1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban

135 2,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

Nhiều tácphẩm của ông đã được trao giải thưởng văn học, như: 3 Giải A cho các tập truyện ngắn: Đêm thức, Chuyện vẫn còn và Kịch Nguyễn Biểu; 01 Giải B cho tập truyện ngắn Hoa cúc vàng -

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-HOÀNG VĂN THANH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN ĐỨC BAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH, 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Tran g

MỞ ĐẦU

Chương 1

TRUYỆN NGẮN ĐỨC BAN TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN

VIỆT NAM SAU 1975

1.2.3 Truyện ngắn - thành tựu nổi bật trong sáng tác của Đức

1.3 Đức Ban trong tiến trình văn xuôi Hà Tĩnh sau 1975 391.3.1 Một cái nhìn phác thảo về văn xuôi Hà Tĩnh 391.3.2 Đức ban - gương mặt xuất sắc của văn xuôi Hà Tĩnh 41

Trang 3

2.1.1 Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

2.1.2 Các dạng cốt truyện trong truyện ngắn Đức Ban 47

2.1.2.2 Dạng cốt truyện lồng trong truyện 50

2.1.3.1 Kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính 53

2.1.3.3 Kết cấu cốt truyện phi tuyến tính 58

2.2.1 Nhân vật và vai trò nhân vật trong truyện ngắn hiện đại 61

2.2.1.2 Nhân vật trong truyện ngắn hiện đại 622.2.2 Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Đức Ban 63

2.4.2.3 Nhân vật từ góc nhìn nghề ngiệp 70

2.2.3.1 Miêu tả ngoại hình chi tiết cụ thể 732.2.3.2 Đặt nhân nhân vật vào tình huống bất ngờ 752.2.3.3 Cá thể hoá nhân vật qua ngôn ngữ, hành động 79

Chương 3

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN ĐỨC BAN 86

3.1.2 Vai trò của ngôn ngữ trong truyện ngắn 873.1.3 Đặc điểm của ngôn ngữ truyện ngắn Đức Ban 913.1.3.1 Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ phổ thông và phương

Trang 5

Tran g

Bảng 01: Khảo sát, thống kê một số dạng hành động của nhân vật

trong 15 truyện ngắn của tuyển tập Đức Ban tác phẩm chọn

lọc

83

Bảng 02: Khảo sát, thống kê việc sử dụng từ địa phương trong 15

truyện ngắn của tuyển tập Đức Ban tác phẩm chọn lọc

93

Bảng 03: Khảo sát, thống kê các câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều

ngôn ngữ mang tính tạo hình trong 15 truyện ngắn của

tuyển tập Đức Ban tác phẩm chọn lọc

97

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đức Ban thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành sau kháng chiến chống

Mỹ Ông viết không nhiều, song khá đa dạng về thể tài (truyện ngắn, ký, kịch,tiểu thuyết, chân dung văn học…) Trong đó, truyện ngắn được xem là thểloại thành công nhất Với truyện ngắn, ông đã khẳng định được tên tuổi củamình trong văn Việt Nam đương đại Nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn ĐứcBan, vì vậy không chỉ để hiểu về tài nằng, cá tính của một nhà văn đã địnhhình được phong cách, mà còn gợi mở nhiều vấn đề về những tìm tòi, thểnghiệm của truyện ngắn đương đại Việt Nam

1.2 Đức Ban là là cây bút chủ lực của văn xuôi Hà Tĩnh từ sau chống

Mỹ (1975) đến nay Những sáng tác của ông góp phần làm giàu có thêm chovăn xuôi Hà Tĩnh, vừa tạo được dấu ấn riêng trong truyện ngắn Việt Nammấy chục năm qua Đến nay ông đã xuất bản trên 14 đầu sách Nhiều tácphẩm của ông đã được trao giải thưởng văn học, như: 3 Giải A cho các tập

truyện ngắn: Đêm thức, Chuyện vẫn còn và Kịch Nguyễn Biểu; 01 Giải B cho tập truyện ngắn Hoa cúc vàng - Giải thưởng VHNT Nguyễn Du của UBND tỉnh Nghệ tĩnh và UBND tỉnh Hà Tĩnh; 01 Giải A cho tập truyện ngắn Đêm

thức; Giải B cho truyện ngắn Sông nước - Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ

- Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức (1998 - 2000)… Tuy nhiên cho đến nay,những nghiên cứu về truyện ngắn Đức Ban nói riêng, văn xuôi Hà Tĩnh nói

Trang 6

chung chưa có nhiều thành tựu Vì lẽ đó, nghiên cứu truyện ngắn Đức Bankhông chỉ để hiểu sáng tác của ông mà còn để hiểu hơn về văn xuôi Hà Tĩnh.

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật truyệnngắn Đức Ban vẫn là một vấn đề khá mới mẻ Thuộc thế hệ những nhà văntrưởng thành sau chiến tranh (1975), Đức Ban giữ một vị trí quan trọng trongvăn xuôi đương đại Xứ Nghệ Ông hội tụ được một số phẩm chất của mộtnghệ sỹ đường dài, như: vốn sống phong phú, khả năng giao lưu cởi mở, nănglực tiếp nhận cái mới - “kỹ thuật nghề nghiệp”… và chính điều này đã tạo nên

sự vững chãi trên lộ trình văn nghiệp đầy thử thách Từ một cậu học sinhtrung học, theo tiếng gọi của tổ quốc, ông gia nhập TNXP, để rồi cùng vớithời gian, năm tháng, sự khốc liệt của chiến tranh… là những hành trang thiếtthiết thực nhất để ông theo đuổi nghề văn sau này

Hòa bình lập lại, Đức Ban được cử đi học đại học rồi tốt nghiệp Đạihọc viết văn Nguyễn Du vào những khóa đầu tiên Về công tác tại một tỉnh lẽ,trải qua nhiều chặng đường, nhiều cương vị công tác khác nhau, từ biên tập vàsáng tác văn học, Chủ tịch Hội Văn học và Nghệ thuật, Giám đốc Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch… cho đến Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn việt Namtại Hà Tĩnh, thì văn chương vẫn cứ đeo đẳng ông cho tới tận bây giờ Đối vớiông, “nghiệp văn” là con đường không đơn thuần chỉ có sự say mê, mà ở đócòn là thử thách, là kinh nghiệm sống, là việc không ngừng học hỏi và traudồi kiến thức cho bản thân Điều này đã được tái hiện khá đầy đủ qua những

dòng tự bạch của chính nhà văn: “ Gần ba chục năm cầm bút, tôi chưa bao

giờ viết vì miếng cơm manh áo cho dù tôi đã hàng chục năm sống thiếu thốn

và cả nghèo đói nữa Ấy là điều mỗi lúc ngoảnh nhìn tự thấy bằng lòng Còn nữa, chưa khi nào tôi tự bằng lòng với trang viết của mình Cứ khao khát không nguôi thông qua ngôn ngữ chế biến tư tưởng tình cảm của mình thành những món ăn ngon cho đời Cứ luôn thấy mình mắc nợ Cứ luôn thấy mình tài hèn sức mọn trước văn chương nghệ thuật Chao ôi cái nghề văn mới

Trang 7

khắc nghiệt làm sao Và có lẽ vì thế mà tôi cũng như bao người khác yêu nó đến kiệt sức”[8].

Cho đến nay, Đức Ban đã xuất bản 14 tập sách (bao gồm truyện ngắn,truyện vừa, kịch, tiểu thuyết và truyện viết cho thiếu nhi) với các tác phẩm

chính như: Nơi có chuyện cổ tích (Tập truyện ngắn); Hoa cúc vàng (Tập truyện ngắn); Trăng vỡ (Tiểu thuyết); Đêm thức (Tập truyện ngắn); Khúc hát

ngày xưa (Tập truyện ngắn); Mạng nhện bạc (Tập truyện vừa); Nguyễn Biểu

(Kịch)… Qua các tác phẩm xuất bản và các giải thưởng đã trao, phần nào chothấy sự thành công khá đa dạng của nhà văn trên nhiều phương diện của đờisống cũng như các thể loại văn học (từ truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểuthuyết và truyện viết cho thiếu nhi…) Nhưng có lẽ Đức Ban thành công hơn

cả là ở thể loại truyện ngắn Với một “thi pháp tự sự” đổi mới có chọn lọc đãđem tác giả đến với những thành công, những giải thưởng… và quan trọnghơn, đó là một vị trí đáng kể của nhà văn Đức Ban trong làng văn đương đại

Xứ Nghệ cũng như trong lòng bạn đọc cả nước Tác phẩm của ông đã thu hút

sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và đông đảo bạn đọc trong cảnước, một cách lặng lẽ, tự nhiên

Bàn về truyện ngắn Đức Ban, Nguyễn Thị Nguyệt trong bài Nghĩ từ

văn xuôi Đức Ban đăng tải trên Website http://www.baohatinh.vn đã phân tích

khá cụ thể, bao quát trên cả hai phương diện con người và tác phẩm của nhàvăn Đức Ban Theo tác giả “ Với những đóng góp quan trọng của mình chomảng văn xuôi, Đức Ban được xem là nhà văn tiêu biểu nhất của Hà Tĩnhtrong vòng ba chục năm lại đây Bút lực dồi dào, vốn sống, vốn hiểu biếtphong phú, sâu sắc cộng với niềm đam mê, tâm huyết và đặc biệt là sự laođộng thực sự nghiêm túc, cẩn trọng với nghề văn chương chữ nghĩa đã tạonên những thành công đã được ghi nhận của ông” [60, tr 1] Cũng theo tác

giả, từ tập truyện ngắn đầu tiên Mưa rừng (1978) cho đến tập truyện dài được xuất bản gần đây nhất Mạng nhện bạc (2004), trải qua quá trình sáng tác hơn

ba thập kỷ sau chiến tranh với bao thăng trầm, biến động của cuộc sống,nhưng tất cả những hiện thực, những vang động đó đều có sự lắng động trong

Trang 8

các tác phẩm của ông Đức Ban viết khá nhiều về mảng đề tài chiến tranh, hậuchiến tranh và cùng với những vấn đề của nó đã có mặt trong hầu hết các

truyện ngắn của ông (Khúc hát ngày xưa, Người đàn bà choàng khăn, Sông

nước, Cô Tề làng tôi, Chuyện vẫn còn, Mồng mười tháng tám cho đến tiểu

thuyết Trăng vỡ) Trong những truyện ngắn này, mảng hiện thực mờ tối, chìm

khuất trong hiện thực đời sống thời hậu chiến được phản ánh khá đậm trongtruyện ngắn Đức Ban Bên cạnh đó, đề tài nông thôn bối cảnh những năm sauchiến tranh như một bức tranh xã hội thu nhỏ với tất cả những gì tốt đẹp,thuần khiết lẫn ấu trĩ, lệch lạc, thành kiến, đố kị và thù hận cũng là thế giớinghệ thuật đặc trưng của Đức Ban

Cùng trên cách nhìn nhận và đánh giá đó, trong cuốn Nhà văn Hà Tĩnh

đương đại của hai tác giả Hà Quảng và Nguyễn Văn Quang, do NXB Đại học

Quốc gia Hà nội phát hành năm 2011 đã cho thấy một nhà văn Đức Ban vớimột vị trí đáng kể trong số các nhà văn đương đại Xứ Nghệ Sự thành côngcủa ông hôm nay không đơn thuần chỉ là sự say mê, mà còn là một thử thách,một kinh nghiệm sống, một sự học hỏi, tu dưỡng không ngừng…, hơn cảchính là ý thức, trách nhiệm với nghề Thực tế đó đã mang lại cho ông sựthành công khá đa dạng và phong phú trong đời sống cũng như trong sáng tácvăn học Nhưng theo các tác giả, thành công nhất của Đức Ban có lẽ là truyệnngắn Nhiều tác phẩm của ông đã gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạnđọc trong cũng như ngoài nước Cũng theo tác giả của cuốn sách, thì nôngthôn là mảng đề tài được thể hiện khá đầy đặn trong tác phẩm của Đức Ban.Với cách nhìn cuộc sống dưới góc độ mới, tác phẩm Đức Ban đã tiếp cận mộtlối viết khác trước, không đơn giản, nhất thể hóa đời sống vốn đa chiều, đaphương, nhiều nghịch lý Cùng với đề tài nông thôn, thì đề tài chiến tranh

cũng được tác giả nói đến trong một số truyện ngắn (Sông nước, Mồng mười

tháng tám, Cô Tề làng tôi, Chuyện vẫn còn…) Ở mảng đề tài này tác giả

không trực tiếp miêu tả các trận chiến, hay đời sống hậu phương thời binh lửa

mà tập trung vào thân phận người lính, những người TNXP thời hậu chiến

Trang 9

Trong bài Truyện ngắn được giải Báo văn nghệ - mười năm còn lại đăng trong tập Phê bình - Tiểu luận Mùa màng văn học mấy năm qua của tác

giả Văn Chinh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2010 đã có đánhgiá, nhận xét khá hay và sâu sắc về Đức Ban và các nhà văn cùng thời đối vớithể loại truyện ngắn viết về thời hậu chiến Đó là tính đa dạng của giọng điệucủa các số phận Bên cạnh đó, nhà văn đã chú ý hơn đến khía cạnh thua thiệtcủa nhân vật, họ lẫn khuất ở đâu đó dưới lam lũ đời thường, quá khứ chiếntranh thi thoảng mới hiện về như một kỷ niệm buồn đau đã xa vời, đôi khinhư không phải là chính họ Nó được thể hiện qua một số tác phẩm đạt giải

của Báo Văn nghệ, như: Một lứa bên trời (Trần Thị Huyền Trang), Người

đàn ông huyền thoại (Hồ Tĩnh Tâm), Nghề sông nước (Đức Ban), Nửa mặt trăng trong mặt trời (Phạm Thị Ngọc Liên)…

Trên Website http://www.vanchuongviet.org, đăng bài Đức Ban với đề

tài nông thôn thời hậu chiến của tác giả Yến Nhi đã có những nhận xét khá cụ

thể về tác giả và mảng đề tài trong tác phẩm Theo tác giả, Đức Ban là người

có một vốn sống phong phú, một khả năng giao lưu cởi mở và một năng lựctiếp nhận cái mới của kỹ thuật nghề nghiệp Chính vì vậy mà khi viết, phảnánh về mặt trái của cơ chế thị trường ở nông thôn, với nhiều nghịch cảnhnhưng tác giả không đem đến cho người đọc những bi quan tuyệt vọng, nónhư những “âm án” trong đông y, là những liệu pháp tinh thần giúp con nguờicảnh tỉnh, giữ vững ý chí đấu tranh trong những hoàn cảnh cam go Với đề tàinông thôn, ông đã chọn một lối đi riêng, đề cập đến mảng khuất khó nhìn thấytrong đời sống những người nông dân sau chiến tranh với một bút pháp hiệnthực mới, tạo được hiệu ứng thẩm mỹ không theo lối mòn ở nhiều tầng lớpđộc giả Đây thực sự là những đóng góp tạo nên một khuynh hướng mới mẻtrong dòng chảy của văn xuôi đương đại của nhà văn Đức Ban

Trong bài Nhà văn Đức Ban với việc đổi mới truyện ngắn đăng trên trang http://www.htu.edu.vn và http://hoinhavanvietnam.vn tác giả Trần Thị

Anh Thư đã đánh giá: “Diễn ngôn một cách khiêm tốn chăng nữa thì Nhà vănĐức Ban vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong số các nhà văn đương đại Hà

Trang 10

Tĩnh” [94, tr 1] Theo tác giả, sự đóng góp của Đức Ban đối với truyện ngắnđược thể hiện ở các khía cạnh: Viết về một hiện thực lớn của xã hội, ngòi bútĐức Ban biết lảy ra vấn đề từ những sự việc hằng ngày tưởng như bằng lặngnhưng lại có sức nổi sóng (biết chọn chi tiết để tạo tình huống); là lối kể

chuyện pha màu sắc “cổ tích thời hiện đại” (Khúc hát ngày xưa, Miếu làng,

Chuyện cổ tích…); sự kết hợp các yếu tố hữu thức với vô thức Tính chất “ky

ảo, hư tưởng” xuất hiện trong tác phẩm như một thành phần không thể thiếu

của cấu trúc hình tượng (Đêm thức, Hoa đại…); là lối kết cấu tương phản (Mồng mười tháng tám), “truyện trong truyện” (Sông Nước ,Sóng Bến

Duềnh), đồng hiện ( Mạng nhện)…; nhịp điệu câu văn gấp gáp, từ ngữ chân

quê, nhiều than, nhiều hỏi ; nhân vật trong truyện của anh đa phần có sốphận không may mắn: một lão Trìu, ông Dụt, con Hệ, con Nợi Cũng từđánh giá đó, thì tác giả đã đưa ra một nhận định là đang có một thế hệ tác giảtrẻ chịu ảnh hưởng của phong cách truyện ngắn Đức Ban đang dần đông, gópphần làm phong phú nền văn chương tỉnh nhà thời ky mới

Tại trang http://www.vanvn.net với bài Thử điểm lại văn xuôi Nghệ An

qua những chặng đường đã có sự ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của

của Đức Ban và các nhà văn cùng thời (thời tỉnh Nghệ Tĩnh) “Phải nói rằngcác tác giả thời điểm ấy đã chịu khó bám sát, nghiên cứu, lăn lộn với cuộcsống trong thực tiễn, say mê sáng tạo văn học nghệ thuật nên đã đem lại một

số thành công đáng kể”… “Trong những năm gần đây, trải qua thời gian vừachia tách tỉnh, đội ngũ văn xuôi của tỉnh nhà có khoảng thời gian bị hẫng hụt,Hồng Nhu chuyển về Huế, nhà văn Đức Ban về Hà Tĩnh, nhà văn Đặng Văn

Ký, Hồ Hữu Nại, Nguyễn Xuân Phầu, Chính Tâm… đã qua đời Bồi dưỡng

để hình thành đội ngũ viết văn xuôi đâu phải ngày một, ngày hai, có khi phảichờ đợi đến cả vài thế hệ” [57, tr 1]

Với bài viết nhan đề Văn học thiếu nhi Hà Tĩnh đăng trên trang

http://vanhocnghethuathatinh.org.vn Trần Thị Ái Vân đã có sự nhìn nhận về

nhà văn Đức Ban ngoài việc là một nhà văn tiêu biểu của Hà Tĩnh có nhiềuthành tựu trong truyện ngắn, còn có những đóng góp đáng kể bằng những

Trang 11

sáng tác hay viết cho thiếu nhi đã được tập hợp và in trong các tập truyện:

Hoa cúc vàng (NXB Kim Đồng, 1984), Những tiếng chim (NXB Thuận Hoá,

1986), Con mèo mun (NXB Kim Đồng, 2007) Truyện thiếu nhi của Đức Ban

mở ra một thế giới ky thú khi ông viết về những loài vật gần gũi với các emnhư những cánh chim, những chú mèo, những con châu chấu áo xanh, nhữngbông hoa trong vườn… Đây cũng là một lĩnh vực thể hiện năng lực tìm tòi,khám phá, góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách viết của nhà văn

Qua việc điểm lại những bài viết trên đã cho thấy một Đức Ban đa dạngtrong cách viết với nhiều thể loại khác nhau, từ truyện ngắn, tiểu thuyết,truyện vừa, kịch…, tất cả đều đọng lại những dấu ấn nhất định Nhưng đónggóp đáng kể nhất vẫn là mảng văn xuôi, nhất là trên lĩnh vực truyện ngắn Vớinhững đóng góp quan trọng của mình cho mảng văn xuôi nói chung cũng nhưtruyện ngắn nói riêng, Đức Ban được đánh giá, ghi nhận và xem là nhà văntiêu biểu nhất của Hà Tĩnh trong vòng ba chục năm lại đây Bút lực dồi dào,vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc cộng với niềm đam mê, tâm huyết

và đặc biệt là sự lao động thực sự nghiêm túc, cẩn trọng với nghề văn chươngchữ nghĩa đã tạo nên những thành công đã được ghi nhận của ông

Tuy nhiên, cho đến nay có thể thấy chưa có những bài viết mang tínhnghiên cứu về truyện ngắn của Đức Ban Đa phần các ý kiến mới chỉ dừng lại

ở những cảm nhận sơ lược, bước đầu về tác giả, tác phẩm với công chúng.Bên cạnh đó, với một vài cuốn sách và các bài viết được đăng tải trên các tờbáo mạng hoặc các tờ báo không chuyên cũng phần nào cho thấy đích hướngtới, khác nhau của người viết Trong khi đó, như đã nói ở trên, với những gì

đã có, Đức Ban đã chứng tỏ được một bút lực dồi dào, sự cẩn trọng, nghiêmtúc trong lao động nghệ thuật và đã mang lại những thành công đã được ghi

nhận Từ thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảosát, phân tích, chỉ ra những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Đức Ban trên cảhai phương diện: nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện.

3.2 Với mục đích trên, đề tài đặt ra nhiệm vụ:

Thứ nhất, Khảo sát và bước đầu nhận diện vị trí Đức Ban trong bốicảnh truyện ngắn Việt Nam thời chống Mỹ đến nay

Thứ hai, Chỉ ra được những đặc sắc của truyện ngắn Đức Ban trên haiphương diện nội dung và nghệ thuật

Thứ ba, ở một chừng mực nhất định, chỉ ra được những dấu ấn phongcách truyện ngắn Đức Ban

4 Đối tượng và phạm vi khảo sát

4.1 Đối tượng khảo sát của đề tài là thế giới nghệ thuật của truyệnngắn Đức Ban Nói tới thế giới nghệ thuật là nói tới toàn bộ sáng tạo nghệthuật mang tính chỉnh thế của nhà văn trong tác phẩm Tuy nhiên, ở đâychúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát ở một số phương diện nổi bật, như: Cốttruyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu

4.2 Phạm vi tư liệu khảo sát chính là cuốn Đức Ban tác phẩm chọn lọc,

Nxb Hội nhà văn, 2009 Ngoài ra chúng tôi còn lựa chọn khảo sát thêm một

số tác phẩm của Đức Ban đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và địaphương

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phươngpháp, như: Khảo sát, thống kê; Phân tích tổng hợp; Cấu trúc - hệ thống; Sosánh đối chiếu

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1 Truyện ngắn Đức Ban trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam

sau 1975

Chương 2 Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Đức Ban

Trang 13

Chương 3 Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Đức Ban

Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1 TRUYỆN NGẮN ĐỨC BAN TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

1.1 Một cái nhìn khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975

1.1.1 Về đội ngũ

Sau năm 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện, trong đó

có cả đời sống văn hoá và tư tưởng Văn học đã có sự cựa mình thay đổi sauchiến tranh, nhất là sau sự ra đời Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng,Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và đặc biệt là cuộc gặp mặt lịch sử của Tổng

Bí thư Nguyễn Văn Linh vào tháng 10 năm 1987 với các đại diện giới văn,nghệ sỹ Luồng gió mới đã thực sự “cởi trói”, tạo ra động lực lớn, kích thích

sự hăng say lao động, sáng tạo của các văn nghệ sỹ và bước đầu mang lạinhững kết quả khá rõ nét Bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết, thơ, ký,kịch…, truyện ngắn thời ky này đã phát triển rực rỡ, và trở thành một thể loạitiêu biểu của văn học sau 1975 - nó được xem như là một “cú hích” mạnh mẽ

và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền có tác dụng “kích nổ” chonhững thành tựu của truyện ngắn trong giai đoạn này

Trang 14

Tạo ra, và làm được điều này, đầu tiên phải nói tới vai trò có tính chấtquyết định của đội ngũ các nhà văn tiêu biểu như: Vũ Thị thường, NguyễnMinh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, VõThị Hảo, Trần Thị Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê MinhKhuê, Thái Bá Tân, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân

Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư Qua đó chothấy sự phát triển hùng hậu, đa dạng mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi, giới… đãtham gia tích cực vào quá trình sáng tác văn học

Nhìn vào đội ngũ nhà văn viết truyện ngắn sau 1975, một điều dễ thấy

là có sự kết hợp của nhiều thế hệ Bên cạnh những nhà văn trưởng thành trongkháng chiến chống Mỹ, như: Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Khải,Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, LêLựu… là sự xuất hiện của những cây bút trẻ Họ đã góp phần làm thay đổi bộmặt và diện mạo của văn xuôi đương đại Các sáng tác của Nguyễn HuyThiệp, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh… đã mang lại cho văn xuôi nhữngsắc thái mới mẻ Đọc những cây bút này, người ta có thể chê trách điều này,điều nọ, thảo luận lại nhiều vấn đề, nhưng không thể không thừa nhận nhữngđổi mới mà họ đã đem đến trong văn xuôi giai đoạn này Trên đà đổi mới đó,sang đầu những năm 2000, văn xuôi đương đại lại có những chuyển động mớingoạn mục với những gương mặt đa dạng và độc đáo làm chấn động văn đàn:Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn DanhLam… Dù chưa thật toàn mỹ, nhưng phải ghi nhận những chuyển động củavăn xuôi ở đầu Thế kỷ 21 hứa hẹn những thành tựu lớn…

Một đặc điểm khá nổi bật của truyện ngắn sau 1975 là sự xuất hiệnđông đảo những nhà văn nữ Đây là một nét riêng, phản ánh tiến trình pháttriển và hội nhập của văn học Việt Nam sau 1975 Theo thống kê của Bùi ViệtThắng, kể từ thời ky đổi mới (1986) đến nay có tới 75% người viết truyệnngắn là nữ Vì thế, đã có người xem đây là thời ky “âm thịnh, dương suy” củatruyện ngắn Việt Nam Trong số đó nổi lên một số tên tuổi, như: Phạm ThịHoài, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Trần Thuy Mai,

Trang 15

Nguyễn thị thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thuỷ, Võ thị Xuân Hà,Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Nhiều sáng tác của họ đạt giải “thủ

khoa”, “á khoa” như: Hậu Thiên Đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức thư

gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Người sót lại rừng cười của Võ thị Hảo, Thị trấn hoa quỳ vàng của Trần Thuy Mai, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… Nhìn chung các nhà văn nữ có lúc đã vắt kiệt

sức mình để dâng hiến cái đẹp cho đời, nhưng để thực sự quyên mình, “hisinh” cho nghề nghiệp thì chưa có, do vậy danh hiệu viết truyện ngắn xuất sắcnhất sau 1975 vẫn được trao tặng cho những cây viết nam, mà tiêu biểu làNguyễn Huy Thiệp với những đổi mới, cách tân mang tính đột phá về thể loạitruyện ngắn

Có thể thấy, dù chỉ mới trong khoảng thời gian hơn 30 năm sau chiếntranh (1975) nhưng văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có nhữngphát triển đáng kể trên nhiều phương diện Sự phát triển này không chỉ ở chỗngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn với hàng loạt tác phẩmmới ra đời, mà cái quan trọng hơn trong sự phát triển của văn xuôi đã đượcghi nhận trên các bình diện như: đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người,đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cảnhững kết quả này không chỉ là luận chứng chứng tỏ bước phát triển của vănxuôi sau 1975, mà còn là cơ sở, tiền đề để xem văn xuôi sau 1975 với tư cách

là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự phát triển của văn xuôi Việt Namhiện đại Văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một hiện tượng đang phát triển

1.1.2 Các đề tài nổi bật

Có thể nói, đề tài là cơ sở quan trọng nhất để nhà văn, người nghệ sỹkhái quát, thể hiện chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cáchđiển hình Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều trường hợp đề tài, chủ đề hoàquyện vào nhau không tách được, như một số tác phẩm ngụ ngôn, truyệnđồng thoại, một số thơ trữ tình… Do hoàn cảnh lịch sử cũng như những yêucầu chung của thời đại, nên chúng ta rất dễ dàng nhận ra hai dạng đề tài nổibật trong văn học Việt Nam hiện đại là đề tài người cán bộ chiến sỹ cách

Trang 16

mạng và quần chúng cách mạng, hai đề tài này thể hiện rõ nhất và tập trungnhất ở giai đoạn 1945 - 1975 Nói như vậy không có nghĩa là giai đoạn nàykhông có những đề tài, chủ đề khác trong sáng tác văn học, ít nhiều, tập trunghay không tập trung, có khi là sự thoảng qua, hay một dấu hiệu, một sự manhnha… và sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để các văn nghệ sỹ đi vào khái quáthiện thực cuộc sống xã hội, điều này thể hiện rõ ở một loạt các đề tài, chủ đềđược mở ra trong sáng tác và đã đem lại những thành công rõ nét cho truyệnngắn sau năm 1975 (nhất là từ sau 1986 lại nay).

Những năm đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nền vănhọc cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính từ trong thời ky chiến tranh

Đề tài về chiến tranh và người lính vẫn bao trùm lên hầu hết các sáng tác Tuynhiên, trong truyện ngắn (vừa) thấy rõ nét một hướng đi vào những khoảnhkhắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý của nhânvật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm Bởi lẽ, “Truyện ngắn cũng có

ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, đểlàm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh” [48] Cùng quanđiểm này, tác giả Phan Cự Đệ cũng cho rằng “Cách khai thác những vấn đềchiến tranh trong mối tương quan quá khứ - hiện tại như thế làm cho truyệnngắn của ta sau 1975 có một bước phát triển mới, ngày càng hiện đại hơn, đápứng nhu cầu bạn đọc ngày càng tốt hơn Bởi nó không dừng lại ở trực giác mà

đi sâu vào tâm lý, tiềm thức”[18] Điều này cho thấy, đã có sự đổi mới quanniệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới hệ đề tài vàphương thức thể hiện… ở các nhà văn Ngay tên gọi của tác phẩm đã phần

nào thể hiện điều đó Nếu trước đây Lê Lựu là Người về đồng cói, Mở rừng

thì bây giờ là Thời xa vắng; Ma Văn Kháng trước đây là Xa phủ thì bây giờ là

Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú; nếu Nguyễn

Quang Sáng trước đây là Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng, Chị Nhung… thì bây giờ là Tôi thích làm vua, Thế võ… Rõ ràng trước một hiện thực mới, một

công chúng mới không cho phép nhà văn viết như cũ, sự đổi mới của các nhàvăn do đó gần như là một tất yếu sống còn của chính họ

Trang 17

Một trong những đề tài nổi bật được nhiều thế hệ các nhà văn khai thácsau 1975 đến nay đó là đề tài đạo đức Điều này cũng dễ hiểu, vì sau 1975,cuộc sống hòa bình bắt đầu với bao vấn đề mới mẻ, bức xúc thời hậu chiến.Đời sống chính trị không còn là đối tượng phản ánh duy nhất của văn xuôi,của truyện ngắn đương đại Từ việc chỉ ra “đổi mới là yêu cầu bức thiết của

sự nghiệp cách mạng” đến sự “khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo, và

yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật vàphát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”(Nguyễn Đăng Mạnh), một hướng đi mới mở ra cho truyện ngắn đương đại

Sự đổi mới đầu tiên có lẽ bắt đầu từ việc mở rộng phạm vi phản ánh hiệnthực Từ một hiện thực chủ yếu được giới hạn trong đời sống chính trị xã hội,truyện ngắn đương đại đã tìm đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sốngnhân sinh thế sự: “Hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ vốn dĩ

đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạchngầm của đời sống” (Nguyễn Văn Long) Đó là nền tảng cho sự mở rộng đềtài trong truyện ngắn thời đổi mới, trong đó, đề tài đạo đức xã hội là một đềtài mới mẻ, mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hướng đến Từ đây, các nhàvăn truy tìm trong cơ chế thị trường đã làm nảy sinh tiêu cực, và không ngầnngại đưa vào trang viết những hiện tượng tiêu cực của xã hội, thể hiện tính dựbáo trong thời đổi mới: Con người luôn cảnh giác, tránh xa cái phi đạo đức,phi nhân cách Lên án, phê phán những hiện tượng xấu xa, bỉ ổi, những việclàm sai trái… Như vậy, đề tài đạo đức xã hội trước hết bắt nguồn từ sự nhậnthức của nhà văn trước hiện thực của cuộc sống, mà sự hiện hữu của nó lànhững hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, nhếch nhác của xã hội, sự suyđồi đạo đức của con người Truyện ngắn thời ky đổi mới thâm nhập vào đờisống đạo đức xã hội, nhân sinh sang tái tạo đạo đức cho con người, đó là nỗi

ưu tư, trăn trở của mỗi nhà văn Đây cũng là lý do để hàng loạt tác phẩm ra

đời như Người vãi linh hồn (Vũ Bão), Những người thợ xẻ (Nguyễn Huy Thiệp), Ngôi nhà trên cát (Dương Thu Hương), Hậu thiên đường, Đêm dịu

dàng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Kịch câm

Trang 18

(Phan thị Vàng Anh), Món tái dê, Lũ con hoang (Hồ Anh Thái), Kẻ sát nhân

lương thiện (Lại Văn Long)

Truyện ngắn sau 1975, đã phát huy khả năng tiếp cận trên bình diệnđạo đức xã hội một cách nhanh nhạy và sắc bén Nguyễn Minh Châu là nhàvăn tiên phong, nhạy cảm nhất Ông lên tiếng kêu gọi mọi người hãy cứu lấy

nhân tình Tác phẩm Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam giúp ta hiểu sâu sắc về

hiện thực tha hoá, nguội lạnh của con người trước người thân và đồng loại.Quá đó, tác giả cắt nghĩa vai trò của đồng tiền, địa vị, danh vọng đã đến lúclàm mờ mịt con người, khiến họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của chính

mình Bùi Hiển với Cái bóng cột cũng đã trực tiếp lên tiếng báo động về sự

xuống cấp của con người Qua việc khắc họa nhân vật, ông muốn đặt vấn đề

về sự tồn tại có ích của con người trên trái đất Cá nhân luôn được quan tâm,nhưng chủ nghĩa ích kỉ và sự thờ ơ thì phải bị lên án Đây chính là tinh thầnnhân bản toát ra từ tác phẩm của nhiều nhà văn Sự tha hoá đạo đức của conngười diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống Lúc xâm thực ào ạt, lúc nhấmnháp dần mòn Nó như một thứ vi trùng âm thầm, tinh vi len lỏi vào từng conngười, làm biến đổi nhân cách con người lúc nào không hay biết! Với tư cách

là người trong cuộc, Hồ Anh Thái hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc cuộc sốngcông chức, nên ông đã tái hiện rất chân thực các mảng tối, mảng khuất đằngsau cái bề mặt hào nhoáng, lịch sự của thế giới trí thức công sở Trong tác

phẩm Phòng khách, Hồ Anh Thái đã phơi bày lối sống thực dụng, hám danh

vọng, chạy theo vật chất của những kẻ hãnh tiến Họ đã chen chúc cố lọt chođược vào phòng khách của một vị quyền thế để giành cơ hội gặp giới ngoạigiao, hi vọng đến một nước để dự chiêu đãi quốc khánh tạo đà cho cả mộtchuyến đi nước ngoài hoặc một cơ hội thăng tiến Bên cạnh những dục vọngsục sôi là lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, đố kị, và nhiều khi dẫn đến sự độc ác, tànnhẫn trong việc đối xử lẫn nhau Với cuộc sống nhàn nhã, tẻ nhạt trong vănphòng khiến họ để ý, soi mói, ghen ghét, đố kị lẫn nhau Họ ganh đua hơn

kém một cách kịch liệt dẫn đến kết cục bi thảm (Chim anh chim em) Họ thù

Trang 19

những kẻ ghét mình (Tự truyện) Họ nói xấu, bôi nhọ, hãm hại lẫn nhau (Bóng ma trên hành lang).

Một khi, cuộc sống gia đình được đặt vào bối cảnh cụ thể, và chịu sựtác động đa chiều của xã hội thì lối sống ích kỉ, buông thả theo những dụcvọng thấp hèn, đồng tiền trở thành lực vạn năng, bất chấp mọi nguyên tắc vànhững chuẩn mực đạo đức, trong thực tế đã biến không ít những con ngườitrở thành bất nhân, bất nghĩa Một khi con người đã đánh mất đi phần nhântính, thì chỉ còn là một động vật bình đẳng trước đồng loại Đó là nỗi đau, làniềm nhức nhối của lương tri mà Nguyễn Huy Thiệp gióng lên một hồi

chuông mang ý nghĩa cảnh báo trong truyện ngắn Tướng về hưu Trong cơn

luân chuyển thời đổi mới, xã hội Việt Nam không chỉ có những con người thahoá trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, của tầng lớp trí thức, mà có cả sự tha hoácủa người già, trẻ, người lãnh đạo, nhà giáo, hoạ sĩ, bọn ma cô, buôn lậu

Đồng tiền biến họ thành con thiêu thân, đắm chìm trong trường lạc Sang

sông (Nguyễn Huy Thiệp) là cả một thế giới tha hoá, một bức tranh nhân thế:

Từ nhà sư, nhà giáo, nhà thơ, đến đôi tình nhân trẻ đều trở thành kẻ đầuhàng cái ác, để cái ác hoành hành Cuộc sống càng hiện đại, con người càngvăn minh, thì càng xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, bỉ ổi Con người trongcuộc sống hiện tại, luôn phải kiểm chứng mình thông qua nhiều mối quan hệ.Đạo lý làm người đang có nguy cơ trở nên xa lạ với sự phát triển của vănminh đô thị Con người phải buộc thay mình, đổi dạng để thích nghi với quátrình diễn biến phức tạp của cuộc sống Vì thế, con người được đặt trongnhững tình huống bắt buộc phải lựa chọn cho mình một hành vi đạo đức cụthể, qua đó, phẩm giá của con người được thẩm định một cách rõ nhất Đọc

truyện ngắn Kịch câm (Phan Thị Vàng Anh) độc giả sững sờ trước những

xung đột và diễn biến trong thiên truyện Sự im lặng đến trống vắng giữangười cha và cô con gái qua màn kịch câm Nội dung xoay quanh một tờ giấy

mà người con đọc được đã bộc lộ hết sự phản ứng của cô đối với thói đạo đứcgiả của người bố đang nhân danh nhà giáo Hướng về đề tài đạo đức xã hội,các nhà văn đã thể hiện được bản lĩnh trong việc dùng ngòi bút tham gia trợ

Trang 20

lực vào cuộc đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, cái đạo đức và phi đạo đức đang

âm thầm diễn ra hằng giờ, hằng ngày ở ngoài xã hội, trong từng gia đình vàbên trong mỗi con người Trên phương diện này, truyện ngắn thời đổi mớithực sự là “chiến sĩ” tích cực, xuất sắc trên mặt trận tư tưởng của Đảng Đitheo hướng này, truyện ngắn đã mở ra một hướng tiếp cận hiện thực mới, gópphần vào việc mở rộng đề tài, làm nên sự phong phú đa dạng của khu vườnvăn xuôi sau 1986

Bên cạnh mảng đề tài đạo đức xã hội thu hút khá nhiều nhà văn thamgia, hay nói đúng hơn là một vấn đề nhạy cảm, có sự ảnh hưởng sâu rộng đếnmọi mặt của đời sống xã hội đã nảy sinh, phát sinh trong thời bình, mà cácnhà văn là những người có sứ mệnh dự báo, phê phán, lên án “sự lệchchuẩn”, thì mảng đề tài đời tư, thế sự cũng phát triển mạnh và dần trở thànhchính yếu trong sáng tác văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng Conngười bình thường, đời thường được chú ý và thể hiện sâu sắc với những sốphận bất hạnh, những thân phận bi kịch Đấy là bi kịch của một thời conngười phải hy sinh “cái Tôi” cá nhân để vươn tới “cái Ta” tập thể một cách

giản đơn, cứng nhắc để rồi suốt đời thất bại Đấy là bi kịch của những ân hận xót xa, dằn vặt vì những lỗi lầm mà con người vô tình hay cố ý gây ra (Bức

tranh)… Có một khuynh hướng nổi lên rất rõ là sự nhận thức lại một thời Dù

những “nhận thức lại” đó có chỗ chưa ổn, thậm chí có màu sắc “phủ định quákhứ”, nhưng với cách nhìn đó hiện thực được đào sâu hơn, và cái quan trọng

là mang đến trong văn xuôi tính phân tích, tính triết luận cần thiết Truyện

ngắn thế sự đã khơi đúng cái nguồn mạch sở trường của nó: đầy nếm trải, suy

tư, chiêm nghiệm, “giải phẫu” sự vật hiện tượng để đi đến cùng cái bản chấtcủa nó, và tác phẩm có ý nghĩa cảnh tỉnh và nhận thức rất sâu sắc, đáp ứngđược nhu cầu phân tích, lý giải suy tư về con người, xã hội của một thời đầybiến động Đấy là một bước phát triển quan trọng của văn xuôi phù hợp vớiyêu cầu của hiện thực, của đối tượng phản ánh

Cùng với đề tài đạo đức xã hội, đề tài đời tư thế sự, nhà văn đã khôngngần ngại khi đi vào những vùng khuất tối, gai góc của đời sống để khám phá,

Trang 21

phản ánh thế giới tinh thần đầy phức tạp và nhu cầu bản năng của con người,

đề cập đến những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện đại Với không khísôi nổi và dân chủ của văn học nước nhà thời kì đổi mới, văn xuôi viết về đềtài lịch sử cũng có sự vận động, phát triển, đổi mới mạnh mẽ, thực sự gây ấntượng đối với độc giả Cách nhìn nhận về lịch sử, quan niệm về lịch sử củacác nhà văn đa dạng hơn Lịch sử không còn là “những xác chết và những sự

cố biên niên u lì” nữa mà được thổi vào tinh thần, hơi thở của cuộc sống hiệnđại Chất liệu lịch sử được xử lí khác nhau ở mỗi nhà văn, nhưng nhìn chungcác tác giả đều cố gắng tìm kiếm những hướng đi mới, vượt thoát khỏi lối viếttruyền thống

Với sự đổi mới đề tài, truyện ngắn sau 1975 có xu hướng trở lại vớicon người cá nhân nhưng ở trình độ phát triển cao hơn, không phải kiểu conngười cá nhân chủ nghĩa, mà là một nhân cách với đầy đủ tính chất phức hợpcủa nó Sự đổi mới đề tài cùng sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người

đã đưa đến việc thay đổi hệ thống miêu tả, phương thức thể hiện, phương thức

tư duy… tạo nên bước phát triển đáng kể của truyện ngắn sau 1975

1.1.3 Những tìm tòi, thể nghiệm

Trong cuộc sống thì sự tìm tòi, thể nghiệm luôn là một động lực thúcđẩy tạo nên những giá trị mới, mang lại hiệu quả cao cho đời sống xã hội Đờisống văn học cũng vậy, nó không nằm ngoài quy luật đó Xét về một mặt nào

đó, sự tìm tòi, thể nghiệm trong văn học không những là động lực thúc đẩycác văn, nghệ sỹ đi tìm những giá trị mới của đời sống hiện thực, mà còn là

“chất men” gắn kết người nghệ sỹ với toàn bộ quá trình sáng tạo Là mộttrong những thể loại năng động nhất của văn học với những ưu điểm như vềdung lượng, thi pháp, tình huống, xây dựng hình tượng, nhân vật điển hình…truyện ngắn luôn thay đổi do tác động của điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội.Trước 1975, do tác động của điều kiện hoàn cảnh chiến tranh và yêu cầu củaĐảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai cuộc kháng chiến giảiphóng dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng mang đặc trưng “ký

Trang 22

hoá” và “sử thi hoá” rõ nét Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước sau

1975, truyện ngắn đã có những thay đổi quan trọng

Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều thống nhất sau

1975, truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”.Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyệnngắn, đây có thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học ViệtNam” [58, tr 174] Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong công trình “Truyệnngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” cũng khẳng định sự thànhcông của truyện ngắn sau 1975: “ truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về sốlượng và chất lượng”, “truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lànhcủa công cuộc đổi mới” [82, tr 201- 203] Về cơ bản có thể thấy nổi rõ một

số hướng tìm tòi đổi mới sau :

1.1.3.1 Sự vận động ở dạng thức cấu trúc cốt truyện

Nhìn ở dạng thức cấu trúc cốt truyện, có lẽ đây là giai đoạn mà truyệnngắn Việt Nam có dạng thức thể loại phong phú và đa dạng nhất so với từtrước đến giờ Có thể nói, luồng gió đổi mới đã tạo ra không khí sôi nổi chưatừng có trong đời sống văn học với sự phát triển đột phá của các cá tính,phong cách Ở loại hình văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn, có lẽ là sân chơirộng rãi nhất để các cây bút thể nghiệm và trổ ra những tìm tòi, phát kiến mới

Có khá nhiều những “tuyên ngôn mới” về văn chương được công bố, đi liềnvới tuyên ngôn là những sáng tác mang tính kiểm chứng Qua quan sát tìmhiểu, chúng tôi nhận thấy một số dạng thức cốt truyện sau tiêu biểu thể hiện

sự tìm tòi đổi mới của truyện ngắn sau 1975

Truyện cực ngắn, truyện ngắn, truyện siêu ngắn (truyện mi ni)

Truyện cực ngắn hay còn gọi là truyện ngắn mi ni là khái niệm để chỉnhững truyện ngắn dưới 1000 từ Trên thế giới, dạng thức truyện ngắn mi nikhông còn quá mới mẻ Từ những năm cuối của thế kỷ 19, đầu thế kỷ hai

mươi, Kapka đã viết những truyện ngắn dưới 500 từ Truyện Làng gần nhất nổi tiếng của ông dưới 100 từ Một số truyện khác như Những thân cây, Về

những ẩn ngữ… chỉ khoảng 50 từ Xu hướng viết truyện cực ngắn xuất hiện

Trang 23

và rộ lên thành phong trào ở nước ta chủ yếu xuất hiện từ sau 1975 Vào

khoảng giữa thập kỷ 80, Tạp chí Thế giới mới, phụ san của báo Giáo dục thời

đại, lần đầu tiên tổ chức cuộc thi truyện ngắn mi ni Cuộc thi đã thu hút hàng

trăm cây bút với hàng nghìn tác phẩm trên khắp cả nước Cuộc thi không chỉxới lên hứng thú viết truyện mi ni mà còn tạo dấu mốc, từ nay truyện mi ni sẽ

có chỗ đứng trong sự quan tâm của độc giả Việt Nam Trong thời đại thôngtin như hiện nay, người ta đọc truyện qua Mobile, qua các trang Web điện tửnên xu hướng viết truyện mi ni đang là sự lựa chọn của nhiều cây bút, nhất lànhững cây bút thế hệ 8X, 9X

Đặc điểm của truyện cực ngắn là sự giản lược tối đa tình huống, tìnhtiết, chi tiết truyện Nếu truyện ngắn “sống” bằng chi tiết thì truyện mi ni

“sống” bằng ý tưởng Tình tiết, chi tiết, tình huống trong truyện mi ni không

có giá trị tạo dựng cốt truyện mà chỉ có ý nghĩa gợi ra ý tưởng Người đọckhông phải quá bận tâm về tình tiết, chi tiết mà cần quan tâm đến sự gợi mởcủa các tình tiết, chi tiết ấy Ở truyện cực ngắn, tình tiết, chi tiết như chiếcchìa khoá để mở ra những lớp ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm và người đọc

đồng sáng tạo Truyện Con muốn sau đây của Thúy Bắc là một ví dụ:

Cu Tí, ngoài giờ học bán trú ở trường Buổi tối và chủ nhật còn phải thêm môn học đàn, học vẽ, học tiếng Anh Thằng Tèo nhà bên cạnh bố mất sớm, mẹ nó phải nuôi ba đứa em nên Tèo phải nghỉ học Hàng ngày mỗi khi nghe thấy tiếng đàn của Tí, Tèo rón rén nép mình bên hàng rào nhòm vô.

Nhìn ra thấy Tèo đứng đó, Tí mếu máo: - Ba ơi, con muốn được như thằng Tèo [11].

Ở truyện này, ý nghĩa của truyện không nằm trong chi tiết mà nằmngoài chi tiết, từ sức gợi của chi tiết: Tèo, đứa trẻ thiếu cha, thèm những gìmình không có; Tí - quá đủ đầy sinh ra tâm lý ngược lại: muốn chối bỏ nhữngđiều kiện quá đủ đầy mà với tuổi thơ, có khi đó lại là gánh nặng, là áp lực.Triết lý rút ra từ đây: Hạnh phúc là cái gì thật khó giải thích, bất hạnh của kẻnày đôi khi lại là niềm mơ ước của kẻ khác Song, ý nghĩa của câu chuyệnkhông chỉ có thế Từ mâu thuẫn đằng sau tiếng cười là nước mắt, là thông

Trang 24

điệp đầy day dứt: xã hội vẫn còn nhiều những cảnh ngộ éo le như hoàn cảnhcủa cu Tí; làm sao để mọi đứa trẻ đều được đến trường? làm sao để có mộtnền giáo dục lý tưởng - ở nền giáo dục ấy mọi trẻ em đều được quan tâmđúng như tinh thần của câu khẩu hiệu: “Hãy giành cho trẻ em những gì tốtnhất” Ở môi trường giáo dục ấy, mọi trẻ em đều tìm thấy niềm vui, hạnhphúc, tình bạn, và niềm tin yêu vào cuộc đời Hoặc giả, có thể còn thông điệpkhác, hãy bớt chút thời gian để quan sát cuộc sống của những người xungquanh, ta sẽ nhìn ra mình rõ hơn, có cách sống hài hoà hơn, biết chia sẻ vàcảm thông với đồng loại

Truyện trong truyện và truyện liên hoàn

Ngược lại với kiểu truyện mi ni, dạng thức truyện trong truyện vàtruyện liên hoàn lại là hình thức kéo dài truyện, chuyện nọ kéo sang chuyệnkia hoặc gối lên nhau thành các lớp truyện hoặc chuỗi truyện nhiều khi kháphức tạp Tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện này là Nguyễn Huy Thiệp.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều chi tiết, tình tiết Mỗi nhân vậttrong tác phẩm có thể tạo ra một đường dây sự kiện riêng, một mạch truyệnriêng Tác giả giống như người ưa la cà, và cũng là người tinh thông mọichuyện, vì vậy, hễ cần dừng lại để lý giải, cắt nghĩa thì dường như ngay lập

tức điều đó sẽ được làm sáng tỏ ngay Trong truyện Tướng về hưu người đọc

thấy có một loạt mạch truyện về các nhân vật có tên trong tác phẩm: Chuyện

về tướng Thuấn, liên quan đến nhân vật chính này là chuyện về vợ tướng, contrai của tướng, cô con dâu, hai bố con người giúp việc, ông em họ xa, cô cháu

họ xa, thậm chí một kẻ tạt ngang câu chuyện như một vết nhơ như nhân vậtKhổng ở xí nghiệp nước mắm - nhà thơ cũng được tác giả “trích ngang” mấy

dòng đủ để hình dung về loại thi sĩ nửa mùa kém cỏi về nhân cách Truyện

Con gái thuỷ thần là ba truyện ghép lại theo cấu trúc rất rời rạc: truyện thứ

nhất, truyện thứ hai, truyện thứ ba Đặc biệt hơn, truyện Những ngọn gió Hua

Tát lại ghép từ 10 truyện, mỗi truyện đều có nội dung riêng, tình tiết riêng.

Song, có một điều đặc biệt là, mặc dù truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều

sự kiện, mạch truyện như vậy nhưng vẫn là truyện ngắn với những yêu cầu

Trang 25

nghiêm nhặt của thể loại, bởi những lý do sau: thứ nhất, mỗi truyện đều lấyđiểm tựa là một lát cắt tình huống cụ thể, một sự kiện chính gắn với một nhânvật trung tâm Mọi vấn đề xoay xung quanh tình huống chính ấy dù phức tạp

và rối ren đến mấy cũng là thành phần nằm “ngoài cốt truyện” Cái “lõi” thực

của cốt truyện vẫn rất đơn giản Chẳng hạn, truyện Tướng về hưu là tình

huống tướng Thuấn sau bao năm trận mạc về nghỉ hưu tại quê nhà Trongnhững ngày được tiếp cận với cuộc sống đời thường, vị tướng được chứng

kiến thực tiễn của thời mở cửa cơ chế Tình huống của truyện Sang sông là đứa bé tinh nghịch đút tay vào chiếc bình cổ Tình huống của truyện Thương

nhớ đồng quê sự kiện cô cháu họ xa về thăm quê Trước mắt cô gái từ bé đã

sống ở thị thành, từng du học bên Mỹ, con người và đồng quê Việt Nam thật

là một thế giới mới lạ đối với cô Nhâm, người có nhiệm vụ đón cô gái, đồngthời là “hướng dẫn viên” giúp cô tìm hiểu về con người và cuộc sống nơiđây…Theo phong cách kết cấu cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp là Phan Thị

Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư Truyện ngắn Mười ngày của Phan Thị Vàng

Anh cũng được cấu trúc “rời” như vậy, từng ngày một, đúng mười ngày,mười mẩu chuyện nhỏ về diễn biến tâm lý của một cô gái chờ đời người yêu

về quê nghỉ tết trong mười ngày Hàng loạt các truyện: Đất đỏ, Khi người ta

trẻ, Si tình, Hoa muộn… cũng được đánh số các phần Toàn bộ truyện ngắn

được “ghép” từ các mẩu chuyện nhỏ Người đọc có cảm giác, việc kết thúchay kéo dài truyện hoàn toàn nằm trong “ngẫu hứng” của tác giả Sự trễ nảicủa mạch truyện nằm trong ý đồ của người viết, cũng là một phần tư tưởngcủa truyện Như vậy, khi “cài” các đường dây sự kiện xung quanh sự kiện,tình huống chính, tác giả đã mở rộng phạm vi tiếp cận và phản ánh hiện thực.Kiểu truyện lồng trong truyện thể hiện cách nhìn vừa bao quát song cũng thật

cụ thể, một cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống và con người

Truyện giả thể loại: giả ngụ ngôn, giả cổ tích, giả truyền thuyết, truyện truyền kỳ…

Giả thể loại cũng là một xu hướng làm mới dạng thức của truyện ngắnsau 1975 Các dạng thức như: ngụ ngôn, cổ tích, truyền thuyết, về mặt hình

Trang 26

thức có dáng vẻ giống truyện ngắn (dung lượng ngắn, chỉ viết về một chuyện

và về một vài nhân vật, phạm vi không - thời gian hẹp) Điểm khác biệt lớnnhất giữa truyện ngắn hiện đại với các loại hình truyện dân gian trên là truyệndân gian không cần quan tâm đến lô gíc hoặc tính xác thực của câu chuyện Ýnghĩa của truyện đã được định hướng sẵn và sẽ đạt tới mục đích như ý muốn.Đặc biệt, yếu tố huyền thoại ky ảo tham gia như một nhân tố chính, nếukhông nói là bắt buộc của quá trình sáng tạo truyện Chẳng hạn, trong truyện

ngụ ngôn Trí khôn của ta đây, con hổ biết nói tiếng người, hiểu tiếng người nên bị anh nông dân lừa; Truyện Thánh Gióng với việc Thánh Gióng cởi áo giáp bay về trời; Truyện Nỏ thần với việc Thần Kim Quy hiện ra giác ngộ cho nhà vua và rẽ nước dẫn nhà vua xuống thuỷ cung; Truyện Trầu cau, có việc

ba người chết đi hoá thành trầu, cau và đá vôi; Truyện Tấm Cám lại có rất

nhiều lần hoá phép: Tấm hoá thành chim vàng anh, thành quả thị, thànhkhung cửi, v.v… Một số cây bút hiện đại muốn “mượn” lại hình thức dângian này để “lạ hoá” nội dung câu chuyện định kể Hình thức “mượn” thứnhất là “mượn” chi tiết Các tác giả dùng các chi tiết mang tính huyền thoại

ky ảo tham gia vào đường dây tổ chức cốt truyện để tạo sức lôi cuốn hoặc đóchính là cách để tác giả tôn vinh hay phủ định theo cách của dân gian Song,

để yếu tố huyền thoại có chỗ đứng, các tác giả đã tìm ra giải pháp: lời đồn,nghe phong thanh, có người kể lại, hoặc dùng hình thức “giấc mơ”, có khicũng nói thẳng “truyền thuyết huyễn hoặc”… Chẳng hạn như các chi tiết: “cóngười kể rằng khi lửa bốc cao thì trong quán có con chuột to bằng bắp chânngười phóng thẳng ra ngoài cứ cười hềnh hệch” để ám chỉ việc chứa chấp

những việc làm phi nhân tính của lão trùm Thịnh trong truyện Chảy đi sông

ơi; Chi tiết hoa Tử huyền ba mươi năm nở một lần, ai may lắm mới bắt gặp

như một phần thưởng cho ông Diểu, khi ông thả con khỉ bị thương ra, nồng

nỗng trở về tay không sau chuyến đi săn trong truyện Muối của rừng; Chi tiết nhóm thợ được đi trên cầu vồng bảy sắc trong truyện Những người thợ xẻ

cũng là cách bày tỏ thái độ khen ngợi những con người có cái tâm thiện theocách ứng xử dân gian; Chi tiết hôm Nguyễn (tức Nguyễn Trãi) ngỏ lời cầu

Trang 27

hôn Thị Lộ “Đồn rằng hôm ấy có rồng bay trên sông cái” trong truyện

Nguyễn Thị Lộ cũng bày tỏ thái độ ngưỡng mộ cặp “trai anh hùng gái thuyền

quyên” mà số phận bi ai hiếm có trong lịch sử Song chi tiết Đặng Phú Lân bịchém vì chính thanh kiếm gia truyền nên máu không đỏ mà trắng trong truyện

Kiếm sắc lại mang thông điệp khác, sự oan nghiệt của số phận; Hình tượng

Mẹ cả trong truyện Con gái thuỷ thần mang thông điệp về sức hấp dẫn của

niềm tin, của chân lý hoặc lý tưởng, đôi khi là ảo ảnh Giấc mơ của cô cháu

gái trong truyện Hồn trinh nữ của Võ Thị Hảo cũng là một cách bộc lộ quan

niệm về vẻ đẹp của tình yêu gắn với nghĩa vụ công dân trong hoàn cảnh đấtnước có giặc ngoại xâm

Hình thức “mượn” thứ hai là “mượn” lối viết Những câu chuyện hưcấu và tưởng tượng hoàn toàn song lại mượn lối viết “chép lại”, có căn cứ, cótài liệu, có địa chỉ cụ thể, thậm chí còn dựng “gia phả” dòng họ kiểu như

Nguyễn Huy Thiệp viết Giọt máu, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Nguyễn Thị Lộ, Chút

thoáng Xuân Hương… Với cách viết này, tác giả vừa làm sống lại những

thông tin lịch sử khô khan, vừa tạo sắc thái hư hư, thực thực cho những câuchuyện “bịa đặt” thêm phần hấp dẫn

1.1.3.2 Sự vận động đổi mới ở phương diện trần thuật

Trong quan điểm thi pháp thể loại hiện đại, trần thuật có vai trò như làkhâu then chốt thể hiện sự cách tân của một tác phẩm, một nền văn xuôi Nềnvăn học nào sớm có những khám phá đổi mới ở phương diện này được coi lànền văn học đi tiên phong trên hành trình hiện đại hoá văn học Một trongnhững phát kiến vĩ đại của Baktin là đã dùng khoảng cách trần thuật để phânbiệt bản chất thể loại của sử thi và tiểu thuyết một cách rõ ràng, khoa học vàchính xác nhất Dấu hiệu khởi sắc theo hướng hiện đại hoá nền văn học ViệtNam nói chung, mà trước hết là ở thể loại truyện ngắn cũng thể hiện rất rõ nét

ở phương diện trần thuật Sự đa dạng, phong phú, biến hoá của trần thuật đãđem lại cho truyện ngắn sau 1975 những biến hình mới, sinh động và thực sựhấp dẫn

Trang 28

Trần thuật từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ, hay trần thuật “nhập vai”; là để chỉ cách trần thuật linh hoạt khi vai trò “phát ngôn” được trao cho

nhiều người, nhiều đối tượng trong tác phẩm Không còn chỉ có một người kểchuyện mà nhiều người kể Trước một vấn đề, một sự việc nào đó, vì được soirọi bằng nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ nên sẽ hiện ra bằng diện mạo, hìnhthù khác nhau dẫn đến nhiều luồng dư luận, nhận xét khác nhau, thậm chíngược nhau, do các điểm nhìn khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính,học vấn, đôi khi là thói quen, sở thích… Nhà văn có xu hướng đổi mới trầnthuật sớm nhất cho nền truyện ngắn sau 1975 là Nguyễn Minh Châu Trong

truyện ngắn Bức tranh, tiếp đó là hàng loạt truyện ngắn khác của ông như:

Chiếc thuyền ngoài xa, Cơ giông, Sống mãi với cây xanh, Cỏ lau đều có cái

nhìn đa chiều, trong xu hướng đối thoại này Chẳng hạn, trước số phận cực

nhọc, cam chịu của người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,

Nguyễn Minh Châu để cho nhiều “cái nhìn” soi rọi vào: Cái nhìn trẻ thơ trongsáng của đứa con trai khi nó kết án ông bố tàn bạo và thề sẽ giết chết ông ta.Nhưng đứa chị thì hiểu biết hơn, vừa khóc lóc vừa ngăn nó lại Nhà nhiếp ảnhthì sẵn sàng “giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” Viên thẩm phán thìkhăng khăng giải pháp ly hôn là đúng đắn nhất để cứu người đàn bà Nhưngngười đàn bà, kẻ hứng chịu tất cả những trận đòn tàn nhẫn và phi lý củachồng thì nhìn nhận khác hẳn: “Lòng các chú tốt nhưng các chú không hiểuhết cuộc sống sông nước” Cuộc sống ấy không thể thiếu bàn tay chèo chốngcủa một người đàn ông và ý nghĩa của người đàn bà là phải vì con cái mình

Từ Nguyễn Minh Châu đến Nguyễn Khải và đặc biệt đến Nguyễn Huy Thiệp,cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã đạt đến đặc sắc Để tạo ra sự bình đẳngcho các điểm nhìn, tác giả - người kể chuyện không làm thay nhân vật mà chỉđóng vai trò “dàn dựng” lại sự việc Thậm chí sự “dàn dựng” này như đượclàm một cách ngẫu nhiên Chẳng hạn, đoạn kể về cha con tướng Thuấn bànbạc việc gia đình: “…Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồiký” Cha tôi bảo: “Không!” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem” Trên phố dạonày nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ

Trang 29

tôi không trả lời Cha tôi bảo: “Để xem đã!”[86, tr 19] Hoặc một cảnh khác:

“Tôi cũng không hiểu tại sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội Tôi chochúng học ngoại ngữ, học nhạc Chúng lúc nào cũng bận Cha tôi bảo: “cáccháu có sách gì mang cho ông đọc” Cái Mi cười Còn cái Vi bảo: “Ông thíchđọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc” Hai đứa bảo: “Thế thì không có” [86,

tr 20] Đọc Nguyễn Huy Thiệp có cảm giác, người kể chuyện không mấy khithực hiện vai trò “kể” mà phần lớn chỉ thực hiện vai trò sắp xếp, tổ chức, nóiđúng hơn, người “cắt dán” các cảnh lại với nhau với ý đồ trung thực nhất, ítchủ quan nhất bằng cách hạn chế thấp nhất sự tham gia của trữ tình ngoại đề.Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, nhiều lúc không tránh khỏi cảm giác thấytruyện rời rạc, lỏng lẻo, lan man Tuy nhiên, người đọc được trải nghiệmnhiều cảm giác, suy nghĩ, được tranh luận và tự mình thấu nhận, rút ra nhữngđiều bổ ích Và quan trọng nhất là tránh được cảm giác nhàm chán, đơn điệutrong cách tiếp cận tác phẩm

Trần thuật bằng dòng ký ức nội tâm

Ngược với kiểu trần thuật “nhập vai”, trao vài trò kể chuyện cho nhiềungười là kiểu trần thuật bằng “dòng ký ức nội tâm” Với cách trần thuật này,mọi chuyện diễn ra trong dòng chảy ký ức hoặc dòng chảy nội tâm Đây cũng

là cách để tác giả “khách quan hoá” nội dung hiện thực trong tác phẩm hoặctha hồ khám phá miền ẩn ức bên trong của tâm hồn con người Phan Thị VàngAnh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và hàng loạt cây bút trẻ mớixuất hiện gần đây như Nguyễn Thế Hoàng Linh, Miêng, Trang Thanh, Trần

Đức Tiến, Đỗ Hoàng Diệu… đi theo xu hướng này Truyện ngắn Cánh đồng

bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là dòng chảy miên man trong suy nghĩ của nhân

vật Nương - cô gái tội nghiệp, nạn nhân của thái độ vô trách nhiệm của ngườilớn, của sự tan vỡ hạnh phúc gia đình Trong truyện ngắn này ai cũng nói rất

ít, phần lớn những câu đối thoại hay độc thoại đều được “dịch” thông quanhững phán đoán suy nghĩ chứ không phải là những lời thoại trực tiếp Qua

ký ức của cô bé, tuổi thơ hiện về, ba, má, cuộc sống nghèo mà yên bình trongxóm nhỏ Rồi những bất ngờ dữ dội xảy đến, má bỏ đi, ba hận má, hận cuộc

Trang 30

đời, kế đó là những năm tháng trôi nổi, phiêu dạt như những kẻ cô đơn, lạcloài trong xã hội loài người cho đến khi tai hoạ thực sự rơi xuống đầu…Kếtthúc truyện vẫn là những dòng ký ức đau nhói, hoà trộn xót xa vói ân hận,thức ngộ và đau đớn tột cùng : “…Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôihôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạcthăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc Trời ơisao tôi lại không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh tronglòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiềucùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về) [96, tr 212].

Miêng trong truyện Hải nữ, Trần Đức Tiến trong truyện Miền cực lạc… còn

sáng tạo ra kiểu “phân thân” giữa linh hồn và thể xác để đi du ngoạn trong thếgiới thầm kín, riêng tư nhất của nhân vật Trong thế giới ấy, người ta như làmột con người khác, nhiều khi khác biệt hoàn toàn với con người thường

ngày Con người hàng ngày của ông P là một con người bình thường hết sức,

bình thường đến mức không gây một chút chú ý nào cho ai, ông lại có tínhhay đỏ mặt Nhưng khi ông tự tách linh hồn ra khỏi thân xác và linh hồn ông

tự do phiêu diêu thì linh hồn ấy có thể làm những chuyện không thể tưởngtượng nổi Ông P luôn luôn đi thực hiện những chuyến gặp gỡ, hẹn hò bí mậtvới những người đàn bà mà ông thích hoặc muốn: một á hậu xinh đẹp, một côthợ may mà ông thấy gần gũi, có lúc còn lạc vào nhà thổ… Hình như với cáchthể hiện này, tác giả muốn chứng minh, trong con người ta ai cũng có hai conngười Một con người với thân xác hiện hữu cùng với muôn mối ràng buộccủa nghĩa vụ và trách nhiệm và một con người bên trong thầm kín với nhữngsuy nghĩ, việc làm chỉ mình mình biết Con người bên trong ấy có đời sốngriêng và luôn tìm cách chống lại con người cụ thể với thân xác hiện hữu Phảichăng, đó cũng là nhận thức và khám phá về sự phức tạp của con người Kiểutrần thuật dòng ký ức thường được những cây bút trẻ khai thác, có lẽ vì nhucầu khám phá, nhất là khám phá bản thân luôn là nhu cầu của lứa tuổi này

Gián cách thời gian trần thuật

Trang 31

Gián cách thời gian trần thuật là cách mà Nguyễn Thị Minh Thư đã sử

dụng trong truyện ngắn Có một đêm như thế Cùng một lúc tác giả cho xuất

hiện ba lớp thời gian nhưng không phải kiểu thời gian đồng hiện hoặc liêntưởng của ký ức Tuy nhiên, cách trần thuật này dường như không mấy thôngdụng, bởi không có nhiều người lựa chọn lối viết gián cách này Có lẽ cáchviết này có cái khó riêng không dễ áp dụng hoặc sáng tạo

1.1.3.3 Sự vận động đổi mới ở phương diện ngôn ngữ

Với tư cách là công cụ của tư duy, là “cái vỏ của tư duy”, sự biến đổicủa ngôn ngữ văn học liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của tư duy văn học

Vì vậy, sự xác định tiêu chí cho vấn đề này không dễ Chẳng hạn, nhiều ngườiđánh giá cao bước phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện nay (thí dụ nhà thơNguyễn Khoa Điềm trong lần nói chuyện với cán bộ, sinh viên khoa Ngữ văn-ĐHSP Hà Nội ngày 16-4-1994 cho rằng; “Lớp trẻ đã có ngôn ngữ mới.Nguyễn Huy Thiệp là người thực sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn PhạmThị Hoài, Phan Thị Vàng Anh cũng thế” Nhưng cũng nhiều người phản ứng,hoảng sợ, họ thấy văn Nguyễn Huy Thiệp “dung tục”, “kinh tởm”, văn PhạmThị Hoài là văn của người “nhìn đời Việt Nam bằng con mắt Do Thái và vănviết bằng tiếng của F.Kapka (ý kiến của tác giả Triệu Minh về Phạm Thị Hoàitrên văn ghệ số 2-1996) Tiếng Việt trong sáng nhờ được mỹ lệ hoá hay chínhxác hoá, nhờ sự khu biệt hay khả năng hội nhập? Những vấn đề này cho đếnnay vẫn còn bỏ ngỏ Ở đây, chỉ nêu một số đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi nghệthuật thấy đổi khác so với giai đoạn trước 1975

Ngôn ngữ đời thường- gia tăng tính khẩu ngữ

Trong văn xuôi, bước đổi thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu

“được nói thật” Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiềutác phẩm chống tiêu cực ra đời Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trangtrọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật tronggiọng điệu, thô nhám trong từ ngữ Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp nhưmột hiện tượng “lạ” Ngoài khả năng biến ảo của một bút pháp đa dạng, đatầng, tác giả này còn gây cú sốc thực sự cho ngôn ngữ văn học lối nói “cộc

Trang 32

lốc”, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên

từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc ràođón, đưa đẩy Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểucách, những nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tưthế bình đẳng, dân chủ giữa con người với con người lối văn đó phù hợp vớicái hiện thực đời thường mà anh mô tả Chẳng hạn, tác giả tả đám cưới củaanh chàng lái xe bò kết hôn với cô mẫu giáo con ông vụ phó: “đám cưới ngoại

ô lố lăng và khá dung tục Ba ô tô Thuốc lá đầu lọc nhưng gần cuối tiệc hếtsạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai.Chàng rể mặc com lê đen, cravát đỏ Tôi phải cho mương cái cravát đẹp nhấttrong tủ áo Nói là mượn nhưng chắc gì đòi được Đầu tiệc là dàn nhạc sốngchơi bài Ave Maria Một anh cùng hợp tác xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn

ca một bài khủng khiếp…” [86, tr 22]

Cùng với Nguyễn Huy Thiệp và trong không khí dân chủ cởi mở của xãhội, xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ Họ ít bị ràng buộc bởi những tín điều đạođức, luân lý, vừa tự tin vào mình, vừa nhiều hoài nghi đối với cuộc đời Họ sửdụng văn chương để bộc lộ “cái tôi” cá tính là chính, nên họ quan tâm hơnđến vấn đề “viết như thế nào” Phạm Thị Hoài quan niệm “viết như một phépứng xử” Và trong quan niệm ấy, nhà văn nữ này chọn phép ứng xử: khôngtiếp tục thứ văn chương “đặc sản dành riêng cho những người sành ăn” nhưvăn chương Nguyễn Tuân mà chọn hướng văn chương “gia tăng tính khoahọc, tốc độ và khả năng biểu đạt tư duy hình tượng của nó” Có thể nói, chưabao giờ văn chương gần với ngôn ngữ sinh hoạt - thế sự đến thế Chưa baogiờ những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần trụi xuất hiện nhiều đến thế Đểchống lại lối văn chương nhiều tính hành chính khô khan hoặc du dương thi

vị nhưng ít cá tính, ngôn ngữ truyện ngắn dung nạp rất nhiều khẩu ngữ, cốtình coi thường cú pháp, “nhại” lại mọi ngôn ngữ kiểu cách Chẳng hạn:

“Man Nương, tôi gọi em như vậy những buổi chiều bốn mét nhân bốn métrưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ trong căn phòng trống rỗng tầng ba có hai

nhành xanh một thứ cây nào đó tôi không bao giờ biết tên” (Man

Trang 33

Nương-Phạm Thị Hoài) Hoặc: “Chức cách đây mấy hôm thấy chạy xe vèo vèo ngoàingã ba chở một đứa con gái bé như cái kẹo, không ôm iếc gì cả nhưng nhìn

thì biết ngay là bồ bịch” (Hoa muộn- Phan Thị Vàng Anh); “Cái lão Khúng

này thiết đếch gì! Sao với chả trăng! Cho cái mặt trời ông cũng đếch thiết nữa

là! ” (Phiên chợ Giát- Nguyễn Minh Châu); “…thế đấy Chó của tôi thì kém

đếch gì một con beo? Này, anh còn nhớ thượng tướng Th không? Cái ông giàgàn dở nổi tiếng toàn quân về phong thái “hiên ngang” ấy mà, đã gạ đổi conTuýt lấy một cặp bẹc giê Sibêri đấy Ồ xin lỗi! Ngài hãy đổi cho tôi một cặp

rồng thực sự, tôi cũng xin kiếu ngài thôi”(Con thú bị ruồng bỏ- Nguyễn Dậu)

Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và triết luận

Nhu cầu gia tăng tính tốc độ và thông tin đặt ra như một đòi hỏi chínhđáng và tất yếu ở thời đại “bùng nổ thông tin”, thời đại của công nghệ kỹthuật cao, liên quan đến nhịp sống hiện đại, nhất là nhịp điệu của cơ chế thịtrường

Tính tốc độ thể hiện ở cách vào truyện nhanh, diễn đạt ngắn gọn, nénthông tin Ở phương diện ngôn ngữ, có thể nhận thấy việc sử dụng các “điểncố” hiện đại như các thuật ngữ khoa học chuyên ngành, thậm chí cả tiếngnước ngoài vào trong diễn đạt, chẳng hạn “chuỗi xoắn kép, đột biến, bức xạnhiệt, đồ thị hyperbol, the end of something…, những cụm từ này thay thếcho rất nhiều lời diễn giải Nhiều khi, một thứ ngôn từ ước lệ, “hàm súc” vànhiều ngụ ý bắt nguồn từ sinh hoạt giao tiếp hiện đại, nếu được sử dụng đắcđịa, nó vừa như một hình thức phổ biến của khẩu ngữ Việt Nam, mang đậmdấu ấn lịch sử, tâm lý, vừa chuyển tải được thông tin lớn Thí dụ: “Bản nhạc

đánh theo kiểu nội địa” (Chuyện thày AK Kẻ sĩ Hà Thành) “Nào hết cấm vận

đến nơi, nào kinh tế thị trường quốc tế, nào liên doanh thương mại thế mạnh”

(Đất xóm chùa- Đoàn Lê); “Đảm bảo không có chuyện Nguyễn Văn Mười Hai” (Vũ điệu của cái bô- Nguyễn Quang Thân)

Lượng thông tin đạt đến mức tối đa nằm ở một thứ ngôn ngữ đa nghĩa,nhiều ngụ ý Ngôn ngữ này là kết quả tất yếu của tính phức điệu, đa thanh

Trang 34

trong tư duy tiểu thuyết Mặt khác, ngôn ngữ đa nghĩa cũng là sản phẩm củahứng thú triết luận càng ngày càng nổi rõ trong văn xuôi Văn Nguyễn HuyThiệp đa nghĩa từ chi tiết đến tổng thể, nhiều sức gợi liên tưởng ra bên ngoàitác phẩm Cái “phức tạp”, “nhiều tầng lớp” có được, một phần là nhờ ngônngữ đầy tính ẩn dụ, nhiều nghĩa, cho phép người đọc phát huy cao độ sức liêntưởng và kinh nghiệm cá nhân vào việc lĩnh hội nghệ thuật Xin nêu một số vídụ: lời Đặng Phú Lân nói với Nguyễn Ánh về thanh bảo kiếm “Trước chúacông chỉ thấy đầu rơi dưới kiếm, bây giờ mới nhìn rõ kiếm, thế là sắp thanh

bình thịnh trị rồi đó” (Kiếm sắc); “Trời rất xanh Giữa trời có đám mây trắng

trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết Thoắt cái, gió xua mây đi, nhà hiền

triết biến thành con chó xồm lớn”(Nguyễn Thị Lộ- Nguyễn Huy Thiệp) Các

tác giả có thiên hướng kiếm tìm ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả đờisống cụ thể Điều đó đem lại cho các tác phẩm ý vị triết lý và giá trị phổ quát.Đáp ứng yêu cầu này, ngôn ngữ văn xuôi tất yếu sẽ bớt đi phần “kể”, phần

“tả” và tăng phần triết luận, khái quát, nhà văn khi ấy sẽ hiện diện qua ngônngữ “trữ tình ngoại đề” Ở Nguyễn Minh Châu, thường thấy như vậy: “Rồi thìcũng như mọi người khác, tôi vẫn không thể đi trốn được số phận, tôi khôngthể đi trốn được khỏi cuộc đời mình một khi mà tôi còn sống”, “chiến tranhlàm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt lên”, “Nỗi đau mất mát trong lòng

người đàn bà lắm khi chả khác nắm cỏ trong dạ dày loài nhai lại ”(Cỏ lau).

“Tôi đưa cháu Quynh về trước đây Ông cứ yên tâm Thân thể cháu Quynhvẫn nguyên vẹn Nhưng băng đạn mà ông bắn vào lòng nhân ái, vào tình yêu

thiên nhiên của cháu Quynh thì không thể nào cứu chữa nổi” (Con thù bị

ruồng bỏ - Nguyễn Dậu)

Cùng với hình thức đã có nhiều thay đổi, ngôn ngữ của truyện ngắnngày nay, linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường Ba chục năm qua,nhìn lại ngôn ngữ của truyện ngắn nói riêng, văn xuôi nói chung đã hiện diệnqua “các cuộc thí nghiệm” Cùng với thời gian và độ chín của các tài năng,ngôn ngữ của truyện ngắn đã và đang đạt đến độ ngưng kết mới

Trang 35

Truyện ngắn Việt Nam trong vòng ba mươi năm qua đã đi trọn mộtchặng đường Chặng đường ấy gắn liền với sự kiện chính trị trọng đại: Đạihội VI quyết định cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước Truyệnngắn sau 1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975nhưng nó vẫn phát triển trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 -

1975 đã đạt được Ngay những nhược điểm, những hạn chế không thể tránhkhỏi của giai đoạn trước cũng giúp cho kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạnsau rất nhiều Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ragiống như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuậtđến hành vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp Sự vận động ấy hướng mạnh

mẽ đến những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại Về mặt hình thức,truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phương diện: dạngthức cấu trúc cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện Những cách tân ở baphương diện ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Namđương đại

1.2 Đức Ban - đời và văn

1.2.1 Về cuộc đời

Nhà văn Đức Ban với tên khai sinh là Phạm Đức Ban, ông sinh ngày 10tháng 01 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là Đảngviên Đảng cộng sản Việt Nam, là Chi hội trưởng Chi hội nhà văn Việt Namtại Hà Tĩnh Hiện ông đang sinh sống và làm việc tại số nhà 125, đườngNguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Đức Ban sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo đầy nắng, gió - làmột vùng quê với những điển hình khắc nghiệt của thời tiết miền Trung.Nhưng bù lại ở đó có một truyền thống hiếu học, là cái nôi của biết bao cácthế hệ nhân tài cho đất nước trên mọi lĩnh vực (kinh tế - chính trị - an ninh -quốc phòng - giáo dục - ngoại giao…) Không những thế, đó còn là nơi củanhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử, thi ca, nhạc hoạ như: Ngã ba ĐồngLộc, núi Hồng, sông La… Chính những điều này đã góp phần hình thành, hun

Trang 36

đúc nên một Đức Ban với sự cởi mở, nhiệt tình trong giao tiếp, trong côngviệc, cẩn trọng, nghiêm túc, hết mình với nghề văn… và đó chính là một sựlắng đọng của tình người Xứ Nghệ “…đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốnvề…” trong tất cả con người cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhàvăn.

Học xong phổ thông, từng ở nhà làm ruộng, rồi dạy học BTVH Theotiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông đã hăng hái lên đường tham gia TNXPchống Mĩ cứu nước, để rồi trải qua những gian khổ lăn lộn trên các nẻođường và những ký ức về chiến tranh là những hành trang quý báu theo suốtcuộc đời ông trong sáng tác văn chương sau này Sau chiến tranh năm 1975 -hoà bình lập lại, Đức Ban trở về công tác tại Hội văn nghệ Hà Tĩnh rồi NghệTĩnh Năm 1982 vào học khoá 2, Trường viết văn Nguyễn Du Sau đó trở vềHội văn nghệ Nghệ Tĩnh làm biên tập và sáng tác văn học Với những lăn lộntrên các nẻo đường trong chiến tranh cùng vốn kiến thức về văn được tích luỹban đầu từ những năm học viết văn ở Trường Nguyễn Du, đặc biệt ở anh là sựcập nhật kiến thức bằng việc dùi mài, học hỏi từ công việc, từ đồng nghiệp và

từ hiện thực của cuộc sống Từ đó tạo nên một Đức Ban với vốn sống phongphú, sự giao lưu cởi mở và một tinh thần, trách nhiệm không biết mệt mỏi vàluôn hết mình với công việc dù làm gì hay bất cứ ở nơi đâu Chính điều này

đã tạo nên sự tín nhiệm của đồng nghiệp đối với các vị trí công tác mà ôngđảm nhiệm: là Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh, Chủ tịch Hội Văn học Nghệthuật, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch , nay đã nghỉ hưu, làm Chihội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh Dù ở cương vị nào, ôngcũng có những sáng kiến góp phần làm tốt hơn những công việc được giao.Điều này còn được thể hiện ở những mong ước đau đáu khi được tiếp xúc,trao đổi cùng ông, đó là việc làm thế nào để hiện thực hoá tiềm năng văn hoácủa địa phương, một mảnh đất giàu truyền thống văn chương, khoa bảng - đó

là việc thành lập “Trung tâm nghiên cứu Nguyễn Du”, dự án “Vườn tượng

Truyện Kiều”, “Nhà lưu niệm Xuân Diệu”… đây chính là những điều luôn

hiện hữu, đeo đẳng và day dứt trong suốt cuộc đời Đức Ban

Trang 37

1.2.2 Con đường văn

Con đường văn với Đức Ban cũng không phải là một sự tình cờ, mà nó

là một quá trình giằng xé, đấu tranh nội tâm… và rồi lối thoát duy nhất chính

là con đường văn chương Qua tìm hiểu, trao đổi, tâm sự cùng nhà văn mớithấy được hết sự thăng trầm đầy trắc trở, con người sống mà không tự chủđược về những việc mình sẽ làm, đó là một xã hội với sự đan xen, chồng chéogiữa cái cũ và cái mới, do vậy những giá trị, những chuẩn mực về đạo đức, lốisống… cho đến cách “hành xử” giữa người với người trong xã hội chưa đượcđịnh hình, nhiều giá trị, nhiều vấn đề của cuộc sống bị quy chụp, bóp méo…

và tất yếu sẽ làm cho một số cá nhân rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”.Đức Ban cũng vậy, ông sinh ra trong một gia đình mà có ông nội, bố đều làmquan dưới thời phong kiến, nhưng dường như điều này đã không mang lại lợithế mà ngược lại, ông đã gặp quá nhiều trắc trở trong con đường lập nghiệp từcái lý lịch này Mười tám tuổi, học xong phổ thông lớp 10, nhưng cậu thanhniên đầy ý chí và nghị lực vẫn không được xét vào đại học hay đi bộ đội,thậm chí vào dân quân còn phải xếp hạng 2 - hạng dự bị (theo lời tâm sự củatác giả) Chính vì thế mà những ước mơ, hoài bảo của một thanh niên tuổimười tám đôi mươi, sự dồn nén, chất chứa của một nguồn năng lượng sốngnhưng lại bủa vây bởi một cảm giác cô đơn, bị ruồng bỏ ngay giữa xóm làng

và xung quanh những người thân Trong sự bức bách, chán nản và có phầntuyệt vọng đó ông tìm đến với thơ, với văn, nó như là một người bạn tâm giao

có thể chia sẽ và làm vơi đi những nỗi niềm, cảm xúc của chính bản thân

Nếu như lý do trên có phần hơi tiêu cực khi đưa cuộc đời ông đến vớivới văn chương và cột chặt ông vào đó, thì ở lý do thứ hai có vẻ tích cực, thểhiện một sự suy nghĩ đầy lý tính hơn Đó là việc chứng kiến những bức bách,những ngang trái có phần thái quá của một số cá nhân hãnh tiến, hám lợi màluôn miệng nói là đại diện cho chính quyền, cho cách mạng, đó là ông chủ

tịch xã trong Cô Tề làng tôi, Hoa bần, Chủ tịch xã Bùi Đảo trong Chuyện vẫn

còn, Bí thư xã trong Người đàn bà choàng khăn, Chủ tịch xã Hưng trong Sông nước… thay vì sự căm phẫn, thì ông đã tìm cho mình một lối thoát bằng

Trang 38

cách viết các tin, bài ca ngợi gương những người tốt, việc tốt, và thế rồi từdân quân xã cho đến tham gia thanh niên xung phong ông đều được giaonhiệm vụ viết để tuyên truyền cho những việc tốt từ hậu phương tới chiếntrường… Mặc nhiên ông trở thành người “văn hay chữ tốt” khi làm gì, ở đâu!Chính điều này đã hình thành nên một tâm niệm trong suốt cuộc đời ông: “…Bao nhiêu là người kiên nhẫn chống đỡ gánh nặng của qua khứ, sự trớ trêucủa dòng đời trôi chảy đầy trắc ẩn và biến ảo để lương tâm không bị biếndạng mà yêu thương, thực thi cái lẽ công bằng Và nhiều lắm người khác nữa,cũng có khi lại chính là bao nhiêu con người ấy, lãng quên mình, cứ giẫm đạplên người anh em… Họ nhìn thấy và cả không nhìn thấy họ ở hiện tại và củatương lai mà dòng đời thì vẫn trôi, những câu hỏi thì cứ lửng lơ trên mỗi thânphận Có bao câu trả lời… Văn trầm tĩnh, tha thiết đầy tính ẩn dụ và màu sắchuyền ảo.”[9] Và có lẽ cũng chính vì điều này mà dù trải qua bao thăng trầm,biến đổi, thì ông vẫn trụ vững, gắn bó và đạt được những thành công đáng ghinhận trong sự nghiệp văn chương của mình Đó là một nhà văn Đức Ban tiêubiểu của nền văn học đương đại Hà Tĩnh nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung;

đó là những tác phẩm đạt giải như: 3 Giải A cho các tập truyện ngắn: Đêm

thức, Chuyện vẫn còn và Kịch Nguyễn Biểu; 01 Giải B cho tập truyện ngắn Hoa cúc vàng - Giải thưởng VHNT Nguyễn Du của UBND tỉnh Nghệ tĩnh và

UBND tỉnh Hà Tĩnh; 01 Giải A cho tập truyện ngắn Đêm thức; Giải B cho truyện ngắn Sông nước - Cuộc thi viết truyện ngắn Báo Văn nghệ - Hội Nhà

văn Việt Nam tổ chức (1998 - 2000)…; nhưng cái quan trọng hơn đó chính lànhững vấn đề hiện thực của đời sống, những số phận, những nhân vật… trongnông thôn cũng như thành thị của một vùng, miền sẽ không được nhìn nhận,đánh giá và không được độc giả trong cả nước biết đến nếu “thiếu đi cái tênĐức Ban”

Bắt đầu từ tập truyện ngắn đầu tiên, tập Mưa rừng (1978) đến tập truyện dài được xuất bản gần đây nhất Mạng nhện bạc (2004), hành trình sáng

tác của Đức Ban đã đi qua hơn ba thập kỷ Ba mươi năm sau chiến tranh làchặng đường có thể nói diễn ra quá nhiều sự kiện Biết bao nhiêu vấn đề đặt

Trang 39

ra trong hiện thực cuộc sống và ngay cả trong bản thân mỗi con người Dư âmcủa cuộc chiến tranh vừa mới kết thúc, đời sống ngổn ngang thời hậu chiến,đến những biến động dữ dội của xã hội trong cơn lốc kinh tế thị trường Tất

cả đã tác động tới mọi ngóc ngách cuộc sống con người, tạo nên những vấn

đề hiện thực cơ bản trong trang viết của những người cầm bút cùng thời Giaiđoạn sáng tác sung sức nhất của Đức Ban nằm trọn trong bối cảnh xã hội vớinhiều biến động như đã nói Dĩ nhiên, hiện thực cuộc sống và những vangđộng của nó đều có sự lắng đọng trong các tác phẩm của ông

1.2.3 Truyện ngắn - thành tựu nổi bật trong sáng tác của Đức Ban

Với những gì đã có, Đức Ban đã khẳng định được vị trí nổi bật củamình trong số các nhà văn đương đại Xứ Nghệ Ông hội tụ được một số phẩmchất của một nghệ sĩ đi đường dài, vững chãi trên lộ trình văn nghiệp đầy thửthách: có một vốn sống phong phú, một khả năng giao lưu cởi mở và mộtnăng lực tiếp nhận cái mới của kỹ thuật nghề nghiệp Tốt nghiệp Đại học viếtvăn Nguyễn Du vào những khoá đầu tiên, ông về công tác ở tỉnh lẻ, trải nhiềuchặng đường công tác, gắn bó đeo đẳng văn chương cho đến bây giờ Cho đếnnay anh đã cho ra đời trên vài chục đầu sách với nhiều thể loại: truyện, bút ký,kịch, chân dung văn học , nhưng thành công nhất có lẽ là truyện ngắn Vớimột “thi pháp tự sự” đổi mới có chọn lọc nhiều tác phẩm đã gây được ấntượng sâu đậm trong lòng bạn đọc trong cũng như ngoài nước

Nói đến nghệ thuật dựng truyện là nói đến cách chọn chi tiết, xây dựngcốt truyện và khắc hoạ nhân vật Chi tiết trong truyện Đức Ban gợi nhiều liên

tưởng, từ một cái đầm làng, một gốc bồ đề, hay một ngôi đền đều ẩn chứa

nhiều giai thoại, huyền thoại, dắt dẫn trí tưởng tượng người đọc vượt khônggian, thời gian đến những miền xa xôi của ký ức Thực ra cốt truyện ở các tácphẩm Đức Ban không có nhiều mới lạ nhưng bù vào anh chú ý tạo dựng

những kết cấu khá độc đáo Đó là lối kết cấu tương phản (Mồng mười tháng

tám), đưa nhân vật vào hai tuyến trái ngược làm bật ra ý nghĩa chủ đề , hay lối

kết cấu “truyện trong truyện” tạo một hồi hộp cho người đọc (Sông Nước,

Sóng Bến Duềnh) hay “lối đồng hiện” (Mạng nhện) quá khứ, hiện tại được thể

Trang 40

hiện theo tđm trạng, không theo thời gian tuyến tính Lối kết cấu đa dạngđược cộng hưởng bằng một giọng văn đa dạng nhiều sắc thâi (đa thanh) đưađến người đọc nhiều cảm xúc thẩm mỹ, khi thì chậm rêi theo lời kể dẫnchuyện, khi trăo lộng hăi hước theo tđm trạng nhđn vật, lúc thì ngôn ngữphóng túng dđn dê nhưng có khi lại trang trọng cổ kinh đầy triết lý Lời văntrong truyện ngắn Đức Ban lă một dấu nối giữa quy phạm vă tự do Nó khôngđơn điệu mă sinh động giău đm hưởng đời sống - nhịp điệu nhanh chậm, độngắn dăi cũng như hình ảnh, từ ngữ rất gợi cảm.

Trong guồng quay của sự tìm tòi một lối viết mới mă thế hệ ông theođuổi, vă không ít nhă văn đê có những thănh công , Đức Ban cũng có nhữngđóng góp nhằm tạo nín một khuynh hướng mới mẻ trong dòng chảy của vănxuôi đương đại Với câch nhìn cuộc sống dưới một góc độ mới, tâc phẩm Đức

Ban đê tiếp cận “một lối vií́t khâc trước” không đơn giản, nhất thể hoâ đời

sống vốn đa chiều, đa phương, nhiều nghịch lý Trong tuyển tập câc truyệnngắn của Đức Ban, nổi lín với hai mảng đề tăi chính, được tâc giả phản ânh,khai thâc từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ vă nhiều điểm nhìn đó lă mảng đềtăi nông thôn vă đề tăi chiến tranh thời hậu chiến

Ở mảng đề tăi nông thôn lă mảng đề tăi được thể hiện khâ đầy đặntrong tâc phẩm Đức Ban Lă một thử thâch vì đđy cũng lă mảng đề tăi đêđược thể hiện khâ phong phú, sinh động trong nhiều trang viết của câc nhăvăn đăn anh Thế nhưng, đi văo thể hiện, ông đê chọn một lối đi riíng để đềcập đến mảng khuất khó nhìn thấy trong đời sống những người nông dđn sauchiến tranh bằng một bút phâp hiện thực mới, tạo được hiệu ứng thẩm mỹkhông theo lối mòn ở nhiều tầng lớp độc giả Nông thôn trong bối cảnh nhữngnăm sau chiến tranh như một bức tranh xê hội thu nhỏ với tất cả những gì tốtđẹp, thuần khiết lẫn ấu trĩ, lệch lạc, thănh kiến, đố kị vă thù hận Có thể nói

đó lă thế giới nghệ thuật đặc trưng của Đức Ban Đđy lă mảng hiện thực mẵng am hiểu Nhất quân trong một cảm quan hiện thực, viết về nông thôn Đức

Ban không đi văo khía cạnh đói râch âo cơm mă chủ yí́u lă mối quan hệ, bi

kịch tinh thđ̀n của những thđn phđ̣n nhỏ bĩ Thời buổi hội nhập mở cửa cùng

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thứcvà thẩm định
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
[2]. Thái Thị Vàng Anh (2008), “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại”, Sông Hương, (273) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ trần thuật trong truyệnngắn đương đại”," Sông Hương
Tác giả: Thái Thị Vàng Anh
Năm: 2008
[3]. Vũ Tuấn Anh (1994), “Những vấn đề của văn học hiện đại qua ba cuộc hội thảo”, Văn học (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của văn học hiện đại qua bacuộc hội thảo
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1994
[4]. Aristote - Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote - Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
[5]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia
Năm: 2004
[6]. Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1994
[7]. Ban chấp hành Hội nhà Văn (1990), “Tình hình văn học hiện nay”, Văn nghệ (số 27) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình văn học hiện nay
Tác giả: Ban chấp hành Hội nhà Văn
Năm: 1990
[9]. Đức Ban (2009), Đức Ban - Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm QB, XT Văn hoá Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Ban - Tác phẩm chọn lọc
Tác giả: Đức Ban
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2009
[10]. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Bộ Văn hoá và Thông tin thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
[11]. Thuý Bắc (2012), “Con muốn - M&Tôi”, http://www.mvatoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con muốn - M&Tôi”
Tác giả: Thuý Bắc
Năm: 2012
[12]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam 1975 (Khảo sát trên những nét lớn), Luận án PTS Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật ViệtNam 1975 (Khảo sát trên những nét lớn
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
[13]. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới căn bản, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 nhữngđổi mới căn bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[14]. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết 05 về văn hoá văn nghệ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 05 về văn hoá văn nghệ
Tác giả: Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1987
[16]. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa họcXã hội
Năm: 1994
[17]. Văn Chinh (2010), Truyện ngắn được giải Báo Văn nghệ - 10 năm còn lại, (Phê bình - Tiểu luận: Mùa màng văn học mấy năm qua), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn được giải Báo Văn nghệ - 10năm còn lại", (Phê bình - Tiểu luận: "Mùa màng văn học mấy năm qua
Tác giả: Văn Chinh
Nhà XB: NxbHội Nhà văn
Năm: 2010
[18]. Phan Cự Đệ (1997), Văn học Việt Nam 1975 – 1985, Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1975 – 1985, Tác phẩm vàdư luận
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1997
[19]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), “Giọng điệu trong thơ trữ tình”, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 2002
[28]. Arlen J. Hansen, Lược sử truyện ngắn, http://www.Tienve.com Link
[57]. Đàm Quynh Ngọc (2011), Thử điểm lại văn xuôi Nghệ An qua những chặng đường, http://www.vanvn.net Link
[97]. Trần Thị Ái Vân (2009), Văn học thiếu nhi Hà Tĩnh, http://vanhocnghethuathatinh.org.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w