- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro Trong hoạt động kinh doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế ngân hàng, doanh nghiệp cần có
CÁC CHI NHÁNH CẤP 1 VÀ PHÒNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG
KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN TTQT CN ĐIỆN BIÊN PHỦ Bộ phận L/C Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng các chi nhánh cấp 1 Bộ phận chuyển tiền Bộ phận quản lý hệ thống Bộ phận xuất khẩu
Lãnh đạo trung tâm
Bộ phận kiểm soát
Hầu hết các giao dịch TTQT phát sinh trong hệ thống sẽ được xử lý tập trung tại phòng TTQT hội Sở. Lúc này, bộ phận quan hệ ngân hàng đại lý được tách riêng ra để trở thành phòng định chế tài chính trực thuộc hội sở. Phòng thanh toán quốc tế sẽ chỉ xử lý các giao dịch TTQT, vừa có chức năng xử lý giao dịch cho các chi nhánh trên toàn hệ thống, vừa thực hiện chức năng quản lý cấp hội sở.
Theo mô hình này, việc tác nghiệp giữa trung tâm xử lý với các chi nhánh được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.3 : Quy trình tác nghiệp giữa trung tâm xử lý với chi nhánh
Hồ sơ giao dịch giữa các chi nhánh được chuyển đến trung tâm xử lý và ngược lại từ trung tâm xử lý đến các chi nhánh được thực hiện như sau: trong một mạng nội bộ của toàn ngân hàng, trung tâm công nghệ thông tin tạo ra một thư mục có tên “Hồ sơ giao dịch TTQT”, tại đó mỗi bộ phận thuộc trung tâm xử lý tập trung TTQT sẽ có một tên truy cập được phép nhận và gửi hồ sơ giao dịch TTQT, tương tự, mỗi chi nhánh cũng có một tên truy cập vào mạng nội bộ này và được phép nhận, gửi hồ sơ giao dịch TTQT. Khi trung tâm xử lý tập trung gửi hồ sơ trả lời chi nhánh cũng sẽ hiện lên thời gian gửi, và thời gian này được tính là thời gian trung
tâm trả lời hồ sơ của chi nhánh. Theo qui định của ngân hàng, hồ sơ giao dịch TTQT đúng và đủ được chi nhánh gửi lên trước giờ “cut-off” là 16 giờ hàng ngày sẽ được thực hiện trong ngày làm việc đó, sau giờ “cut-off”, hồ sơ sẽ được xử lý vào ngày làm việc tiếp theo.
Quy trình thực hiện một giao dịch TTQT theo mô hình xử lý tập trung tại ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chi nhánh: cán bộ hỗ trợ TTQT:
- Nhận hồ sơ gốc từ khách hàng: kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp về mặt nghiệp vụ của giao dịch; kiểm tra nguồn thanh toán của giao dịch.
- Trình lãnh đạo chi nhánh ký hoặc cấp có thẩm quyển phê duyệt giao dịch và lập đề nghị trung tâm xử lý xử lý giao dịch TTQT.
- Scan đề nghị trung tâm xử lý giao dịch và hồ sơ giao dịch của khách hàng (bằng máy scan màu) và gắn tên giao dịch.
- Sử dụng user được phân công để gửi hồ sơ thông qua hệ thống mạng nội bộ đến user tương ứng của trung tâm.
- Gọi điện lên trung tâm (các trưởng bộ phận) để xác nhận việc gửi hồ sơ đúng user (nếu cần) và trao đổi thêm thông tin về hồ sơ (ví dụ: hồ sơ cần xử lý gấp, hồ sơ đặc biệt …)
Bước 2: Trung tâm:
- Trưởng bộ phận: sử dụng user của mình để nhận hồ sơ từ các chi nhánh, chia hồ sơ cho các thanh toán viên trong bộ phận của mình, trong đó trưởng bộ phận cũng thực hiện nghiệp vụ giống các thanh toán viên.
- Thanh toán viên: nhận hồ sơ và kiểm tra tính phù hợp của giao dịch với các tập quán quốc tế mà giao dịch đó tuân thủ, với quy định của ngân hàng Quân Đội, với quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
- Nếu hồ sơ phù hợp, thanh toán viên xử lý hồ sơ chuyển tiền, mở và thanh toán L/C trên hệ thống phần mềm ngân hàng (T24 core banking) hoặc kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu, sau đó chuyển kiểm soát viên hoặc cấp thẩm quyền phê
- Nếu hồ sơ không phù hợp, thanh toán viên liên hệ với cán bộ hỗ trợ TTQT của chi nhánh để trao đổi, hướng dẫn chi nhánh hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Chi nhánh
- Cán bộ hỗ trợ TTQT của chi nhánh vào phần mềm ngân hàng để in kết quả giao dịch cho khách hàng sau khi hồ sơ đã được trung tâm xử lý xong;
- Cán bộ hỗ trợ TTQT liên hệ với khách hàng để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, nhận thông tin phản hồi từ khách hàng và trao đổi với thanh toán viên tại Trung tâm để nắm rõ hồ sơ và có cách thức giải quyết.
Bước 4: Lưu hồ sơ
- Chi nhánh lưu hồ sơ gốc của khách hàng;
- Trung tâm lưu hồ sơ nghiệp vụ thông qua file và qua bản cứng in từ mạng nội bộ ngân hàng.
2.2.1.2. Doanh số thanh toán quốc tế
Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động hiệu quả nhất của NH Quân Đội và doanh thu phí từ hoạt động TTQT đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.
Đơn vị: tỷ đồng Đồ thị 2.1: Phi từ hoạt động TTQT trong tổng thu nhập của NHQĐ
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHQĐ từ năm 2006-2011, báo cáo TTQT từ năm 2006-2011 phòng TTQT hội sở)
Doanh thu phí từ hoạt động TTQT tăng trưởng đều qua các năm, chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng thu nhập của NH. Với số lượng thanh toán viên trên toàn hệ thống chưa đến 100 người trong tổng số hơn 4000 cán bộ nhân viên của NH Quân mà đạt tỷ lệ thu phí trong tổng thu nhập như vậy, có thể thấy hoạt động TTQT tại ngân hàng Quân Đội tương đối hiệu quả.
Giai đoạn 2006-2011, phí thu từ hoạt động TTQT tăng mạnh, từ 15,56 tỷ đồng năm 2006 lên tới 150,41 tỷ đồng năm 2011, chiếm 5,73% lợi nhuận trước thuế của NHQĐ. Đặc biệt, thu phí từ TTQT năm 2011tăng 79,23% so với năm 2010 (tăng 66,49 tỷ đồng). Nhìn chung, hoạt động TTQT tại ngân hàng Quân Đội
giai đoạn 2006-2011 đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, kết quả đạt được là nhờ vào chính sách khách hàng của ngân hàng có thay đổi từ chỗ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp, bạn hàng truyền thống là các doanh nghiệp quân đội sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa, việc chuyển đổi sang mô hình tập trung xử lý TTQT đã làm tăng năng suất lao động, cung cấp dịch vụ nhanh cho khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Quân Đội có 3 phương thức TTQT được áp dụng phổ biến là phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền.
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Tổng doanh thu
Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền
Trị giá % Trị giá % Trị giá %
2005 691 418 60% 28,88 5% 244,12 35% 2006 786,27 416,94 53% 30,08 4% 339,25 43% 2007 1746,66 1049,59 60% 36,49 2% 660,58 38% 2008 2029,55 1116,25 55% 60,87 3% 913,30 42% 2009 3094,23 1794,65 58% 123,77 4% 1175,81 38% 2010 5297,35 2966,52 56% 105,95 2% 2224,88 42% 2011 5954,83 3080,98 52% 170,55 3% 2703,30 45%
Bảng 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại NH Quân Đội giai đoạn 2005-2011. (Nguồn: báo cáo của phòng TTQT hội sở NHQĐ năm 2005 –
2011)
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng Quân Đội liên tục tăng trong 7 năm từ 2005 đến năm 2011. Tổng doanh số TTQT năm 2011 đạt 5954,83 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2010. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% tổng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, tiếp đến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu có tỷ trọng thấp nhất.
Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân Đội đã đạt được những kết quả:
Về tổ chức hoạt động: sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình xử lý TTQT tập trung đang phát huy tác dụng tích cực, bôi trơn hoạt động TTQT trở nên chuyên nghiệp hơn và được quản lý tốt hơn. Doanh số TTQT và doanh thu từ phí TTQT liên tục tăng cao kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động của mô hình.
Về uy tín TTQT: ngân hàng Quân Đội đã nâng cao được uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận trong tổng số L/C xác nhận giảm hơn 10 lần, từ 21,88% năm 2005 xuống còn 1,67% năm 2011 (báo cáo của phòng TTQT hội sở năm 2005-2011). Lúc đầu, rất nhiều L/C do ngân hàng Quân Đội phát hành bị nhà xuất khẩu nước ngoài yêu cầu xác nhận nhưng sau khi đàm phán với ngân hàng Quân Đội đã bỏ yêu cầu xác nhận. Ngân hàng Quân Đội đã mở nhiều L/C có giá trị lên tới hàng chục triệu USD hoặc ngoại tệ tương đương mà không phải xác nhận. Thậm chí, ngân hàng Quân Đội cũng đã phát hành những L/C trị giá lên tới vài trăm triệu USD, có thời hạn lên tới 10 năm hoặc hơn mà vẫn đảm bảo đúng thời hạn thanh toán. Đặc biệt, ngân hàng Quân Đội cũng được một số ngân hàng nước ngoài đứng ra đề nghị xác nhận L/C do họ phát hành. Điều đó chứng tỏ uy tín của ngân hàng Quân Đội ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế.
Về trình độ nghiệp vụ của chuyên viên TTQT: tất cả các chuyên viên TTQT tại ngân hàng TMCP Quân đội đều tốt nghiệp đại học và ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Hơn nữa tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Quân Đội là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại miền Bắc và miền Trung có tới 04 chuyên viên TTQT đạt chứng chỉ chuyên gia tín dụng chứng từ (CDCS-Certified Documentary Credit Specialist). Các ngân hàng lớn trên thế giới đều coi CDCS là một tiêu chí để đánh giá chất lượng nghiệp vụ tín dụng chứng từ của ngân hàng và đều có ít nhất một cán bộ có trình độ chuyên gia đạt chứng chỉ CDCS. Chứng chỉ CDCS là một chứng chỉ uy tín và danh giá do viện dịch vụ tài chính (Institute of Financial Services – IFS – www.ifslearning.com) và hiệp hội dịch vụ tài chính (The International Financial Services Association –IFSA – www.ifsaonline.org) tổ chức. CDCS là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ, được ICC công nhận và hỗ trợ. So sánh với các ngân hàng thương mại khác, mặc dù ít hơn về thời gian hoạt động và số lượng nhân sự nhưng ngân hàng Quân Đội đã khẳng định được trình độ
nghiệp vụ TTQT, nâng cao uy tín của ngân hàng không những trong nước mà còn trên trường quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TTQT tại ngân hàng TMCP Quân đội hiện vẫn tồn tại những hạn chếnhư: khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng với dịch vụ, việc tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, chi phí hoạt động của trung tâm TTQT còn cao, có thể giảm bớt được nhiều khâu trong quy trình, nhưng thực tế vẫn chưa làm được. Thứ hai, trung tâm thanh toán quốc tế vẫn còn phải đảm nhiệm chức năng kiểm soát chéo các phòng ban khác và các chi nhánh. Cụ thể, phải kiểm tra hạn mức mở L/C của các phòng, ban, chi nhánh, phải giám sát và đôn đốc việc bổ sung chứng từ đủ và đúng thời hạn, ví dụ mở L/C mà điều kiện giao hàng là CIF hoặc CIP thì phải yêu cầu chi nhánh cung cấp chứng từ bảo hiểm của khách hàng và phải kiểm tra chứng từ này có thoả mãn các yêu cầu của MB không.
2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCPQuân Đội Quân Đội
Trong quá trình hoạt động, mặc dù đã áp dụng các biện pháp rào chắn rủi ro, tuy nhiên, TTQT từ diễn ra trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động, hàm chứa các loại rủi ro muôn hình, muôn vẻ nên NHQĐ cũng không thể tránh khỏi một số rủi ro phát sinh.
a. Rủi ro tín dụng
Hầu hết các L/C mở tại NHQĐ hoặc những món nhờ thu, chuyển tiền ra nước ngoài lớn đều được tài trợ vốn, cấp tín dụng, thể hiện thông qua tỷ lệ được tài trợ khá cao mà ngân hàng áp dụng cho các khách hàng của mình. Có doanh nghiệp được NHQĐ cho vay tới 100% trị giá L/C hay chỉ phải ký quỹ một phần, phần còn lại DN sẽ nộp tiếp khi nhận được bộ chứng từ hoặc cho vay. Đặc biệt, NHQĐ thành lập với mục đích phục vụ các doanh nghiệp quốc phòng nên các doanh nghiệp này thường được hưởng mức miễn ký quỹ 100%. Đây là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhưng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do những điều kiện khách quan như sự
biến động của giá hàng, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, chính sách thuế,… và do bản thân doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thô lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản và gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng.
Trường hợp L/C dùng vốn tự có, ký quỹ dưới 100% thì nhiều doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi nhưng do trình độ quản trị luồng tiền không tốt nên mất khả năng thanh toán khi bộ chứng từ về và buộc NHQĐ phải cho vay. Các L/C mở bằng vốn ngân sách rất đảm bảo về khả năng trả nợ nhưng lại rất rủi ro về khả năng thanh toán đúng hạn vì một thực trạng hiện nay, việc rút vốn từ ngân sách thường mất rất nhiều thủ tục, thời gian mà NHPH chỉ có 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ để kiểm tra và tiến hành thanh toán.
Đối với những món thanh toán nhờ thu, chuyển tiền ra nước ngoài, NH tài trợ vốn chủ yếu dựa trên phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng. Cũng tương tự như tài trợ cho L/C nhập, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, quản lý phương án kinh doanh kém hoặc không sinh lời sẽ dẫn đến khó thu hồi nợ lãi. Nhất là đối với chuyển tiền trả trước, ngân hàng tài trợ cho khách hàng nhập khẩu, nếu bên bán không giao hàng hoặc phá vỡ hợp đồng, thì khả năng thu hồi nợ, đòi tiền ứng trước cho người bán là rất khó.
Chúng ta có thể thấy phần nào tình trạng rủi ro tín dụng tại NHQĐ thông qua bảng số liệu 2.3 về dư nợ cho vay XNK tại NHQĐ:
Bảng 2.3: Nợ quá hạn trong cho vay XNK tại NHQĐ (2005-2011).
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ 1019,8 1523,1 2140 2879 3895 4127 4428,4
Quá hạn 5,12 4,50 6,00 6,50 7,40 6,60 6,20
% 0,50 0,30 0,30 0,23 0,19 0,16 0,14
Nguồn: báo cáo của phòng TTQT hội sở từ năm 2005-2011
Qua bảng số liệu ta thấy, số nợ quá hạn cho vay XNK của NHQĐ đã giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng nợ quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (0,50%) trong
tổng dư nợ cho vay XNK thì đến những năm 2008-2011, tỷ lệ này giảm xuống rõ rệt, luôn giữ ở con số <0,30% và đặc biệt năm 2011, tỷ lệ này đã giảm xuống mức kỷ lục là 0,14%. Điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng tại NHQĐ đã có chiều hướng giảm sút rõ rệt qua các năm.
b. Rủi ro đạo đức
TTQT là lĩnh vực Việt Nam còn rất ít kinh nghiệm so với thế giới nên các ngân hàng Việt gặp khá nhiều rủi ro đạo đức. Trong phương thức L/C, việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở chứng từ, không căn cứ vào thực tế việc giao hàng và các giao dịch khác có liên quan. Khách hàng nước ngoài thường lợi dụng khe hở này để tiến hành lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng phát hành, nhà nhập khẩu hoặc cố tình trì hoãn thanh toán. Trong phương thức nhờ thu, nhất là nhờ thu xuất khẩu trả ngay, doanh nghiệp xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu sang ngân hàng thu hộ (ở nước của người mua) để đòi tiền hộ, ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu có thể câu kết với người mua, trao chứng từ cho người mua lấy hàng mà