Các tác giả khẳng định thành công trong truyện ngắn Bảo Ninh được thể hiện cụ thể ở một số phương diện như: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật, c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Bùi Đỗ Kim Thuần
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Bùi Đỗ Kim Thuần
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Trang 3Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh đã giảng dạy tận tình trong suốt khóa học
Xin cảm ơn phòng Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu Và lời cảm ơn cuối xin gửi đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Người viết luận văn
Bùi Đỗ Kim Thuần
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
4 Phương pháp nghiên cứu 15
5 Những đóng góp của luận văn 16
6 Cấu trúc của luận văn 17
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN BẢO NINH 18
1.1 Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự 18
1.1.1 Khái niệm trần thuật 18
1.1.2 Khái niệm điểm nhìn trần thuật 19
1.1.3 Phân loại điểm nhìn trần thuật 23
1.2 Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 25
1.2.1 Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn chủ quan) 26
1.2.2 Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan) 35
1.2.3 Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật 39
CHƯƠNG 2 : KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG TRUYỆN NG ẮN BẢO NINH 50
2.1 K ết cấu trong truyện ngắn Bảo Ninh 50
2.1.1 Kết cấu trong tác phẩm tự sự 50
2.1.2 Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 54
2.2 Tình hu ống truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 66
2.2.1 Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự 66
2.2.2 Tình huống truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 68
CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 81
3.1 Ngôn ng ữ trong truyện ngắn Bảo Ninh 81
3.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 81
3.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 84
3.2 Gi ọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh 100
Trang 53.2.1 Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 100
3.2.2 Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 103
KẾT LUẬN 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
PH Ụ LỤC 128
Trang 6MỞ ĐẦU
Thi pháp học là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò lớn đối với việc nghiên cứu tác phẩm văn chương Các lý thuyết cơ bản của thi pháp học liên quan đến thể loại tự sự không chỉ đặt nền tảng quan trọng cho việc khám phá chiều sâu văn bản mà còn giúp chúng
ta cảm nhận được sâu sắc những giá trị nghệ thuật Tìm hiểu tác phẩm từ phương diện nghệ thuật là một hiện tượng đang được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay quan tâm Nghệ thuật là một phương thức biểu đạt chủ yếu để khám phá, phản ánh đời sống, tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm và góp phần hình thành phong cách mỗi nhà văn Khám phá nghệ thuật, người đọc sẽ thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật tổ chức
kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ,…của mỗi nhà văn Nghiên cứu văn chương nói chung
và truyện ngắn nói riêng cần đặt nghệ thuật lên vị trí quan tâm hàng đầu
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định thế kỷ XX là thời đại “lên ngôi của truyện ngắn”
Truyện ngắn là một thể loại đặc biệt, súc tích, dễ đọc, gần gũi với đời sống hằng ngày, là trung tâm của đời sống văn học hiện đại Nhiều nhà văn đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình Về phương diện nội dung, nó được xem là một lát cắt ngang của cuộc sống Với dung lượng nhỏ, thể loại này là
sự kết tinh cao nhất của ngôn từ Bởi nhà văn khi viết vừa phải đáp ứng được yêu cầu về dung lượng mà vẫn phải tái hiện cuộc sống một cách chân thực, khách quan đồng thời biểu hiện được những suy nghĩ chủ quan của mình Đối sánh với các thể loại khác, truyện ngắn
có nhiều ưu thế trong việc phản ánh sự phong phú, sinh động đời sống khách quan Một truyện ngắn thành công không thể thiếu sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn trong việc tổ chức, xây dựng nghệ thuật tác phẩm Có nhiều hướng khác nhau để tiếp cận thể loại này và khai thác từ góc độ nghệ thuật là một hướng đi hợp lý để khám phá cách tổ chức tác phẩm và cách cảm, cách nghĩ, quan điểm của nhà văn về cuộc sống, từ đó đánh giá được những đóng góp to lớn của nhà văn trong sự phát triển của thể loại này
Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 đạt được nhiều thành tựu nổi bật với sự đóng góp của hàng loạt cây bút như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…Trong những tên tuổi đó, Bảo Ninh là một gương mặt đã để lại dấu ấn trên hành trình đổi mới văn học với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo, mới mẻ Ông thuộc thế hệ nhà văn thành danh khi chiến tranh
Trang 7chống Mỹ kết thúc Nhắc đến Bảo Ninh người ta thường nhớ đến một nhà văn viết tiểu thuyết hơn là một nhà văn viết truyện ngắn Dường như mọi sự chú ý đối với tác giả phần nhiều dành cho tiểu thuyết Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận, đánh giá nhà văn ở thể loại tiểu thuyết thì chưa đủ và có phần thiếu sót Bởi vì, ở thể loại truyện ngắn, Bảo Ninh cũng khẳng định, chứng tỏ mình là một cây bút sắc sảo, tinh tế không kém gì Nhiều ý kiến đều thừa nhận nhà văn đã có nhiều đóng góp mới mẻ trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến và những cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn Tác phẩm của ông ẩn chứa
nhiều ý nghĩa sâu xa, thể hiện cái nhìn về hiện thực cuộc sống Bảo Ninh – nhà văn “viết về
chiến tranh như viết về tình yêu” luôn cất giữ cho riêng mình những kỷ niệm từ chiến
trường gian khổ nhưng oanh liệt Nhà văn từng nhận mình là một người cầm bút gắn gần cả
cuộc đời vào một nỗi buồn mang tên “chiến tranh” Dường như, trong tâm hồn của ông,
chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn nguyên khối Viết về cuộc sống sau chiến tranh
đã đi qua với Bảo Ninh cũng như các nhà văn khác là niềm hạnh phúc, say mê, là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời Truyện ngắn Bảo Ninh với một chất giọng man mác buồn, đầy ắp những triết lý, suy tư, những trăn trở về cuộc sống và con người Đọc tác phẩm của ông, chúng ta hiểu con người đau khổ, trăn trở, nhận thức như thế nào về quá khứ,
về chiến tranh, về những gì được mất trong cuộc đời Nghiên cứu về truyện ngắn của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm của nhiều người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh Nghệ thuật là một phương diện cơ bản, góp phần tạo nên những giá trị thẩm mỹ đặc sắc cho truyện ngắn của ông Việc nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Bảo Ninh từ góc độ thi pháp học vẫn chưa có công trình nào chi tiết, quan tâm đúng mực
Do vậy, với mong muốn “nhìn” ra những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn của
Bảo Ninh, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh” Chúng tôi
muốn thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này để khám phá, khẳng định những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn, đồng thời để thấy rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn
và đóng góp thêm ý kiến đánh giá của mình về phương diện nghệ thuật vào quá trình đánh giá toàn bộ sự nghiệp văn học của Bảo Ninh Việc chọn và nghiên cứu đề tài này cũng là dịp
để chúng tôi học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu cả về thao tác và tư duy trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó góp phần phục vụ cho công việc giảng dạy sau này
Trang 82.1 Khái quát vấn đề lịch sử nghiên cứu
Bảo Ninh là cây bút làm nên một phần diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng cho văn học trong thời kỳ đổi mới Ông tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Ông ở Hà Nội từ 1954 Năm 1969, Bảo Ninh nhập ngũ, chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên Tháng 9 năm 1975, ông giải ngũ Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam Từ 1984-1986 học khóa 3 Trường viết văn Nguyễn Du Sau đó công tác tại báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam và Văn nghệ Trẻ Nhà văn đã được
nhận Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 với tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997
Sự xuất hiện của Bảo Ninh không ồn ào dữ dội nhưng ngày càng chinh phục được trái tim độc giả Ông viết về sự tàn khốc của chiến tranh, sự trái ngang của hiện thực, những bi kịch số phận, những đau đớn của tâm hồn với một tấm lòng trân trọng và yêu thương con người Ngay từ khi mới ra đời, những tác phẩm của Bảo Ninh không phải là kiệt tác gây chấn động trên văn đàn văn học nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng Người đọc từ từ bị cuốn hút theo dòng chảy của mạch truyện bởi những câu văn rất chân thực đến cảm động lòng người
Như Bảo Ninh đã nói với Suzanne Goldenberg của tờ Guardina (Anh): “Tôi biết nhiều
câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng tôi không viết Mỗi nhà văn có chủ đề của mình”
(Guardina, 19/11/2008) [62; tr.6] Bảo Ninh chỉ viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ
xa hơn của nó ở Hà Nội mà nhà văn vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi”
Chiến tranh và hậu chiến tranh là đề tài bao trùm trong sáng tác của ông Tác giả có ý thức sâu sắc trong việc thay đổi cách viết, cách nhìn mới, cách cảm thụ và lý giải mới về đề tài quen thuộc này vốn đã có rất nhiều cây bút thành danh như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê…Nhà văn khai thác đề tài chiến tranh theo tư duy mới, thực sự đem lại thành quả to lớn đối với văn học nước nhà Ông viết về chiến tranh, về người lính trong hoài niệm, suy ngẫm của người trong cuộc khi bước ra cuộc chiến Văn học trước 1975 chưa có điều kiện khai thác sâu sắc những khó khăn, phức tạp của đời sống, những tổn thất, mất mát trong chiến tranh Thời gian tạo cho Bảo Ninh có cơ hội nhìn chiến tranh như một hiện tượng xã hội và cho phép nhà văn kiểm chứng những hậu quả xã hội của nó Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, Bảo Ninh miêu tả chiến tranh từ góc độ khác, đó là góc độ cá nhân, thân phận con người
Trang 9Bằng chính vốn sống, vốn ký ức phong phú và quý giá về chiến tranh, về hiện thực cuộc sống, nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc Cho đến thời điểm này, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Bảo Ninh chưa để lại một khối lượng tác phẩm quá đồ sộ như nhiều nhà văn tên tuổi khác Tuy là số ít nhưng những tác phẩm của ông rất đáng trân trọng và đáng đọc Sáng tác của Bảo Ninh tập trung ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Ông được đông đảo mọi người biết đến với tiểu thuyết duy nhất, đặc
sắc nhất và đạt nhiều thành công nhất là Nỗi buồn chiến tranh Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu do nhà xuất bản Hội Nhà văn
lựa chọn và được giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991 Tác phẩm được dịch sang tiếng
Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với tựa đề The sorrow of
war Một số nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh Tác phẩm là câu chuyện buồn của thân phận, của tình yêu gắn với chiến tranh
Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm
2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh Và gần đây nhất, tác
phẩm được giải Nikkei Asia Prizes của Nhật Bản (giải thưởng dành cho những người châu
Á có cống hiến xuất sắc) và giải sách hay trong nước năm 2011 Cho đến nay, cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn 15 thứ tiếng và có mặt ở một số trường đại học trên thế giới
Nhưng có lẽ làm nên tên tuổi của Bảo Ninh không thể không nhắc đến các truyện ngắn của ông Ngoài tiểu thuyết, Bảo Ninh còn viết hàng loạt truyện ngắn để đưa đến cái nhìn đa dạng, đầy đủ và toàn diện về chiến tranh, hậu chiến tranh Ở thể loại truyện ngắn, nhà văn chứng tỏ được tài năng của mình Các tác phẩm được đăng trên báo sau đó được các nhà xuất bản tập hợp in thành sách Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi thống kê những tập truyện
ngắn đã xuất bản như sau: Trại bảy chú lùn (in lần đầu 1987, tái bản năm 2011, Nxb Văn học); Truyện ngắn Bảo Ninh (2002, Nxb Công an nhân dân); Hà Nội lúc không giờ (2003, Nxb Văn hóa thông tin); Lan man trong lúc kẹt xe (2005, Nxb Hội Nhà văn); Chuyện xưa
kết đi, được chưa? (in lần đầu năm 2006, tái bản năm 2009, Nxb Văn học); Bảo Ninh-Tác phẩm chọn lọc (2011, Nxb Phụ nữ) Những tập truyện ngắn trên thống kê đầy đủ những tác
phẩm trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bảo Ninh cho đến thời điểm này Các nhà xuất bản tập hợp khác nhau nên các tuyển tập không trùng khít nhau về số lượng, và có truyện ngắn vừa có ở tuyển tập này đồng thời có ở tuyển tập kia Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, Bảo Ninh còn viết bài trên báo bàn về sự đổi mới của văn học Qua những trang viết
Trang 10chân thật của Bảo Ninh, chúng ta hiểu nhiều hơn về một nhà văn luôn mang “hồi niệm chiến
Bên cạnh tiểu thuyết thì truyện ngắn cũng là một mảng sáng tác quan trọng trong sự nghiệp của Bảo Ninh thu hút được sự chú ý của dư luận Những bài viết nhận định về truyện ngắn Bảo Ninh chưa được tập hợp thành sách Sau đây là những nhận xét, đánh giá có liên quan gián tiếp đến đề tài cụ thể là về nhà văn Bảo Ninh và truyện ngắn của ông nói chung Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 đánh giá cao Bảo Ninh là:
kỷ XX khẳng định: “Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn” [19;
tr.337] Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viết “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện
ngắn” có đưa ra một nhận xét khá chính xác, sắc sảo: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh
là các hồi tưởng về quá vãng Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc ông phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ” [16] Với Bảo Ninh, chiến
tranh là chấn thương luôn cầm cố trong lòng Bởi thế trở về sau chiến tranh, nhà văn luôn
ám ảnh những gì mà cuộc chiến mang lại và ông trở thành kẻ ăn mày ký ức: “ký ức là chất
liệu chủ đạo trong sáng tác của Bảo Ninh, còn Bảo Ninh là kẻ “ăn mày ký ức” ấy” [16]
Tác giả còn nhận xét về đặc điểm truyện ngắn Bảo Ninh như: “Văn chương Bảo Ninh có
tính chất như một vùng đệm của hai dạng thái văn chương: hiện thực (với đặc trưng phản ánh là chủ đạo) và hậu hiện thực (với đặc trưng khám phá là chủ đạo)” [16]
Nhận xét của Nguyễn Chí Hoan trong Bảo Ninh – Tác phẩm chọn lọc đề cập đến Bảo
Ninh với: “Một lối văn chương độc đạo của nỗi u sầu như vốn thế toát lên từ các ký ức thời
chiến mà không gợi gì hờn oán hay ngạo nghễ hay nuối tiếc phân vân” [62; tr.5] Và tác giả
cũng có cùng suy nghĩ với Đoàn Ánh Dương khi bàn về chủ đề chiến tranh trong truyện
ngắn Bảo Ninh Đó là một sự lặp lại chủ đề về những buồn đau, những éo le thời chiến: “Tất
cả những truyện anh viết đều dưới những thôi thúc của ký ức – mà sự lặp lại một chủ đề những buồn đau và những éo le thời chiến là một căn bệnh minh bạch” [62; tr.11] Nguyễn
Chí Hoan còn khẳng định tính giản dị của truyện ngắn Bảo Ninh “toát lên một cách không
thể nhầm lẫn từ giọng điệu, kết cấu chuyện kể, ngôn từ và chất xúc cảm trong đó” [62; tr.7]
Với Mai Quốc Liên khi “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh” đã nhìn thấy được ý nghĩa cao
nhất qua những câu chuyện mà nhà văn gửi gắm Truyện ngắn Bảo Ninh “đã đưa người đọc
đi qua biết bao cảnh đời, tình người cảm động, xót xa, cay đắng nữa - những cảnh đời hết
Trang 11sức bình dị…Những ký ức về cuộc chiến Những éo le, những đau khổ, những vết thương
Trong những năm gần đây, truyện ngắn Bảo Ninh được một số người chọn làm đối tượng nghiên cứu cho các luận văn, luận án của mình Có thể kể đến nhiều luận văn ở khu
vực phía Bắc như: Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Lưu Thị
Thanh Trà, 2006); Nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh (Lê Thị Lan Anh, 2007); Đặc sắc truyện ngắn Bảo Ninh (Nguyễn Thị Lệ Nhật, 2010); Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh (Nguyễn Thị Hóa, 2010); Câu trần thuật trực tiếp trong truyện ngắn Bảo Ninh
(Đinh Thị Bình Hà, 2010); Truyện ngắn Bảo Ninh dưới góc nhìn thể loại (Nguyễn
Phương Nam, 2013) Những luận văn trên ít nhiều đề cập đến các vấn đề có liên quan đến truyện ngắn Bảo Ninh ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật Nhưng dường như chú trọng về nội dung hơn là nghệ thuật Về nội dung, các tác giả phát hiện thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh sống động, phong phú, hầu hết là nhân vật người lính, người phụ nữ trong và sau chiến tranh Nhà vănviết về đề tài chiến tranh và người lính với một sinh khí mới hấp dẫn hơn Qua đó thể hiện một cái nhìn toàn diện hơn về con người và cuộc sống Bên cạnh
đó nhiều luận văn còn tập trung khám phá ở phương diện nghệ thuật, phát hiện nét độc đáo của Bảo Ninh trong việc thể hiện nhân vật qua sử dụng ngôn ngữ Một đặc điểm dễ nhận thấy trong ngôn ngữ xây dựng nhân vật của Bảo Ninh là thứ ngôn ngữ giàu chất triết lý, đem lại cho tác phẩm ý vị triết lý và giá trị phổ quát, bên cạnh đó còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm để thể hiện nhân vật Các tác giả khẳng định thành công trong truyện ngắn Bảo Ninh được thể hiện cụ thể ở một số phương diện như: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật, cốt truyện, ngôn ngữ, nhịp điệu trần thuật Tất cả những phương diện này đó góp phần khẳng định khát vọng đổi mới của
nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học đương đại Đáng chú ý nhất là luận văn Đặc
điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh của Nguyễn Thị Hóa Bởi đó cũng là tên đề tài
luận văn mà chúng tôi đã chọn Trên cơ sở tìm hiểu luận văn của Nguyễn Thị Hóa, chúng tôi nhận thấy tác giả khai thác cả nội dung và nghệ thuật nhưng tập trung bàn nhiều về nội dung Về nghệ thuật, tác giả chú trọng khám phá hai khía cạnh nghệ thuật nổi bật là cốt
Trang 12truyện và nghệ thuật thể hiện nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh Đây là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi khám phá nghệ thuật với những khía cạnh mới và tìm ra hướng đi
mới để không trùng lặp
Như vậy, Bảo Ninh là một hiện tượng văn học rất đáng được giới nghiên cứu quan tâm không chỉ ở thể loại tiểu thuyết mà cả ở truyện ngắn Điểm lại quá trình, chúng tôi thấy tập trung nhiều nhất là nghiên cứu truyện ngắn của ông dưới góc độ: đề tài, nội dung, nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người Riêng vấn đề nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh được một số nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như: Phùng Văn Tửu, Mai Quốc Liên, Nguyễn Chí Hoan, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Đoàn Ánh Dương…Những bài viết, bài nghiên cứu
của các tác giả trên đã phần nào đề cập đến nhiều phương diện nghệ thuật giúp chúng tôi có cái nhìn cơ bản, khái quát về nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh Trong một số tài liệu mà chúng tôi khảo sát liên quan trực tiếp đến các phương diện nghệ thuật, có thể tập hợp thành
những ý kiến, nhận xét tiêu biểu dưới đây
2 2 Những nhận xét về nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh
+ Những nhận xét, đánh giá về điểm nhìn trần thuật
Vấn đề điểm nhìn trần thuật gắn liền với người kể chuyện đã được một số nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm như: Phùng Văn Tửu, Mai Quốc Liên, Nguyễn Chí Hoan,…Các bài viết ít nhiều đề cập đến khía cạnh ngôi kể và điểm nhìn Nhưng vấn đề điểm nhìn mới chỉ tập trung ở cái nhìn bao quát, chủ yếu đi sâu vào phương diện người kể chuyện Chúng tôi thấy còn thiếu cái nhìn tỉ mỉ, cụ thể, hệ thống, đầy đủ và toàn diện
Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên khi đọc truyện ngắn Bảo Ninh đã khẳng định khả năng quan sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật đầy chất thẩm mỹ của Bảo Ninh khi lựa chọn điểm
nhìn trần thuật trong bài viết “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh”: “Khi chọn điểm nhìn của nhân
vật, từ cõi siêu tôi dường như cái ngân hàng kí ức chiến tranh của Bảo Ninh đã chuyển sang
ở thùy não phải và trở thành một phần trong đời sống tâm linh của ông Cõi nhớ mênh mông, ông tiếp cận nó từ tầng sâu nhất của hoạt động tâm lý, ông đã gọi tên được những xung động vi tế và huyền bí trong vũ trụ tâm lý con người Những điều này được kết hợp khá hoàn hảo với khiếu quan sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật, phục dựng, mô tả đầy chất thẩm mỹ Chiến tranh - cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo của Bảo Ninh”
[51]
Phùng Văn Tửu trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ
thuật được in thành sách và xuất bản năm 2010 chỉ ra: “Chủ thể xưng “tôi” trong Hà Nội
Trang 13lúc không giờ dường như vẫn trùng với Bảo Ninh – ta nhìn vào năm sinh của tác giả - khi
ấy là “một thằng bé mới mười ba tuổi đầu như “tôi” [94; tr.233] Và tác giả cũng khẳng
định: “Người kể chuyện xưng “tôi” hiện diện song hành với tác giả ở nhiều truyện về đề tài
chiến tranh Bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu ký ức về thời tham gia bộ đội chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên cho đến ngày giải ngũ năm 1975 in đậm ở tập “Lan man trong lúc kẹt
dụng phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ mà không
phải ai cũng dễ dàng nhận ra: “Truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ của Bảo Ninh chủ yếu sử
dụng phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, nhưng cũng lại có một phần thay chủ thể tự sự
“tôi” bằng người trần thuật đứng ngoài cuộc” [94; tr.244].
Nguyễn Chí Hoan trong cuốn Bảo Ninh – Tác phẩm chọn lọc cũng có những cảm
nhận gần giống với Phùng Văn Tửu khi bàn về nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, đó là:
nhưng, xa lạ với một cái “Tôi” nằm vào chỗ trung tâm và kể về mình, đây hoàn toàn là ký
ức, sự thôi thúc của ký ức gắn với trải nghiệm về một lịch sử vượt ngoài khuôn khổ cá nhân
mà không phải là một lịch sử con người cá nhân của hình thức tự truyện” [62; tr.7-8]
+ Những nhận xét, đánh giá về kết cấu
Xem xét truyện ngắn Bảo Ninh từ nhiều phương diện nghệ thuật khác nhau, các nhà nghiên cứu đã lên tiếng khẳng định và ủng hộ những cách tân trong nghệ thuật của nhà văn Các nhà nghiên cứu đã không quên đề cập đến vấn đề kết cấu, được xem là yếu tố chính làm nên sự độc đáo cho truyện ngắn Bảo Ninh Sau đây là một số bài viết có đề cập đến kết cấu Nhận xét về kết cấu trần thuật của chuyện kể, Nguyễn Chí Hoan trong lời giới thiệu
Bảo Ninh – Tác phẩm chọn lọc đã cho thấy cách lựa chọn kết cấu đơn giản của Bảo Ninh
nhưng đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao: “Bảo Ninh… đã lựa chọn giải pháp đơn giản truyền
thống về kết cấu và trần thuật của chuyện kể, dồn tối đa sức mạnh vào những mô tả chính xác một cách khoa học như văn chương có thể” [62; tr.6]
Mai Quốc Liên khi đề cập đến vấn đề kết cấu cũng có những cảm nhận và nhận xét gần với ý kiến của Nguyễn Chí Hoan khi “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh” Ông thấy rằng
truyện ngắn Bảo Ninh “không đặt trọng tâm trong sắp đặt kết cấu cầu kì rắc rối, hay sự làm
duyên câu chữ” mà là ở cảm xúc trong từng câu chữ “được ướp trong mùi hương say đắm
có tên kỉ niệm” [51] Nhưng tác giả lại khá tâm đắt với cốt truyện của Bảo Ninh: “Những
Trang 14cốt truyện của ông khá độc đắc, kết quả của một vốn sống phong phú Tất cả những điều này tạo nên cảm giác nghiêm cẩn, mực thước trong văn ông” [51]
Bàn về một phương diện liên quan đến kết cấu là cách mở đầu và kết thúc truyện Đoàn Ánh Dương qua bài viết “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn” đã đưa ra những
ý kiến bàn về cách đặt tên truyện và cách kết thúc truyện của Bảo Ninh Tác giả cho rằng:
(kiểu Sách cấm, Cái búng, Quay lưng,…) thậm chí trước nữa, như Ngàn năm mây trắng, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền,…đều không nhằm “vắt kiệt nghĩa” của chủ đề mà hướng gợi người đọc vào những suy tư khác Cái kết trong truyện ngắn Bảo Ninh cũng vậy Rất thường khi chúng tồn tại như một kiểu trữ tình ngoại đề Bạn đọc sẽ dễ dàng tìm thấy những cái kết như thế” [16] Sau đó, tác giả còn dẫn chứng những truyện ngắn tiêu biểu có
kiểu kết thúc như vậy như Hữu khuynh, Đêm trừ tịch, Cái búng…
+ Những nhận xét, đánh giá về tình huống truyện
Một đặc điểm nữa về nghệ thuật đáng được chú ý trong truyện ngắn Bảo Ninh là tình huống truyện Các nhà nghiên cứu đã đánh giá và khẳng định sự thành công của nhà văn trong việc xây dựng những kiểu tình huống truyện đặc sắc
Đi vào tìm hiểu, nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh, Bùi Việt Thắng trong
cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền “là kiểu tình
huống tượng trưng” [82; tr.49]
Nếu Bùi Việt Thắng mới chỉ quan tâm đến truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền với
kiểu tình huống tượng trưng thì Nhị Linh trong bài viết “Làm thế nào để sống” đã chú trọng bàn về nhiều truyện ngắn khác với kiểu tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng làm
thay đổi cuộc đời cả một con người: “Rồi các tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa
nhưng làm thay đổi cuộc đời cả một con người (như trong “Mối ngờ”, “Thách đấu”), nơi
sự hèn nhát lấn lướt lòng can đảm và dư vị ngậm ngùi là điều còn lại sau khi theo dõi mỗi thân phận” [52]
Nguyễn Chí Hoan khi bàn về tình huống trong sáng tác của Bảo Ninh nhận xét các
truyện ngắn của ông “chỉ đề cập những giây phút ngời sáng và quặng đau những tình huống
thời chiến và chiến trường, chỉ nói về nỗi buồn gắn với những số phận bị buộc vào và xoay quanh cái trục thời đại ấy” [62; tr.6] Ngoài ra tác giả còn cho rằng những tình huống bi
kịch ấy dù trực tiếp hay gián tiếp đều do chiến tranh gây ra chứ “không phải chuyện bom rơi
đạn lạc, mà là những trớ trêu của các thứ tình huống không thể ngờ, với cái logic lạnh lùng của tình huống” [37; tr.119]
Trang 15Mai Quốc Liên cũng rất quan tâm đến vấn đề tình huống truyện Qua những trang viết trong bài “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh”, ông cho rằng truyện ngắn của Bảo Ninh có cốt
truyện “kỳ” với những tình huống rất ly kỳ, éo le, định mệnh: “Truyện ngắn Bảo Ninh đặt
giả đưa ra dẫn chứng truyện ngắn Thời tiết của ký ức để làm rõ vấn đề đang bàn luận: “Câu
chuyện trong “Thời tiết của ký ức”, mối tình trong chia ly, chia cắt, tù ngục của ông Phúc
đặc biệt là tác giả còn đưa ra nhận xét tinh tế, thẳng thắn khen cái được và chê cái thiếu sót
về mặt dựng truyện của Bảo Ninh: “Đứng về mặt dựng truyện mà nói thì không phải truyện
+ Những nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ và giọng điệu
Ngôn ngữ và giọng điệu là những yếu tố nghệ thuật tạo nên thành công của tác phẩm
Xoay quanh vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh, cho đến nay đã có một số bài viết đề cập tới Chúng tôi tập trung vào các ý kiến nổi bật trong giới hạn của đề tài Những nhận xét, đánh giá của các tác giả đều chỉ ra được những sắc thái giọng khác nhau Vấn đề này chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện trên cơ sở lý thuyết thi pháp học
Tiếp tục nhìn nhận về những giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn, Nguyễn Chí Hoan
cũng trong lời giới thiệu Bảo Ninh – Tác phẩm chọn lọc đưa ra nhận xét về ngôn ngữ trong
truyện ngắn Bảo Ninh như sau: “những mô tả toát lên vẻ đẹp thi ca trên cả hai mặt ngôn
ngữ và cảm xúc, những mô tả có thể gọi là trọn vẹn theo thi pháp của hội họa phương Đông
Còn Mai Quốc Liên khi viết “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh” cho rằng Bảo Ninh không làm thơ, nhưng văn anh “ẩn chứa một chất thơ đích thực, một chất thơ được gạn lọc từ
những thân phận người và chan hòa vào trong một thiên nhiên buồn, thường là một ngày
tự nhiên làm người đọc ấm áp, xao lòng
Nhà văn Đặng Anh Đào bày tỏ quan điểm thích truyện ngắn Bảo Ninh hơn tiểu thuyết:
rất thuyết phục đó là vì: “anh có một giọng văn “trắng”, thoạt nghe tưởng như vô cảm” và
Trang 16“Bàng bạc trong tiểu thuyết và truyện của Bảo Ninh là nỗi buồn mang ý nghĩa sâu sắc về khoảng cách thế hệ, về vấn đề cha và con… Điều đó chứng tỏ anh vẫn thấy được vẻ đẹp thời
đã qua và lưu luyến với nó” [17] Tác giả khẳng định truyện ngắn Bảo Ninh mang giọng
điệu buồn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc
2.3 Nhận định chung
Trong quá trình tìm hiểu, thống kê những bài viết, những tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề về nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh đã được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn đến nhưng chỉ là một phần nhỏ trong những bài nghiên cứu tổng hợp nên chưa
có điều kiện đi sâu lý giải và làm nổi bật đặc điểm và giá trị nghệ thuật của từng truyện ngắn
mà nhà văn gửi gắm Hầu hết chủ yếu là những luận văn ít ỏi, những bài viết lẻ tẻ, chưa được tập hợp thành sách Truyện ngắn của nhà văn cũng chưa được chọn làm đối tượng cho những công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp có quy mô lớn Chúng tôi cũng nhận ra rằng Bảo Ninh là một hiện tượng văn học có nhiều ý kiến trái chiều, có sự khen chê nhất định trong sáng tác của ông kể cả tiểu thuyết và truyện ngắn Nhưng chính điều đó làm chúng tôi thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, khám phá
Nhìn chung, những ý kiến, nhận xét về các phương diện khác nhau của nghệ thuật chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá khái quát chưa có sự lý giải một cách triệt để và hệ thống Nhiều bài nghiên cứu đều đi sâu vào vấn đề tác giả, tiểu thuyết và đề tài truyện ngắn nói Còn vấn đề về nghệ thuật thì chỉ là một vài ý kiến lẻ tẻ, rải rác về các phương diện nghệ thuật như người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, tình huống truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu…Hầu hết những ý kiến, nhận xét về nghệ thuật đều có nhiều điểm tương đồng nhau Các tác giả đã chỉ ra rằng trong truyện ngắn Bảo Ninh chủ yếu được trần thuật từ điểm nhìn bên trong với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất Và dường như trong bóng dáng của các nhân vật mà ông xây dựng có bóng dáng của chính nhà văn Bàn về kết cấu, tình huống truyện, hầu hết các nhận xét, đánh giá đều có ý kiến gần giống nhau Ngoài ra ở phương diện ngôn ngữ và giọng điệu cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và lý giải Tuy nhiên, những ý kiến trên là những gợi ý quý giá giúp chúng tôi có thêm cơ sở lý luận để giải mã giá trị tác phẩm của nhà văn và giúp cho việc xác định hướng tiếp cận mới
đó là hướng tiếp cận dưới góc độ thi pháp học Với góc độ khám phá riêng biệt, luận văn này muốn tổng hợp từ những nhận định trên để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về một số vấn
đề căn bản và cần thiết khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh Chúng tôi sẽ tiếp thu
những ý kiến, quan điểm đã có đồng thời đưa ra những ý kiến, cảm nhận riêng của mình
Trang 17mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng nghệ thuật của Bảo Ninh trong nền văn học đương đại Việt Nam
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài luận văn, chúng tôi khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh
từ những nguồn tài liệu sau đây:
+ Tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi, được chưa?, được nhà xuất bản Văn học ấn
hành năm 2009 Gồm 14 truyện ngắn
+ Tập truyện ngắn Trại “Bảy chú lùn”, do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2011
Gồm 5 truyện ngắn
+ Bảo Ninh-Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Phụ nữ mới phát hành năm
2011 Gồm 33 truyện ngắn Trong đó có 11 truyện ngắn có trong tập truyện ngắn Chuyện
xưa kết đi, được chưa? và 1 truyện ngắn có trong tập truyện ngắn Trại “Bảy chú lùn”
Như vậy, tổng số truyện ngắn chúng tôi khảo sát và nghiên cứu là 40 truyện ngắn Ngoài ra, ở từng phương diện nghệ thuật, chúng tôi còn đối sánh với truyện ngắn của các nhà văn như Lê Minh Khuê và Hồ Anh Thái Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng
tham khảo tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của chính nhà văn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Luận văn tìm hiểu những nét độc đáo, sáng tạo một cách sâu sắc về “Đặc điểm nghệ
thuật truyện ngắn Bảo Ninh”
+ Trong phần nội dung của luận văn, ở mỗi chương, chúng tôi nghiên cứu những vấn
đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
+ Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu và phân tích truyện ngắn Bảo Ninh từ một số phương diện nghệ thuật sau: điểm nhìn trần thuật, kết
cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ và giọng điệu
4.1 Phương pháp hệ thống
Để có thể xác lập những luận điểm, những nhận định có sức thuyết phục, luận văn chú
ý tới phương pháp hệ thống, một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thi pháp học Ở đây là hệ thống hóa các phương diện nghệ thuật tiêu biểu, nổi bật mà Bảo Ninh
đã sử dụng trong mối liên hệ với phương diện nội dung Sử dụng phương pháp này, chúng
Trang 18tôi tiến hành tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh như những chỉnh thể nghệ thuật thống nhất
giữa yếu tố nội dung và nghệ thuật Để từ đó có cái nhìn hệ thống về phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu văn, đoạn văn có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm tổng hợp trong luận văn Chúng tôi tiến hành khảo sát từng tác phẩm, tập trung chú ý các yếu tố chính có liên quan đến các phương diện của nghệ thuật Kết hợp với phương pháp tổng hợp, chúng tôi rút ra những nhận xét chung, khái quát, tiêu biểu về nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp này
4.3 Phương pháp so sánh
Nhằm phát hiện, khẳng định những nét đặc sắc, đổi mới, riêng biệt của nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh chúng tôi tiến hành so sánh với sáng tác của một số nhà văn như Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái ở những vấn đề liên quan Phương pháp này khá quan trọng và được chúng tôi chú ý sử dụng với tần suất cao trong luận văn
4.4 Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Vận dụng cách tiếp cận từ phương pháp hình thức, chúng tôi phân tích các khía cạnh hình thức nghệ thuật của tác phẩm như: điểm nhìn trần thuật, kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng điệu…để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm
Ngoài ra, chúng tôi vận dụng kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp phân
loại để đưa ra được những cứ liệu chính xác, cụ thể làm tăng thêm sức thuyết phục cho vấn
đề nghiên cứu Việc tập hợp thống kê và phân loại các tác phẩm theo điểm nhìn trần thuật,
kết cấu, tình huống truyện…nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của từng chương, từng mục trong luận văn, giúp cho sự nhận xét, đánh giá vấn đề có cơ sở khoa học hơn
Bên cạnh việc vận dụng phối hợp các phương pháp trên, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết chuyên ngành Lý luận văn học, Phương pháp luận nghiên cứu văn học để làm rõ hơn
ý nghĩa nghệ thuật của cấu trúc văn bản cũng như một số phạm trù cơ bản liên quan đến nghệ thuật Tất cả những phương pháp trên sẽ được chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu
Trang 19Luận văn bước đầu khảo sát, lý giải, phân tích tổng hợp, so sánh những yếu tố nghệ thuật làm nên tính hấp dẫn, lôi cuốn, đặc sắc trong truyện ngắn Bảo Ninh như điểm nhìn
trần thuật, kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ và giọng điệu Qua đó, phong cách truyện
ngắn của Bảo Ninh được định hình rõ nét Hơn nữa, chúng tôi còn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách khai thác, vận dụng các phương diện nghệ thuật giữa Bảo Ninh
với Lê Minh Khuê và Hồ Anh Thái Trên cơ sở đó, một lần nữa, chúng tôi khẳng định
những sáng tạo độc đáo và những đóng góp của Bảo Ninh trên phương diện nghệ thuật truyện ngắn
Ngoài phần thủ tục, mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh Chương 2: Kết cấu và tình huống truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh
C hương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh
Luận văn này sở dĩ có cấu trúc ba chương như trên bởi mục đích của chúng tôi là
nhằm giải quyết vấn đề: tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh một
nhìn trần thuật ở các phương diện: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật Với chương 2, chúng tôi đi sâu khám phá hai
phương diện nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho truyện ngắn của Bảo Ninh là kết
cấu và tình huống truyện Chương 3 nhằm lý giải vấn đề: Bảo Ninh đã vận dụng, tổ chức
ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo như thế nào? và những nét mới lạ trong giọng điệu nghệ thuật tạo nên phong cách riêng của nhà văn ra sao? Như thế, chúng tôi sẽ khảo sát, lý giải những đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh nhằm thấy rõ phong cách nghệ thuật viết truyện của nhà văn
Trang 20CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN
1.1.1 Khái ni ệm trần thuật
Khái niệm trần thuật được nhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu về văn xuôi nghệ thuật Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, với sự xuất hiện của ngành Tự sự học thì trần thuật - một trong những khía cạnh của Tự sự học được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý nhiều hơn
Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật
ng ữ văn học thống nhất quan niệm trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, là
miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [25; tr.364]; và trần thuật “thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này” [25; tr.365] Theo các tác giả thì trần thuật được hiểu là việc kể,
miêu tả, bàn luận…về các sự kiện, nhân vật dưới cái nhìn của một người kể chuyện nhất định Như thế, nhận định đã lý giải trần thuật như một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của tác phẩm - một phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học lựa chọn để phản ánh đời sống
Và không thể có trần thuật nếu không có người kể chuyện Tz Todorov đã tuyên bố
như sau: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng
tượng…Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” [73; tr.116-117] G.N Pospelov
cũng khẳng định trần thuật đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ: “Trần thuật tự sự bao giờ
cũng được tiến hành từ phía một người nào đó” [68; tr.88] Đồng thời, Tz Todorov cũng
chỉ ra rằng trần thuật chỉ bao gồm thành phần lời của tác giả, của người kể chuyện chứ
không bao gồm các lời nói trực tiếp của các nhân vật Ông có viết như sau: “Người kể
chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể” [73; tr.116-117]
Cùng với những quan niệm trên, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học (do Trần
Đình Sử chủ biên) đã xác định nhiệm vụ cụ thể của trần thuật là “cho người đọc biết ai, xuất
Trang 21cuốn, hấp dẫn của tác phẩm tùy thuộc rất nhiều vào nghệ thuật trần thuật của mỗi nhà văn
Để tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm thì nhiệm vụ của trần thuật là dẫn dắt người đọc khám phá nhân vật, sự kiện xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào…
Trần thuật có nội hàm rất rộng và sống động Trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân vật Như vậy có hai nhân tố quy định trần thuật: người kể và chuỗi ngôn từ Từ người kể chuyện ta có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật Từ chuỗi ngôn từ ta có thể kể đến các yếu tố: lược thuật, dựng cảnh, hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ, phân tích bình luận, giọng điệu Thành phần trần thuật đầu tiên
là lời thuật, chức năng của nó là kể việc Ngoài ra, trần thuật còn có cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời đánh giá, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả
Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm Bố cục và kết cấu
được hình thành với sự triển khai, đan cài, phối hợp, luân phiên, tương tác các “điểm nhìn” (cũng gọi là “lập trường” hoặc “quan điểm”) Tính chất của trần thuật tùy thuộc vào tương
quan giữa tác giả và người trần thuật hoặc người kể chuyện; tùy thuộc vào sự đánh giá của tác giả đối với các sự kiện được miêu tả
Như vậy, quan niệm về trần thuật nhìn chung về cơ bản là thống nhất Điều đó nói
rằng “trần thuật” nhìn từ góc độ khái niệm, là một thuật ngữ tương đối xác định về mặt nội dung và tính chất Từ những quan niệm đó, chúng ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu,
của nhà văn Trần thuật đóng vai trò không nhỏ trong việc soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
1.1.2 Khái ni ệm điểm nhìn trần thuật
Nhà văn không thể trần thuật các sự kiện về đời sống nếu không xác định, lựa chọn cho mình một điểm nhìn hợp lý đối với các sự vật hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hoặc gần, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào Bởi lẽ, điểm nhìn là một trong những yếu tố
quan trọng hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật: “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm
không tìm hiểu điểm nhìn trần thuật
Trang 22Thuật ngữ “điểm nhìn” hay gọi đầy đủ hơn là “điểm nhìn nghệ thuật” [73; tr.86] đã
trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học và thi pháp học Từ đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc đã sử dụng rất nhiều những thuật ngữ khác nhau để cùng nói về khái
niệm này Chẳng hạn, với Henry James là “trung tâm của nhận thức” (centre of
consciousness) (1915); Percy Lubbock là “điểm nhìn” (point of view) (1928); Allen Tate là
Cleanth Brooks và Robert Penn Warren là “tiêu điểm truyện kể” (focus of narrative) (1948);
Tzevan Todorov là “thể” (aspect) (1966); G Genette là “tiêu cự, tiêu điểm” (focalization)
(1980), K Wales là “phối cảnh” (perspective) Khi Henry James trong Nghệ thuật văn
xuôi (1884) xác lập điểm nhìn chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành
vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” [74;
tr.135] thì đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện
Có thể nhận ra việc nghiên cứu điểm nhìn có hệ thống, phức tạp và tinh vi Đáng chú ý là các công trình của P Lubbock, G Genette, B Uspenski, W Booth, R scholes và R Kellogg, Iu Lotman, S Lanser Một nhà nghiên cứu đã có những đóng góp khá công phu về
điểm nhìn cần phải kể đến đó là G Genette Ông gọi điểm nhìn là “tiêu điểm” (focalization)
Tiêu điểm theo quan niệm của G Genette chính là vị trí của người trần thuật trong mối quan
hệ với câu chuyện mà anh ta kể lại Theo R Scholes và R Kellogg vấn đề điểm nhìn được
xem xét như là “một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập
mô hình truyện kể” [74; tr.137-138] W Booth nhận định khái quát điểm nhìn là “vị trí của người kể trong mối quan hệ với câu chuyện của anh ta” [74; tr.136] W Booth đã chú ý đến
vị trí, chỗ đứng, khoảng cách và theo ông “khoảng cách là một trong những yếu tố quan
trọng nhằm xác lập điểm nhìn” [74; tr.137] G.N Pospelov góp phần khẳng định thêm vai
trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự điều
quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [68; tr.90] Còn với Iu
Lotman thì điểm nhìn còn nhằm “cung cấp cho văn bản sự định hướng nhất định về chủ thể
của nó” [55; tr.43] Điểm nhìn không chỉ cung cấp một phương diện giúp người đọc nhìn
sâu vào cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm mà còn giúp nhận ra phong cách đặc trưng của nhà văn
Lý thuyết điểm nhìn được áp dụng trong nghiên cứu văn học khá phổ biến từ Tây sang Đông Ở Việt Nam, việc sử dụng lý thuyết Tự sự học nói chung và điểm nhìn nghệ thuật nói
Trang 23riêng ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm Trên cơ sở tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu văn học, chúng tôi nhận thấy nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến điểm nhìn như một yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật tự sự Khái niệm điểm nhìn được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn khi nó gắn với ngôi kể (hay ngôi trần thuật) của người kể chuyện
Nhóm tác giả trong cuốn Lí luận văn học cho rằng: “Điểm nhìn thể hiện vị trí người
kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện” [75;
tr.104] Như vậy, điểm nhìn liên quan chặt chẽ đến chỗ đứng, vị trí của nhà văn khi quan sát, miêu tả, đánh giá, phản ánh hiện thực Cùng một tình huống tương tự, nhưng nếu như chỗ đứng của nhà văn theo xu hướng hướng ngoại sẽ khác với nhà văn theo xu hướng hướng nội
Cao Kim Lan xác định điểm nhìn chính là “một “mánh khóe” thuộc về kĩ thuật, một
phương tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể” [74; tr.135] Với Cao Kim Lan thì kĩ thuật sử dụng điểm nhìn của người sáng tạo cũng
chỉ là hướng tới mục đích mê hoặc độc giả khám phá sức hấp dẫn của truyện Còn Nguyễn Thái Hoà trong Những vấn đề thi pháp của truyện thì khẳng định điểm nhìn là một yếu tố
thuộc về hình thức nghệ thuật chứ không bao hàm các quan điểm chính trị, xã hội của nhà
văn: “điểm nhìn không phải là lập trường chính trị xã hội mà là toạ độ thời gian được lựa
chọn cho hoạt động kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện”
[35; tr.122]
Bàn về mối liên hệ giữa điểm nhìn với kết cấu văn bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Hạnh và Huỳnh Như Phương có đưa ra nhận xét: “Sự trần thuật câu chuyện bao giờ cũng
được tiến hành từ một điểm nhìn nào đó Kết cấu văn bản có liên quan mật thiết đến điểm nhìn đó, nó liên kết ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật trong một mối thống nhất hỗ tương Miêu tả mối quan hệ hỗ tương đó sẽ góp phần làm sáng tỏ kết cấu ngôn từ của sự trần thuật” [26; tr.201] Điều đó khẳng định rằng, điểm nhìn là yếu tố
quan trọng chi phối việc tổ chức kết cấu tác phẩm Chính L.I Timofiev cũng từng đánh giá
hình tượng người kể chuyện “có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác
phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể” [74; tr.204] Điểm nhìn cho phép người kể chuyện soi sáng
diễn biến câu chuyện, mối quan hệ giữa các nhân vật trong những phối cảnh được xem là
hợp lý nhất Song điểm nhìn “là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật chứ không phải
Trang 24là bản thân cấu trúc đó” [73; tr.94] Bởi lẽ, cấu trúc nghệ thuật của một tác phẩm là những
quan hệ của các yếu tố nghệ thuật không đổi được lựa chọn để đưa vào tác phẩm Và điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố đó, thêm bớt, nhấn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiếp nhận Việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm phụ thuộc vào yếu tố quan trọng này
Một điều dễ nhận thấy là hầu hết những nghiên cứu về điểm nhìn đều chú trọng vào người kể chuyện và phân loại thành nhiều kiểu người kể chuyện, chẳng hạn như kiểu người
kể chuyện “ngôi thứ nhất” hoặc “ngôi thứ ba”, người kể chuyện toàn tri hoặc toàn tri một
phần hoặc có giới hạn, người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong hoặc bên ngoài, người kể chuyện kịch hóa hoặc phi kịch hóa, người kể chuyện là các nhân vật trong truyện hoặc là không P Lubbock là một trong những người đầu tiên chỉ ra mối lên quan giữa người kể
chuyện và điểm nhìn Ông viết: “Tôi cho rằng toàn bộ vấn đề rắc rối về phương pháp trong
nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề “điểm nhìn” – vấn đề thái độ của người kể chuyện với việc trần thuật” [73; tr.118] Điểm nhìn cùng với ngôi kể và lời kể là các yếu tố
quan trọng giúp nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Điểm nhìn trần thuật gắn
bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng hơn ngôi kể Việc gắn kết vấn đề điểm nhìn với vấn đề người kể chuyện là vô cùng cần thiết Hơn nữa, người kể chuyện là một hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm Nhà nghiên cứu M Bakhtin nhấn mạnh về mối quan
hệ này như sau: “vấn đề người kể chuyện và “điểm nhìn” của anh ta cần phải được xem xét
trong mối quan hệ mật thiết với vấn đề tác giả, bởi “ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể” [73; tr.119] Song quan điểm của tác giả chỉ có thể được thể hiện
qua điểm nhìn của người kể chuyện như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập Như thế, điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Thêm vào đó, điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện
Theo Hoàng Ngọc Hiến: “Việc tác giả chọn quan điểm từ đó câu chuyện được kể cũng
giống như nhà thơ chọn tiết điệu, thể thơ tự do hay thơ không vần, sự lựa chọn này sẽ góp phần vào hiệu quả tổng thể mà câu chuyện sẽ có” [29; tr.34-35] Vì thế, việc chọn điểm
nhìn và tổ chức điểm nhìn để trần thuật trong tác phẩm tự sự có vai trò quyết định quan
Trang 25trọng đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm Việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ Cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt các điểm nhìn trần thuật góp phần tạo nên sự phong phú, lôi cuốn cho tác phẩm văn học Nhà văn phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng hay vị trí thích hợp để xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện được bắt đầu Ngoài ra, điểm nhìn trần thuật là yếu tố đầu tiên đưa người đọc đi vào thế giới của tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn Thuật ngữ “điểm nhìn” được các nhà nghiên cứu gọi với những cách khác nhau, và dù
gọi với thuật ngữ nào cũng đều chỉ vị trí, chỗ đứng của người kể chuyện trong tác phẩm Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất cách gọi là điểm nhìn
Như vậy, từ những quan niệm trên có thể hiểu một cách đơn giản nhất: Điểm nhìn trần
thuật là vị trí mà người trần thuật dựa vào để quan sát, đánh giá các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện tâm lý, văn hóa, chính trị và xã hội Điểm nhìn quy định và chi phối các thành tố khác của nghệ thuật
trần thuật như: đối tượng trần thuật, thời gian trần thuật, ngôn ngữ trần thuật…Thông qua
điểm nhìn, người đọc có thể xác định tư tưởng, thế giới quan của nhà văn: “Có thể nói rằng,
chính điểm nhìn trần thuật của nhà văn trong tác phẩm là một phương tiện thể hiện đắc lực
tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn quyết định một phần lớn giọng điệu, sắc thái thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm” [95;
tr.128] Điều đó có nghĩa là điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng là sự cụ thể hóa các quan niệm của nhà văn trong những tình huống nhất định; giúp cho độc giả có cái nhìn đúng đắn
và đánh giá khách quan chủ đề, tư tưởng tác phẩm
1.1.3 Phân lo ại điểm nhìn trần thuật
Có nhiều cách để phân loại điểm nhìn trần thuật Trên thực tế, mỗi nhà nghiên cứu có
một cách phân loại riêng dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau Nhìn chung bất cứ sự phân loại nào cũng là cách tiếp cận nghệ thuật, bộc lộ khả năng cảm thụ văn học Sau đây là
một vài cách phân loại của một số nhà lý luận, phê bình văn học tiêu biểu:
Nhà t ự sự học nổi tiếng G Genette dùng thuật ngữ “tiêu điểm” thay cho “điểm
nhìn” Ông chia tiêu điểm trần thuật thành ba loại:
trò như thượng đế biết hết mọi chuyện nhân sinh, quá khứ, hiện tại, tương lai
Trang 26+ N ội tiêu điểm: người trần thuật vốn là nhân vật trong câu chuyện, có ba dạng cụ thể:
dạng cố định (chỉ một nhân vật kể mọi việc); dạng bất định (nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau); dạng đa thức (nhiều nhân vật cùng nhau kể một sự việc)
+ Ngo ại tiêu điểm: nhân vật kể chuyện nằm ngoài câu chuyện, chỉ kể lại tình tiết câu
chuyện một cách khách quan, chứ không đi sâu vào tâm lí nhân vật [74; tr.194]
Theo G.N Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm hai loại:
+ Tr ần thuật trong đó nhấn mạnh khoảng cách giữa nhân vật và người trần thuật
Người trần thuật vốn có cái tài “biết hết”, mang lại cho tác phẩm màu sắc khách quan tối đa
Loại trần thuật này gặp nhiều trong các tác phẩm tự sự truyền thống
thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đều hòa nhập làm một [68; tr.90-91]
Phương Lựu trên cơ sở khảo sát những ý kiến của C Brooks, R.P Warren, Greimas,
J Pouillon, Friedman, Uspenski, G Genette về cách dùng thuật ngữ “điểm nhìn” và phân
loại điểm nhìn đã tổng hợp và kết luận rằng: góc nhìn (perspective), cũng nhiều khi được
gọi là điểm nhìn (point of view), có thể phân thành ba loại:
+ Góc nhìn bi ết hết: rất biến hóa, hầu như không bị hạn chế nào
+ Góc nhìn bên trong: nhìn theo tri thức, tư tưởng, tình cảm của một hay nhiều nhân
vật để trần thuật một sự kiện hay toàn bộ câu chuyện
+ Góc nhìn bên ngoài: góc nhìn không phải của bất cứ nhân vật nào trong truyện, gần
giống với loại một, nhưng không đi sâu biểu hiện tình cảm, tư tưởng, nội tâm…mà chỉ tả
hoặc kể lại sự kiện hoặc ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ngoại hình và hoàn cảnh của nhân vật [74; tr.190]
Nhóm tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên, cho rằng điểm
nhìn trần thuật được chia thành những loại sau:
kể những điều nhân vật không biết
Trang 27+ Điểm nhìn thời gian: nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra, hay nhìn lại
quá khứ, qua màn sương của kí ức
tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ [75; tr.104-105]
Trong cuốn Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng:
“Truy ện từ đầu chí cuối do tác giả viết nhưng được kể bởi một người nào đó, từ một (hoặc
ở ngôi thứ nhất
+ Thông su ốt tất cả (omniscient): người kể xem như biết hết tất cả về đời sống nội tâm
và hoạt động của mọi nhân vật
+ Thông su ốt tất cả có lựa chọn (selective omniscient): người kể chỉ biết hết tất cả đối
với vài ba hoặc một nhân vật, những nhân vật khác được miêu tả qua ấn tượng ở nhân vật được lựa chọn
một nhân vật nào, chỉ ghi lại một cách vô tư những gì lọt vào mắt hoặc tai giống như một ống kính [29; tr.35]
Qua khảo sát, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khai thác các vấn đề của điểm nhìn trần thuật theo những cách thức riêng Phần lớn các công trình nghiên cứu về lý thuyết Tự sự học cho đến nay đều quy điểm nhìn về hai chiều hướng: Điểm nhìn bên trong
(chủ quan hóa) và Điểm nhìn bên ngoài (khách quan hóa)
Nhìn lại truyện ngắn Việt Nam những năm 1945-1975, ta thấy chủ yếu các tác phẩm được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định do bị chi phối mạnh mẽ của khuynh hướng sử thi Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn “biết trước” hay “cái nhìn của thượng đế” Nghĩa là
người kể chuyện nắm rõ tuần tự diễn biến câu chuyện Đó là điểm nhìn từ bên ngoài Truyện ngắn sau năm 1975 với tinh thần gia tăng tính đối thoại đã thể hiện sự thay đổi
tương quan hết sức quan trọng: vai trò của nhân vật ngang hang bình đẳng với vai trò người
kể chuyện Điều này giúp ta nhận ra mối tương tác giữa điểm nhìn của người kể chuyện và
Trang 28nhân vật trong tác phẩm Hai trường nhìn này có khi song song cùng tồn tại, có khi nhập vào nhau tùy vào chủ ý của người sáng tạo Cùng nằm trong dòng chảy truyện ngắn sau
1975, điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh dường như được đặt vào số phận cá nhân của mỗi nhân vật
Để tập trung giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi tiếp cận điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh theo hướng phân loại: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên
Khảo sát, thống kê 40 truyện ngắn của Bảo Ninh, chúng tôi nhận thấy có 25 /40 truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên trong, chiếm 62.5%; có 5/40 truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài, chiếm 12.5% và có 10/40 truyện ngắn có sự dịch chuyển và
kết hợp các điểm nhìn trần thuật, chiếm 25%” (xem Phụ lục1: Bảng khảo sát và phân loại
theo điểm nhìn trần thuật và ngôi kể xuất hiện trong truyện ngắn Bảo Ninh) Dựa vào lý
thuyết điểm nhìn, chúng tôi xếp 25 truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên trong thành hai nhóm Nhóm một có 23 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “Tôi”
và nhóm hai có 2 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ ba
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên trong (25 truyện ngắn) chênh lệch khá nhiều so với số lượng truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài (5 truyện ngắn) Và số lượng truyện ngắn có sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật cũng chiếm một tỉ lệ tương đối cao (10 truyện ngắn, chiếm 25%) Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa những truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn bên trong Cụ thể là, trong tổng số 25 truyện ngắn, chỉ có 2 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ ba, và có tới 23 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “Tôi” Như vậy, Bảo Ninh đã vận dụng điểm nhìn trần thuật khá linh hoạt Các truyện ngắn có người kể chuyện ngôi thứ nhất mang điểm nhìn bên trong được nhà văn chú trọng nhiều nhất và chiếm ưu thế vượt trội (57.5%) Thêm vào đó, cách tổ chức điểm nhìn ở mỗi truyện ngắn cũng không giống nhau tùy theo định hướng nghệ thuật của nhà văn Trong nhiều truyện có sự chuyển hóa điểm nhìn liên tục giữa nhân vật và người kể chuyện tạo cho tác phẩm tiếng nói đa thanh, phức điệu Sự đa dạng trong cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của thế hệ nhà văn giai đoạn từ sau năm
1975
1.2.1 Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn chủ quan)
Trang 29Theo lý thuyết điểm nhìn của G Genette, điểm nhìn bên trong có ba dạng cụ thể: dạng
cố định (chỉ một nhân vật kể mọi việc); dạng bất định (nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau) và dạng đa thức (nhiều nhân vật cùng nhau kể một sự việc) Chúng tôi chỉ xét điểm nhìn bên trong với dạng cố định còn dạng bất định và dạng đa thức thuộc về sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật, chúng tôi sẽ bàn tới ở phần sau
Điểm nhìn bên trong còn được gọi là “điểm nhìn chủ quan” Truyện ngắn trần thuật từ
điểm nhìn bên trong thuộc về phương thức trần thuật chủ quan Với phương thức này, sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của nhân vật Điều này cũng có nghĩa là từ điểm nhìn bên trong cho phép nhà văn trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể Trần thuật từ điểm nhìn bên trong có thể tái hiện thế giới bên trong của nhân vật và dĩ nhiên nhân vật được khắc họa sâu sắc, chân thực hơn
Nhà văn Bảo Ninh rất linh hoạt trong cách đặt điểm nhìn Mỗi câu chuyện được tái hiện với những điểm nhìn không thuần nhất Điểm nhìn bên trong được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật xưng “Tôi”, hoặc dùng hình thức nhập thân vào nhân vật dựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện, cảm nhận về thế giới Sau đây, chúng tôi
khảo sát, tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh với hai dạng thức trần thuật cụ thể là: điểm nhìn
1.2.1.1 Phương thức trần thuật theo điểm nhìn bên trong với người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “Tôi” trong truyện ngắn Bảo Ninh
Theo thống kê, có thể thấy, phần lớn truyện ngắn của Bảo Ninh được kể theo điểm nhìn bên trong với dạng thức trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “Tôi” Đây là dạng thức trần thuật được nhà văn sử dụng nhiều nhất, có tới 23 trên tổng số 40 truyện ngắn được trần
thuật từ ngôi thứ nhất xưng “Tôi” (xem Phụ lục1: Bảng khảo sát và phân loại theo điểm
ngắn viết về đề tài chiến tranh như: Ngàn năm mây trắng, La Mác-xây-e, Lá thư từ Quý
Sửu, Tình thư, Người Thăng Long quê Đàng Trong, Gió dại, Kỳ ngộ, Đêm trừ tịch, Rửa tay gác kiếm,…Và một số truyện ngắn viết về đề tài thế sự, đời tư ví như: Sách cấm, Lan man trong lúc kẹt xe, Thời của xe máy, Cái búng, Lối mòn dọc phố, Mối ngờ, Thách đấu,…
Người trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn bên trong còn gọi là người kể chuyện tường minh, bởi sự xuất hiện trực tiếp của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” Từ điểm
Trang 30nhìn bên trong cố định, nhân vật “Tôi” đóng vai trò chủ động cảm nhận, đánh giá và kể lại các sự việc từ đầu đến cuối, có thể kể về mình hoặc kể về người khác Nhân vật “Tôi” trong truyện vừa mang sự trải nghiệm cuộc sống để kể về nó, vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, cách đánh giá về sự việc Ở đây, nhà văn thôi không nói nữa mà xây dựng lên kiểu nhân vật tự
bộc lộ nội tâm, tự nhìn, tự nói, tự chiêm nghiệm và tự đánh giá: “Bằng phương thức này,
người trần thuật có điều kiện phô bày, diễn tả tất cả những gì bên trong sâu thẳm nhất của tâm hồn” [74; tr.457] Bởi vậy, nó mang tính chân thực và gần gũi hơn Không giới hạn về
đời sống nội tâm như người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài, không tạo cảm giác nhàm chán như kiểu người kể chuyện biết tuốt, nhân vật tự trần thuật đem lại sự độc đáo trong việc miêu tả đồng thời dễ dàng bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình Với ngôi trần thuật này, người kể chuyện xưng “Tôi” có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân Tuy nhiên, trần thuật từ điểm nhìn bên trong của nhân vật xưng “Tôi” vẫn còn hạn chế Bởi vì, độc giả qua đó cũng chỉ biết sự việc qua cái nhìn của một nhân vật – những sự việc mà nhân vật tham gia hoặc được chứng kiến Bên cạnh đó, các sự kiện, biến cố được kể đều bị nhuốm màu sắc chủ quan của nhân vật trong quá trình phát triển tính cách
Cùng sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong để khắc họa hiện thực cuộc sống và con người sau năm 1975 nhưng mỗi tác giả có một nét đặc sắc riêng Nếu Nguyễn Minh Châu
lựa chọn điểm nhìn bên trong để thể hiện hậu quả đau thương của con người sau chiến tranh, còn Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn điểm nhìn bên trong để khám phá cuộc sống trong chiều sâu tâm hồn của con người thì với Bảo Ninh, trần thuật từ điểm nhìn bên trong nhằm
thể hiện những đắng cay, ngọt bùi, những éo le, trớ trêu, bi kịch của con người trong chiến tranh lẫn trong cuộc sống đời thường Hàng loạt câu chuyện về số phận con người được trải lên trang giấy, mang đậm ám ảnh của nhân vật kể chuyện Để có được cái nhìn cụ thể hơn
về loại hình tượng người kể chuyện xưng “Tôi” theo điểm nhìn bên trong này, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số truyện ngắn tiêu biểu của Bảo Ninh
Với người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “Tôi”, là cái “Tôi” hướng nội kể về câu chuyện của chính mình thì thế giới nội tâm hiện lên khá chân thực Ta bắt gặp ở những truyện ngắn như: Bí ẩn của làn nước, Giang, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không
giờ, Đêm cuối cùng ngày đầu tiên, Sách cấm, Lan man trong lúc kẹt xe, Thời của xe máy, Cái búng, Lối mòn dọc phố, Mối ngờ, Thách đấu Trong những truyện ngắn này, vai trò
của người kể chuyện hiện lên khá đậm nét Bởi lẽ, câu chuyện có liên quan đến chính bản
Trang 31thân họ Nhân vật “Tôi” đóng vai trò là một thành viên trong hệ thống nhân vật tham gia vào các tình huống diễn biến của câu chuyện Người kể chuyện chính là nhân vật nên điểm nhìn được di chuyển vào bên trong, tạo điều kiện để đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân
vật Nghĩa là, từ điểm nhìn bên trong, người kể chuyện có thể “nhìn thấy được tất cả mọi sự
việc và có khả năng đi sâu vào thế giời nội tâm của nhân vật” [26; tr.202]
Ở truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ, nhân vật “Tôi” kể về câu chuyện có liên quan
đến bản thân mình Đó là ký ức về thời thơ ấu êm ả, tươi đẹp xen lẫn câu chuyện về chiến
tranh với những mất mát hy sinh Nhưng đối với Tôi cái thời thơ ấu ấy đã “vĩnh viễn và dữ
dội ra đi vào chính cái buổi chiều mùa xuân êm ả và tươi đẹp đầu năm Giáp Thìn” [62;
tr.282] Nhân vật “Tôi” trở về sau chiến tranh, đứng trước những dấu tích của năm tháng
xưa, nhìn lại sau lưng “chỉ thấy sừng sững trường thành của ký ức chiến trường” [62;
tr.238] Những năm tháng của một thời lửa đạn đã tan theo gió bụi thời gian Khung cảnh ngôi nhà nhiều chục năm về trước làm nhân vật “Tôi” nhớ về hình ảnh Hà Nội của những năm Giáp Thìn xa lắc xa lơ, hình ảnh những con người thân quen trong những năm tháng bom đạn như anh Trung, chị Giang, họa sĩ Năm Tín, anh Vinh, Sơn, Bình, Đính…Và đối
với Tôi mùa xuân năm ấy dường như “đã ra ngoài mọi trí nhớ, và không một giấc chiêm
bao nào còn có thể với tay về” [62; tr.261] Nhân vật “Tôi” luôn ấp ủ một nỗi niềm tha thiết
gần như chiếm trọn cả quãng đời trai trẻ, đó là ước mơ được về gần hơn với tuổi thơ non dại, về gần hơn với bạn bè, và trên hết là về gần hơn với tình yêu ban đầu Chính những ký
ức về mối tình đầu không có thật ấy luôn tác động đến tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Chiến tranh ác liệt, dữ dội không cho phép tuổi thanh xuân của anh gặp gỡ, tìm hiểu để yêu thương một người phụ nữ, cho nên trong trái tim nóng bỏng của anh vẫn rực cháy một mối tình không có thực với Giang, người con gái lớn tuổi hơn ở cùng khu xóm Có những lúc Tôi tự hỏi, tự phán xét về những tội lỗi trong mơ của mình: “Nhưng sau chiến tranh, khi mà
cái sức tưởng tượng tội lỗi ấy không còn trong tôi nữa thì tôi lại hiểu ra rằng những tội lỗi trong mơ ngày đó chính là hình bóng của mối tình đầu không có thật của tôi” [62; tr.291]
Và mặc dù là tội lỗi, mặc dù là khốn khổ, nhưng mối tình đầu trong sáng ấy cũng đã góp phần soi rọi tâm hồn tôi, giúp Tôi vững tinh thần đối diện với gian nguy, biết yên lòng vui sống Như vậy, người kể chuyện là nhân vật “Tôi” đã thông qua cái nhìn của chính mình
để tự phơi bày, tự bộc bạch nỗi niềm Nhân vật “Tôi” giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc văn bản Tôi không chỉ kể về câu chuyện có liên quan đến mình mà còn liên quan đến các nhân vật khác kèm theo những suy nghĩ, cảm nhận của chính mình
Trang 32Nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền chính là người lính năm xưa
cũng giữ vai trò trung tâm kể lại câu chuyện dư âm của đời mình Đó là những ký ức còn vương lại của một thời trai trẻ, là duyên nợ của Tôi với người con gái xa lạ xinh đẹp và hiền dịu năm xưa đã cùng anh đối diện trong những giây phút cận kề cái chết Nhân vật “Tôi” di chuyển điểm nhìn từ hiện tại về những năm tháng xa xưa, tái hiện lại chiến tranh Qua cái nhìn của Tôi, chiến tranh như đang diễn ra, và dường như lúc nào cũng diễn ra trong tâm tưởng, tâm hồn người lính rất dữ dội và quyết liệt Những âm thanh báo động rùng rợn vang
lên dễ sợ “hú lên, gào lên, thảm thiết, quay cuồng, nhức nhối, như cào như xé, khiến người
ta như muốn thét lên cao” [62; tr.155] đã in hằng trong ký ức của Tôi Và suốt mấy chục
năm, tôi luôn mơ về bóng dáng của Hà Nội, hình bóng của người con gái mà anh đã mang
ơn và khao khát được gặp lại một lần Một cảm giác bâng quơ, một nỗi sầu còn vương lại của thời trai trẻ luôn thổn thức trong lòng nhân vật “Tôi” Mạch truyện xuyên suốt qua điểm nhìn của nhân vật “Tôi” về những sự việc, những ký ức, những nỗi niềm của chính mình
Qua bao nhiêu năm tháng, nhân vật “Tôi” trong Bí ẩn của làn nước vẫn mang trong
mình một nỗi đau không thể nói nên lời Từ điểm nhìn bên trong, Tôi dẫn dắt người đọc trở
về với dòng sông quê hương anh, trở về với “điều bí mật ẩn” của đời anh Đối với nhân vật
“Tôi” nguyên nhân của nỗi đau khổ có lẽ là bởi chiến tranh hay do định mệnh oái ăm đã mang vợ anh, con anh cùng với người đàn bà năm xưa ra đi mãi mãi Không có nỗi đau nào đớn đau hơn nỗi đau mất gia đình Nhưng định mệnh đã cho Tôi cứu được con của người đàn bà xa lạ Điều xót xa ở chỗ mọi người lầm tưởng đứa con gái anh cứu được là con của anh Mãi mãi điều bí mật kia không ai hay biết, chỉ có anh và dòng sông biết Sự nhầm lẫn
của số phận và nỗi bi kịch âm thầm chảy trong mạch huyết của anh: “Thời gian năm tháng
cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời” [62; tr.28]
Lựa chọn trần thuật dưới hình thức người kể chuyện xưng “Tôi” theo điểm nhìn bên trong có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện Người kể chuyện dẫn dắt người đọc thâm nhập vào nội tâm của nhân vật Câu chuyện mà nhân vật “Tôi” thuật kể liên quan đến bản thân nhân vật Và luôn có sự nhất quán từ đầu đến cuối trong điểm nhìn, trong thế giới nội tâm của nhân vật Bởi lẽ, mọi diễn biến của câu chuyện đều nằm trong phạm vi ý thức của
người kể chuyện – nhân vật “Tôi” “Tôi” trong các truyện Sách cấm, Lan man trong lúc
kẹt xe, Thời của xe máy, Cái búng, Lối mòn dọc phố, Mối ngờ, Thách đấu vẫn là cái
“Tôi” hướng nội, cái “Tôi” có chiều sâu tâm trạng, cái “Tôi” có quyền năng thuật lại toàn bộ
Trang 33diễn biến câu chuyện của mình Mối ngờ đem đến cho độc giả câu chuyện nhỏ nhặt trong ký
ức của nhân vật “Tôi” nhưng làm thay đổi hai cuộc đời, hai số phận Đó là Tân và Tấn chỉ khác nhau có dấu sắc, chỉ thế thôi Nhân vật “Tôi” chính là cậu bé Tấn năm nào kể lại câu
chuyện chỉ mong mọi người đồng cảm với triết lý giản đơn: “Đời là thế” [61; tr.76] Nhân
vật “Tôi” trong truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt xe được nhà văn đặt vào hoàn cảnh gặp
gỡ bất ngờ, trớ trêu để bộc lộ suy nghĩ, cách ứng xử trong mối quan hệ với bạn bè, người
yêu, với mọi người xung quanh và với chính bản thân mình “Tôi” trong Sách cấm, Cái
búng, Thách đấu cũng tiêu biểu cho hình thức trần thuật từ điểm nhìn bên trong Ta bắt gặp
người kể chuyện không giấu mình luôn hiện diện dưới hình thức nhân vật “Tôi”
Bảo Ninh là nhà văn có thế mạnh ở cách trần thuật chủ quan (tự sự không giấu mình), lời trần thuật ở ngôi thứ nhất, cảm xúc, tình cảm người viết tràn ra trên trang giấy, lấn lướt tất cả Người kể chuyện xưng “Tôi” trong truyện ngắn Bảo Ninh không chỉ là nhân vật kể lại câu chuyện của mình mà còn là cái “Tôi” hỗn hợp, cái “Tôi” vừa là nhân chứng lại vừa
là một nhân vật trong truyện Với dạng thức trần thuật này nổi bật rõ nhất là trong các
truyện ngắn như: Ngàn năm mây trắng, Không đâu vào đâu, La Mác-xây-e, Lá thư từ
Quý Sửu, Bội phản, Tình thư, Người Thăng Long quê Đàng Trong, Gió dại, Kỳ ngộ, Đêm trừ tịch, Rửa tay gác kiếm
Bội phản là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài thế sự Cái “Tôi” trong truyện vừa
là nhân chứng lại vừa là nhân vật Nhân vật “Tôi” luôn sống trong trạng thái nội tâm day dứt Nhà văn đã để cho nhân vật “Tôi” từng ngày, từng đêm, từng giờ chứng kiến những cảnh tượng chướng tai gai mắt của Quân (anh rể) với Thảo Anh Quân là người đã phản bội chị Hằng, chính là chị ruột của nhân vật “Tôi” Nhưng điều trớ trêu là nhân vật “Tôi” không thể ra mặt, không thể nói nên lời tố cáo những hành vi ngoại tình của anh rể Từ điểm nhìn bên trong, thế giới nội tâm của nhân vật “Tôi” được bộc lộ sâu sắc Tôi luôn phân vân, giằng xé giữa một bên là hạnh phúc, sự bình yên của chị gái, anh trai và gia đình với một bên là sự bội phản không thể nào lí giải được của anh rể Trong câu chuyện dường như không chỉ là sự bội phản của anh Quân với chị Hằng mà còn là sự bội phản của nhân vật
“Tôi” với chính anh ruột và chị ruột của mình Nguyên do của hai sự bội phản trên tất cả là
vì Thảo: “rốt cuộc chính là vì Thảo nên vào mùa hè năm đó, năm tôi mười bảy tuổi, tôi đã
lẳng lặng bội phản người chị gái của mình, và rồi sau đấy, lại vẫn vì Thảo, tôi phản bội tiếp
cả người anh trai” [62; tr.340] Sự giằng xé trong tâm hồn nhân vật “Tôi”, sự đối diện với
sự thật nghiệt ngã, éo le ấy thực chất là đang đối diện với chính mình và “cho đến tận bây
Trang 34giờ, trong ký ức tôi, ký ức một đời sống mờ nhạt, thông thường, không hề biết tới những xáo trộn, không chịu lướng vướng với ai một chút nợ lòng nào” [62; tr.341]
Các truyện ngắn như: Kỳ ngộ, Ngàn năm mây trắng, Không đâu vào đâu, La
Mác-xây-e được trần thuật từ điểm nhìn bên trong, tuy nhiên người kể chuyện không hoàn toàn tham dự vào cốt truyện mà chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, là nhân chứng kể lại câu chuyện một cách khách quan
Ở truyện ngắn Kỳ ngộ, nhân vật “Tôi” giữ vai trò là người trần thuật chính Tôi đóng
vai trò là nhân chứng, tình cờ biết được mối tình của Tư Lâm và Liễu hơn ba chục năm về trước Nhân vật “Tôi” quen biết Tư Lâm - một doanh nhân thành đạt trong một cuộc gặp gỡ
Và từ đó, câu chuyện được khơi gợi và dẫn dắt dưới cái nhìn của nhân vật “Tôi” Điểm nhìn trần thuật chính của câu chuyện là Tôi Bảo Ninh đặt điểm nhìn vào nhân vật “Tôi” để thuật lại những chuyện có liên quan đến cuộc đời Tư Lâm Nhân vật Tư Lâm mải mê đi tìm Liễu người con gái ân cần, dịu hiền đã chăm sóc anh trong suốt hai tuần khi anh bị thương Những năm sau chiến tranh, Lâm đã rất nhiều lần tưởng như tìm thấy người con gái ấy nhưng rồi anh lại rơi vào vô vọng Để rồi thật ngẫu nhiên, người con gái anh tìm lại chính là
em vợ của người hàng xóm Ba Liêm mà bấy lâu nay anh vẫn thường qua lại Cái ý nghĩa sâu sắc của truyện chính là ở triết lý về hạnh phúc mà Bảo Ninh thông qua nhân vật “Tôi”
gửi đến chúng ta: “Trong cuộc sống này, đau khổ và chia lìa có biết bao nhiêu ngả đường
và cách thức để đến với số phận con người ta Hạnh phúc cũng vậy, có biết bao ngả để có thể gặp được Lắm khi ngẫu nhiên, bất chợt và đơn giản đến lặng người” [62; tr.435] Hạnh
phúc đến với chúng ta đôi khi thật ngẫu nhiên, thật bất ngờ mà ta không thể thốt nên lời
Trong truyện ngắn Ngàn năm mây trắng, nhân vật “Tôi” là một hành khách có mặt
trên chuyến máy bay, tình cờ biết được câu chuyện xót xa của một bà mẹ và thuật lại Nhân vật “Tôi” giữ vai trò là nhân chứng, là người chứng kiến và trần thuật lại mọi chuyện diễn ra trên chuyến máy bay ấy Hình ảnh bà mẹ thắp hương nhân ngày giỗ của con trai ngay trên máy bay đã làm cho biết bao người phải nghẹn ngào nước mắt Giữa không khí lành lạnh của khoang máy bay, nhân vật “Tôi” cảm nhận được mùi khói nhang nhè nhẹ bốc lên tỏa hương thơm ngát Câu chuyện kết thúc nhưng để lại cho người đọc biết bao dư âm Đó là dư
âm của những nỗi đau không thể nào khỏa lấp được do chiến tranh để lại Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn làm lòng người đau nhói mỗi khi nhắc đến
Truyện ngắn La Mác-xây-e, cũng vẫn với nhân vật “Tôi” giữ vai trò trung tâm kể lại
những sự việc mà anh ta đã nhìn thấy xoay quanh cuộc đời của một ông lão Nhân vật “Tôi”
Trang 35tình cờ gặp được ông lão trong một buổi chiều ở công viên khi đang đi dạo Thông qua cuộc trò chuyện giữa mình với ông lão, nhân vật “Tôi” nhớ về quá khứ và dẫn dắt mạch truyện phát triển Nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật “Tôi” và kể lại cuộc đời của ông lão hồi
trước chiến tranh Hình ảnh ông lão “nửa ăn mày” với chiếc hộp sang trọng phát ra khúc
dạo đầu của bài ca Đại Cách mạng làm nhân vật “Tôi” nhớ đến một con người cao sang mà tôi từng biết thuở xưa Người dân trong khu phố thường gọi ông là me xừ đờ San Con người mà nhân vật “Tôi” đang trò chuyện khác hẳn với con người trước kia mà tôi đã biết Hình ảnh ông lão không hoàn thiện về nhân cách tiêu biểu cho kiểu nhân vật tự sám hối, tự nhận thức của Bảo Ninh
Như vậy, bằng việc kể chuyện từ ngôi thứ nhất theo điểm nhìn bên trong, người kể chuyện có cơ hội được thỏa sức bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc đời mà vẫn mang lại cho người đọc cảm nhận về tính khách quan và trung thực Hình thức trần thuật theo điểm nhìn bên trong tạo cảm giác gần gũi, chân thật vì người trần thuật tham gia trực tiếp vào câu chuyện, xuất hiện như một con người thực, hiện hữu trong thế giới mà các nhân vật đang sinh sống và hoạt động Dường như không có khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật, điểm nhìn của hai phía đều hòa nhập làm một, như nhận định của G.N Pospelov: “Người trần thuật bắt đầu nhìn thế giới theo mắt của một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đều hòa nhập làm một” [68; tr.91]
1.2.1.2 Phương thức trần thuật theo điểm nhìn bên trong với người trần thuật ngôi thứ ba trong truyện ngắn Bảo Ninh
Bảo Ninh có biệt tài kể chuyện ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn bên trong Phương thức trần thuật dưới hình thức người kể chuyện xưng “Tôi” được nhà văn đặc biệt chú trọng và
đã đạt được nhiều thành công Sự linh hoạt trong kĩ thuật chọn điểm nhìn và ngôi kể tạo nên đặc trưng riêng cho truyện ngắn Bảo Ninh Trong các truyện ngắn của nhà văn, chúng ta
không những thấy người kể chuyện lộ diện ở ngôi thứ nhất đồng thời cũng là nhân vật mà còn bắt gặp hình tượng người kể chuyện theo ngôi thứ ba Số lượng truyện ngắn được trần thuật theo phương thức này chiếm một tỉ lệ nhỏ (5%) Khảo sát chỉ có 2 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong Điều này cho thấy, dạng trần thuật này không được nhà văn chú trọng nhiều
Theo lý thuyết tự sự, hình thức trần thuật từ người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm
Trang 36nhìn bên trong là hình thức tự sự mà người kể chuyện lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện Người kể chuyện vẫn ở ngôi thứ ba nhưng đã chuyển điểm nhìn từ
cái nhìn bên ngoài, “cái nhìn bi ết tuốt” sang cái nhìn bên trong Từ góc độ này, người kể
chuyện có thể thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, đánh giá của nhân vật, nhìn thế
giới theo con mắt của nhân vật và trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật đó Sự hòa nhập ấy thật khó để phân biệt được giọng kể của người kể chuyện hàm ẩn với nhân vật:
hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật” [73; tr.140] Dòng suy nghĩ của nhân vật trở thành nguồn mạch xuyên suốt, dẫn dắt câu
chuyện Chính vì thế, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật đã được rút ngắn lại,
có khi còn trùng với nhân vật Xuất hiện với phương thức trần thuật này, người kể chuyện thường sử dụng lời gián tiếp hai giọng còn gọi là lời nửa trực tiếp Cùng với lời văn gián tiếp một giọng sẽ góp phần làm cho lời thuật kể của người kể chuyện trở nên sinh động hơn
G ọi con và Vô cùng xưa cũ là hai truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức trần thuật này
Trong Vô cùng xưa cũ, gần như xuyên suốt câu chuyện, ta bắt gặp người trần thuật luôn
nhập vào nhân vật Tâm và kể lại câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật Tâm Đó là những suy nghĩ, trăn trở của Tâm về những ký ức với gia đình, với mẹ Tâm, với Loan – người bạn gái cùng lớp và đặt biệt là với cha Tâm – người cha vốn ít nói, kiệm lời Tâm luôn cảm
nhận được hình như cha có điều gì cần nói với mình: “Là Tâm đoán thế, chẳng chắc lắm”
[62; tr.13] Dường như có một khoảng cách vô hình, ngăn cách tình cảm giữa hai cha con
Từ khi biết nghĩ và biết nhớ, Tâm nhớ là chưa lần nào được cha gần gũi Ngược lại, cha
lặng lẽ bộc lộ sự yêu thương chiều chuộng cho hai đứa em gái của Tâm Người kể chuyện đặt mình vào vị trí của nhận vật Tâm để cảm nhận và thuật kể Nhiều từ ngữ chỉ cảm giác và
suy nghĩ của Tâm như: Tâm nhớ, Càng lớn lên Tâm càng nặng mặc cảm, anh không thể
nội tâm của nhân vật như yêu, ghét, hờ hững, xót xa Những trạng thái cảm xúc của Tâm
bộc lộ một cách hết sức tự nhiên Tâm nhìn vào chính mình và anh cảm thấy xót xa với
“tình cha con nhi ều đau đớn một thời” [62; tr.21] Người kể chuyện để cho nhân vật suy tư,
nghiền ngẫm, nhấm nháp để rồi xót xa qua hình thức độc thoại nội tâm Người kể chuyện có lúc tách mình ra khỏi điểm nhìn nhân vật Tâm, có lúc hòa nhập cùng điểm nhìn của Tâm
Sự nhập thân của người kể chuyện vào nhân vật mang lại cho người đọc một cảm giác gần gũi Như vậy, qua phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong, sử dụng
Trang 37lời nửa trực tiếp góp phần bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật thật đa dạng và phức tạp
Nếu như trong Vô cùng xưa cũ chúng ta bắt gặp một khoảng cách vô hình ngăn cản
tình cha con của Tâm thì với Gọi con là câu chuyện cảm động về tình mẹ con Người kể
chuyện trao điểm nhìn cho Tân, nhân vật chính của Gọi con Câu chuyện được khai thác
chủ yếu theo chiều sâu tâm tưởng, mang lại nhiều cảm nhận tâm lý sâu sắc cho người đọc
Những sự việc được soi rọi dưới cái nhìn chủ quan của nhân vật Tân là người con thứ ba trong gia đình có bốn người con: anh Tân, chị Tân, Tân và Nghĩa Tân luôn suy nghĩ và trăn
trở, không hiểu vì sao mà mẹ mình không vui và ngày càng buồn bã hơn, mặc dù Tân và anh chị luôn quan tâm, chăm sóc cho mẹ đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần Nhưng rồi Tân cũng lí giải được những điều mà mình trăn trở Bởi vì lòng mẹ Tân luôn cảm thấy trống
vắng, luôn nghĩ về hình bóng của người con trai út là Nghĩa Cậu em của Tân đã không
chọn con đường học tập như mấy anh em Tân mà tình nguyện nhập ngũ, lên đường đi Bê,
để rồi âm thầm, lặng lẽ không một lá thư hồi âm cho mẹ Tân Những lá thư gọi con lần lượt
gửi đi rồi lần lượt được gửi trả lại Tân cảm nhận được nỗi đau xé lòng, không nói nên lời đã
ấp ủ bấy lâu nay trong lòng mẹ Để rồi lúc nhắm mắt xuôi tay, Tân vẫn nhìn thấy ở gương
mặt mẹ “luôn lẳng lặng một vẻ chờ đợi âm thầm, rụt rè và vô vọng” [61; tr.138] Chiến
tranh đã mang những người con ra đi mãi mãi Và khi hòa bình lập lại, nhưng nỗi đau mất con không thể xóa nhòa, mãi mãi là những vết thương không bao giờ lành trong lòng những
bà mẹ Nỗi đau của mẹ không thốt nên lời và cũng không ai biết đến
Bảo Ninh sử dụng dạng thức trần thuật này không nhiều nhưng lại rất có duyên trong cách bộc lộ cảm xúc nhân vật Và nhà văn đã chứng tỏ được thành công của mình qua hai truyện Vô cùng xưa cũ và Gọi con
1.2.2 Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan)
Điểm nhìn bên ngoài còn được gọi là “điểm nhìn khách quan” Ở điểm nhìn này sẽ gắn
với dạng thức trần thuật từ ngôi thứ ba Dấu vết của hình thức trần thuật này xuất hiện sớm
nhất trong các loại hình văn bản tự sự Với phương thức trần thuật khách quan, người kể chuyện ngôi thứ ba (vô nhân xưng) đứng ở ngoài nhân vật, chỉ nhìn thấy và mô tả những hành vi bên ngoài của nhân vật, không biết gì về suy nghĩ, không hiểu rõ tâm lý của nhân
vật Người kể chuyện chỉ kể lại những điều đã chứng kiến hoặc trực tiếp cảm thấy, nghe
thấy, không xuất hiện cũng không hề tham dự vào diễn biến của câu chuyện, câu chuyện như tự nó hiện ra
Trang 38Sự khác biệt của ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba chỉ là khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn giấu của người kể chuyện Nếu trần thuật từ điểm nhìn bên trong với sự xuất hiện của người
kể chuyện tường minh thì trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài là sự ẩn giấu của người kể chuyện hàm ẩn Sự ẩn giấu của ngôi kể thứ ba làm cho nó gần như vô nhân xưng
Người kể chuyện hàm ẩn giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách
nhất định với đối tượng trần thuật Qua đó, chúng ta thấy được tính khách quan rõ nét không mang sắc thái tâm lý riêng của nhân vật Dường như sự khách quan trong lời kể của người
trần thuật gần như là tuyệt đối Cho nên nói như G Genette: “Các nhân vật hoạt động trước
như của nhân vật Thậm chí nó đến mức tối tăm như câu đố” [73; tr.208] Với quan điểm
trần thuật khách quan, người kể chuyện thường tách ra khỏi sự đồng cảm rất lớn đối với nhân vật và chỉ hướng người đọc vào kết quả thuần túy Đặc biệt, nội tâm của nhân vật không được đi sâu khám phá mà chỉ chủ yếu là ghi lại lời nói và hành động của nhân vật Nhà nghiên cứu M Bakhtin đã chỉ ra được vai trò đặc biệt quan trọng của sự tạo ra khoảng cách độc lập tương đối giữa tác giả và sự vận động tự thân của nhân vật trong câu chuyện
kể: “Nhân vật trong tác phẩm cần được đặt ngang hàng với tác giả và nó nên được phối
hợp trong một hình thức đặc biệt với lời lẽ của tác giả và giọng điệu của những nhân vật khác, những cái có giá trị toàn thể tương đương” [6; tr.29] Như thế, vai trò của người kể
chuyện cho phép câu chuyện được kể như một cái gì đó đã biết hơn là một cái gì đó tưởng tượng ra, một cái gì đó tường thuật hơn là một cái gì đó hư cấu
Những truyện ngắn của Bảo Ninh được kể theo hình thức tự sự này không nhiều Trong tổng số 40 truyện ngắn thì chỉ có 5 truyện ngắn được kể theo điểm nhìn bên ngoài
cùng, Loan, Quay lưng, Mắc cạn
Bên lề cuộc tấn công, Hỏa điểm cuối cùng, Loan là những câu chuyện xoay quanh đề
tài về chiến tranh Người đọc dường như có thể cảm nhận được chiến tranh như đang diễn ra rất ác liệt, dữ dội, gấp gáp theo diễn biến của từng câu chuyện Ta bắt gặp người kể chuyện
ở ngôi thứ ba vô nhân xưng giữ vai trò chủ chốt đã trần thuật một cách khách quan theo điểm nhìn bên ngoài
Truyện ngắn Hỏa điểm cuối cùng vẫn đọng mãi trong lòng người đọc một cảm giác khó nói nên lời Như tên gọi của nó, câu chuyện trong Hỏa điểm cuối cùng tái hiện những
Trang 39thời khắc chiến đấu dữ dội nhưng cũng rất oanh liệt Người kể chuyện thông qua cái nhìn khách quan tái hiện lại chiến trường ác liệt, tái hiện lại những giây phút căng thẳng, những khoảnh khắc cái chết gần kề người lính Và ở đó, chúng ta cũng bắt gặp những người lính anh hùng, gan dạ như Dưỡng, Tào, Tuấn Ở họ luôn người sáng những phẩm chất anh hùng đáng quý Tác phẩm rất mờ nhạt trong việc thể hiện tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm Không hề xuất hiện độc thoại nội tâm mà xuất hiện dày đặc những đoạn đối thoại Và hành động của nhân vật chủ yếu là hành động chiến đấu Hình ảnh người lính hiện lên thật sinh động và chân thực qua từng hành động, việc làm Người kể chuyện đã tuyệt đối thể hiện vai trò khách quan của mình đối với câu chuyện Câu chuyện cứ thế diễn ra như tự nó diễn ra Người kể chuyện không giải thích mà để cho người đọc tự nhận ra ý nghĩa sâu xa của truyện Sự khách quan giúp cho người đọc tự chiêm nghiệm, tự đánh giá Nhưng cái đọng lại nhất trong lòng người đọc có lẽ là chi tiết ở cuối truyện Thông qua hành động, lời nói của nhân vật Dưỡng, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa mà nhà văn gửi gắm Đó là thái độ cư xử chân tình với chính kẻ thù của mình, là tên giặc đầu hàng đã chết Và Dưỡng nghĩ đến người thân của y, mong rằng y sẽ có được một bia mộ để yên nghỉ và sau này biết
đâu, gia đình của y sẽ rước y về: “Chẳng là bọn mình tính nhờ dân sở tại làm cho nó cái bia
mộ Để nó được mồ yên mả đẹp ấy mà Và để gia đình nó sau này có thể rước nó về quê”
[62; tr.308] Trong chiến tranh, tất cả mọi người đều là nạn nhân của cuộc chiến Vì thế, chúng ta hãy sống bằng chính tấm lòng độ lượng, hãy biết thông cảm và tha thứ dẫu biết đó
là kẻ thù của mình Có như vậy, cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn
Bên lề cuộc tấn công là câu chuyện mang lại cho người đọc nhiều xúc động lẫn nỗi
xót xa với lối kể mang điểm nhìn khách quan của tác giả Người kể chuyện không tham gia trực tiếp vào câu chuyện mà đứng ở một góc khuất nào đó để quan sát, và trần thuật lại câu chuyện Mở đầu câu chuyện là không gian sinh hoạt bình yên của khẩu đội cao xạ Nhưng không gian bình yên đó chẳng bao lâu đã bị phá tan bởi hàng loạt tiếng súng và tiếng động
cơ Người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện về khẩu đội trưởng Phúc Chỉ vì cứu vợ của kẻ đã làm tay sai cho giặc mà Phúc đã hy sinh trước khi cuộc tấn công xảy ra Phúc là hình tượng tiêu biểu cho người lính dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng xả thân để cứu người mà không hề nghĩ đến bản thân mình Phẩm chất của những người lính trong chiến tranh, trong gian nguy thật đáng trân trọng và ngợi ca Với điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện không hề bộc lộ cảm xúc hay bày tỏ quan điểm của mình trước những sự kiện đang diễn ra Người kể chuyện chỉ khách quan dựng lại những cuộc đối thoại, hành
Trang 40động, cử chỉ của các nhân vật Phúc, Phượng, Lâm…Do đó, người đọc chỉ có thể dõi theo tâm lý của nhân vật thông qua những việc làm, lời nói, hành động cụ thể chứ không hề thông qua độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng Cho nên giọng điệu khách quan lạnh lùng chi phối toàn bộ câu chuyện và mang lại hiệu quả nghệ thuật sâu sắc
Ở Quay lưng và Mắc cạn, người kể chuyện vẫn đứng sau tất cả diễn biến, sự kiện của truyện Truyện ngắn Mắc cạn rất mờ nhạt trong việc thể hiện tâm lý nhân vật qua đối thoại
Mà chủ yếu tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, việc làm và trong mối quan hệ với các nhân vật khác Người kể chuyện quan sát và kể lại câu chuyện giữa Túc
và Hảo một cách khách quan tuyệt đối không can dự vào Đó là tình cảnh éo le, trớ trêu của đôi vợ chồng Túc và Hảo Tình cảm bạn bè, sự gần gũi, cảm thông và chia sẻ đã đem họ đến gần nhau hơn Dường như, trong cuộc hôn nhân của họ không có tình yêu chắp cánh Để rồi
họ phải rơi vào bi kịch chia tay Chia tay rồi, kể cả tài sản cũng phân chia đâu ra đó rồi nhưng họ vẫn hoàn toàn bị mắc cạn Bi kịch của Túc là trở thành người cha của những đứa con không cùng họ Nhưng nhìn Túc chăm sóc cho những đứa con của Hảo không ai nghĩ là anh khổ sở, không ai nghĩ là anh bất hạnh Túc và Hảo rơi vào hoàn cảnh trớ trêu là do chính họ tạo ra hay họ cũng chỉ là nạn nhân của số phận, của cuộc đời éo le Người kể chuyện đã tạo điều kiện để người đọc thâm nhập, dõi theo diễn biến câu chuyện của Túc và Hảo qua từng lớp ngôn từ Không phải chỉ có chiến tranh là nguyên nhân của sự đau khổ, là thủ phạm đem đến sự chia lìa, mất mát mà trò đùa của số phận cũng đưa đẩy, làm cho con người không thể nào có được hạnh phúc bình yên và giản dị
Trò đùa của số phận cũng khiến cho Tư Lâm trong Kỳ ngộ lẫn Vinh trong Quay lưng
phải rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, ngẫu nhiên đến bất ngờ Vinh như một người khách lữ hành
đi tìm “hạnh phúc lỡ làng” Từ điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc
đến với câu chuyện của Vinh Trở về sau chiến tranh, anh đã mất rất nhiều năm nhưng vẫn
không thể quên được Hạnh: “Dần dần anh đã hiểu ra là mình không tài nào mà có thể quên
được Hạnh Không bao giờ tự dứt được ra khỏi ám ảnh những ngày hạnh phúc ấy” [62;
tr.406] Hạnh, người con gái mà Vinh đã quen biết khi anh bị thương vào mùa thu năm 72, giờ đã có một gia đình yên ấm Cả Vinh và Hạnh đều rơi vào nghịch cảnh trớ trêu Số phận
đã không cho họ được gặp nhau sớm hơn, nhận ra nhau sớm hơn khi mà cả hai người cùng chung sống trong một khu nhà đã hơn hai chục năm nay Câu chuyện kết thúc khi họ tình cờ nhận ra nhau, thật bất ngờ nhưng cũng thật éo le Người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng xót xa đến nghẹn ngào của các nhân vật khi họ gặp lại nhau không phải thông qua độc