Các tài nguyên du lịch của Hà Nội

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình: Hà Nội có lợi thế về một số điều kiện tự nhiên và tài nguyên, lợi thế về phân bố địa hình, có sông, nhiều hồ, đầm, công viên, cây xanh...

Khí hậu, Thuỷ văn: Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC, lƣợng mƣa trung bình 2300-2400mm; vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18-20oC.

Tài nguyên nƣớc: Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống nƣớc mặt và nƣớc ngầm phân bố khắp địa bàn tạo nên cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch.

Tài nguyên sinh vật: Hà Nội có tiềm năng về quỹ đất với cơ cấu thổ nhƣỡng đa dạng, có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều chủng loại, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Tài nguyên văn hoá vật thể

Tài nguyên văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dƣới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài ngƣời, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại.Tài nguyên văn hóa vật thể - những thực thể vật chất (tồn tại vật lý) đƣợc cấu thành bởi các loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng trƣờng tồn mãi mãi cùng nhân loại. Hà Nội là vùng đất cổ

không chỉ có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng mà còn có nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá khác có giá trị hấp dẫn khách du lịch quốc tế tham quan. Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Văn Miếu đƣợc xây dựng vào năm 1070 để làm nơi biểu dƣơng cho Nho Giáo. Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử Giám kế sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử nhƣng sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong cả nƣớc. Ngày nay, ở đây đƣợc dung làm nơi trƣng bày chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô. Khách du lịch quốc tế tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có đủ 900 tuổi mà còn đƣợc giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: Đây là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc từ ngàn xƣa để lại. Hồ Gƣơm là niềm tự hào không những của ngƣời Hà Nội mà còn là của cả đồng bào ta. Ngày nay cùng với sự đi lên của đất nƣớc, Hồ Gƣơm dù đƣợc nhà nƣớc chú ý đến nhiều. Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc đã đƣợc sửa sang tu bổ, song không bao giờ Hồ Gƣơm mất đi nét cổ kính, tâm linh trong long ngƣời Hà Nội.

Ở Hà Nội, khách du lịch quốc tế còn có thể tới thăm các viện bảo tang để tìm hiểu chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hoá của dân tộc Việt Nam. Gần trung tâm Hà Nội có Viện Bảo tang lịch sử, bảo tang trƣng bày những hiện vật quý nhƣ cây cọc Bạch Đằng, trống đồng Ngọc Lũ… tiêu biểu cho quá trình tiến hoá của dân tộc Việt Nam qua lịch sử 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Bên cạnh đó là Viện Bảo tàng Cách mạng, tại đây trƣng bày nhiều hiện vật quý, tái hiện lịch sử đấu tranh hang tram năm của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lƣợc. Đặc biệt là Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi đây trƣng bày nhiều hiện vật gắn liền với thân thế và sự nghiệp hoạt động của Bác Hồ.

Tài nguyên văn hoá phi vật thể

Tài nguyên văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ đƣợc lƣu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác. Tài nguyên văn hóa phi vật thể, tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản. Trong những trƣờng hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản là một cộng đồng cƣ dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa phi vật thể. Và, chính họ là nhân tố quyết định những tài nguyên văn hóa phi vật thể nào cần đƣợc bảo tồn,

phƣơng cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng.

Tiềm năng văn hoá văn nghệ của Hà Nội phục vụ cho du lịch thực hiện rõ nhất qua hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian. Địa bàn Hà Nội chủ yếu là ngƣời Kinh sinh sống và họ có các sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian phong phú thể hiện qua các hoạt động lễ hội. Trong những ngày hội này, khách du lịch quốc tế sẽ đƣợc tiếp xúc với nền văn hoá dân tộc độc đáo của Việt Nam, sẽ đƣợc sống lại những ngày tháng hào hung của lịch sử dân tộc.

Hà Nội còn có ƣu thế về âm nhạc, các loại nhạc cụ dân tộc rất phát triển làm phong phú thêm các loại sân khấu ở các rạp hát Hà Nội, đặc biệt là nghệ thuật chèo. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời. Ngoài ra hát chầu văn cũng đã gây hứng thú cho rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt trong các loại hình nghệ thuật thì múa rối nƣớc là một thành công lớn mang tính cách dân tộc rõ rệt. Với các kịch bản gắn liền với quá trình lịch sử dân tộc, cuộc sống, sản xuất đời thƣờng làm cho khách du lịch quốc tế hiểu thêm về đất nƣớc và con ngƣời Hà Nội

Ngoài ra, ẩm thực cũng là một trong những tài nguyên phi vật thể của Hà Nội. Các quán ăn ở Hà Nội luôn sẵn sang phục vụ khách du lịch với đủ các món ăn đặc sản Tây, Tàu, Việt với phong bị rất Hà Nội, kể cả những món ăn cổ truyền nhƣ gạo Tám, rau húng Láng, cá rô Đầm Sét, cá chép Hồ Tây, chim sâm cầm, chả cá Lã Vọng… Việc nấu ăn của ngƣời Hà Nội đã trở thành nghệ thuật tiêu biểu cho cả nƣớc. Văn hoá ẩm thực với những món ăn nổi tiếng đã đi vào long ngƣời, đặc biệt là món phở, ngoài Hà Nội ra không ở đâu có đƣợc

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố Hà Nội (Trang 35 - 37)