Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 56 - 57)

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro Trong hoạt động kinh doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế ngân hàng, doanh nghiệp cần có

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì NHQĐ cũng còn một số hạn chế trong công tác quản lý rủi ro trong TTQT:

- Thứ nhất, vẫn tồn tại L/C phải trả nợ thay, còn có những vướng mắc chưa được giải quyết. Về lý thuyết, khi tiến hành mở L/C cho khách hàng thì chi nhánh quản lý khách hàng đã phải đảm bảo nguồn thanh toán cho L/C. Tuy nhiên, do công tác thẩm định rủi ro lỏng lẻo, sơ xuất của chuyên viên quan hệ khách hàng hay do một số nguyên nhân khác mà đến hạn thanh toán, khách hàng không có đủ tiền thì chi nhánh phải tiến hành giải ngân bắt buộc mặc dù khách hàng chưa đủ điều kiện giải ngân.

- Thứ hai, trong một số trường hợp ngân hàng Quân Đội còn bị động trong việc cung ứng nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng, điều này gây chậm trễ giao dịch của khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng.

- Thứ ba, rủi ro tác nghiệp, vẫn xuất hiện, mặc dù ít hơn và không gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, các lỗi chính tả trong những bức điện có nội dung dài dẫn đến phải làm điện đính chính hoặc sửa đổi, lỗi do không kiểm tra đơn đề nghị phát hành thư tín dụng với hợp đồng ngoại thương của khách hàng, chứng từ bị thất lạc khi gửi từ trung tâm đến chi nhánh và ngược lại.

- Thứ tư, rủi ro công nghệ vẫn xảy ra với thiệt hại không nhỏ. Theo mô hình xử lý TTQT tập trung, giữa trung tâm TTQT và chi nhánh gửi hồ sơ scan theo mạng nội bộ. Do còn hạn chế về công nghệ, mạng nội bộ gửi hồ sơ đôi khi xảy ra

tình trạng không nhận được hồ sơ chi nhánh gửi, nhất là có những trường hợp gửi bổ sung nhưng chuyên viên chịu trách nhiệm tại chi nhánh không thông báo lên cho trung tâm TTQT và tại trung tâm thì không nhận được. Điều này rất rủi ro vì trong trường hợp gửi bổ sung lệnh chi và hợp đồng mới (đối với chuyển tiền nhập khẩu) mà chuyên viên TTQT đang thực hiện giao dịch không nhận được, vẫn gửi điện thanh toán theo lệnh chi và hợp đồng cũ, theo đó, số tiền cũng như người hưởng lợi có thể thay đổi, và lỗi này là do NHQĐ phải chịu.

- Thứ năm, NHQĐ chưa thực sự thu hút được khách hàng giao dịch L/C, đặc biệt là L/C xuất khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng về số lượng khách hàng và doanh số L/C, nhưng nhìn chung vẫn thấp so với mặt bằng chung của các NHTM và với tiềm năng XNK của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 56 - 57)