Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 78 - 80)

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro Trong hoạt động kinh doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế ngân hàng, doanh nghiệp cần có

3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, cơ chế điều hành tỷ giá cần linh hoạt, phù hợp với thực tế. Tỷ giá hối đoái là yếu tố rất nhạy cảm, không những ảnh hưởng đến hoạt động XNK mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường hối đoái chưa hoàn thiện thì việc NHNN duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là một chính sách hợp lý. Để điều hành được cơ chế tỷ giá nói trên, NHNN cần:

- Nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với kim ngạch XNK. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á, Việt Nam đã không điều tiết được tỷ giá phù hợp với nền kinh tế có nguyên nhân của việc dự trữ ngoại tệ quá ít, quá mỏng manh so với sức ép tăng giá của nền thị trường. Như vậy, NHNN cần tiếp tục đưa thêm tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối; phối hợp với bộ tài chính trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho các NHTM.

- Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh, không nên quá tập trung vào đồng USD. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp XNK đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch.

- Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất cơ bản, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả.

Thứ hai, hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái Việt Nam. Hiện nay, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được tổ chức và hoạt động theo quy chế sau:

- Do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng.

- NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, thực hiện can thiệp cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng trên thực tế, hiện nay hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng rất tẻ nhạt do mất cân đối cung cầu, chỉ có người mua mà không có người bán. NHNN chưa thực sự nắm được trạng thái ngoại hối của các NHTM nên không điều tiết kịp thời hoạt động của thị trường, hoặc có thời gian dài các NHTM ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng thì NHNN cũng chưa có biện pháp để hỗ trợ họ cải thiện tình trạng đó. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Để phát triển và hoàn thiện thị trường này, NHNN cần:

- Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hiện nay, chỉ có hội sở chính của các NHTM mới là thành viên của thị trường. Nhưng trên thực tế, các chi nhánh có doanh số hoạt động TTQT lớn cũng có nhu cầu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích phục vụ cho khách hàng của chính mình. Các doanh nghiệp XNK có khối lượng giao dịch lớn cũng mong muốn tham gia thị trường để tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, cần mở rộng thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của các ngân hàng, kiên quyết bắt các NHTM xử lý trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua hay bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Qua đó, thị trường này sẽ hoạt động sôi nổi hơn.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn,…

Thứ ba, cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC).

Thông tin là trung tâm của nền kinh tế tri thức, đóng vai trò to lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Bởi vậy, hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng phát triển hơn nữa, định ra đường hướng trung dài hạn, đi tắt đón đầu, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, sớm hội nhập thông tin khu vực.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và hiện đại hóa Trung tâm CIC, đây không những là nơi cung cấp thông tin tín dụng mà còn là một trong những công cụ của hệ thống giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước. Hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 78 - 80)