1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của bảo ninh

95 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 491,5 KB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ============= NGUYỄN THỊ HOÁ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS: LÊ THANH NGA VINH - 2010 2 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Trường Đại học Vinh MỞ ĐẦU 3 Lêi c¶m ¬n Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Lê Thanh Nga đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo Trường THCS thị trấn Nhồi, Đông Sơn, Ban giám hiệu Trường THCS thị trấn Nhồi, Đông Sơn, Thanh Hóa, gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 11 năm 2010 Nguyễn Thị Hóa. 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………….….5 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….…….5 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………… … .5 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… …….9 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu………………………………… ….9 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… ……9 6. Phạm vi khảo sát………………………………………………… ….10 7. Đóng góp của luận văn………………………………………… .…10 8. Cấu trúc của luận văn………………………………………………….10 Chương I. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………… ……………………………………………… ……11 1.1. Một số vấn đề về truyện ngắntruyện ngắn Việt Nam đương đại………………………………………………………………… .……11 1.1.1. Một số vấn đề về truyện ngắn………………….……………….…11 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam đương đại… .19 1.2. Bảo Ninh, một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại……………………………………………………………………… .27 1.2.1. Bảo Ninh – vài nét tiểu sử và quá trình sáng tác………………… 27 5 1.2.2. Một nhà tiểu thuyết xuất sắc trong văn học Việt Nam đương đại…30 1.2.3. Nhìn chung về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh… 33 Chương II. TRUYỆN NGẮN BẢO NINH NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG………………………………………………… ….48 2.1. Chiến tranh – đề tài quan trọng nhất trong truyện ngắn Bảo Ninh… 48 2.1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1986…………… .48 2.1.2. Chiến tranh trong ký ức Bảo Ninh……………………………… 53 2.1.3. Chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh………………….…….…55 2.2. Đề tài thế sự trong truyện ngắn Bảo Ninh………………………… .65 2.2.1. Vai trò, vị trí của đề tài thế sự trong truyện ngắn Bảo Ninh……….65 2.2.2. Những nội dung cơ bản của đề tài thế sự trong truyện ngắn Bảo Ninh……… ………………………………………………………… …67 2.3. Mối quan hệ giữa đề tài chiến tranh và đề tài thế sự trong truyện ngắn Bảo Ninh………….…………………………………………………… 73 2.3.1. Sự thể hiện cảm hứng về chiến tranh thông qua đề tài thế sự….….73 2.3.2. Thể hiện cảm hứng thế sự qua đề tài chiến tranh……………….…82 Chương III. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH……………………………………………………… …… 89 3.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh………….……… ……… .89 3.1.1. Cốt truyện dựa trên sự kiện, tình huống hiện thực……………… .89 3.1.2. Cốt truyện tâm lí………………………………………….….… .93 6 3.1.3. Sự mờ hóa cốt truyện………………………………………… ….97 3.2. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh…………………………… 100 3.2.1. Giới thuyết về nhân vật………………………………………… 100 3.2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua ngoại hình…………….………102 3.2.3. Thể hiện nhân vật qua việc sử dụng yếu tố tâm linh…… … …. 106 KẾT LUẬN…………………………………………………… …… .110 T ÀI LI ỆU THAM KH ẢO………………………………………… 112 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong văn học Việt nam hiện đại, nhất là trong khoảng thời gian mấy chục năm lại nay, truyện ngắn có nhiều lúc tỏ ra chiếm ưu thế. Nhắc đến văn xuôi Việt Nam thời kỳ này, không ít người đặt vấn đề nghiên cứu truyện ngắn, và cũng có những ý kiến nhận định rằng truyện ngắn đang là khu vực sôi động và có nhiều đóng góp cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại. Điều này có thể không dễ gì nhận được sự đồng thuận của không ít người, nhưng chí ít cũng cho thấy phần nào đó vai trò của truyện ngắn trong nền văn học nước nhà. Nghiên cứu các vấn đề về truyện ngắn do vậy vẫn là cần thiết. 1.2. Bảo Ninh thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành và khẳng định mình thời hậu chiến, đúng ra là từ đổi mới. Danh tiếng và đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam đương đại là không thể phủ nhận. Là một hiện tượng văn học, việc thu hút sự chú ý của nhiều người, ít nhất là trong một thời điểm nào đó là điều bình thường, nhất là ở Việt Nam. Bảo Ninh thuộc số những hiện tượng như vậy. Tuy nhiên, với tác giả này (cũng như một số nhà văn khác) việc nghiên cứu vẫn chưa có tiếng nói sau chót, vẫn là việc cần làm. 1.3. Có thể sự thành công của Nỗi buồn chiến tranh (còn có tên gọi khác là Thân phận tình yêu) là quá lớn, nếu không phải với nền văn học thì cũng là với riêng tác giả này nên mọi sự chú ý dường như được giành nhiều hơn cho cuốn tiểu thuyết đó. Thực ra, cho đến nay, Bảo Ninh cũng đã có không ít đóng góp ở thể loại truyện ngắn. Tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh là góp phần khẳng định thêm giá trị các sáng tác của tác giả, hiểu thêm về sự nghiệp của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề. 8 2.1.Các bình luận nhận định về sáng tác của Bảo Ninh chủ yếu tập trung cho Nỗi buồn chiến tranh. Tuy nhiên, với hai hướng dư luận không đồng thuận, người khen kẻ chê đều có. Trong đó những người chê tiểu thuyết của Bảo Ninh đều xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn đạo đức hay trách nhiệm công dân trước lịch sử, trước quyền lợi của quốc gia, dân tộc hoặc đứng trên quan niệm về văn chương hơi nghịch chiều với xu thế phát triển của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng trong hiện tại. Dung Nguyên trên www.sachhay.com khẳng định “Nỗi buồn chiến tranh được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ đổi mới (…). Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà còn mới mẻ về nội dung so với thời điểm nó ra đời”. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “ Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học thời kỳ đổi mới” (tt vh 28.10.06.). Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong thi pháp hiện đại đã viết : “Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận tình yêu là cuốn tiểu thuyết hay về tình yêu, cuốn tiểu thuyết về tình yêu thương xót nhất” và cho rằng “ Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi lăm năm; Những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm…” ( Tr;265 ). Nguyễn Thanh Sơn trên www.tanviet.net khẳng định: “Tác phẩm đã tạo nên những huyền thoại trong khi bản thân nó cũng là một huyền thoại. Lặng lẽ nhưng không vì thế mà kém thuyết phục, tác phẩm tự chọn cho mình một số phận, tạo nên một điểm nhìn hoàn toàn mới về một miền quá khứ chưa hề xa xôi”. Đặc biệt, trên http/thachpx.go oglepagé.com, Nguyễn Xuân Thạch đã có cái nhìn tổng quát về Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp. Trong đó, tác giả đã thấy rõ những thách thức của lối viết đến những mạch ngầm của văn bản. Trong bài viết tác giả cũng tìm hiểu thế giới nhân vật tiểu thuyết, biểu tượng và ý nghĩa của nó. Từ đó, ông khái quát cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường viết về chiến tranh trong thời hậu chiến và khẳng định: “Trong 9 Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện thực chiến tranh, mới trong sự đối chiếu với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh và trước 1986. Cái mới ở đây được xác định không chỉ ở việc anh đưa vào trong tác phẩm của mình những chất liệu hiện thực chưa từng có trong văn học chiến tranh (dẫu điều này cũng có giá trị thẩm mỹ riêng) mà trước hết thể hiện ở việc anh đã tìm đến một phương pháp tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển hình hoá trong văn học hiện thực truyền thống”. “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của những nhà văn trước đến một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống (theo kiểu tiểu thuyết - ký sự như : Đất Trắng) để theo đuổi tiểu thuyết tâm lý”. Những nhận định này của tác giả bài viết cũng góp phần gợi ý cho chúng tôi triển khai đề tài. Phạm Xuân Nguyên trên http/phamxuannguyen.vn Weblogs.com đã khẳng định : Nỗi buồn chiến tranh không chỉ có giá trị trong nước mà ảnh hưởng của nó đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở Mỹ,và rất lớn qua việc đánh giá của các nhà phê bình ở Mỹ. Tại Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh được đưa vào nhà trường. Các nhà phê bình cũng bình luận, đánh giá về Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bên cạnh ý kiến đánh giá cao tác phẩm, cũng có không ít nhà phê bình coi Nỗi buồn chiến tranh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hoá hiện thực”, “bôi nhọ quân đội” (Đỗ Văn Khang, Văn nghệ số 43, ra ngày 26 / 10 / 1991). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta thấy giá trị của cuốn tiểu thuyết về mặt nội dung cũng như nghệ thuật đáng được khẳng định. Về truyện ngắn Bảo Ninh, như đã nói, đến nay sự nghiên cứu, tìm hiểu là chưa nhiều. Tuy vậy, cũng có một số điểm đáng chú ý : Trang http : www.icouple.sg / blog nhận định: “Ngoài tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đoạt giải thưởng hội nhà văn, các tác phẩm của ông chủ yếu là truyện ngắn, có những truyện cực kỳ đặc sắc”. “Thấp thoáng trong trang văn Bảo Ninh người ta còn thấy những niềm vui ý nhị về cuộc sống 10 những năm bao cấp, bỡn cợt mà đầy thực thà làm sao”. Ngoài ra, bài viết cũng giành một số bình luận cho một số truyện ngắn của ông. Đoàn Ánh Dương trong bài “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn” in trên htt://vannghechunhat.net/, khi bàn về tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi được chưa có đưa ra một nhận xét khá chính xác, sắc sảo: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc ông phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần xuất lặp lại của việc truy tìm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Sự long đong trọn một đời kiểu tiểu thuyết rồi cũng có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ông thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong, sự long đong của văn chương ông”… Trong luận văn thạc sĩ Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh, Lưu Thị Thanh Trà - Đại học Vinh (2006) đã nhìn nhận việc thể hiện chiến tranh của Bảo Ninh trong quan hệ với nhân cách con người, chiến tranh và tình yêu. Từ đó, cho người đọc thấy được những biểu hiện mới trong cách nhìn nhận đối với đề tài này. Đó là một trong những điểm nhìn mới của nhà văn. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan của tác phẩm như: Kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Về phương diện nghệ thuật, khoá luận tốt nghiệp Nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh của Lê Thị Lan Anh - Đại học Vinh (2007) đã đi vào khám phá thế giới nhân vật. Tác giả đặc biệt chú ý người lính và phụ nữ dưới các góc nhìn khác nhau. Trên cơ sở đó thấy được sự đổi mới của Bảo Ninh trong cách nhìn nhận và thể hiện con người trong văn học sau 1975. Khoá luận cũng đi vào nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh như: thể hiện nhân vật qua ngoại hình, qua việc thể hiện thế giới tâm linh, qua việc sử

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w