Các số liệu, mô hình trong luận văn là trung thực; các giải pháp, đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP QuânĐội.. Do đó, để thực hiện mục
Trang 1VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa
Sinh viên thực hiện : Ngô Anh Tiến
-0 0
Trang 20 -LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ của PGS.TS Lê Thị TuấnNghĩa - học viện ngân hàng và phòng thanh toán quốc tế - hội sở ngân hàng thươngmại cổ phần Quân Đội
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Tuấn Nghĩa, người đã trựctiếp hướng dẫn và cho em những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành khóaluận
Xin chân thanh cảm ơn ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng thanh toán quốc
tế hội sở đã tạo môi trường làm việc tích cực để em có điều kiện thực tập và hoànthành khóa luận
Sinh viênNgô Anh Tiến
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: bản khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hìnhthực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa
Các số liệu, mô hình trong luận văn là trung thực; các giải pháp, đề xuất đưa
ra xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP QuânĐội
Sinh viênNgô Anh Tiến
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết
: Thời hạn chót nhận hồ sơ giao dịch
ICC : Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce)
NHQĐ : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHTM : Ngân hàng thương mại
NOSTRO : Tài khoản của một ngân hàng mở tại ngân hàng nước ngoài
ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return on Assets)
ROE : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Returns on Equity)
SWIFT : Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
(Society for World-wide Interbank Financial Telecommunications)
TMCP : Thương mại cổ phần
TTQT : Thanh toán quốc tế
TTV : Thanh toán viên
Quân Đội giai đoạn 2005-2011 ……… ……….30Bảng 2.3: Nợ quá hạn cho vay XNK tại NHQĐ (2005-2011) ………34
Trang 5ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Phí từ hoạt động TTQT trong tổng thu nhập của NHQĐ ………… 29
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền … ……… ……… 04
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ ………06
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ ………….07
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng quân đội ……….23
Sơ đồ 2.2: Mô hình xử lý tập trung TTQT tại ngân hàng Quân Đội …… …… 26
Sơ đồ 2.3: Quy trình tác nghiệp giữa trung tâm xử lý với chi nhánh ………… 27
Sơ đồ 2.4: Mô hình đào tạo TTQT tại NHQĐ ……….….48
Sơ đồ 2.5: Mô hình tác nghiệp TTQT tại NHQĐ ……….53
Trang 6MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM DOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ Đ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTM 3
1.1 Tổng quan thanh toán quốc tế 3
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3
1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 3
1.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Các loại rủi ro 9
1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 14
1.2.4 Nhân tố tác động đến rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 15
1.3 Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế 17
1.3.1 Khái niệm 17
1.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế 18
1.3.3 Các biện pháp quản lý rủi ro thường được sử dụng 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 21
Trang 72.1 Vài nét khái quát về ngân hàng TMCP Quân Đội 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 23
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2011 24
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội 25
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 25
2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội 32
2.2.3 Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tê tại ngân hàng Quân Đội 41
2.2.3.1 Cơ chế quản lý rủi ro 41
2.2.3.2 Những điểm tích cực và hạn chế của các biện pháp quản lý rủi ro đã được áp dụng 42
2.3 Đánh giá về rủi ro và quản lý rủi ro trong TTQT của NH Quân đội 49
2.3.1 Những kết quả đạt được 49
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 50
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 51
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 57
3.1 Định hướng hoạt động quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân Đội 57
3.1.1 Định hướng phát triển đa dạng các sản phẩm TTQT 57
3.1.2 Định hướng phát triển phục vụ khách hàng 58
3.1.3 Định hướng quản lý rủi ro trong TTQT 59
Trang 83.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
ngân hàng Quân Đội 60
3.2.1 Chú trọng công tác đào tạo và tự đào tạo nghiệp vụ 60
3.2.2 Tăng cường kiểm soát chéo, tái thẩm định giao dịch 62
3.2.3 Hoàn thiện mô hình TTQT tập trung 64
3.2.4 Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro 65
3.2.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 66
3.2.6 Tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin 68
3.3 Kiến nghị 68
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành liên quan 68
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 72
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nhiệp XNK 74
KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ ngày 1/1/2011, theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nhưngân hàng trong nước Như vậy, từ năm 2011, ngân hàng nước ngoài và ngân hàngtrong nước sẽ có cùng một sân chơi sòng phẳng Các ngân hàng nội địa khôngnhững phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nướcngoài để chiếm giữ thị phần Trong xu hướng đó, ngành tài chính ngân hàng ViệtNam đang có những điều chỉnh căn bản nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục nhượcđiểm, từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả và đạtđược chuẩn mực quốc tế vào khu vực Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạtđộng dịch vụ của ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quantrọng Thương mại thế giới phát triển chưa từng có từ trước đến nay kéo theo sự gianhập sâu rộng nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệpViệt Nam mở rộng ra thị trường thế giới thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhậpkhẩu và từ đó hoạt động thanh toán quốc tế phát triển lên tầm cao mới
Hoạt động TTQT tại ngân hàng Quân Đội còn mới mẻ nhưng đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định Sự mở rộng và phát triển đa dạng các sản phẩm thanhtoán quốc tế đã tạo tiền đề căn bản để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu và yêu cầu kiện toàn hóa hệ thống dịch vụ của ngânhàng trong quá trình mở cửa nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, thực tiễn hoạt độngthanh toán quốc tế trong bối cảnh kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế thế giới chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhất là các rủi ro mang tính chấtquốc tế Do đó, để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả, việc nghiên cứu vàđưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và quản lý rủi ro trong thanh toánquốc tế tại ngân hàng TMCP Quân đội là một yêu cầu cấp bách Xuất phát từ những
lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: " Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: thực trạng và giải pháp hoàn thiện" cho
khóa luận tốt nghiệp
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận hệ thống và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về rủi ro và quản lý rủi
ro trong thanh toán quốc tế
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro trongTTQT của NHQĐ
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý rủi ro trong TTQT tại NHQĐ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt độngthanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân đội, số liệu được lấy từ năm 2006 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp diễn giải, quy nạp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5 Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: “Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổphần Quân đội: thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
Ngoài phần: mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụccác từ viết tắt và các phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế
- Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại cổ phần Quân đội
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tạingân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Trang 11CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTM 1.1 Tổng quan thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế chính trịngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật … trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu làngoại thương) chiếm vai trò chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại
và phát triển Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả,thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhua, từ đoa hình thành và phát triểnhoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa cácbên
Từ phân tích trên ta đi đến khái niêm: “thanh toán quốc tế là việc thực hiệncác nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạtđộng kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhânnước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua ngân hàng của cácnước liên quan”
1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
1.1.2.1 Phương thức ứng trước (Advanced payment)
Khái niệm: Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàngchắc chắn (không hủy ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn
bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được ngườibán chuyển giao cho người mua
Thời điểm trả tiền có thể là:
- Ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng
- Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực
- Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định (sau khi nhận được tiền mộtthời gian nhất định thì mới giao hàng)
Trang 12Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank)
Người chuyển tiền (Remitter)Người thụ hưởng (Beneficiary)
Ngân hàng trả tiền (Paying bank)
(3) (2)(5)
(4)
(1)(1)
1.1.2.2 Phương thức ghi sổ (Open account)
Khái niệm: phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuấtkhẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào mộtcuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thườngtheo định kỳ như thỏa thuận
Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức ghi sổ có các đặc điểm:
- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tải khoản
và thực hiện thanh toán
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người nhậpkhẩu mở tài khoản để ghi thì tào khoản này là tài khoản theo dõi, không có hiệu lựcthanh toán
- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng nhau
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyếnhàng thường xuyên định kỳ trong một thời gian nhất định
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiềnngay (chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng)
1.1.2.3 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng(người chuyển tiền - ordering party) yêu cầu Ngân hàng của mình (Remitting bank)chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi - Beneficiary)theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định
Sơ đồ 1.1 :Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền
Trang 13Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền gồm các bước:
Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao toàn
bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn … cho nhà nhập khẩu
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiềnthì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi(nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình
Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều khoản chuyển tiền, nếu thấyhợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyểntiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu củangười chuyển tiền) cho ngân hàng đại ký (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả chongười thụ hưởng
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồngthời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi
1.1.2.4 Phương thức nhờ thu (Collection)
Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuấtkhẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mìnhxuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu ) đểđược thanh toán, chấp nhận hối phiếu haychấp nhận các điều kiện và điều khoảnkhác
Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng từ mà người mua yêu cầulàm căn cứ trả tiền, căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu, nhờ thu chia làm hailoại:
- Nhờ thu phiếu trơn (clean collection): là phương thức thanh toán trong đóchứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mạiđược gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng
- Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection): là phương thức thanh toántrong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm:
(i) Hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính,
(ii) Hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính)
Trang 14(8)Ngân hàng thu hộ (Collecting bank)
Người trả tiền (Importer)Người ủy thác (Exporter)
Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank)
(7) (6)(3)
Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ:
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ gồm các bước:
(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định ápdụng phương thức “nhờ thu kèm chứng từ”
(2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu
(3) Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồmchứng từ thương mại, cùng chứng từ tài chính nếu có) tới ngân hàng nhờ thu
(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngânhàng thu hộ
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ chonhà nhập khẩu
(6) Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách:
- Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay hay séc); hoặc
- Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc
- Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu
Trang 15Ngân hàng thông báo và NHđCD
Người xuất khẩu (Exporter)Người nhập khẩu (Importer)
Ngân hàng phát hành
(6)(10)
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳphiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu
(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc
kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà nhập khẩu
1.1.2.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Khái niệm: Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tênhoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang củangân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
Đặc điểm cơ bản của giao dịch L/C:
- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chốithanh toán và lừa đảo
Quy trình, nghiệp vụ L/C:
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ
Quy trình nghiệp vụ L/C gồm các bước:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toántheo phương thức L/C
(7)
Trang 16(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NKlàm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/Ccho nhà XK hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập L/C vàthông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu đểthông báo cho nhà xuất khẩu
(4) Khi nhận được L/C ngân hàng thông báo kiểm tra, nếu L/C là chân thật thìthông báo L/C cho nhà xuất khẩu, nếu không chân thật thì trả lại ngân hàng pháthành
(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hànhgiao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp vớihợp đồng ngoại thương
(6) Sau khi giao hàng , nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu cảu L/C vàxuất trình cho NHđCĐ để thanh toán
(7) NHđCĐ sau khi tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/Cthì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lạinguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu
(8) NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả
(9) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành thanhtoán cho NHđCĐ, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lạinguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ
(10) NHPH đòi tiền nhà xuất khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩusau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
(11) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trảtiền hoặc chấp nhận hối phiếu, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trảtiền
Trang 171.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.2.1 Khái niệm
Kinh doanh là một hoạt động đầy rủi ro, mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trongkinh doanh là điều tất yếu Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị thiệt hại, tổnthất Nhà kinh tế học Allan Willett cho rằng “rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đếnviệc xuất hiện một biến cố không mong đợi”
Thông qua việc xem xét những quan điểm về rủi ro cũng như xuất phát từthực tiễn hoạt động TTQT, có thể đưa ra định nghĩa về rủi ro trong TTQT như sau:
“rủi ro trong TTQT là những bất trắc ngoài ý muốn có thể xảy ra trong giao dịchTTQT gây thiệt hại cho các bên liên quan như: ngân hàng, người yêu cầu, ngườihưởng lợi,… Sự bất trắc ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từkhông được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nàotrong các khâu của quá trình TTQT”
1.2.2 Các loại rủi ro
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, ta có thể phân loại rủi ro như sau:
a Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro về mất khả năng thanh toán của một trong các
bên tham gia phương thức thanh toán quốc tế Thực tế rủi ro này được thể hiện rõnhất trong phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro tín dụng từ phía NHPH L/C : trường hợp NHPH mất khả năng thanhtoán vì một lý do nào đó hoặc phải đóng cửa hoặc vỡ nợ thì cũng dẫn tới rủi ro chonhà xuất khẩu và ngân hàng chiết khấu chứng từ Vì vậy, để tránh xảy ra tình huốngnhư trên, tốt nhất nhà xuất khẩu nên yêu cầu nhà nhập khẩu chọn những NHTMlớn, có uy tín để phát hành L/C
Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu: trong phương thức L/C, bản chất của L/C làcam kết trả tiền chắc chắn của ngân hàng phát hành khi người hưởng lợi xuất trình
bộ chứng từ phù hợp Phần lớn các ngân hàng khi mở L/C đều tài trợ cho kháchhàng bằng cách cho vay vốn hoặc tài trợ bằng uy tín của khách hàng và chỉ yêu cầu
ký quỹ một tỷ lệ nhất định Nếu nhà nhập khẩu bị vỡ nợ hay phá sản dẫn đến mấtkhả năng thanh toán hoặc vì một lý do nào đó (hàng hóa bị giảm giá mạnh dẫn đến
Trang 18lỗ vốn, hàng hóa bị rủi ro trên đường vận chuyển,…) mà khách hàng cố tình khôngthanh toán thì sẽ gây rủi ro tín dụng cho NHPH Trong phương thức nhờ thu, nhất
là nhờ thu trả chậm, dù nhà nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán để đổi lấy bộ chứng
từ, song, nếu nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanhtoán thì ngân hàng thu hộ cũng không thể nhận được tiền, từ đó dễ làm cho nhàxuất khẩu giảm sút niềm tin và uy tín vào ngân hàng thu hộ
Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: rủi ro này thường xảy ra đối với ngân hàng chiếtkhấu bộ chứng từ theo L/C Có hai loại chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi vàchiết khấu có truy đòi Chiết khấu có truy đòi là khi ngân hàng phát hành từ chốithanh toán hay mất khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu có quyền truy đòilại nhà xuất khẩu số tiền họ đã thanh toán và lãi phát sinh Tuy nhiên, nếu nhà xuấtkhẩu không còn khả năng hoàn lại số tiền đó thì ngân hàng chiết khấu đã gặp rủi ro
b Rủi ro đạo đức: là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia thanh toán quốc tế cố
tình không thực hiện nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của các bên cònlại Đây là loại rủi ro mà các bên tham gia khó có thể lường trước và kiểm soátđược
Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng: nhiều ngân hàng cố tình lợi dụng những saisót nhỏ của bộ chứng từ để trì hoãn hay từ chối thanh toán trong phương thức L/C
Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: khi nhà xuất khẩu giao hàng không đúng hợpđồng hoặc không giao hàng nhưng lại giả mạo chứng từ để xuất trình đòi tiền thanhtoán Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, do giá cả trên thị trường quốc tế tăng lên,người bán không muốn giao hàng, điều này sẽ gây thiệt hại cho người mua vì đãphá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ và họ vẫn phải chịu những chi phíngân hàng liên quan
Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu: trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu lợi dụngnhững sai sót nhỏ của chứng từ, những lỗi không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhànhập khẩu theo hợp đồng mua bán để trì hoãn thanh toán, ép người bán giảm giá,đặc biệt khi giá cả hàng hóa biến động theo hướng bất lợi cho nhà nhập khẩu
Rủi ro từ phía người chuyên chở: đã có trường hợp, người chuyên chở nhậnhàng từ người bán, lấy tiền cước rồi biến mất Khi đó, ngân hàng vẫn phải có trách
Trang 19nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu, còn việc kiện hãng tàu, chủ tàu hoặc đòi bồithường bảo hiểm hoàn toàn tách rời với L/C
c Rủi ro hàng hoá: là những rủi ro về mất mát, hư hỏng, khó tiêu thụ hàng
hoá trong quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ
Trong thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hóa thường qua chặng đường dài,chuyển giao qua nhiều nước, nhiều con tầu, bảo quản trong kho lâu ngày Vì vậy,hàng hóa có thể gặp rủi ro như mất phẩm chất, biến động về giá cả trong quá trìnhvận chuyển, bảo quản và tiêu thụ hoặc hàng hóa còn có thể bị mất do đắm tầu, máybay bị cháy, khủng bố, cướp biển, Điều này sẽ gây thiệt hại cho các bên liênquan Do đó, các bên tham gia cần phải tính toán, dự đoán trước những rủi ro để cóbiện pháp rào chắn hợp lý như mua bảo hiểm với những loại hình bảo hiểm phùhợp
d Rủi ro chính trị: là những rủi ro về kinh tế, chính trị, chính sách của một
quốc gia khiến cho các bên tham gia quá trình mua bán không thể thực hiện đượcnghĩa vụ và quyền lợi của mình
Những biến động về kinh tế, chính trị có thể kể đến như: chiến tranh, nổi loạn,đảo chính, suy thoái, cấm vận kinh tế hay các chính sách thương mại, quản lý ngoạihối của nước xuất nhập khẩu Do rủi ro này mà người nhập khẩu không nhận đượchàng hoá, người xuất khẩu không nhận được tiền hàng, qua đó ảnh hưởng không tốttới ngân hàng Rủi ro chính trị là rủi ro mang tính khách quan, không thể loại trừtrong thương mại quốc tế
e Rủi ro pháp lý: là rủi ro không tuân thủ các yêu cầu pháp lý, sự vận dụng
không đồng nhất các nguồn luật điều chỉnh, và yêu cầu về quản lý của nhà nước
Ví dụ: TTQT bằng phương thức L/C được các ngân hàng trên thế giới thựchiện trên cơ sở UCP, nhưng ở từng giao dịch còn bị chi phối bởi hệ thống luật quốcgia Nhìn chung luật quốc gia thường không đối đầu với luật quốc tế, tuy nhiên,trường hợp có khác biệt thì lại căn cứ trên luật quốc gia và phán quyết của tòa án.Rủi ro pháp lý còn do hệ thống luật pháp không đồng bộ, thậm chí nhiều khi cònmâu thuẫn nhau trong hệ thống luật pháp của một nước
f Rủi ro ngoại hối: phát sinh do biến động về giá cả của các đồng tiền.
Trang 20Nếu ngoại tệ lên giá thì bất lợi cho nhà nhập khẩu và có lợi cho nhà xuất khẩu
và ngược lại Sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách tỷgiá, tốc độ lạm phát, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoại hối,…của từng quốc gia Đối với ngân hàng, trường hợp thường xảy ra nhất đối với loạirủi ro này là trạng thái ngoại hối về đồng tiền thanh toán khác không Nếu trạngthái ngoại tệ đoản thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khi đồng tiền thanh toán lêngiá Nếu trạng thái ngoại tệ trường thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khi đồngtiền thanh toán giảm giá so với đồng bản tệ
g Rủi ro tác nghiệp: đây là những rủi ro về sai sót kỹ thuật nghiệp vụ do
chính bản thân các bên tham gia gây nên
Trong phương thức chuyển tiền: có thể số tiền được chuyển không khớp với
số tiền thực chuyển, hoặc sai tên hoặc sai số tài khoản người hưởng lợi làm chongười hưởng lợi không hoặc chậm nhận được tiền Một rủi ro khác nữa là NHchuyển tiền sơ xuất không cập nhật danh sách OFAC đưa ra cấm vận, chuyển tiềnđến các nước, tổ chức, cá nhân bị cấm vận, và khoản thanh toán đó bị giữ lại,không thể hoàn lại cho khách hàng
Trong thanh toán nhờ thu, ngân hàng nhờ thu thực hiện sai địa chỉ nhờ thu củanhà xuất khẩu Nguyên nhân có thể là khách quan cũng có thể do chủ quan nhưngphần lớn thuộc về chủ quan của ngân hàng Hoặc ngân hàng không bảo quản đượcnguyên vẹn bộ chứng từ, trong nhờ thu kèm chứng từ ngân hàng có trách nhiệmkhống chế bộ chứng từ hàng hóa cho tới khi nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán.Trong suốt thời gian đó ngân hàng phải bảo quản nguyên vẹn bộ chứng từ Rủi ro
sẽ xảy ra với ngân hàng nếu không thực hiện được việc này
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng trực tiếp tham gia hoạt độngthanh toán với vai trò là người phát hành và thực hiện cam kết thanh toán cho nhàxuất khẩu Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rất phổ biến,các bên xuất khẩu, nhập khẩu có độ tin cậy thấp hơn, nên khả năng rủi ro xảy rachiếm tỷ trọng rất cao trong TTQT Do đó nghiên cứu kỹ những rủi ro có thể xảy rađối với ngân hàng là sức cần thiết
Trang 21Đối với nhà xuất khẩu, đó là rủi ro không lập được bộ chứng từ hoàn hảo theoquy định của L/C hoặc xuất hàng đến các nước bị cấm vận Phương thức tín dụngchứng từ đòi hỏi một cách khắt khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanhtoán và L/C Một sự sai khác dù nhỏ nhất cũng có thể bị người mua và NHPH bắtlỗi và từ chối thanh toán Đây là một trở ngại rất lớn với người XK vì họ gặp nhiềukhó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu khắt khe đó
Đối với nhà nhập khẩu, đó là rủi ro do không nắm vững về nghiệp vụ tín dụngchứng từ nên quy định các điều khoản về chứng từ xuất trình theo L/C không chặtchẽ, khiến nhà xuất khẩu dễ dàng lập được bộ chứng từ hoàn hảo mặc dù giao hàngkhông theo đúng quy định của hợp đồng
h Rủi ro công nghệ: là những bất trắc xảy ra do công nghệ thấp kém, không
đáp ứng hoặc đáp ứng không tốt yêu cầu đặt ra
Công nghệ lạc hậu, thủ công sễ gây sai sót trong quá trình lập chứng từ,chuyển tiền, tìm kiếm thông tin và tốn kém chi phí cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu.Đối với ngân hàng, việc đầu tư cho công nghệ, đặc biệt là công nghệ ngân hàng đòihỏi chi phí rất cao Nhìn chung, các ngân hàng nhỏ, vốn ít không có điều kiện đểtrang bị công nghệ hiện đại thường gặp rủi ro này Ví dụ: rủi ro trong quá trìnhtruyền điện đi nước ngoài, trong lưu chuyển hồ sơ, chứng từ trong nội bộ ngân hànghay sai sót trong hạch toán, thu phí dịch vụ
i Rủi ro uy tín: là những bất trắc xảy ra gây ảnh hưởng, làm giảm uy tín của
các bên
Đối với nhà xuất khẩu, nhập khẩu khi uy tín giảm sút, các ngân hàng đánh giá
hệ số tín nhiệm của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu thấp thì ngân hàng sẽ không tiếnhành cho vay, mở L/C cho nhà nhập khẩu hay ngừng chiết khấu chứng từ cho cácnhà xuất khẩu
Đối với ngân hàng, việc phát hành L/C là việc ngân hàng dùng uy tín củamình để tài trợ cho khách hàng, đứng ra cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khixuất trình phù hợp Uy tín của ngân hàng phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, tínhchuyên nghiệp, việc thực hiện các cam kết, tình hình tài chính cũng như lịch sửphát triển,… Nếu một ngân hàng vì lý do nào đó bị giảm uy tín thì sẽ gặp nhiều khó
Trang 22khăn trong việc mở L/C L/C họ mở ra sẽ bị từ chối, bị yêu cầu xác nhận và chi phí
sẽ rất tốn kém
1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thanh toán quốc tế:
Tỷ lệ = Tổng d ư nợ cho vay thanh Nợ qu á hạn
¿á n quốc tế ¿ x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế: ngân hàng tiếnhành cho khách hàng vay để nhập khẩu hàng hoá Tuy nhiên đến hạn, do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan tác động như sự thay đổi về tỷ giá, thay đổicung - cầu trên thị trường mà khách hàng không có khả năng để trả nợ
- Tỷ lệ L/C quá hạn và ngân hàng phải trả nợ thay trên tổng số L/C:
Tỷ lệ = Số L/C quá hạn và ngânhàng phảitrả nợ thay Tổng số L/C x 100%
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh rủi ro tín dụng, đạo đức và rủi ro hànghoá trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ trả chậm Người nhập khẩu
mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hoá Tuy nhiên đến hạn, khách hàng không cókhả năng thanh toán, dẫn đến quá hạn và ngân hàng buộc phải trả nợ thay
- Tỷ lệ L/C bị từ chối, xác nhận trên tổng số L/C:
Tỷ lệ = Số L/C bịtừ chối , xác nhận Tổng số L/C x 100%
Chỉ tiêu phản ánh rủi ro về uy tín của ngân hàng phát hành của nước nhậpkhẩu trên trường quốc tế Khi người xuất khẩu, ngân hàng phục vụ người xuất khẩukhông tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết theo L/C của ngân hàng phát hành,hay lo sợ những rủi ro quốc gia của nước người nhập khẩu thì họ không chấp nhậnL/C được phát hành hoặc yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một ngân hàng có uytín khác hoặc tại một quốc gia khác
- Tỷ lệ điện lỗi trong tổng số điện thanh toán quốc tế:
Tỷ lệ = Tổng số điệnthanhtoán quốc tế Số điệnlỗi x 100%
Trang 23Chỉ tiêu phản ánh độ chuyên nghiệp trong soạn điện thanh toán Tỷ lệ nàycàng nhỏ thể hiện tính chính xác trong tác nghiệp càng cao, các giao dich thanhtoán quốc tế sẽ được phục vụ một cách nhanh chóng, đồng thời ngân hàng cũng tiếtkiệm được thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro.
1.2.4 Nhân tố tác động đến rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Nhân tố khách quan
a Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, biến động của giá cả hàng hóa
Khủng hoảng kinh tế là một nhân tố quan trọng gây nên rủi ro trong thanhtoán quốc tế Các khoản thanh toán của các nước có khủng hoảng kinh tế thườngkhông được tin tưởng Đối với phương thức nhờ thu, cũng như phương thức chuyểntiền, nhà xuất khẩu sẽ không áp dụng hình thức này đối với các nước đang bị khủnghoảng, lạm phát, kinh tế bất ổn định vì không tin tưởng vào khả năng thanh toán.Các L/C do các nước có khủng hoảng kinh tế phát hành thường hay yêu cầu phảiđược xác nhận bởi các ngân hàng uy tín ở các nước phát triển Mặt khác, khi lạmphát xảy ra làm cho đồng tiền trong nước mất giá so với đồng tiền nước ngoài và do
đó làm giá cả hàng hóa thay đổi cũng gây nên rủi ro cho các bên tham gia
b Chính sách kinh tế, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật
Chính sách kinh tế, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia hay tínhkém đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng nhất định đến các bên tham giatrong thanh toán quốc tế Một ví dụ điển hình là việc thay đổi chính sách của Mỹđối với Việt Nam trong nhập khẩu cá ba sa, hàng dệt may, hàng da giày gây thiệthại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 24khẩu gặp khó khăn thậm chí không thể mua được ngoại tệ để thanh toán cho nướcngoài.
d Thể chế chính trị
Rủi ro thanh toán quốc tế còn bị gây ra bởi sự bất ổn định về chính trị như nổiloạn, đảo chính và các biến cố chính trị khác Do nổi loạn, đảo chính nên các ngânhàng không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình, người xuất khẩu không thểthực hiện nghĩa vụ giao hàng, người nhập khẩu không thể nhận hàng Đây là nhữngnguyên nhân bất khả kháng
e Thiên tai
Động đất, bão, dịch bệnh, sóng thần,… là nhân tố gây thiệt hại về hàng hóatrên đường vận chuyển, gây chậm trễ các khâu trong quy trình thanh toán Đây làmột trong những nguyên nhân mang lại rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
a Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các bên tham gia
Đối với NH, năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ non kém của cán bộ nhânviên NH trong việc xét duyệt mở L/C, chiết khấu chứng từ, thẩm định tính chânthực của hồ sơ chuyển tiền là nhân tố khiến NH không lựa chọn được những kháchhàng tốt, những dự án khả thi Nhiều L/C được mở ra với các điều kiện mập mờ,không rõ nghĩa có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng ngân hàng phát hànhlại không đủ trình độ tư vấn cho khách hàng, ngân hàng thông báo lại không yêucầu làm rõ nghĩa và đến khi bộ chứng từ xuất trình thì dẫn đến tranh chấp
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, năng lực quản lý, trình độ quản lý yếukém là nhân tố quan trọng dẫn đến rủi ro Đây là rủi ro được xem như phổ biến củacác doanh nghiệp Việt Nam Nhà nhập khẩu, xuất khẩu không tinh thông nghiệp
vụ, ngoại ngữ nên rủi ro đã phát sinh ngay từ khi ký kết hợp đồng, lập đơn xin mởL/C và lập chứng từ xuất khẩu
b Quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ
Các quy định về nghiệp vụ không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các nhân viêntrong việc rào chắn rủi ro Ví dụ như các quy định về mua bảo hiểm, về tỷ lệ kýquỹ, về độ rủi ro của hàng hóa, về hạn mức mở L/C, hay quy định về quản lý ngoại
Trang 25hối của NH Nhà nước Công tác kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ tạo kẽ hở chonhân viên, lãnh đạo kết hợp với nhà xuất khẩu, nhập khẩu lừa đảo chiếm dụng vốncủa ngân hàng.
c Đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia
Trong thanh toán quốc tế, nhiều doanh nghiệp XNK kinh doanh theo kiểuchụp giật, không giữ uy tín nên khi gặp khó khăn sẵn sàng bỏ mặc ngân hàng tựđứng ra giải quyết và do đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng
Ý thức trách nhiệm của cán bộ ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng đốivới rủi ro trong thanh toán quốc tế Nhiều cán bộ do không thẩm định kỹ năng lựctài chính, phương án kinh doanh của khách hàng, không nghiên cứu kỹ hồ sơ nênkhông phát hiện ra rủi ro để tìm giải pháp phòng ngừa dẫn đến hậu quả nghiêmtrọng Nhiều cán bộ do cẩu thả trong khâu soạn điện, khâu kiểm tra chứng từ nênkhông phát hiện ra những lỗi nghiêm trọng, không theo dõi thời hạn thanh toán đểdẫn đến tình trạng chậm thanh toán cho người XK và bị phạt chậm thanh toán,…
d Thiếu thông tin
Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong TTQT Tình trạng thiếu thông tin,thông tin không chính xác, không đầy đủ về đối tác là một nguyên nhân dẫn đến rủi
ro Vì thế, việc thu thập, kiểm tra thông tin phải được các bên quan tâm đúng mực
ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau
Quan điểm của trường phái hiện đại có thể coi là một quan điểm “quản lý rủi
ro toàn diện” Theo đó, có thể hiểu: “Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro mộtcách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”
Trang 261.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế
Trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, rủi ro trong thanh toán quốc tếdường như tiếp tục tăng do:
- Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tinh vi hơn
- Hội nhập quốc tế ngày một tăng
- Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng, áp lực công việc, đòi hỏi kết quả caohơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo
- Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn
Với những lý do trên cho thấy việc quản lý rủi ro càng trở nên cấp thiết đốivới xu thế hội nhập quốc tế ngày nay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.Rủi ro trong TTQT có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong bất kỳ phương thức nào vớiquy mô và phạm vi ảnh hưởng xuyên quốc gia Việc quản lý hạn chế và phòngtránh rủi ro trong TTQT chính là bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên tham giaTTQT Hoạt động thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng như là mộttất yếu khách quan TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế màcòn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho đất nước,cho ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Do đó,đưa ra được các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp sẽ tạo điều kiện cho TTQT củanước ta phát triển và tránh bị thua thiệt trên sân chơi toàn cầu
1.3.3 Các biện pháp quản lý rủi ro thường được sử dụng
a Các biện pháp né tránh rủi ro
Thứ nhất, chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra Ví dụ, ngân hàng A
chuẩn bị mở L/C cho khách B Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, ngân hàngđánh giá khả năng thanh toán của khách hàng không được đảm bảo nên quyết địnhdừng cung cấp dịch vụ Hoặc đối với trường hợp thanh toán trả trước, thường thìngân hàng sẽ chỉ tài trợ để thanh toán cho giao dịch này nếu khách hàng là rất uytín và năng lực tài chính tốt
Thứ hai, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro Ví du,
hợp đồng quy định nhà nhập khẩu mở một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng, trong đó
Trang 27bộ chứng từ yêu cầu xuất trình có vận tải đơn theo lệnh nhà nhập khẩu Đây chính
là nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng phát hành do nhà nhập khẩu không cầnhoàn thành nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng vẫn có thể nhận hàng Để ngăn ngừa
rủi ro này, NHPH phải yêu cầu vận tải đơn theo lệnh (To order of) của NHPH.
b.Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi
ro Nhóm biện pháp ngăn ngừa rủi ro bao gồm:
- Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa rủi ro.Chẳng hạn trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệt hại,doanh nghiệp có thể chủ động thuê tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏi nghiệp vụngoại thương thương thảo hợp đồng
- Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro: môi trường rủi ro ởđây có thể là môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp,… Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhânviên của ngân hàng, doanh nghiệp không có những hiểu biết cần thiết về môitrường văn hoá, chính trị,… của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặprủi ro Biện pháp phòng ngừa: đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ,đặc biệt là kiến thức về văn hoá, luật pháp và cách ứng xử
- Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa nguy cơ và môi trường rủi ro
Ví dụ: khi ngân hàng ban hành các quy trình, quy chế mới điều chỉnh phương thức
TTQT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không phải chi nhánh, cán bộ nàocũng có thể thích ứng ngay Cách phòng ngừa là phải thường xuyên theo dõi, cậpnhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách, quy trình, quy chế của ngân hàng
c Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Đây là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi ro
mang lại, bao gồm:
- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được.
- Chuyển nợ, ví dụ: sau khi thanh toán cho người hưởng lợi theo phương thức
L/C, ngân hàng phát hành sẽ đòi tiền thanh toán từ người yêu cầu mở L/C
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro Trong hoạt động kinh
doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế ngân hàng, doanh nghiệp cần có
Trang 28những kế hoạch dự phòng để có thể xử lý tình huống một cách chính xác, nhanhchóng và hiệu quả nếu có rủi ro xảy ra.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro trong hoạtđộng TTQT tại ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra những nội dung cụ thể vàchỉ tiêu đánh giá chất lượng TTQT Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đề cập đếnnhững nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt độngnày
Chính lý luận cơ bản trên là nền tảng rất quan trọng cho việc phân tích, đánhgiá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàngQuân Đội
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1 Vài nét khái quát về ngân hàng TMCP Quân Đội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập ngày 04 tháng 11 năm 1994 theoquyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và hoạt độngtheo giấy phép số 0054/NH-GP của NHNN Việt Nam với số vốn ít ỏi 20 tỷ đồng và
25 cán bộ nhân viên Định hướng chủ yếu giai đoạn đầu của NH Quân Đội là trunggian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội thực hiện nhiệm vụ an ninh quốcphòng và tham gia phát triển kinh tế
Phương châm của ngân hàng Quân Đội là hoạt động an toàn, hiệu quả, luônđặt lợi ích của khách hàng gắn liền lợi ích ngân hàng Trong những năm qua, ngânhàng Quân Đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của ngânhàng ngày càng được củng cố và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế
Phương châm hoạt động được thể hiện ở:
Tầm nhìn: phấn đấu trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam trong
các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:
- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và cácdoanh nghiệp lớn
- Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân
- Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn
- Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư
- Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thànhmột Tập đoàn tài chính mạnh
Sứ mệnh: tập trung nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về
nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân
Trang 30những giải pháp tài chính - ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng
mỹ mãn
Giá trị cốt lõi: Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà ở những giá trị tinh
thần Mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy sáu giá trị đó, bao gồm: tincậy, hợp tác, chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả
Mười tám năm hình thành và phát triển là mười tám năm ngân hàng Quân Độikhẳng định vị trí và tên tuổi trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Hiện nay, ngânhàng Quân Đội có vốn điều lệ 7.300 tỷ đồng, trở thành một tập đoàn tài chính ngânhàng có quy mô lớn tại Việt Nam Ngân hàng Quân Đội được NHNN xếp hạng A
và liên tục đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như thương hiệu mạnh ViệtNam 2006, thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2007; top 100 thương hiệu mạnhViệt Nam 2007, giải thưởng Sao vàng Đất Việt, giải thưởng thanh toán quốc tế xuấtsắc do HSBC trao tặng năm 2011 …
Về phát triển mạng lưới, tính đến ngày 31-12-2011, ngân hàng Quân Đội đã
mở rộng mạng lưới hoạt động đến hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với
176 điểm giao dịch trên toàn quốc và hơn 4.000 cán bộ nhân viên Đặc biệt, ngày30/12/2010, ngân hàng Quân Đội đã chính thức khai trương hoạt động chi nhánhLào (MB Lào) đánh dấu bước khởi đầu chiến lược mở rộng mạng lưới tại bán đảoĐông Dương Thêm vào đó ngày 20-12-2011 ngân hàng Quân Đội tiếp tục khaitrương chi nhánh tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia với vốn pháp định 39 triệuUSD, đây là một hướng mở rộng kinh doanh chiến lược của ngân hàng Quân Đội
Về quan hệ quốc tế, ngân hàng Quân Đội cũng chú trọng mở rộng quan hệhợp tác quốc tế với gần 800 ngân hàng đại lý tại hơn 80 nước và vùng lãnh thổ trênthế giới và tiếp tục phát huy mối quan hệ với các định chế tài chính như HSBC,ANZ, Standard Chartered Bank, Deutsche Bank; ký kết hợp đồng tài trợ thươngmại với ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trị giá 10 triệu USD; tăng cường thoảthuận hợp tác với các khách hàng lớn như: tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tậpđoàn than khoáng sản, tổng công ty Sông Đà và các công ty thành viên, tổng công
ty khai thác và thăm dò dầu khí PEVP, tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT), tậpđoàn điện lực (EVN), …
Trang 31KIỂM TOÁN NỘI
VĂN PHÒNG HĐQT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI TỔ CHỨC NHÂN SỰ
KHỐI TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO
PHÒNG CHÍNH TRỊ
KHỐI KHÁCH HÀNG LỚN
CHI NHÁNH VÀ CÁC PHÒNG GIAO
DỊCH
VĂN PHÒNG CEO
KHỐI THẨM ĐỊNH
VĂN PHÒNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
BAN ĐẦU TƯ
BAN XÂY DỰNG
CƠ BẢN
KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KHỐI MẠNG LƯỚI VÀ PHÂN PHỐI
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân Đội:
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của ngân hàng quân đội
Trang 32Ban điều hành ngân hàng Quân Đội gồm có tổng giám đốc, tám phó tổnggiám đốc và giám đốc tài chính Ban điều hành đều là các cá nhân có học vấn vàkinh nghiệm làm việc xuất sắc trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều người trong số họgắn bó với ngân hàng Quân Đội từ những ngày đầu thành lập.
Tính đến 31/12/2011 tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống ngân hàng QuânĐội là 4439 người Ngân hàng Quân Đội cũng không ngừng củng cố chất lượngnhân sự thông qua 217 khoá đào tạo trong nước và 30 khoá tại nước ngoài với6.895 lượt người tham gia; kết hợp đào tạo tại hội sở với tự đào tạo tại các chinhánh, phòng giao dịch
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2011:
Bằng những chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt trong những năm qua ngânhàng Quân Đội luôn ổn định và phát triển tốt Hiện nay ngân hàng Quân Đội (MBBank) đang là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Những chỉtiêu trực quan về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2011 của ngân hàng đã thểhiện rõ điều này
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật của NH Quân Đội giai đoạn 2006-2011
(Nguồn: báo cáo thường niên NHQĐ năm 2006-2011)
Bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản đạt 138.831 tỷ đồng, đạt 127% so với năm
2010 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB Bank là 2.625 tỷ đồng, đạt 115% sovới năm 2010 và thuộc top 4 ngân hàng TMCP có thu nhập lớn nhất Việt Nam.Vốn huy động đạt 120.954 tỷ đồng, đạt 125% so với năm 2010, tổng dư nợ tín dụng
Trang 33đạt 59.045 tỷ đồng, đạt 121% Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROEđạt mức 28,34% thấp hơn năm 2010 nhưng cao hơn nhiều so với bình quân ngành.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt 2,11% giảm nhẹ so với năm 2010 và lớn hơnmức bình quân của ngành ngân hàng (khoảng 1,9%)
Cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới đã dần cho thấy rõ điểm đáy,nhiều nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong năm 2010 và
2011, tuy nhiên nền kinh tế các quốc gia đã có sự tăng trưởng trở lại Trong bốicảnh đó, hội đồng quản trị ngân hàng Quân Đội đã họp bàn và đánh giá nghiêm túc
về nền kinh tế, về các yếu tố nội tại của ngân hàng và thống nhất mục tiêu cho năm
2011 là “giữ vững ổn định, phát triển an toàn và hiệu quả” Đồng thời đề ra mụctiêu chiến lươc giai đoạn mới 2011–2015: “đứng trong top 5 ngân hàng TMCP lớnnhất Việt Nam, đạt mức tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ bình quâncủa ngân hàng” Ngân hàng Quân Đội đã duy trì tốt sự phát triển bền vững, từngbước khẳng định thương hiệu vững vàng, tin cậy
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.2.1.1 Mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Năm 1996, ngân hàng Quân Đội bắt đầu triển khai hoạt động TTQT theoquyết định số 37/NH-QĐ ngày 15/01/1996 của NHNN, thành lập phòng TTQT vàquan hệ ngân hàng đại lý Phòng vừa có chức năng thực hiện các nghiệp vụ thanhtoán quốc tế của ngân hàng, vừa phụ trách các mối quan hệ với các ngân hàng đại
lý, như thiết lập hạn mức, quan hệ tài khoản NOSTRO,… Tại thời điểm thành lập,phòng được đặt tại trụ sở chính lúc bấy giờ là 28A Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình,
Hà Nội với nhân sự chỉ có 5 người và hệ thống công nghệ hỗ trợ còn rất thiếu thốn.Mục đích ban đầu của việc thành lập phòng chính là phục vụ các doanh nghiệpQuân đội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ phát triển kinh tế Đầu năm
2005 đánh dấu sự thay đổi toàn diện trong tất cả các hoạt động của ngân hàng Quân
Trang 34Đội Quyết định của hội đồng quản trị chuyển toàn bộ cơ quan quản lý về trụ sởmới tại số 3 Liễu Giai, quận Ba Đình Nếu như những phòng, ban hội sở khácchuyển toàn bộ hoạt động quản lý lên hội sở thì phòng TTQT và quan hệ ngân hàngđại lý chỉ chuyển bộ phận quan hệ ngân hàng đại lý cùng một số cán bộ TTQT lênhội sở để thực hiện công tác quản lý hệ thống Trong khi đó, toàn bộ các giao dịchthanh toán quốc tế cùng với tất cả các khách hàng hiện có của ngân hàng Quân Độivẫn tập trung xử lý tại chi nhánh Điện Biên Phủ Đến năm 2011, toàn bộ TTQT củangân hàng Quân Đội được tập trung hóa về 3 trung tâm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam:hội sở, chi nhánh Đà Nẵng và trung tâm TTQT khu vực phía Nam.
Mô hình tập trung được tổ chức bắt đầu từ năm 2005, khi phòng TTQT hội sởđược thành lập, tuy nhiên, mô hình chính thức được thực hiện bắt đầu từ năm 2008theo quyết định số 1150/MB-QĐ-HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị ngày01/01/2008 về việc chuyển đổi mô hình xử lý TTQT tại ngân hàng Quân Đội, năm2008; đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác xử lý nghiệp vụ TTQT tại MB
Trang 35Sơ đồ 2.2: Mô hình xử lý tập trung TTQT tại ngân hàng Quân Đội.
B.P QUẢN LÝ
HỆ THỐNG
BỘ PHẬN CHUYỂN TIỀN
BỘ PHẬN L/C CHỨNG TỪ BỘ PHẬN
ra để trở thành phòng định chế tài chính trực thuộc hội sở Phòng thanh toán quốc
tế sẽ chỉ xử lý các giao dịch TTQT, vừa có chức năng xử lý giao dịch cho các chinhánh trên toàn hệ thống, vừa thực hiện chức năng quản lý cấp hội sở
Theo mô hình này, việc tác nghiệp giữa trung tâm xử lý với các chi nhánhđược thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.3 : Quy trình tác nghiệp giữa trung tâm xử lý với chi nhánh
Hồ sơ giao dịch giữa các chi nhánh được chuyển đến trung tâm xử lý vàngược lại từ trung tâm xử lý đến các chi nhánh được thực hiện như sau: trong mộtmạng nội bộ của toàn ngân hàng, trung tâm công nghệ thông tin tạo ra một thư mục
có tên “Hồ sơ giao dịch TTQT”, tại đó mỗi bộ phận thuộc trung tâm xử lý tập trungTTQT sẽ có một tên truy cập được phép nhận và gửi hồ sơ giao dịch TTQT, tương
tự, mỗi chi nhánh cũng có một tên truy cập vào mạng nội bộ này và được phépnhận, gửi hồ sơ giao dịch TTQT Khi trung tâm xử lý tập trung gửi hồ sơ trả lời chinhánh cũng sẽ hiện lên thời gian gửi, và thời gian này được tính là thời gian trung
Trang 36tâm trả lời hồ sơ của chi nhánh Theo qui định của ngân hàng, hồ sơ giao dịchTTQT đúng và đủ được chi nhánh gửi lên trước giờ “cut-off” là 16 giờ hàng ngày
sẽ được thực hiện trong ngày làm việc đó, sau giờ “cut-off”, hồ sơ sẽ được xử lývào ngày làm việc tiếp theo
Quy trình thực hiện một giao dịch TTQT theo mô hình xử lý tập trung tạingân hàng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chi nhánh: cán bộ hỗ trợ TTQT:
- Nhận hồ sơ gốc từ khách hàng: kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và kiểm tratính đầy đủ và hợp pháp về mặt nghiệp vụ của giao dịch; kiểm tra nguồn thanh toáncủa giao dịch
- Trình lãnh đạo chi nhánh ký hoặc cấp có thẩm quyển phê duyệt giao dịch vàlập đề nghị trung tâm xử lý xử lý giao dịch TTQT
- Scan đề nghị trung tâm xử lý giao dịch và hồ sơ giao dịch của khách hàng(bằng máy scan màu) và gắn tên giao dịch
- Sử dụng user được phân công để gửi hồ sơ thông qua hệ thống mạng nội bộđến user tương ứng của trung tâm
- Gọi điện lên trung tâm (các trưởng bộ phận) để xác nhận việc gửi hồ sơ đúnguser (nếu cần) và trao đổi thêm thông tin về hồ sơ (ví dụ: hồ sơ cần xử lý gấp, hồ sơđặc biệt …)
Bước 2: Trung tâm:
- Trưởng bộ phận: sử dụng user của mình để nhận hồ sơ từ các chi nhánh, chia
hồ sơ cho các thanh toán viên trong bộ phận của mình, trong đó trưởng bộ phậncũng thực hiện nghiệp vụ giống các thanh toán viên
- Thanh toán viên: nhận hồ sơ và kiểm tra tính phù hợp của giao dịch với cáctập quán quốc tế mà giao dịch đó tuân thủ, với quy định của ngân hàng Quân Đội,với quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật Việt Nam
- Nếu hồ sơ phù hợp, thanh toán viên xử lý hồ sơ chuyển tiền, mở và thanhtoán L/C trên hệ thống phần mềm ngân hàng (T24 core banking) hoặc kiểm tra bộchứng từ xuất nhập khẩu, sau đó chuyển kiểm soát viên hoặc cấp thẩm quyền phêduyệt giao dịch
Trang 37- Nếu hồ sơ không phù hợp, thanh toán viên liên hệ với cán bộ hỗ trợ TTQTcủa chi nhánh để trao đổi, hướng dẫn chi nhánh hoàn thiện hồ sơ.
để nắm rõ hồ sơ và có cách thức giải quyết
Bước 4: Lưu hồ sơ
- Chi nhánh lưu hồ sơ gốc của khách hàng;
- Trung tâm lưu hồ sơ nghiệp vụ thông qua file và qua bản cứng in từ mạngnội bộ ngân hàng
2.2.1.2 Doanh số thanh toán quốc tế
Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động hiệu quả nhất của
NH Quân Đội và doanh thu phí từ hoạt động TTQT đóng góp một phần đáng kểvào thu nhập của ngân hàng
Lợi nhu n trước thuế ận trước thuế
Doanh thu phí TTQT
Đồ thị 2.1: Phi từ hoạt động TTQT trong tổng thu nhập của NHQĐ
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHQĐ từ năm 2006-2011, báo cáo TTQT từ năm
2006-2011 phòng TTQT hội sở)
Trang 38Doanh thu phí từ hoạt động TTQT tăng trưởng đều qua các năm, chiếm tỷ lệtương đối trong tổng thu nhập của NH Với số lượng thanh toán viên trên toàn hệthống chưa đến 100 người trong tổng số hơn 4000 cán bộ nhân viên của NH Quân
mà đạt tỷ lệ thu phí trong tổng thu nhập như vậy, có thể thấy hoạt động TTQT tạingân hàng Quân Đội tương đối hiệu quả
Giai đoạn 2006-2011, phí thu từ hoạt động TTQT tăng mạnh, từ 15,56 tỷ đồngnăm 2006 lên tới 150,41 tỷ đồng năm 2011, chiếm 5,73% lợi nhuận trước thuế củaNHQĐ Đặc biệt, thu phí từ TTQT năm 2011tăng 79,23% so với năm 2010 (tăng66,49 tỷ đồng) Nhìn chung, hoạt động TTQT tại ngân hàng Quân Đội giai đoạn2006-2011 đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, kết quả đạt được là nhờ vàochính sách khách hàng của ngân hàng có thay đổi từ chỗ tập trung chủ yếu vào cácdoanh nghiệp, bạn hàng truyền thống là các doanh nghiệp quân đội sang các doanhnghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa, việc chuyển đổi sang mô hình tập trung xử lý TTQT
đã làm tăng năng suất lao động, cung cấp dịch vụ nhanh cho khách hàng, thu hútđược nhiều khách hàng hơn
Cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Quân Đội có 3phương thức TTQT được áp dụng phổ biến là phương thức tín dụng chứng từ,phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Tổng doanh
thu
Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền
Trang 39Bảng 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại NH Quân Đội giai
đoạn 2005-2011 (Nguồn: báo cáo của phòng TTQT hội sở NHQĐ năm 2005 –
2011)
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng Quân Đội liên tụctăng trong 7 năm từ 2005 đến năm 2011 Tổng doanh số TTQT năm 2011 đạt5954,83 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2010 Trong đó, phương thức tín dụngchứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% tổng thu từ hoạt động thanhtoán quốc tế, tiếp đến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu có tỷ trọngthấp nhất
Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân Đội đã đạt được những kết quả:
Về tổ chức hoạt động: sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình xử lý TTQT tập
trung đang phát huy tác dụng tích cực, bôi trơn hoạt động TTQT trở nên chuyênnghiệp hơn và được quản lý tốt hơn Doanh số TTQT và doanh thu từ phí TTQTliên tục tăng cao kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động của mô hình
Về uy tín TTQT: ngân hàng Quân Đội đã nâng cao được uy tín của mình trên
thị trường quốc tế Tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận trong tổng số L/C xác nhận giảm
hơn 10 lần, từ 21,88% năm 2005 xuống còn 1,67% năm 2011 (báo cáo của phòng
TTQT hội sở năm 2005-2011) Lúc đầu, rất nhiều L/C do ngân hàng Quân Đội phát
hành bị nhà xuất khẩu nước ngoài yêu cầu xác nhận nhưng sau khi đàm phán vớingân hàng Quân Đội đã bỏ yêu cầu xác nhận Ngân hàng Quân Đội đã mở nhiều L/
C có giá trị lên tới hàng chục triệu USD hoặc ngoại tệ tương đương mà không phảixác nhận Thậm chí, ngân hàng Quân Đội cũng đã phát hành những L/C trị giá lêntới vài trăm triệu USD, có thời hạn lên tới 10 năm hoặc hơn mà vẫn đảm bảo đúngthời hạn thanh toán Đặc biệt, ngân hàng Quân Đội cũng được một số ngân hàngnước ngoài đứng ra đề nghị xác nhận L/C do họ phát hành Điều đó chứng tỏ uy tíncủa ngân hàng Quân Đội ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế
Về trình độ nghiệp vụ của chuyên viên TTQT: tất cả các chuyên viên TTQT tại
ngân hàng TMCP Quân đội đều tốt nghiệp đại học và ít nhất 2 năm kinh nghiệm.Hơn nữa tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Quân Đội là ngân hàng Việt Nam
Trang 40đầu tiên và duy nhất tại miền Bắc và miền Trung có tới 04 chuyên viên TTQT đạtchứng chỉ chuyên gia tín dụng chứng từ (CDCS-Certified Documentary CreditSpecialist) Các ngân hàng lớn trên thế giới đều coi CDCS là một tiêu chí để đánhgiá chất lượng nghiệp vụ tín dụng chứng từ của ngân hàng và đều có ít nhất mộtcán bộ có trình độ chuyên gia đạt chứng chỉ CDCS Chứng chỉ CDCS là một chứngchỉ uy tín và danh giá do viện dịch vụ tài chính (Institute of Financial Services –IFS – www.ifslearning.com) và hiệp hội dịch vụ tài chính (The InternationalFinancial Services Association –IFSA – www.ifsaonline.org) tổ chức CDCS làchứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ, được ICC công nhận và
hỗ trợ So sánh với các ngân hàng thương mại khác, mặc dù ít hơn về thời gian hoạtđộng và số lượng nhân sự nhưng ngân hàng Quân Đội đã khẳng định được trình độnghiệp vụ TTQT, nâng cao uy tín của ngân hàng không những trong nước mà còntrên trường quốc tế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TTQT tại ngân hàng TMCP Quân đội hiện vẫn tồn tại những hạn chế như: khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng với dịch
vụ, việc tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Hơn nữa, chi phí hoạt động của trung tâm TTQT còn cao, có thể giảm bớt đượcnhiều khâu trong quy trình, nhưng thực tế vẫn chưa làm được Thứ hai, trung tâmthanh toán quốc tế vẫn còn phải đảm nhiệm chức năng kiểm soát chéo các phòngban khác và các chi nhánh Cụ thể, phải kiểm tra hạn mức mở L/C của các phòng,ban, chi nhánh, phải giám sát và đôn đốc việc bổ sung chứng từ đủ và đúng thờihạn, ví dụ mở L/C mà điều kiện giao hàng là CIF hoặc CIP thì phải yêu cầu chinhánh cung cấp chứng từ bảo hiểm của khách hàng và phải kiểm tra chứng từ này
có thoả mãn các yêu cầu của MB không
2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội
Trong quá trình hoạt động, mặc dù đã áp dụng các biện pháp rào chắn rủi ro,tuy nhiên, TTQT từ diễn ra trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động,