù hợp với từngđiểm đến cụ thể vì mỗi điểm đến đều có nét riêng biệt Điều này giúp đảm bảo cácthuộc tính đang được sử dụng là phù hợp nhất với điểm đến đang được nghiên cứu.Điều này trái ngược lại với mô hình SERVQUAL sử dụng 22 thuộc tính cố định,không phân biệt cho các điểm đến khác nhau hoặc loại hình kinh doanh khác nhau
Việc sử dụng cả hai loại thuộc tính, tích cực và tiêu cực cho thấy đây là lợithế của HOLSAT so với các mô hình khác Theo Tribe và Snaith (1998) mặc dùđiểm đến du lịch có một số thuộc tính tiêu cực nhưng du khách vẫn có thể biểu hiện
sự hài lòng nếu tính tiêu cực thực tế thấp hơn so với lo ngại ban đầu Cách tiếp cận
Trang 33này mang tính mới và cho chúng ta cái nhìn sâu hơn trong nghiên cứu đo lường sựhài lòng của du khách.
Vì những ưu điểm như nêu trên so với các mô hình khác trong nghiên cứu sựhài lòng của du khách, tác giả quyết định lựa chọn mô hình HOLSAT làm mô hình
sử dụng trong nghiên cứu này
Cảm nhận > Kỳ vọng
Trang 34Thuộc tínhtích cực
Cảm nhận < Kỳ vọng
Thuộc tính
điểm đến
Không hài lòng
Hài lòng
Cảm nhận > Kỳ vọngThuộc tính
tiêu cực
Cảm nhận < Kỳ vọng
Hình 2.4: Mô hình HOLSAT
( Nguồn: Tribe và Snaith, 1998)
2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài
2.3.1.1 Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998)
Tribe và Snaith (1998) xây dựng mô hình HOLSAT để nghiên cứu về sự hàilòng của du khách đến khu du lịch Varadero, Cuba Các tác giả cho rằng có 6 yếu
tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách, đó là:
Trang 35Tài nguyên thiên nhiên vàđiều kiện vật chấtMôi trường
Trang 36Các dịch vụ ăn uống, tham
quan, giải trí, mua sắm
Di sản văn hóa
Sự hài lòngcủa dukhách
Chuyển tiền
Nơi lưu trú
Hình 2.5: Sáu yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998)
(Nguồn Tribe và Snaith, 1998)
Sáu yếu tố của điểm đến như trên được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏinghiên cứu, bao gồm 47 thuộc tính tích cực và 7 thuộc tính tiêu cực Chỉ có 11thuộc tính tích cực đạt được mức độ cảm nhận cao hơn kỳ vọng ban đầu Có 3thuộc tính tiêu cực có mức cảm nhận thấp hơn so với sự kỳ vọng lúc đầu, nghĩa là
du khách đạt được sự hài lòng
2.3.1.2 Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006)
Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) nghiên cứu về sự hài lòng củakhách du lịch Australia đến Việt Nam cũng đã sử dụng mô hình HOLSAT dựa trênnghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) Tuy nhiên, các tác giả sử dụng mô hình gồm
25 thuộc tính tích cực và 8 thuộc tính tiêu cực, được thiết kế phù hợp với điểm đến
là Việt Nam Các thuộc tính được xây dựng dựa trên năm thành phần chủ chốt cấuthành một điểm đến du lịch, đó là:
Trang 37Giao thông
Trang 38Cơ sở vật chất, hạ tầng h
Yếu tô con ngườiSự tiện Tiện nghi
(Amenities)
Sự hàilòngcủa dukhách
Nơi lưu trú (Accommodation)
Phương tiện giao thông (Accessibility)
Hình 2.6: Năm yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường
và D.Foster (2006)
(Nguồn: Trương Thúy Hường và D.Foster, 2006)
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 21 thuộc tính tích cực đạt được sự hàilòng khi điểm trung bình của cảm nhận cao hơn kỳ vọng ban đầu Có 3 thuộc tínhtiêu cực đạt được sự hài lòng khi mức cảm nhận thấp hơn kỳ vọng ban đầu
2.3.1.3 Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)
Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) cũng sử dụng mô hình HOLSAT để
đo lường khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách du lịch Nhật Bản tớiMalaysia theo hình thức homestay (lưu trú tại nhà) Nghiên cứu đưa ra 14 thuộctính tích cực và 6 thuộc tính tiêu cực, được xây dựng dựa trên 5 yếu tố chính củađiểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách, đó là:
Trang 39Thắng cảnh (Attractions)
Trang 40Bữa ăn (Meal)
Nơi lưu trú (Accommodation)
Sự hàilòng của
du kháchHomestay
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012)
Một nghiên cứu mới đây của Trần Thị Lương (2013) về sự hài lòng của dukhách nội địa tới Đà Nẵng cũng sử dụng mô hình HOLSAT Tác giả đề xuất 6 yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, đó là: