Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 75 - 78)

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro Trong hoạt động kinh doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế ngân hàng, doanh nghiệp cần có

3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành liên quan

Các chính sách kinh tế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực XNK, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động TTQT của các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, thanh toán XNK nói chung rất cần đến những chính sách phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động ngày càng được mở rộng và ngày càng phát triển, đồng thời phòng tránh được rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh XNK và ngân hàng.

Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động TTQT từ trong hệ thống các NHTM.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch TTQT là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. Ví dụ, đối với phương thức L/C, ngoài quy định 711 của ngân hàng nhà nước về đảm bảo hợp pháp trong L/C nhập khẩu trả chậm, ở Việt Nam hiện nay, ngoài UCP và một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một luật hay văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương. Nhiều vụ tranh chấp xảy ra không thể giải quyết nếu chỉ căn cứ vào UCP, do UCP không phải là luật và không thể thay thế luật pháp quốc gia. Do đó, nhà nước cũng cần ban hành các văn bản gợi ý các ứng xử cần có của các bên tham gia khi quyền lợi của quốc gia bị vi phạm trong khi có xung đột giữa UCP600 với luật pháp trong nước như luật pháp về xuất nhập khẩu, luật ngân hàng, quản lý ngoại hối, … thì các bên tham gia sẽ áp dụng nguồn luật nào.

Khi phân tích mối quan hệ giữa các tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam thì có một thực tế là ở Việt Nam chỉ có thể áp dụng các tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm. Thực tế này đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam trước một sự lựa chọn khó khăn khi có xung đột giữa tập quán quốc tế và

pháp luật Việt Nam: nếu theo tập quán quốc tế thì trái với pháp luật Việt Nam, nhưng nếu theo luật Việt Nam thì trái với tập quán quốc tế.

Ví dụ: giả sử có sự xung đột giữa UCP600 và pháp luật Việt Nam trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình hợp lệ, tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C do ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành và phù hợp với UCP600 mà L/C đó dẫn chiếu nhưng người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu Việt Nam) đề nghị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán vì hàng hoá kém phẩm chất tới mức không thể nhận hàng. Nếu theo luật Việt Nam thì ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu nước ngoài) vì nếu thanh toán thì “gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam”, do đó căn cứ theo điều 3.2, Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17-8-1998 thì ngân hàng phải từ chối thanh toán. Nhưng nếu từ chối thanh toán thì ngân hàng phát hành đã vi phạm điều 5 UCP600, đó là ngân hàng phát hành đã không giao dịch trên cơ sở chứng từ mà giao dịch bằng hàng hoá mà chứng từ liên quan đến. Không những thế, trong trường hợp ngân hàng được chỉ định đã thực hiện đúng chỉ định của ngân hàng phát hành theo qui định của L/C để trả tiền cho nhà hưởng lợi thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho NHđCĐ theo điều 7 của UCP600. Tóm lại, nếu NHPH Việt Nam từ chối thanh toán trong trường hợp trên thì có thể mức độ tin cậy (credit rating) của ngân hàng phát hành sẽ bị kém đi, NHPH có thể bị vướng vào kiện tụng quốc tế và bị cộng đồng quốc tế tẩy chay.

Nhà nước cũng cần ban hành văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các bộ ngành liên quan. Trong các nghiệp vụ TTQT, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã phải vận dụng các thông lệ quốc tế cả trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải, … nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, các biện pháp tự vệ này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào quy định của pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, theo thông lệ quốc tế khi vận đơn đường biển lập theo lệnh của NHPH, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán L/C thì ngân hàng có quyền nhận hàng theo vận đơn. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, việc ngân hàng nhận hàng hoá theo vận đơn rất khó khăn vì theo quy

định của hải quan Việt Nam, ngân hàng không có giấy phép nhập khẩu, không phải người mua hàng nên không được nhận hàng.

Ngoài ra, giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ thanh toán quốc tế cũng cần có các quy định cụ thể để tạo sự thống nhất về mặt pháp lý, góp phần giảm thiểu rủi ro trong quan hệ thanh toán giữa hai bên. Thực tế cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu thực hiện giao dịch TTQT nào đó chỉ thông qua các loại giấy tờ như lệnh chuyển tiền, đề nghị phát hành thư tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn,… Nhà nước cần quy định cụ thể tính chất pháp lý của các chứng từ này và ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên, tránh gây khó khăn cho toà án khi xét xử tranh chấp.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách thương mại nhằm tạo thuận lợi cho công tác XNK.

-Về thể chế và thủ tục XNK: phải có những quy chế bắt buộc đối với các điều kiện về tài chính, về trình độ cán bộ, phương hướng phát triển kinh doanh,... thì mới cấp giấy phép XNK trực tiếp, không nên cấp ồ ạt, tránh những rủi ro không đáng có do trình độ thiếu hiểu biết của người làm công tác XNK. Chủ trương cấp quota XNK có thể tạo lợi thế cho doanh nghiệp này mà gây ra bất lợi cho doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu khiến nhiều loại vật tư, nguyên liệu như thép, xi măng, đường,... tồn đọng gây tổn hại cho nền kinh tế và khó khăn cho các ngân hàng. Tình trạng nhập khẩu tràn lan các mặt hàng tiêu dùng đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước bị đình trệ, nhiều daonh nghiệp thua lỗ.

- Về thuế XNK: Nhà nước cần ban hành luật thuế XNK phù hợp. Biểu thuế của Nhà nước luôn thay đổi làm cho các đơn vị XNK không chủ động trước các diễn biến trong tương lai, gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mỗi khi sửa đổi luật thuế XNK, Nhà nước ta mới chỉ quy định ngày hiệu lực của luật mà không quy định biểu thuế ưu đãi đối với các hợp đồng đã ký trước ngày thực hiện luật thuế đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

- Về thông tin giá cả: nhà nước cần có những thông tin về giá cả trên thị trường thế giới một cách kịp thời để thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh

XNK. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nếu thiếu hiểu biết thông tin sẽ làm cho các daonh nghiệp dễ bị thua lỗ khi giá cả thay đổi hay việc kiểm soát giá cả không chặt chẽ của hàng hoá trong nước dễ dẫn đến những khó khăn cho công tác XNK và gián tiếp ảnh hưởng đến quy trình thanh toán của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w