1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hoá

96 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 808,9 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ XUYÊN THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ THUÕ Cña c¸c DOANH NGHIÖP NGOµI QUèC DOANH TR£N §ÞA BµN THÞ X· SÇM S¥N, THANH HãA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ XUYÊN THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ THUÕ Cña c¸c DOANH NGHIÖP NGOµI QUèC DOANH TR£N §ÞA BµN THÞ X· SÇM S¥N, THANH HãA Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã Số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Thị Xuyên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH .................. 6 1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................ 6 1.2. Pháp luật thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh .............. 10 1.2.1. Định nghĩa pháp luật thuế .................................................................. 10 1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế .................................................................. 10 1.2.3. Hình thức, nội dung của pháp luật thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................... 15 1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh............................................................................... 19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................... 23 1.4.1. Ý thức pháp luật của các doanh nhân trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ......................................................................................... 23 1.4.2. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ........................................ 24 1.4.3. Hoạt dộng của cơ quan quản lý thuế .................................................. 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN............................. 29 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thị xã Sầm Sơn .......................................................... 29 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................... 29 2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã ........................................................................................... 32 2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh...... 36 2.2.1. Kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ......................................................... 36 2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................................................... 40 2.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn .................................................................... 56 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn .................... 60 2.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn hiện nay ...................................................................................... 66 2.5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ................................................... 66 2.5.2. Nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân........................................ 69 2.5.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý thuế các DNNQD của cơ quan thuế ...................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải 1 DN: Doanh nghiệp 2 DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 GTGT: Giá trị gia tăng 4 KTXH: Kinh tế xã hội 5 NLĐ: Ngƣời lao động 6 NNT: Ngƣời nộp thuế 7 NQD: Ngoài quốc doanh 8 NSNN: Ngân sách nhà nƣớc TT 9 ` NVL: Nguyên vật liệu 10 SXKD: Sản xuất kinh doanh 11 TLTC: Tiền lƣơng tiền công 12 TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 13 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 14 TSCĐ: Tài sản cố định 15 TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt 16 XNK: Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sầm Sơn từ 2011- 2013 33 Bảng 2.2: Tình hình nộp thuế của các DN NQD qua các năm 2011-2013 Bảng 2.3: Một số đơn vị có số nộp lớn nhất 37 38 Bảng 2.4: Công tác kê khai hồ sơ khai thuế của DNNQD trên địa bàn TX năm 2013 39 Bảng 2.5: Số liệu tình hình nợ đọng thuế TNDN của các DNNQD qua các năm 2012, 2013 Bảng 2.6: Số liệu nợ đọng thuế của một số đơn vị 41 42 Bảng 2.7: Số liê ̣u kiể m tra quyế t toán thuế của các DNNQD qua các năm 2011-2013 43 Bảng 2.8: Số liệu tình hình kê khai doanh thu tại một số doanh nghiệp năm 2013 44 Bảng 2.9: Số liệu khai sai chi phí đƣợc trừ của một số doanh nghiệp NQD năm 2013 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tƣợng tự nhiên mà là một hiện tƣợng xã hội do chính con ngƣời định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nƣớc và pháp luật [28, tr.2]. Nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế của Nhà nƣớc là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Bởi mỗi một sắc thuế đƣợc ban hành; mỗi một sự đổi thay hay bổ sung, sửa đổi là một lần doanh nghiệp phải cập nhật, nắm bắt và triển khai thực hiện. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng luật, đặc biệt là chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế của nhà nƣớc, tránh tối đa các sai sót trong kê khai, nộp thuế. Ở Việt Nam hiện nay các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển một cách mạnh mẽ không những về số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng với quy mô kinh doanh ngày càng lớn, không những mở rộng thị trƣờng trong nƣớc mà còn vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Những doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đóng góp một phần lớn vào Ngân sách nhà nƣớc qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc, cƣỡng chế, pháp lý cao, là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nƣớc, trong đó, khoản thuế do khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao. Thời gian qua, việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp loại này chƣa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn; hiện tƣợng khai 1 man thuế, trốn thuế, lậu thuế còn nhiều, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sầm Sơn cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế của hoạt động này, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc là việc làm cần thiết. Đó cũng là lý do để tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài Thực hiện pháp luật là một nội dung quan trọng trong hệ thống lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật. Trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, đó là biện pháp cơ bản để tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố trật tự pháp luật. Vấn đề thực hiện pháp luật đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Thực hiện pháp luật về thuế không nằm ngoài mục tiêu góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật và về pháp luật thuế nhƣ: Đề tài "Thực hiện và áp dụng pháp luật" của PGS-TS Nguyễn Minh Đoan – Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đi sâu nghiên cứu từng vấn đề về thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, quy trình thực hiện và áp dụng pháp luật, những bảo đảm thực hiện pháp luật. Ngoài ra còn đề cập đến vấn đề áp dụng pháp luật tƣơng tự, giải thích pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp luật tại Việt Nam. 2 Đề tài “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ, Luận văn làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), trình bày hiện trạng các quy định của pháp luật thuế TNDN và phân tích, đánh giá các ƣu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế TNDN hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội. Đề tài “Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn” của tác giả Bùi Minh Bằng Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thanh Hoá” của tác giả Đoàn Văn Hào. Với 2 đề tài trên tác giả đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng đối với DNNQD trên địa bàn, đồng thời đề xuất các giải pháp từ vi mô đến vĩ mô, từ công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế đến hành lang pháp lý của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính... khi ban hành các văn bản quy phạm pháp Luật về thuế và các văn bản dƣới Luật. Tuy nhiên tác giả chƣa đề cập giải pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế qua hệ thống Ngân hàng để cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi chí và nhân lực cho NNT nhiều hơn nữa. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân có thể khẳng định rằng chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng của việc thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ công trình này. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sầm Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở địa phƣơng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định nhƣ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa, tìm ra nguyên nhân đƣa đến thực trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó kiến nghị đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách pháp luật thuế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. + Phạm vi về không gian Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa + Phạm vi về thời gian 4 Đề tài sử dụng thông tin đƣợc công bố trên các tài liệu, báo cáo,... trong các năm từ (2010- 2013). 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã quán triệt sâu sắc phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam để nghiên cứu, phân tích các quy luật, chính sách kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phƣơng pháp phân tích để phân tích các quan điểm, các khái niệm, các quy định pháp luật thuế; - Phƣơng pháp tổng hợp trong quá trình phân tích để đƣa ra các quan điểm, các nhận xét có giá trị thực tiễn; - Phƣơng pháp biện chứng và duy vật lịch sử nhằm tìm ra những quy luật hình thành, phát triển quan điểm về thuế, từ đó dự đoán xu hƣớng phát triển hoạt động này trong tƣơng lai để đƣa ra giải pháp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục biểu đồ, thì nội dung luận văn gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng thực hiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi đơn vị kinh doanh là một tổ chức của những ngƣời sản xuất hàng hoá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Họ đầu tƣ vốn, thuê mƣớn và sử dụng lao động để sản xuất một loại hàng hoá hay thực hiện một loại dịch vụ nhất định qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trƣờng, tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá chủ yếu là các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh tƣ nhân và hoạt động kinh doanh của Nhà nƣớc. Việc phân biệt hoạt động kinh doanh tƣ nhân với hoạt động kinh doanh của Nhà nƣớc căn cứ vào việc ai là ngƣời tổ chức và chỉ đạo các hoạt động này. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh tế do cá nhân, tổ chức đầu tƣ vốn, thành lập và tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ở hầu hết các nƣớc trên thế giới hiện nay, các hình thức sở hữu thƣờng đan xen nhau. Có nhiều doanh nghiệp trong đó vừa có yếu tố tƣ nhân vừa có sự tham gia của Nhà nƣớc. Ở Việt Nam trƣớc đây, tƣ liệu sản xuất của một cơ sở sản xuất kinh doanh nào đó thƣờng thuộc sở hữu toàn dân hoặc tập thể. Hội nghị trung ƣơng VI - Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã xem xét lại các quan điểm cũ và khẳng định lại rằng: trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, các hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau. Các doanh nghiệp quốc doanh có thể huy động vốn cổ phần của các cá nhân và tổ chức khác. Còn các cơ sở sản xuất - 6 kinh doanh tƣ nhân cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp quốc doanh nhằm mở rộng sản xuất. Do đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ bao gồm các cơ sở sản xuất - kinh doanh hoàn toàn thuộc sở hữu tƣ nhân mà bao gồm cả các cơ sở sản xuất - kinh doanh có phần vốn góp của Nhà nƣớc nhƣng hoạt động của chúng lại do một hay một nhóm tƣ nhân tổ chức và chỉ đạo. Tóm lại, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp mà chủ sở hữu không phải là Nhà nƣớc, bao gồm các doanh nghiệp do tƣ nhân và các tổ chức ngoài Nhà nƣớc bỏ vốn thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua thì doanh nghiệp NQD hiện nay của nƣớc ta gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tƣ nhân. DN ngoài quốc doanh ra đời và tồn tại trong nền kinh tế quốc dân đã đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế xã hội trong mỗi quốc gia. DN loại này phát triển góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động; tạo cho ngân sách có nguồn thu ổn định và ngày càng tăng; tăng vốn đầu tƣ cho xã hội... Các doanh nghiệp đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nƣớc ta. Hàng năm, các DN ngoài quốc doanh đã đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. DN ngoài quốc doanh đã tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Khu vực DN ngoài quốc doanh đóng góp rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ xã hội. Vốn đầu tƣ vào các DN ngoài quốc doanh đang trở thành nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phƣơng. Đây là lĩnh vực dễ tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động, linh hoạt trong thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 7 Các đặc điểm cơ bản của DNNQD: Thứ nhất, trong doanh nghiệp NQD hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cá nhân ngƣời sản xuất. Mục tiêu lớn nhất đối với doanh nghiệp NQD là lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp rất nhạy bén trong tìm hiểu đầu tƣ và có thể sẵn sàng bằng bất cứ giá nào lao vào đầu tƣ để kiếm đƣợc thật nhiều lợi nhuận, thông qua những phƣơng án kinh doanh táo bạo và mạo hiểm. Đôi khi để đạt đƣợc mục đích họ có thể xem thƣờng pháp luật, không ít các doanh nghiệp NQD kinh doanh trái phép, không kê khai nộp thuế, trốn thuế, lợi dụng hoá đơn chứng từ xin hoàn thuế… gây hậu quả xấu cho xã hội. Đặc điểm này cho thấy, công tác quản lý thuế phải đặc biệt chú trọng đến doanh nghiệp NQD, thậm chí phải chú trọng quản lý doanh nghiệp NQD hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc. Thứ hai, số lƣợng đối tƣợng kinh doanh nhiều, kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực; quy mô kinh doanh đa dạng, có thể có quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ nhƣng phổ biến là quy mô vừa và nhỏ; một số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất do trình độ công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động thấp… Đối tƣợng kinh doanh vừa nhiều lại trải trên diện rộng ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc làm cho việc quản lý đối tƣợng nộp thuế thêm phức tạp. Thứ ba, trong doanh nghiệp NQD ngƣời lao động có trình độ văn hoá đa dạng, tự do dẫn đến trình độ quản lý, trình độ công nghệ thấp. Trong số những ngƣời lao động trong các doanh nghiệp NQD có cả những ngƣời già, cán bộ công nhân viên nghỉ hƣu, nghỉ mất sức hoặc không có việc làm… Do đó, việc tuyên truyền giải thích chính sách gặp nhiều vần đề khó khăn, công tác quản lý có nhiều trở ngại do hạn chế về khả năng ngoại ngữ, thiếu thông tin về thị trƣờng… Vì vậy, khó ứng phó đƣợc với tác động của thị trƣờng bên ngoài. Đặc điểm này cho thấy, trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh 8 nghiệp đối với doanh nghiệp NQD cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp và các hình thức hỗ trợ đặc biệt để doanh nghiệp NQD có điều kiện thuận lợi tuân thủ pháp luật. Thứ tư, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp NQD có ý thức chấp hành pháp luật kém. Tình trạng kinh doanh không có giấy phép hay vi phạm điều lệ đăng ký kinh doanh diễn ra tƣơng đối phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp NQD không đăng ký thuế, nhiều doanh nghiệp thành lập nhƣng không hoạt động, còn có tình trạng lập sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ không đúng thực tế nhằm mục đích trốn thuế diễn ra tƣơng đối phổ biến. Đặc điểm này cho thấy, trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp NQD phải vừa chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vừa nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Thứ năm, doanh nghiệp NQD có mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh gọn nhẹ, năng động và nhạy bén, dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đồng thời, số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp ít và thƣờng đảm nhận chức vụ theo kiểu đa năng giúp cho chi phí nhân công thấp, tạo lợi thế cạnh tranh về giá và sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Nhƣng do quy mô nhỏ nên khó cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng quốc tế. Đặc điểm này cho thấy, trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, phải tạo những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp NQD thực hiện nghĩa vụ thuế và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động quản lý thuế phải chặt chẽ nhƣng không cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 9 1.2. Pháp luật thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Định nghĩa pháp luật thuế Nghiên cứu quá trình hình thành pháp luật thuế ở Việt Nam cho thấy pháp luật thuế ra đời rất sớm. Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quyền lực, sử dụng công cụ riêng là pháp luật để tập trung của cải xã hội mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tƣợng nắm giữ của cải đó. Điều này cũng giúp cho việc phân biệt giữa luật thuế với luật ngân sách nhà nƣớc mặc dù giữa luật thuế và luật ngân sách nhà nƣớc có mối quan hệ nội tại. Quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nƣớc và dân cƣ phải đƣợc thực hiện dựa trên căn cứ pháp lý nhất định, đó chính là pháp luật thuế. Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc để mọi ngƣời dân và mọi tổ chức kinh tế thực hiện, nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nƣớc. Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại sản phẩm do các tổ chức và ngƣời dân tạo ra, nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc [28]. Trên cơ sở quan niệm về pháp luật có thể hiểu pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nƣớc để thực hiện các mục tiêu xác định trƣớc [34]. Quan hệ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính là quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nƣớc và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. 1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế Vai trò của pháp luật thuế ở nƣớc ta hiện nay thể hiện ở những điểm sau: - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. 10 Hệ thống pháp luật thuế đƣợc áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi cá nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng đƣợc thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đòi hỏi Nhà nƣớc phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nƣớc sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nƣớc thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tƣợng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, về thuế suất... đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội. Hiện nay, xu hƣớng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật thuế theo hƣớng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất... Việc xây dựng các quy phạm đó không làm triệt tiêu vai trò của pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. - Pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Cũng nhƣ pháp luật nói chung, pháp luật thuế có vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu – nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nƣớc. Nhà nƣớc ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các 11 pháp nhân và cá nhân trong xã hội. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kỳ, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu ngân sách Nhà nƣớc, thuế luôn luôn là quốc sách của tất cả các nhà nƣớc. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc. Các luật thuế đƣợc ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nƣớc” nhƣ một lý do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc (theo Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 – 2010). Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách Nhà nƣớc đƣợc pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nƣớc quy định rõ “Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển” [34]. Chính vì những lý do trên, bất kì quốc gia nào cũng cần phải có và mong muốn có đƣợc hệ thống pháp luật thuế đầy đủ với tƣ cách là căn cứ pháp lý vững chắc để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nƣớc. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ thống luật thuế, từng nội dung luật thuế đều ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế. - Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối, chính sách kinh tế trong một thời kì nhất định của đất nước Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Thông qua việc 12 ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nƣớc thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tƣợng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế…, Nhà nƣớc chủ động phát huy vai trò điều tiết của pháp luật thuế đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế đƣợc thể hiện ở chỗ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tƣ duy đầu tƣ, hành vi đầu tƣ của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ thuế, Nhà nƣớc có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tƣ, tiêu dùng. Nhà nƣớc, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, nhà nƣớc thể hiện ý chí của mình đối với đƣờng lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các tổ chức, cá nhân có thể tồn tại và vận động theo nhu cầu và lợi ích của chính họ, điều này có thể tổn thƣơng đến trật tự xã hội cũng nhƣ định hƣớng của nhà nƣớc trong từng giai đoạn ở mỗi quốc gia. Giải quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổi hoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tƣ của các chủ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định của nhà nƣớc. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nƣớc có thể thay đổi cơ cấu đầu tƣ, cơ cấu ngành kinh tế mà không cần can thiệp hành chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tƣ định trƣớc, pháp luật thuế có những quy định cụ thể khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối tƣợng ƣu tiên và đối tƣợng bị hạn chế. Chính điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến cơ hội tìm kiếm thu nhập của đối tƣợng đầu tƣ, qua đó có thể làm thay đổi hƣớng chu chuyển vốn từ khu vực đầu tƣ này sang khu vực đầu tƣ khác. Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều phản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề, các mặt hàng hay các loại thu 13 nhập đều có thể tác động đến các ngành nghề, qua đó đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế. Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hƣớng chi tiêu xã hội, điều chỉnh thu nhập trong những trƣờng hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi quốc gia có những định hƣớng khác nhau tùy theo điều kiện thực tế. Pháp luật thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tƣợng đối với hàng hóa, dịch vụ chƣa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại, trong khi đó lại khuyến khích, tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tƣợng có thể tiếp cận đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội. Bên cạnh những vai trò trên, pháp luật thuế còn đƣợc các nhà nƣớc đƣơng đại sử dụng nhƣ một công cụ thực hiện các chính sách xã hội, điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. - Pháp luật thuế có thể được nhà nước sử dụng như là công cụ để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ nộp thuế, các đối tƣợng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn với chế độ chứng từ hóa đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức… Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nƣớc gián tiếp quản lý nền kinh tế, trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hƣớng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng nhƣ hỗ trợ phù hợp cho các đối tƣợng nộp thuế ở tầm vi mô. Mặt khác, cũng thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tƣ cách của đối tƣợng nộp thuế nói chung. Tóm lại, pháp luật thuế có ý nghĩa như sau: Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. 14 Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: Các luật thuế đƣợc ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nƣớc” nhƣ một lý do cơ bản để ban hành sắc thuế đó. Nhà nƣớc đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng. Hệ thống pháp luật thuế mới đƣợc áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. 1.2.3. Hình thức, nội dung của pháp luật thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Pháp luật thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc thể hiện trong một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với Nhà nƣớc, đáng chú ý là các đạo luật nhƣ Luật thuế GTGT năm 2008, Luật thuế TNDN năm 2008, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010... Nhằm bao quát mọi đối tƣợng phải thu thuế, đảm bảo tính công bằng trong động viên điều tiết tiền thuế và đáp ứng yêu cầu thu của ngân sách, nội dung pháp luật thuế hiện nay ở nƣớc ta bao gồm quy định về các sắc thuế chủ yếu là thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp... Mỗi sắc thuế có chức năng, tác dụng, đối tƣợng nộp khác nhau nhƣng có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau để phát huy tác dụng toàn diện của hệ thống thuế. Nội dung pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm quy định về các vấn đề sau: 15 - Các quy định về đối tƣợng nộp thuế xác định rõ các chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nƣớc. - Các quy định về nguyên tắc thu, nộp thuế bao gồm quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng nộp thuế; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thu thuế. - Các quy định về căn cứ tính thuế bao gồm các quy định về đối tƣợng tính thuế, thuế suất, số lƣợng hàng hoá, giá tính thuế... - Các quy định về chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế bao gồm quy định về các loại tài liệu, sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ liên quan đến việc tính và nộp thuế mà đối tƣợng nộp thuế phải kê khai và cung cấp cho cơ quan thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà Luật thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý về nghĩa vụ kê khai của đối tƣợng nộp thuế. - Các quy định về chế độ thu, nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng nộp thuế và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phƣơng thức thu nộp thuế. - Các quy định về chế độ miễn, giảm thuế; về việc khen thƣởng và xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp thuế. Ngoài ra, còn có các quy định về một số khoản thu mang tính chất lệ phí, nhằm vừa động viên sự đóng góp cho NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho ngƣời nộp lệ phí thực hiện một số thủ tục hành chính. - Một số sắc thuế chủ yếu đối với kinh tế ngoài quốc doanh Nhằm bao quát mọi đối tƣợng phải thu thuế, đảm bảo tính công bằng trong động viên điều tiết tiền thuế và đáp ứng yêu cầu thu của ngân sách, hệ thống thuế hiện nay ở nƣớc ta bao gồm các sắc thuế sau: Thuế GTGT; Thuế TTĐB; Thuế XNK; Thuế tài nguyên; Thuế TNDN; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế phi nông 16 nghiệp; Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trƣờng, Thuế môn bài. Mỗi sắc thuế có chức năng, tác dụng, đối tƣợng nộp khác nhau nhƣng có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau; giữa thuế trực thu và thuế gián thu để phát huy tác dụng toàn diện của hệ thống thuế. * Các sắc thuế doanh nghiệp phải thực hiện: - Thuế Giá trị gia tăng: Là một loại thuế tiêu dùng, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Giá trị gia tăng (GTGT) là phần giá trị mới đƣợc tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Nó đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tƣơng ứng. Thuế GTGT phải nộp ở mỗi giai đoạn đƣợc tính bằng cách lấy số thuế GTGT đầu ra (đƣợc tính bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch vụ bán ra) trừ số thuế GTGT đầu vào (đƣợc tính bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch vụ mua vào) Thuế GTGT là công cụ có hiệu quả trong việc động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Số thuế GTGT từ sản xuất kinh doanh nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất (so với các loại thuế khác) trong tổng thu NSNN: khoảng 16,8%, (từ kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ khoảng 9%) và chiếm 36% trong tổng thu từ doanh nghiệp. Thuế GTGT đƣợc áp dụng ở nƣớc ta từ 01/01/1999 thay cho thuế doanh thu trƣớc đây (sắc thuế này hiện đã có trên 120 quốc gia áp dụng).Thuế GTGT vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế và phí, năm 2013 chiếm khoảng 28-30% trên tổng thu NSNN. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các DN. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế (bằng doanh thu trừ giá vốn và chi phí + các thu nhập khác) x thuế suất. 17 Thuế TNDN đƣợc sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tƣ nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN, Thuế TNDN tăng khá, lên khoảng 17-18%; Thuế TNCN tăng nhanh, năm 2011 khoảng 1,9% tổng thu NSNN, đến năm 2013 đạt trên 5%. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế tiêu dùng, đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nƣớc qui định, đƣợc tính căn cứ vào giá cả và thuế suất (giá tính thuế là giá chƣa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đƣợc coi là đặc biệt, thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Hiện nay, số thuế tiêu thụ đặc biệt từ sản xuất kinh doanh nội địa chiếm khoảng 6-8% trong tổng thu NSNN (từ kinh doanh hàng hoá xuất, nhập khẩu là 1%), và chiếm 20,8 % trong tổng thu từ doanh nghiệp. - Thuế tài nguyên: Là loại thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác đƣợc. Thuế này đƣợc tính bằng cách lấy số lƣợng tài nguyên thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất. Thuế tài nguyên là công cụ để quản lý, kiểm soát, hƣớng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và động viên một phần thu nhập cho NSNN. Số thuế tài nguyên chiếm khoảng 0,7% trong tổng thu NSNN và chiếm 2% trong tổng thu từ DN năm 2011. - Thuế môn bài: Là thuế đăng ký kinh doanh đƣợc tính theo năm, mức thuế đƣợc áp dụng theo số tuyệt đối và đƣợc phân biệt theo 2 nhóm: Tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối với DN (tổ chức) thì mức môn bài đƣợc qui định từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ tuỳ theo vốn đăng ký. 18 Số thuế môn bài chiếm khoảng 0,4% trong tổng thu NSNN và chiếm 0,6% trong tổng thu từ DN năm 2013. Ngoài ra còn một số khoản thu khác đối với doanh nghiệp nhƣ thuế nhà đất, tiền thuê đất... Những khoản thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu từ doanh nghiệp. Mỗi sắc thuế nêu trên có phƣơng pháp quản lý cụ thể khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận văn không đi sâu vào quản lý của từng sắc thuế cụ thể mà chỉ đề cập những vấn đề quản lý mang tính chất chung nhất của một số sắc thuế thu vào DNNQD nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài. Ngoài ra, còn một số khoản thu mang tính chất lệ phí, nhằm động viên sự đóng góp cho NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho ngƣời nộp lệ phí thực hiện một số thủ tục hành chính. 1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong khoa học pháp lý Việt Nam có nhiều cách diễn đạt về khái niệm thực hiện pháp luật, chẳng hạn: Thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật [18, tr.344]. Hoặc: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [33, tr.463]. Các quan niệm trên đã đƣợc trình bày trong giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học là Khoa Luật, Đại học Quốc gia và Trƣờng đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, khái niệm thực hiện pháp luật cũng có thể đƣợc diễn đạt một cách ngắn gọn và bao quát nhƣ sau: "Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện những yêu cấu của pháp luật, thực hiện pháp 19 luật là hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống”. Trong các cơ sở đào tạo luật học nói trên, thực hiện pháp luật đƣợc giải thích là gồm bốn hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Dù đƣợc diễn đạt theo các cách khác nhau song có thể khẳng định thực hiện pháp luật luôn là nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, đồng thời, tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những hình thức cơ bản để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc; thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Vai trò của pháp luật chỉ phát huy đƣợc trên thực tế khi pháp luật đƣợc mọi chủ thể tuân thủ, chấp hành và sử dụng có hiệu quả, cũng nhƣ các chủ thể đƣợc Nhà nƣớc trao quyền, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đúng đắn. Nói cách khác, pháp luật chỉ có hiệu quả khi nó đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế cuộc sống. Trên cơ sở các quan niệm đã nêu về thực hiện pháp luật, có thể hiểu Thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống. Khái niệm trên cho thấy chủ thể thực hiện pháp luật thuế ở đây là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hình thức thực hiện pháp luật thuế của họ chủ yếu là thi hành pháp luật, tức là thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế chính xác và đầy đủ, cập nhật sổ sách kế toán; bên cạnh đó là tuân thủ pháp luật, tức là không kê khai gian lận và khống trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế; và cả sử dụng pháp luật, tức là lựa chọn loại thuế và mức thuế, thời hạn nộp trong trƣờng hợp pháp luật cho phép. 20 Theo quy định tại Điều 30 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 nhƣ sau: Nguyên tắc khai thuế và tính thuế 1. Ngƣời nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. 2. Ngƣời nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trƣờng hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ [23, Điều 30]; Hồ sơ khai thuế 1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: a) Tờ khai thuế tháng; b) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra; c) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào; d) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp. 2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm: a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp; b) Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính; c) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. 3. Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm: 21 a) Tờ khai thuế; b) Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. 4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan đƣợc sử dụng làm hồ sơ khai thuế. 5. Hồ sơ khai thuế đối với trƣờng hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: a) Tờ khai quyết toán thuế; b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp; c) Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. 6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế và hồ sơ khai thuế đối với từng trƣờng hợp cụ thể [23, Điều 31]. Và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế đƣợc quy định cụ thể hơn trong từng loại luật thuế. Việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ góp phần ổn định ngân sách quốc gia. Nhà nƣớc muốn tồn tại và hoạt động thì cần phải có ngân sách. Và nguồn tài chính đó có thể nhận đƣợc bằng cách động viên một phần thu nhập từ xã hội thông qua hình thức: vay, quyên góp, bắt buộc đóng góp. Để có nguồn tài chính ổn định thì chỉ có thể bắt buộc đóng góp và coi thuế nhƣ nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp, mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh thì việc thu thuế mới hiệu quả. Vì vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi suất, ngƣời cho vay có thể cho vay hoặc từ chối và có quyền yêu 22 cầu hoàn trả bất cứ lúc nào; quyên góp thì phải phụ thuộc vào khả năng tài chính và sự tự nguyện mà điều này lại rất khó thực hiện trên thực tế. Các khoản thu từ thuế vào ngân sách cũng là để phục vụ cho chính lợi ích của công dân. Ngân sách nhà nƣớc chỉ có một phần đƣợc dùng cho quản lý hành chính còn lại đều đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để phục vụ lợi ích cộng đồng. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.4.1. Ý thức pháp luật của các doanh nhân trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trên cơ sở quan niệm về ý thức pháp luật nói chung, có thể hiểu ý thức pháp luật của doanh nhân là tổng thể những quan điểm, quan niệm, tƣ tƣởng về pháp luật và thái độ, tình cảm, sự đánh giá của doanh nhân đối với pháp luật cũng nhƣ đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Ý thức pháp luật của doanh nhân là yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến hành vi thực hiện pháp luật thuế của họ. Nếu các doanh nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều hiểu rõ, chính xác nội dung, yêu cầu của các quy định pháp luật trong lĩnh vực thuế, đều có thái độ tôn trọng, đồng tình ủng hộ các quy định đó, coi đó là những quy định không thể thiếu để góp phần bổ sung và ổn định nguồn cung ngân sách bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nƣớc, phục vụ lợi ích chung của xã hội thì họ sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định đó, kê khai thuế một cách nghiêm túc, trung thực, chính xác và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Ngƣợc lại, khi các doanh nhân không hiểu rõ, chính xác các quy định pháp luật về các sắc thuế và mức thuế mà doanh nghiệp của họ có nghĩa vụ phải nộp; hoặc hiểu rõ nhƣng lại coi thƣờng, khinh nhờn các quy định đó, đặt lợi ích của doanh nghiệp mình lên trên lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích chung của xã hội thì họ sẽ tìm mọi cách để 23 vi phạm pháp luật thuế, có thể kê khai không trung thực, gian lận, chây ỳ, nợ thuế hoặc trốn thuế... Ảnh hƣởng của ý thức pháp luật của doanh nhân tới việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thể hiện ở chỗ khi các doanh nghiệp đều ý thức đƣợc rằng việc nộp thuế cho Nhà nƣớc của họ không chỉ là nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, với xã hội, mà còn là quyền, là danh dự công dân của họ đối với cộng đồng. Bởi lẽ họ đã đƣợc hƣởng các dịch vụ công do Nhà nƣớc và xã hội cung cấp thì họ cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp công sức và tài sản cho việc tạo nên và cung ứng các dịch vụ đó, cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc; nghĩa vụ và quyền nộp thuế của họ là tất yếu thì họ sẽ phấn khởi, tự giác kê khai trung thực và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. 1.4.2. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật tác động tới việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu thể hiện qua các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp này. Nếu pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giúp các doanh nghiệp này kinh doanh có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao; quy định về loại thuế, mức thuế phải nộp là phù hợp với khả năng và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp này; thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, nhanh gọn thì việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp này cũng dễ dàng, thuận lợi và nghiêm túc hơn. Ngƣợc lại, nếu quy định của pháp luật hoặc là gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này kém hiệu quả, lợi nhuận thu đƣợc thấp; hoặc các sắc thuế quy định cho các doanh nghiệp này phải nộp quá nhiều, mức thuế phải nộp quá cao so với khả năng và điều kiện sản xuất kinh 24 doanh của chúng; hoặc là quy định về thủ tục kê khai và nộp thuế quá phiền hà, phức tạp, rắc rối đều có thể dễ dàng dẫn đến sự vi phạm pháp luật thuế. Thực tế cho thấy, nếu quy định của pháp luật thuế có lỗ hổng, khiếm khuyết, không chặt chẽ thì có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến việc kê khai thuế gian lận, trốn thuế, nợ thuế hoặc hối lộ nhân viên của cơ quan thuế để có thể đƣợc tính thuế ở mức thấp hơn quy định của pháp luật... 1.4.3. Hoạt dộng của cơ quan quản lý thuế Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc, cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nƣớc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Bằng quyền lực chính trị, nhà nƣớc tạo ra cho thuế tính ổn định, sự tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế. Các yếu tố nhƣ đối tƣợng nộp thuế, thuế suất,... đƣợc quy định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho quốc gia. Nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự giác của các doanh nhân mà chủ yếu là bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nƣớc, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuyết phục, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc. Có thể khẳng định các quy định của pháp luật thuế không thể trở thành hiện thực, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ kê khai và nộp thuế nếu không có hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý thuế bởi vì đó chính là các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật thuế. Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định: Nội dung quản lý thuế bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; kiểm tra thuế, 25 thanh tra thuế; cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [23, Điều 3]. Quy định này cho thấy chức năng của cơ quan quản lý thuế bao gồm các hoạt động sau: - Quản lý người nộp thuế thông qua việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp để có sơ sở kiểm soát thuế; - Kiểm soát căn cứ tính thuế. Trong điều kiện các doanh nghiệp đƣợc phép tự tính, tự khai và tự nộp thuế thì nếu các cơ quan quản lý kiểm soát tốt căn cứ tính thuế sẽ bảo đảm cho việc tính thuế của các doanh nghiệp là đúng đắn, chính xác, bảo đảm đƣợc nguồn thu phù hợp cho ngân sách nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu các cơ quan quản lý thuế không kiểm soát căn cứ tính thuế một cách nghiêm túc thì có thể bỏ lọt những trƣờng hợp tính thuế không đúng, thấp hơn mức quy định và làm thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. - Quản lý việc kê khai, nộp thuế Trong cơ chế tự tính, tự khai thì quản lý kê khai, nộp thuế là hết sức quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức kê khai, nộp thuế đúng hạn, đủ tiền thuế sẽ hạn chế nợ đọng. Thông qua quản lý việc kê khai thuế để có phƣơng pháp đánh giá, giám sát, thanh tra và kiểm tra trên cơ sở xây dựng các tiêu chí rủi ro, đồng thời có thể quản lý tốt các doanh nghiệp, kịp thời có biện pháp hƣớng dẫn, nhắc nhở để các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, nộp thuế đúng hạn. Quản lý thu nộp thuế là việc kiểm tra, theo dõi số tiền thuế mà doanh nghiệp thực tế nộp vào NSNN so với số liệu kê khai. Thông qua việc quản lý thu nộp thuế, cơ quan quản lý có thể phát hiện ra các doanh nghiệp nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế để áp dụng các chế tài và biện pháp xử lý răn đe, giáo dục NNT nộp đúng, nộp đủ số thuế phát sinh vào NSNN, góp phần làm cho pháp luật thuế đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. 26 - Quản lý việc miễn, giảm, hoàn thuế Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhằm thực hiện mục tiêu ƣu đãi thuế của Nhà nƣớc đối với một số đối tƣợng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thƣơng mại quốc tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc và mục tiêu xây dựng một chính sách thuế công bằng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hoàn thuế cho doanh nghiệp để khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy SXKD phát triển. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế, do vậy ngoài việc đề ra các chính sách rõ ràng thì Nhà nƣớc cũng cần có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế các trƣờng hợp gian lận trong miễn, giảm và hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền từ NSNN. - Thanh tra, kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra là khâu hậu kiểm trong quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trƣờng hợp gian lận thuế. Đặc biệt trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và với sự lớn mạnh của doanh nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng thì vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế lại càng quan trọng. Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN ngoài quốc doanh bao gồm: + Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế của các doanh nghiệp. + Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế. + Thanh tra, kiểm tra việc nộp thuế vào NSNN. + Thanh tra, kiểm tra việc miễn, giảm, hoàn thuế. Tất cả các hoạt động này nếu đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật thì sẽ đảm bảo cho pháp luật thuế đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngƣời dân, doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nƣớc để thực hiện các mục tiêu xác định trƣớc. Pháp luật thuế có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, nó vừa là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội, vừa tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Vì thế, pháp luật thuế đƣợc nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đƣờng lối, chính sách kinh tế trong một thời kì nhất định của đất nƣớc, đồng thời cũng là công cụ để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật thuế chỉ có thể đảm nhiệm đƣợc vai trò của mình khi đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội bởi các chủ thể sản xuất kinh doanh trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống. Việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp quốc doanh chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố mà cơ bản là ý thức pháp luật của các doanh nhân, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý thuế. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thị xã Sầm Sơn 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Sầm Sơn thành lập năm 1981, nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16km; phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xƣơng (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thị xã Sầm Sơn có 5 đơn vị hành chính, gồm 04 phƣờng và 01 xã với tổng diện tích tự nhiên gần 17,9km2, dân số năm 2010 là 62.550 ngƣời, chiếm 0,16% diện tích và 1,68% dân số tỉnh Thanh Hoá. Thị xã Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch tắm biển, nghỉ mát nổi tiếng của khu vực phía Bắc và cả nƣớc. Sầm Sơn có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp trải dài trên 9km bờ biển đan xen với những tài nguyên du lịch sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa nhƣ: Đền Độc Cƣớc, đền Cô Tiên, khu du lịch sinh thái Quảng Cƣ, núi Trƣờng Lệ... Cùng với đó là cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ tạo lợi thế để Sầm Sơn ngày càng phát triển và hƣớng tới một đô thị du lịch văn minh, hiện đại. Trong những năm gần đây, cả kinh tế lẫn xã hội của Sầm Sơn đều phát triển khá mạnh, đặc biệt ngành du lịch - dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của Sầm Sơn. Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, kết cấu hạ tầng du lịch, giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật ngày 29 càng đƣợc hoàn thiện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, tỷ lệ đô thị hóa cao, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực cả về chiều sâu lẫn diện rộng,... Với kết quả đó, ngày 23/4/2012, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 378 công nhận Thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Với vị thế là đô thị loại III, Sầm Sơn cũng là một trong 12 đô thị du lịch biển trọng điểm của cả nƣớc. Sầm Sơn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng có nhiều danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng là vùng đất huyền thoại, có truyền thống lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa với nhiều di tích lịch sử. Đặc biệt, trong những năm gần đây, du lịch Sầm Sơn đã có những bƣớc phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế chủ lực trong sự phát triển của địa phƣơng. Năm 2013 là năm hội tụ nhiều yếu tố để du lịch Sầm Sơn phát triển khi Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động, tuyến đƣờng quốc lộ 47 đã hoàn thành cùng với Khu kinh tế Nghi Sơn khởi động là những yếu tố góp phần thu hút du khách đến với Sầm Sơn. Năm 2013, Sầm Sơn thể hiện sự quyết tâm xây dựng thƣơng hiệu đô thị dụ lịch biển Văn minh - Thân thiện, là điểm đến lý tƣởng của bạn bè và du khách trong và ngoài nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Thị xã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển du lịch, nâng cao chất lƣợng du lịch đến năm 2015. Khuyến khích, đầu tƣ phát triển khai thác thủy sản có công suất lớn; chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển tiểu thủ công nghiệp; khôi phục, duy trì nghề truyền thống, đặc biệt chú trọng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ;… Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng và phát triển đô thị đƣợc chú trọng quan tâm. Quy hoạch mở rộng không gian đô thị và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đã và đang đƣợc triển khai, hoàn thiện; các dự án phát triển 30 kinh tế hạ tầng đã và đang đƣợc xúc tiến tích cực nhƣ xã Quảng Tiến là một trong những địa bàn chiến lƣợc trong phát triển kinh tế xã hội của Thị xã đã đƣợc nâng cấp thành Phƣờng Quảng Tiến,…. Công tác quản lý tài nguyên và môi trƣờng đạt nhiều chuyển biến mới, môi trƣờng đã xanh - sạch - đẹp.... đã từng bƣớc làm thay đổi diện mạo đô thị Sầm Sơn. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt. Số học sinh thi đậu vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng tăng, hàng năm đạt bình quân 25%, năm sau cao hơn năm trƣớc. Hoạt động khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực, có nhiều ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Sự nghiệp Văn hoá - Thông tin - Truyền thanh - Thể dục thể thao có tiến bộ, từng bƣớc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu du khách. Sự nghiệp Y tế - Dân số và công tác gia đình ngày càng đƣợc quan tâm. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngƣời dân đạt kết quả khá, hƣớng tới xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt thấp, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng, sức mua của thị trƣờng giảm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình KTXH Thị xã Sầm Sơn. Trên địa bàn thị xã cả hai ngành kinh tế mũi nhọn là dịch vụ du lịch và khai thác hải sản mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng hiệu quả chƣa cao. Tình hình kinh tế - xã hội của Thị xã Sầm Sơn tuy tạo ra những tiền đề thuận lợi song vẫn còn những khó khăn thách thức đối với việc thực hiện 31 pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn, hoạt động kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng các chính sách cắt giảm đầu tƣ công, giá cả hàng hóa vẫn ở mức cao, DN không tiếp cận đƣợc vốn vay…, đặc biệt là các DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng khắc phục phó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và ý thức chấp hành pháp luật nên số thu ở lĩnh vực này đạt cao. Tuy nhiên, trên địa bàn chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, các DN vừa và nhỏ và tính chất kinh doanh theo mùa vụ nên cũng gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. 2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Do địa hình giáp biển nên ngành du lịch và chế biến thủy hải sản phát triển hơn các ngành khác. Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn TX Sầm Sơn tồn tại dƣới nhiều hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân… nhƣng chủ yếu tồn tại với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong nhiều ngành nghề. Nhìn chung, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Sầm Sơn đang phát triển mạnh mẽ về số lƣợng, đa dạng về loại hình kinh doanh, đa dạng về ngành nghề và đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách trên địa bàn Thị xã trong thời gian qua. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. 32 Bảng 2.1: Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sầm Sơn từ 2011- 2013 Năm 2011 Năm 2012 Đã cấp mã số Đang hoạt động Ngừng hoạt động Công ty TNHH 160 145 5 10 Công ty CP 46 31 2 Doanh nghiệp tư nhân 43 23 Hợp tác xã 37 Khác Tổng Chỉ tiêu Tạm nghỉ Đã kinh cấp doanh mã số Năm 2013 Đang hoạt động Ngừng hoạt động Tạm Đã nghỉ cấp kinh mã số doanh 7 188 Đang hoạt động Ngừng hoạt động 172 6 Tạm nghỉ kinh doanh 10 176 164 5 13 50 44 2 4 54 46 2 6 7 13 50 28 7 15 54 33 7 14 15 18 4 37 15 18 4 37 15 18 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 286 214 32 40 313 251 32 30 333 266 33 34 (Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn) 33 Bảng trên cho thấy thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Sầm Sơn trên từng mặt nhƣ sau: - Về số lượng Tính hết ngày 31/12/2013 trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn đã có 333 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đƣợc cấp mã số thuế đang hoạt động, trong đó, Công ty TNHH là 160 đơn vị và Công ty cổ phần là 46 đơn vị. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi Nhà nƣớc ban hành Luật doanh nghiệp (1999) cùng với việc thực hiện bãi bỏ 84 loại “giấy phép con" trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 và Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000. - Về cơ cấu ngành nghề. Với đặc điểm quy mô nhỏ, địa hình giáp biển, vốn ít dễ thích nghi trong cơ chế thị trƣờng, kinh tế ngoài quốc doanh đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh ở TX Sầm Sơn. Trong số các doanh nghiệp trên thì ngành sản xuất có 51, ngành vận tải có 59 doanh nghiệp, ngành thƣơng nghiệp có 70 doanh nghiệp, ngành dịch vụ có 70 doanh nghiệp, ngành xây dựng có 35 doanh nghiệp, ngành ăn uống có 18 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thị xã phát triển là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay. Trong cơ chế thị trƣờng hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, đăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trƣờng do đó mang rất nhiều yếu tố tự phát và ngành nghề có sự thay đổi. Nhƣ vậy, số cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân bố không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực. 34 - Về quy mô vốn Luật doanh nghiệp đã không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp đặc thù đƣợc quy định trong các luật chuyên ngành. Đây là một điểm mới của luật đã thực sự xoá bỏ các thủ tục phiền hà, hình thức, thực sự tạo cơ hội kinh doanh cho một số nhà đầu tƣ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định nhƣ vậy không có nghĩa là không cần vốn vẫn thành lập đƣợc doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật những thông tin về vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song thực tế ở TX Sầm Sơn cho thấy (do nhiều nguyên nhân) thời gian qua công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, vốn đăng ký kinh doanh chỉ là hình thức và nhiều cơ sở doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không báo cáo, không cập nhật thông tin. + Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 286 doanh nghiệp (2011) với số vốn 918.025 triệu đồng đến nay (2013) đã có 333 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 1.018.250 triệu đồng tăng 15% về số lƣợng doanh nghiệp, tăng 1,1 lần về vốn. Trong tổng số 333 doanh nghiệp, có 211 doanh nghiệp (63,3%) vốn từ 1 tỷ đến dƣới 5 tỷ; 83 doanh nghiệp (25%) vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ; 39 doanh nghiệp (11,7 %) vốn trên 10 tỷ. Nhƣ vậy quy mô vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là vừa và nhỏ (87,1%). Đây cũng là điều phản ánh rõ tiền thân của các doanh nghiệp là từ các nhà nghỉ hộ cá thể, tiểu chủ phát triển lên. - Những đóng góp chủ yếu Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở TX Sầm Sơn phát triển mạnh mẽ thời gian vừa qua đã khơi dậy nguồn tiềm năng về đất đai, tài sản, tiền vốn, 35 sức lao động và trí tuệ, kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của TX. Những đóng góp của khu vực kinh tế này có thể khái quát nhƣ sau: + Góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong toàn TX. + Tạo ra nhiều sản phẩm trong nƣớc và xuất khẩu có giá trị cao góp phần khôi phục và phát triển các tiềm năng sẵn có nhƣ đánh bắt hải sản, tiểu thủ công nghiệp. + Huy động đƣợc nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu các ngân sách. Nhƣ vậy, trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở TX Sầm Sơn đã góp phần quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. 2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.2.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong những năm qua, nƣớc ta đã không ngừng cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế để chúng phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế trong nƣớc và quá trình hội nhập của nƣớc ta. Điều này thể hiện qua việc Nhà nƣớc ban hành các đạo luật quy định các sắc thuế mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Việc thực hiện các luật thuế này đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện môi trƣờng kinh doanh và từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng các doanh nghiệp. Nhìn chung, ý thức chấp hành các luật thuế của các doanh nghiệp Trên địa bàn thị xã Sầm Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh 36 nghiệp đã cập nhật kịp thời các quy định mới của pháp luật thuế và có ý thức cao hơn trong việc thực hiện pháp luật thuế. Theo cơ chế mới, cơ chế tự khai tự nộp, các doanh nghiệp phải tự mình cập nhật các quy định của pháp luật thuế và các chính sách mới để kịp thời kê khai và nộp thuế theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây, việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp đã đạt đƣợc một số kết quả sau: Thứ nhất, việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh những năm gần đây đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình nộp thuế của các DN NQD qua các năm 2011-2013 Đơn vị: Nghìn đồng Năm Tổng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 22.874.357 28.385.586 31.154.395 1.730.550 2.383.675 2.897.145 Thuế GTGT 18.908.754 23.159.594 24.806.673 Thuế TNDN 1.511.291 1.961.976 2.578.692 723.684 879.342 771.885 Thuế MB Phạt (Nguồ n số liê ̣u: Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn) Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng tỉ lệ thuận với số thuế tăng dần theo từng năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn đang phát triển theo hƣớng tích cực, giá trị sản xuất tạo ra ngày càng lớn và số thuế nộp vào ngân sách ngày càng tăng lên. Điều này cũng chứng tỏ ý thức thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngày càng tiến bộ. Một số doanh nghiệp đã nộp thuế với số lƣợng lớn, điển hình là một số doanh nghiệp sau: 37 Bảng 2.3: Một số đơn vị có số nộp lớn nhất Đvt: đồng Năm 2011 Tên DN MST Số thuế nộp Công ty CP Đầu tƣ Thăng Long 2800957842 1.365.378.117 Công ty CP TM Thanh Bình 2801038979 808.149.423 Công ty CP ĐT XD Vũ Phong 2800582583 703.744.361 0101874124-001 769.896.723 2800125562 768.912.766 Công ty CP TM Thanh Bình 2801038979 881.455.000 Công ty CP ĐT XD Vũ Phong 2800582583 941.703.839 0101874124-001 570.779.794 2800125562 840.385.513 Công ty TNHH XD Khánh Hƣng 2800649622 563,504,929 Công ty CP TM Thanh Bình 2801038979 1.378.942.000 Công ty CP ĐT XD Vũ Phong 2800582583 1.263.225.787 0101874124-001 1.061.627.388 Công ty CP Đầu tƣ Thăng Long 2800957842 441.000.000 Công ty TNHH XD TM Bình Minh 2800944635 399.548.627 CN Cty CP DL giải trí An Bình Mai VN Cty TNHH KS DL- DV công đoàn Thanh Hóa 2012 CN Cty CP DL giải trí An Bình Mai VN Cty TNHH KS DL- DV công đoàn Thanh Hóa 2013 CN Cty CP DL giải trí An Bình Mai VN (Nguồn: Chi cục thuế Thị Xã Sầm Sơn) 38 Trên đây là những doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế, luôn đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và có doanh số kinh doanh cao hằng năm, có số nộp ngân sách nhà nƣớc cao nhất, nhận đƣợc khen thƣởng từ cơ quan thuế và Bộ Tài Chính. Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế: Kết quả thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2013 cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.4: Công tác kê khai hồ sơ khai thuế của DNNQD trên địa bàn TX năm 2013 TT Loại hồ sơ khai thuế Số HS khai thuế phải nộp Số HS khai Hồ sơ khai Hồ sơ khai thuế thuế đã nộp thuế nộp không nộp đúng hạn 1 GTGT 2.482 2.383 1.868 99 2 TNDN 1.078 1.030 836 48 3 TN, MT 16 13 6 3 4 BCTC 191 177 89 14 5 TNCN 34 34 34 0 6 QT TNCN 257 233 102 24 7 MB 32 29 8 3 8 TTĐB 55 55 34 0 4.145 3.954 2.977 191 Cộng (Nguồn: chi cục thuế Thị xã Sầm Sơn) Qua các số liệu trong bảng trên, có thể thấy, năm 2013, số hồ sơ khai thuế phải nộp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4.145 hồ sơ, các doanh nghiệp đã nộp cho Chi cục thuế 3.954 hồ sơ, số hồ sơ không nộp là 191, chiếm 4,6% tổng số hồ sơ phải nộp. Điều đó cho thấy, ý thức chấp hành nghĩa vụ kê khai thuế của đa số các doanh nghiệp NQD là tốt. Các đơn vị 39 không kê khai thuế chủ yếu là do đăng ký thuế nhƣng không hoạt động; ngừng nghỉ, thay đổi địa điểm kinh doanh, NNT không thông báo cho cơ quan thuế kịp thời. Về hình thức kê khai, căn cứ chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 về việc tăng cƣờng quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan và chỉ đạo của Bộ trƣởng Bộ Tài chính tại Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 20/5/2014 về tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 3100/TCT-CNTT ngày 07/8/2014 về việc đẩy mạnh khai thuế qua mạng theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây là một bƣớc tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, bởi thay vì phải đến ngân hàng để viết và gửi giấy nộp tiền vào NSNN, với dịch vụ nộp thuế điện tử, DN có thể lập giấy và nộp tiền vào ngân sách thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và đƣợc các ngân hàng thƣơng mại xác nhận kết quả tức thời. Với nhiều tiện ích và tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, chi phí, có đến 80% số doanh nghiệp trên địa bàn đã tham gia khai thuế điện tử. Trong quá trình kê khai các khoản thu, chi làm cơ sở cho việc tính thuế và khấu trừ thuế nhƣ doanh thu tính thuế, kê khai những chi phí đƣợc trừ nhƣ khấu hao tài sản cố định; tiền lƣơng, tiền công, tiền ăn giữa ca... thì nhiều doanh nghiệp đã kê khai tƣơng đối chính xác theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm nguồn thu cho NSNN; việc sử dụng các loại hoá đơn ở nhiều doanh nghiệp về cơ bản là phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bên cạnh những thành tựu trên, việc thực hiện pháp luật thuế của các 40 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là một số hạn chế cơ bản sau: - Về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp thì mặc dù đa số các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế song vẫn còn nhiều doanh nghiệp dây dƣa, nợ đọng tiền thuế, điều đó thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.5: Số liệu tình hình nợ đọng thuế TNDN của các DNNQD qua các năm 2012, 2013 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh Số tương đối Số tuyệt đối (%) 169 45% Năm 2012 Năm 2013 Nợ khó thu 205 374 Nợ chờ xử lý 56 66 10 15% Nợ khả năng thu 371 458 87 19% Tổng nợ 632 898 266 29% Chỉ tiêu (Nguồ n số liê ̣u : Chi cục Thuế th ị xã Sầm Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy, số thuế TNDN nợ đọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn lớn, nợ năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể: năm 2012 tổng nợ về thuế TNDN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 632 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 898 triệu đồng, tăng 266 triệu đồng tƣơng ứng tỉ lệ tăng 29%. Trong số các doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế thì đáng chú ý là các doanh nghiệp trong bảng sau: 41 Bảng 2.6: Số liệu nợ đọng thuế của một số đơn vị Đvt: đồng Năm Tên DN MST Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại 2800560043 1,221,439,001 Công ty Vận tải Tuấn Hƣng 2800670977 334,252,176 Công ty TNHH Thành Công 2800582625 325,209,193 Công Ty TNHH và xây dựng Kỳ Anh 2800898629 243,674,385 Công Ty TNHH và xây dựng Toàn Thắng 2800754440 202,056,890 Công ty CP Đầu tƣ Thăng Long 2800957842 1,594,986,079 2800560043 1,321,512,109 2801201600 879,877,192 Công ty Vận tải Tuấn Hƣng 2800670977 604,684,703 Công ty CP TM Thanh Bình 2801038979 575,777,065 Công ty CP Đầu tƣ Thăng Long 2800957842 3,763,430,075 2800560043 1,490,243,529 2801038979 1,055,007,544 2801201600 925,441,783 2800670977 916,075,697 và du lịch Trung Việt 2011 Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại và du lịch Trung Việt 2012 Công Ty TNHH một thành viên xây dựng giao thông thủy lợi Hƣơng Giang Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại và du lịch Trung Việt 2013 Số thuế nợ Công ty CP TM Thanh Bình Công Ty TNHH một thành viên xây dựng giao thông thủy lợi Hƣơng Giang Công ty Vận tải Tuấn Hƣng (Nguồn: Chi cục thuế Thị Xã Sầm Sơn) Trên đây là liệt kê những doanh nghiệp có số nợ cao nhất trong 3 năm gần đây, đó đều là các doanh nghiệp lớn với số nợ lớn. Còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng kéo dài từ năm này qua năm khác. Các loại nợ cũng đã đƣợc phân chia theo các loại đối với từng doanh nghiệp ví dụ nợ chờ xử lý, 42 nợ khó thu.... Sự phân loại trên cũng đã đánh giá đƣợc ý thức thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp nhƣ thế nào. - Về việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế Tình trạng thực hiện pháp luật thuế chƣa thực sự nghiêm chỉnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thể hiện rõ qua việc thực hiện nghĩa vụ kê khai doanh thu để tính thuế của nhiều doanh nghiệp không chính xác, có biểu hiện che giấu doanh thu để làm giảm số tiền thuế phải nộp. Điều này đƣợc thể hiện qua số liệu các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, bị cơ quan thuế phạt và tiến hành truy thu thuế ở Sầm Sơn. Bảng 2.7: Số liêụ kiể m tra quyế t toán thuế của các DNNQD qua các năm 2011-2013 Đơn vị: Nghìn đồng Số doanh nghiê ̣p kiểm tra quyế t toán Số doanh nghiê ̣p vi phạm Số thuế truy thu Năm 2011 37 37 591.429 Năm 2012 49 48 Năm 2013 51 50 Phạt Tổ ng 249.762 314.255 1.155.446 1.780.263 775.749 890.861 3.446.873 933.668 703.640 632.512 2.269.820 GTGT TNDN (Nguồ n số liê ̣u: Chi cục Thuế chi cục thị xã Sầm Sơn) Kết quả kiểm tra thuế của Chi cục thuế Sầm Sơn cho thấy , năm 2011, Chi cu ̣c đã tiế n hà nh kiể m tra 37 doanh nghiê ̣p thì cả 37 doanh nghiê ̣p đều vi phạm, đều bi ̣pha ̣t và bị truy thu thuế với số thuế truy thu là 1.155.446 nghìn đồ ng, trong đó riêng thuế TNDN là 233.119 nghìn đồ ng. Sang năm 2012 số doanh nghiê ̣p bị kiể m tra quyế t toán thuế tăng lên , số thuế TNDN bị pha ̣t và truy thu lên tới 775.749 nghìn đồ ng, gần gấp 3 so với năm 2011. Điề u này chƣ́ng tỏ rằ ng sai sót trong hồ sơ của NNT là khá phổ biế n. 43 Doanh thu tính thuế là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quyết định tới số thuế TNDN phải nộp. Thực tế cho thấy, việc tự kê khai doanh thu làm cơ sở để tính thuế của các doanh nghiệp ở Sầm Sơn không chính xác là khá phổ biến và nghiêm trọng. Số lƣợng doanh nghiệp kê khai chƣa đúng khá lớn và số doanh thu khai thiếu cũng khá lớn, con số này lên đế n hàng tỷ đồ ng. Bảng 2.8: Số liệu tình hình kê khai doanh thu tại một số doanh nghiệp năm 2013 Đơn vị: Đồng TT Tên doanh nghiê ̣p Thời gian Số liê ̣u DN Số liê ̣u theo kiểm tra Chênh lê ̣ch 1 Cty TNHH Minh Trang kiểm tra kê khai 14/6-17/6/13 22.175.113.532 22.189.956.287 14.842.755 2 CTCP TM Thanh Bình 15/8-29/8/13 1.215.500.000 2.003.790.634 788.290.634 3 Công ty TNHH XD Toàn Thắng 25/9-30/9/13 6.650.234.059 6.980.657.037 330.422.978 (Trích biên bản kiểm tra quyế t toán thuế - Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn) Về nguyên tắ c , doanh nghiê ̣p kê khai phải phản ánh mô ̣t cách trung thƣ̣c, kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ trên nguyên tắc gh i nhâ ̣n doanh thu tiń h thuế để làm căn cƣ́ chính xác xác định số thuế phải nộp . Đặc biệt là từ khi cơ chế tự khai , tƣ̣ nô ̣p đƣơ ̣c áp du ̣ng thì “cái giá phải trả” cho hành vi gian lâ ̣n thuế cao hơn rấ t nhiề u. Doanh nghiê ̣p phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu kê khai chứ không thể “ỷ la ̣i” vào cơ quan thuế nhƣ trƣớc . Cơ chế tƣ̣ khai , tƣ̣ nô ̣p tƣ̀ khi đƣơ ̣c đƣa vào áp du ̣ng đã tỏ ra rấ t hiê ̣u quả . Tuy nhiên, cũng chính cơ chế tự khai, tự nộp lại phần nào là kẽ hở cho các đối tƣợng gian lận thuế . Trong cơ chế tự khai tự nộp, ý thức của NNT, quyền tự chủ của NNT đƣợc đặt lên hàng đầu. Do đó, những doanh nghiệp có ý định trốn thuế lại lợi dụng cơ chế để tìm mọi cách gian lận thuế. Chính sự gian lận đó đã làm giảm đáng kể số thuế phải nộp của các doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến số thu NSNN. 44 Xem xét biểu hiện cụ thể hành vi vi phạm pháp luật thuế của các doanh nghiê ̣p ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn thƣờng che giấ u doanh thu bằ ng các cách sau: - Bỏ sót những khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Đây là tình trạng khá phổ biến trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Việc bỏ sót những khoản doanh thu tính thuế trong kỳ, không hạch toán trong kỳ này mà hạch toán trong những kỳ tính thuế tiếp theo, chuyển số thuế phải nộp sang kỳ sau, thực chất là một việc trì hoãn nộp thuế của các doanh nghiệp. Đây không phải là hành vi trốn thuế nhƣng có thể xem nhƣ hành động tạm thời “chiếm dụng” tiền thuế của Nhà nƣớc. Sở dĩ các doanh nghiệp làm nhƣ vậy là để giảm bớt căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp, tạm thời chiếm dụng đƣợc một phần tiền thuế để sử dụng nhƣ một khoản vốn. Điể n hin ̀ h cho các doanh nghiê ̣p bỏ sót doanh thu làm ảnh hƣởng lớn đến nghĩa vụ nộp thuế là Công ty TNHH XD Hoàn Giang , doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 chênh lê ̣ch với thƣ̣c tế kiể m tra ta ̣i đơn vi ̣ lên tới 330.422.978 đồ ng, là do đơn vị chƣa hạch toán giá trị khối lƣợng hoàn thành của công trình xây dựng khu dân cƣ Hồng Thắng và giá trị hoàn thành dƣ̣ án đƣờng mới đã thu đƣơ ̣c tiề n nhƣng chủ đầ u tƣ và đơn vi ̣không tổ chƣ́c nghiê ̣m thu theo quy đinh. ̣ Tuy nhiên, đó chỉ là trƣờng hợp đã đƣợc kiểm tra và phát hiện. Thực tế, số công ty cổ phầ n mà Chi cu ̣c thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT trong 1 năm chỉ chiếm một số ít trong tổng số DNNQD đang hoạt động. Do đó, có thể còn nhiều doanh nghiệp vi phạm mà chƣa bị phát hiện và xử lý. - Vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn . Hóa đơn là yếu tố quyết định trƣ̣c tiế p đế n nghiã vu ̣ thuế của NNT. Nhƣ̃ng sai pha ̣m trong việc sƣ̉ du ̣ng hóa đơn dễ nhâ ̣n thấ y nhấ t và phổ biế n nhấ t trên điạ bàn thị xã Sầm Sơn hiê ̣n nay là các công ty cổ phầ n bán hàng hóa , cung cấ p dich ̣ vu ̣ không xuấ t hóa đơn 45 hoă ̣c xuấ t hóa đơn không đúng với giá thƣ̣c tế bán . Tình trạng này phổ biến trong các doanh nghiê ̣p kinh doanh thƣơng mại , bán lẻ hàng hóa. Theo quy định hiện hành, các hoạt động mua bán có giá trị trên 200.000 đồng thì phải lập hóa đơn. Nhƣng có một thực tế là phần lớn chỉ các doanh nghiệp, tổ chức mua hàng nhận hóa đơn còn ngƣời dân khi đi mua hàng chƣa có thói quen lấy hóa đơn. Một phần là do chƣa hiểu biết pháp luật nhƣng phần nhiều là do vấn đề này không ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi hay nghĩa vụ của ngƣời dân. Vì họ vẫn phải gánh chịu phần thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ. Chính tình trạng này đã tiếp tay cho các doanh nghiệp để trốn thuế. Theo qui định hiện hành thì kể cả khi khách hàng không lấy hóa đơn, cơ sở bán hàng vẫn phải viết hóa đơn bình thƣờng. Nhƣng các doanh nghiệp thƣờng không làm vậy mà lợi dụng việc đó để không xuất hóa đơn khi bán hàng, che giấu doanh thu, tìm cách cân đối đầu ra, đầu vào, hạch toán hàng tồn kho không đúng thực tế, làm giả sổ sách, chứng từ để “qua mắt” cơ quan thuế. Bên cạnh đó còn có hiện tƣợng các doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng thấp hơn giá bán thực tế rất nhiều. Chẳng hạn, trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn thì giữa “giá phòng quy định” và giá phòng thực tế có chênh lệch rất lớn, giá ghi trên hóa đơn bán hàng và giá bán thực tế cũng chênh lệch rất lớn, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần khi tình trạng cháy phòng nghỉ trên địa bàn xảy ra. Thƣờng thì giá ghi trên hóa đơn của các doanh nghiệp chỉ bằng hoặc thấp hơn mức “giá phòng quy định” nhƣng giá thu trong thực tế của doanh nghiệp lại cao hơn rất nhiều. Ví dụ, tại Doanh nghiệp tƣ nhân khách sạn du lịch Bông Hồng, “Giá phòng quy định” là 700.000đ/phòng/ngày đêm, nhƣng trên thực tế, vào những ngày cuối tuần, phòng nghỉ ở đây thƣờng dao động từ khoảng 1.200.000đ đến 1.500.000đ phòng/ngày đêm, trong khi doanh nghiệp này hiện đang kinh doanh 50 phòng nghỉ, không tính dịch vụ ăn uống. Nhƣ vậy, giá phòng thực tế 46 nhìn chung chênh lệch khá nhiều so với hóa đơn mà việc thanh toán lại chủ yếu là dùng tiền mặt, do đó các cơ sở kinh doanh khách sạn thƣờng bán hàng và kê khai thuế theo giá thấp hơn so với giá thực tế thanh toán. Ngoài ra, còn tồn tại hiện tƣợng khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhƣng chƣa thanh toán doanh nghiệp cũng không ghi nhận doanh th u tính thuế... Một số doanh nghiệp báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, kê khai khống chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp, hạch toán tăng khấu hao tài sản nhằm làm tăng chi phí, việc ghi chép sổ kế toán của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp NQD chỉ là hình thức… Qua những phân tích trên cho thấy thực trạng là hành vi che giấu doanh thu của các công ty cổ phầ n trên địa bàn thị xã Sầm Sơn khá phổ biến và nghiêm trọng. Hiện tƣợng này không chỉ xảy ra ở một số doanh nghiệp mà diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp khác nhau và ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. - Việc kê khai chi phí được trừ không chính xác Chi phí đƣợc trừ là căn cứ rất quan trọng trong việc xác định thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Theo quy định của pháp luật, việc xác định chi phí đƣợc trừ căn cứ vào các tờ khai do doanh nghiệp tự tính và gửi cho cơ quan thuế hàng quý, và hồ sơ quyết toán thuế năm. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các doanh nghiệp tìm mọi cách hạ chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có đƣợc lợi thế trong cạnh tranh. Nhƣng ngƣợc lại, khi kê khai và xác định thuế TNDN thì các doanh nghiệp lại muốn số chi phí đƣợc trừ là lớn nhất. Thêm vào đó, các khoản chi phí đƣợc trừ của các doanh nghiệp gồm rất nhiều loại khác nhau nên việc kê khai chi phí đƣợc trừ của đa số các doanh nghiệp thƣờng là không chính xác. Dƣới đây là số liệu về tình hình kê khai sai chi phí đƣợc trừ của một số doanh nghiệp điển hình: 47 Bảng 2.9: Số liệu khai sai chi phí được trừ của một số doanh nghiệp NQD năm 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Tên doanh nghiệp Cty CP đầ u tƣ 1 thƣơng mại Thời gian kiểm tra Số liệu DN kê khai Số liệu theo kiểm tra Chênh lệch 12/11-17/11/13 31.290.359.762 30.778.526.071 -511.833.691 13/11-18/11/13 25.273.685.521 24.977.195.278 -296.490.243 16/6-21/6/13 27.573.422.235 27.524.614.874 -48.807.361 Bằng Giang 2 3 Cty CP vận tải biển Định Giang Cty TNHH Hoàn Hiếu (Nguồn số liệu: Biên bản kiểm tra thuế-Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn) Qua bảng số liệu trên và qua tình hình thực tế trên địa bàn có thể khẳng định, tình hình kê khai không chính xác chi phí đƣợc trừ là khá phổ biến và có biểu hiện khác nhau. Có doanh nghiệp kê khai tăng chi phí đƣợc trừ, có doanh nghiệp lại kê khai giảm chi phí đƣợc trừ. Những doanh nghiệp kê khai giảm chi phí đƣợc trừ so với chi phí đƣợc trừ thực tế là những doanh nghiệp hạch toán bỏ sót doanh thu kéo theo bỏ sót chi phí. Một phần là do không hiểu biết pháp luật, một phần là để trì hoãn nộp thuế, giải quyết khó khăn về vốn. Còn lại phần lớn các doanh nghiệp khai tăng chi phí đƣợc trừ so với thực tế, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Vì thế, thuế TNDN là mô ̣t sắ c thuế đóng vai trò chủ đa ̣o trong hê ̣ thố ng thuế quố c gia nhƣng số thu đƣợc tƣ̀ sắ c thuế này ở Sầm Sơn lại chƣa cao. Mặc dù tỷ lê ̣ thuế TNDN trong tổ ng số thu tƣ̀ doanh nghiệp NQD năm 2011 là 1.511.291 nghìn đồ ng, năm 2012 tăng lên 1.961.976 nghìn đồ ng, và năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 2.578.692 nghìn đồ ng, song so với tổng số thu của doanh nghiệp NQD trên địa bàn thị xã thì tỷ lệ thuế TNDN vẫn còn thấp. Việc kê khai chi phí đƣợc trừ của các doanh nghiệp không chính xác là do các khoản chi phí sau đƣợc kê khai không chính xác. Trƣớc hết là kê khai 48 không chính xác chi phí khấu hao TSCĐ. Việc trích lập khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp đƣợc áp dụng theo qui định tại Thông tƣ 203/2009/ TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính. Trong thực tế, qua kiểm tra, Chi cu ̣c Thuế thị xã Sầm Sơn đã phát hiện ra nhiều trƣờng hợp vi phạm về kê khai chi phí khấu hao TSCĐ. Các sai phạm thƣờng gặp nhất là: TSCĐ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn trích khấu hao, TSCĐ không đảm bảo giấy tờ trong đó phổ biến nhất là tình trạng TSCĐ góp vốn nhƣng không có giấy tờ chuyển nhƣợng quyền sở hữu, không chuyển tài sản thành sở hữu của doanh nghiệp mà vẫn tiến hành trích khấu hao. Bên cạnh đó là tình trạng TSCĐ khấu hao theo thời gian không đúng với khung thời gian qui định, TSCĐ hết giá trị khấu hao nhƣng tiếp tục phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh vẫn tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp đƣa giá trị TSCĐ sai với nguyên giá TSCĐ ban đầu để tính mức khấu hao cao hơn so với quy định. Hoặc doanh nghiệp mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ nhƣng doanh nghiệp lại không hạch toán tăng TSCĐ mà doanh nghiệp hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm... Điển hình trong việc hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ không chính xác là một số trƣờng hợp nhƣ: Công ty CP vận tải biển Minh Tuấn hạch toán khấu hao của 21 TSCĐ không đúng qui định. Trong đó, có những tài sản đã hết thời gian khấu hao nhƣng vẫn tiến hành trích khấu hao. Một số tài sản thì không có giấy tờ chứng minh thuộc sở hữu của công ty. Đặc biệt là việc 2 chiếc ô tô- TSCĐ đƣợc hình thành do góp vốn nhƣng khi làm thủ tục góp vốn không tiến hành chuyển chủ sở hữu cho công ty. Nhƣng công ty vẫn tiến hành trích khấu hao và hạch toán vào chi phí đƣợc trừ khi xác định thuế TNDN, làm chi phí khấu hao tăng 120.267.882 đồng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng có vi phạm tƣơng tự nhƣ Công ty CP đầ u tƣ thƣơng mại Thanh Bình khấu hao vƣợt qui định 50.574.324 đồng do xác định sai thời gian khấu 49 hao của 5 TSCĐ; Công ty TNHH mỹ thuật quảng cáo Annaba đã trích khấu hao cho tài sản thuê hoạt động làm chi phí khấu hao tăng 16 triệu đồng... Đó chỉ là những doanh nghiệp điển hình trong việc hạch toán sai chi phí khấu hao TSCĐ. Trên thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp sai phạm về khấu hao TSCĐ mà chƣa bị kiểm tra và phát hiện làm cho Nhà nƣớc bị thất thu một số thuế tƣơng đối lớn. Thứ hai, kê khai không chính xác chi phí NVL, nhiên liệu, năng lượng...: chi phí NVL, nhiên liệu, năng lƣợng là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm. Việc hạch toán chi phí NVL ảnh hƣởng trực tiếp đến nghĩa vụ thuế của NNT. Trên thực tế, trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, việc kê khai chi phí NVL xảy ra khá nhiều sai phạm. Sau đây là một số sai phạm mà các doanh nghiệp hay mắc phải: - Một số NVL không phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn đƣợc hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp. - Một số NVL không có hóa đơn chứng từ đầy đủ, nhất là những NVL mua của ngƣời sản xuất trực tiếp. Theo qui định, nếu mua của ngƣời sản xuất trực tiếp, nhỏ lẻ, không có hóa đơn thì phải lập bảng kê nêu rõ tên, địa chỉ ngƣời bán. Nhƣng trên thực tế, các doanh nghiệp thƣờng không lập bảng kê, hoặc lập không đúng qui định nhƣng vẫn đƣợc hạch toán vào chi phí NVL. - Đặc biệt là vấn đề định mức NVL. Định mức NVL là vấn đề liên quan trực tiếp đến chi phí NVL. Theo qui định hiện hành, doanh nghiệp phải tự xây dựng mức tiêu hao vật tƣ và thông báo cho cơ quan thuế biết . Mức tiêu hao vật tƣ hợp lý đƣợc xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm Nhƣng có một thực tế là hiện nay mặt hàng sản xuất . , kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các công ty cổ phầ n rất đa dạng . Các công ty cổ phầ n có đặc trƣng là rất dễ thay đổi , thích nghi để phù hợp với thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế 50 thị trƣờng, họ liên tục cải tiến mẫu mã và chủng loại hàng nhằm tăng tính cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Do vậy, rất khó để có thể xây dựng định mức NVL cho tất cả các mẫu mã sản phẩm ngay từ đầu năm hoặc đầu kỳ. Sản phẩm thay đổi chủng loại, mẫu mã... thì định mức vật tƣ cũng thay đổi theo do đó buộc doanh nghiệp xây dựng định mức cho mỗi kỳ và quyết toán vật tƣ theo định mức là điều rất khó thực hiện. Hơn nữa, hiện tại cũng chƣa có cơ quan nào chịu trách nhiệm xét duyệt định mức để làm cơ sở pháp lý cho việc quyết toán vật tƣ đúng quy định Bên cạnh đó còn có tình trạng các doanh nghiệp làm giả hóa đơn đầu vào để hợp lý hóa những NVL không có chứng từ hợp lý, hoặc để hợp lý hóa khoản chi phí NVL không có thật. Điển hình trong số các doanh nghiệp kê khai chi phí NVL không chính xác là Doanh nghiệp tƣ nhân khách sạn du lịch Tuyền Châu. Trong năm 2013, Chi cu ̣c Thuế thị xã Sầm Sơn đã tiến hành kiểm tra tại đơn vị , đối chiếu xác minh và phát hiện ra đơn vị đã hạch toán tăng chi phí NVL với số tiền 77.592.000 đồng. Đây là số chi phí NVL doanh nghiệp mua trực tiếp của ngƣời dân, lập bảng kê nhƣng bảng kê không đảm bảo yêu cầu, không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể của ngƣời bán. Thứ ba, kê khai không chính xác chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca TLTC là một khoản chi phí đƣợc trừ của doanh nghiệp khi xác định thuế TNDN. Qua kiểm tra thực tế trên địa bàn thị xã Sầm Sơn trong một số năm gần đây, bên cạnh một số doanh nghiệp thực hiện tốt việc kê khai chi phí TLTC thì vẫn còn có những doanh nghiệp hạch toán sai về khoản chi phí TLTC. So với các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các DNNQD hạch toán chi phí TLTC sai phạm nhiều hơn rất nhiều . Bởi vì lao động của các doanh nghiệp NQD rất khó quản lý, lao động thời vụ nhiều, thời gian làm thêm giờ, tăng ca của lao động ở các doanh nghiệp NQD cũng nhiều hơn rất nhiều. 51 Những sai phạm chủ yếu của các công ty cổ phầ n trên địa bàn thị xã Sầm Sơn trong việc kê khai TLTC gồm có: - Ở một số công ty có hiện tƣợng giả mạo hợp đồng lao động nhằm tăng chi phí TLTC đƣợc trừ. Hoặc có trƣờng hợp, hợp đồng lao động của công ty không đảm bảo điều kiện để khấu trừ chi phí TLTC. - Một số doanh nghiệp kê khai mức TLTC trả cho ngƣời lao động cao hơn mức ở trong thực tế nhằm đẩy chi phí TLTC lên cao. - Doanh nghiệp khai chi phí tiền ăn giữa ca cao hơn thực tế. Hoặc là kê khai chi phí tiền ăn giữa ca khi xác định thuế TNDN nhƣng trên thực tế thì không có khoản chi này cho ngƣời lao động. - Đặc biệt là về tiền lƣơng làm thêm giờ. Theo qui định hiện hành, tiền lƣơng là cơ sở xác định chi phí khi xác định thuế TNDN phải đƣợc qui định rõ trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ƣớc lao động tập thể. Tuy nhiên, trên thực tế, khi kí kết hợp đồng với ngƣời lao động, các doanh nghiệp thƣờng qui định rất chung chung, không rõ ràng. Do đó rất khó khăn cho công tác kiểm tra tiền lƣơng làm thêm giờ thực tế là bao nhiêu và nó có đảm bảo là chi phí đƣợc trừ không. Trích biên bản làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng Quảng Tƣờng, mã số thuế 2801162503: Số liệu kế toán Công ty: Số liệu chi phí nhân công chi phí trong kỳ công ty kê khai và giải trình bằng văn bản ngày 20/9/2013: Tổng chi phí lương: 1.087.960.000 đ. Trong đó lƣơng nhân công trực tiếp là 827.213.264đ; lƣơng quản lý là 260.746.736đ. Số liệu kiểm tra: Công ty đăng ký danh sách lao động tiền lƣơng ngày 01/3/2012 tổng số lao động là 20 lao động (có danh sách đính kèm), 20 quyết định về mức lƣơng 52 hợp đồng lao động của Giám đốc công ty và tổng số hợp đồng lao động. Qua đối chiếu giữa quyết định về mức lƣơng hợp đồng lao động với bảng thanh toán lƣơng của CBCNV công ty đã có sự chênh lệch của hai trƣờng hợp: 1/ Trƣơng Văn Minh - Chức vụ: Công nhân. Quyết định trả lƣơng số: 16/QĐ-HĐ ngày 20/6/2011 2/ Hà Duy Anh - Chức vụ: Công nhân. Quyết định trả lƣơng số: 16/QĐ-HĐ ngày 23/6/2011 Cụ thể nhƣ sau: - Bảng thanh toán tiền lƣơng và bản đăng ký lƣơng: mức lƣơng trả theo thời gian (ngày công) 3.000.000đ/1 tháng (26 công) của cả hai trƣờng hợp trên. - Quyết định trả lƣơng và hợp đồng lao động công ty đã ký với hai nhân viên là: Trƣơng Văn Minh - mức lƣơng: 2.700.000đ/1tháng (26 công) Hà Duy Anh - mức lƣơng: 2.600.000đ/1tháng (26 công) Thực tế cho thấy giữa số liệu kiểm tra và số liệu kế toán của Công ty này chênh lệch tới 8.557.692đ. Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, các doanh nghiệp xây dựng có tình trạng khai khống chi phí tiền lƣơng rất nhiều, ví dụ, công ty TNHH xây dựng Khánh Hƣng, theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2013, đơn vị này chi trả cho NLĐ là 1.459.724.325 đồng, nhƣng trên thực tế, đơn vị này chỉ chi trả 826.453.190 đồng cho NLĐ, số chênh lệch này là do đơn vị dựng hồ sơ, tăng thêm lao động cho doanh nghiệp. - Thứ tư, kê khai không chính xác khoản chi tài trợ cho giáo dục, chi ủng hộ thiên tai, chi xây nhà tình nghĩa cho người nghèo Đây là các khoản chi từ thiện đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo qui định, là khoản chi đƣợc trừ trƣớc khi tính 53 thuế TNDN. Cũng có thể nói, khoản chi phí tài trợ là khoản chi phí lỏng lẻo nhất về mặt quản lý. Nếu nhƣ các khoản chi khác đƣợc qui định khá rõ ràng, chi tiết, có những khoản chi phí còn có định mức, mức khống chế... thì chi phí tài trợ gần nhƣ không có qui định rõ ràng, điều kiện ghi nhận cũng khá dễ dàng và khó quản lý. Theo qui định thì các khoản chi tài trợ phải có biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của ngƣời đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ, hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tƣ 123/2012/TT- BTC); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Trong khi đó, rất khó để xác minh xác nhận của cơ sở, cá nhân nhận tài trợ là hợp pháp vì khoản chi tài trợ gần nhƣ chỉ liên quan giữa ngƣời tài trợ và ngƣời nhận tài trợ chứ gần nhƣ không có sự tham gia của cơ quan quản lý. Trên địa bàn thị xã Sầm Sơn cũng đã có những doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động từ thiện. Điển hình nhƣ công ty CP ĐT xây dựng Sơn Trang, trong năm 2013 đã có số tài trợ xây nhà tình nghĩa cho ngƣời nghèo lên tới hơn 200.000.000 đồng. Với những khoản chi trên nếu không đƣợc giám sát chặt chẽ thì rất có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế. - Thứ năm, kê khai không chính xác một số khoản chi phí khác + Về chi phí lãi vay, chi phí tài chính Chi phí lãi vay là một trong những khoản chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế. Điều này đặc biệt đáng quan tâm với các doanh nghiệp NQD vì thuộc sở hữu tƣ nhân, do đó, đôi khi việc vay vốn có thể từ chính nguồn tiền của chủ doanh nghiệp hoặc từ các cá nhân khác mà cơ quan thuế không thể giám sát đƣợc lãi vay thực tế chi trả. Trên thực tế, với khoản chi phí lãi vay, rấ t nhiề u doanh nghiệp không có đầy đủ chứng từ theo qui định nhất là trong 54 trƣờng hợp vay của cá nhân. Một số doanh nghiệp không vay vốn kinh doanh nhƣng lại lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi tiền vay, doanh nghiệp chƣa góp đủ vốn điều lệ nhƣng vẫn tính chi phí lãi vay vào chi phí đƣợc trừ ... Điển hình nhƣ công ty CP đầ u tƣ Thăng Long, qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2013, cán bộ thuế phát hiện ra công ty đã hạch toán phần tiền trả tiền vay vào chi phí tài chính của cá nhân vƣợt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm vay, làm tăng chi phí tài chính thêm 36 triệu đồng. + Về chi phí trích trước, chi phí dự phòng Hành vi sai phạm thƣờng gặp nhất là các doanh nghiệp phân bổ chi phí trích trƣớc không đúng qui định, số phân bổ cao hơn qui định làm tăng chi phí đƣợc trừ. Việc trích lập dự phòng cũng thƣờng có những sai phạm. Trích lập dự phòng hàng tồn kho không đúng với số lƣợng hàng tồn trong kho và khi giá thị trƣờng chƣa xuống đến mức phải lập dự phòng... Trích lập dự phòng công nợ đối với các khoản công nợ không có thật hoặc chƣa đảm bảo thời gian để trích lập dự phòng... Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty vận tải Thắng Thanh , qua kiểm tra quyế t toán thuế nă m 2013, cơ quan thuế phát hiện ra công ty đã hạch toán phần tiền bảo hiểm mua cho ôtô trong 3 năm vào cuối năm 2012 làm cho chi phí đƣợc trừ tăng thêm 9.5 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí nhƣ chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác cũng có những sai phạm xảy ra nhƣ hạch toán nhầm, hạch toán trùng hóa đơn...Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty CP Tân Hoàng Hà hạch toán 2 lần chi phí thuê xe tải vào chi phí sản xuất kinh doanh làm chi phí đƣợc trừ tăng 35 triệu... Ngoài ra còn có doanh nghiệp cố tình không kê khai một số khoản thu nhập chịu thuế khác. Mặc dù các khoản thu nhập chịu thuế khác chiếm tỷ 55 trọng không cao nhƣng cũng phần nào ảnh hƣởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp mà là những khoản thu nhập từ hoạt động đầu tƣ tài chính hay là những khoản thu nhập bất thƣờng của doanh nghiệp nhƣ: lãi từ khoản chênh lệch do mua bán chứng khoán, lãi từ hoạt động cho vay vốn hay từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn đất đai và bằng tiền hàng hoá vật tƣ khác đem lại, các khoản kinh doanh về bất động sản hay các khoản thu từ những năm trƣớc bỏ sót nay mới phát hiện, hay những khoản thu từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản thu về hoa hồng khuyến mại do mua nguyên vật liệu… Mặc dù những khoản thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhƣng vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp kê khai sai . Điển hình nhƣ Công ty CP xây dƣ̣ng Thăng Long trong năm 2013 đã bỏ sót không kê khai khoản thu nhƣợng bán ôtô làm giảm thu nhập chịu thuế khác tới 50 triệu đồng. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân từ những hạn chế trong một số quy định của pháp luật thuế + Thuế môn bài: Thuế môn bài áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có thực tế kinh doanh. Thuế thu mỗi năm một lần và chủ yếu thu vào đầu năm. Những cơ sở kinh doanh hoạt động trong 6 tháng đầu năm phải nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu bắt đầu hoạt động trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế cả năm. 56 + Thuế GTGT: Qua thời gian thực hiện, do việc giải quyết những “giải pháp tình thế” bằng các văn bản dƣới luật nên cho đến nay hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thuế GTGT đã rơi vào tình trạng chồng chéo, chắp vá đến mức không thể chấp nhận đƣợc. Đã có hàng trăm văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thuế GTGT và đều có hiệu lực thi hành nhƣ nhau, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành, tổ chức và quản lý thuế. chƣa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh những vấn đề mâu thuẫn, không nhất quán, gây khó khăn khi thực hiện. Đồng thời do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, bản thân luật thuế GTGT cũng đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm, làm ảnh hƣởng tới việc thực hiện luật thuế, một số DN đã lợi dụng một số quy định chƣa chặt chẽ của luật thuế GTGT để gian lận, trốn tránh thuế. việc thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung liên tục nhƣng vẫn chƣa hợp lý, gây nên rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện luật thuế. Việc tồn tại nhiều mức thuế suất không những làm cho công tác hoạch định chính sách thêm phức tạp, mà còn làm cho việc xác định thuế phải nộp cũng gặp khó khăn. Việc chọn các tiêu thức để phân định các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế theo từng mức thuế suất là rất khó. với nhiều mức thuế suất khác nhau, khối lƣợng thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên một cách không đáng có, làm tiêu hao công sức và của cải của xã hội. tạo điều kiện cho đối tƣợng xấu lợi dụng để gian lận, chiếm dụng thuế. + Đối với thuế TNDN Việc ban hành Luật thuế TNDN là nhằm bao quát và điều tiết đƣợc tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng; khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nƣớc tiết kiệm vốn cho đầu tƣ phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn, giảm thuế, từng bƣớc thu hẹp sự khác biệt về chính sách 57 thuế để đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; hệ thống hóa những quy định ƣu đãi về thuế trong nhiều luật khác nhau, bảo đảm sự rõ ràng thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ƣu đãi thuế. Tuy nhiên, quy định về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn dàn trải, phức tạp, chƣa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tƣ để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tƣ vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Đối với các chế tài của pháp luật Các quy định của pháp luật về phạt chậm nộp, cƣỡng chế đối với các đơn vị nợ lớn, chây ỳ chƣa đủ mạnh, chƣa thực sự chặt chẽ và đủ sức răn đe. Thực tế, với mức phạt 0,05%/ngày đối với các khoản nợ dƣới 90 ngày, và 0,07%/ngày với các khoản nợ trên 90 ngày nhƣ hiện nay chỉ đủ sức răn đe với những đơn vị chậm nộp thuế không lâu và số nợ nhỏ hoặc những đơn vị do sơ suất nên chậm nộp thuế mà thôi. - Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp + Do quy mô nhỏ, vốn ít, địa hình giáp biển nên các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn là kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch, tính chất theo mùa vụ, 1 năm chỉ có 3 tháng hè là thời gian cao điểm cho việc hoạt động. Các tháng còn lại các doanh nghiệp về du lịch không phát sinh doanh thu nên việc kê khai và nộp thuế vào thời điểm cuối năm chây ỳ hơn. + Có những doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ không hiệu quả hoặc bị một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn kéo dài; bị chủ đầu tƣ cố tình không thanh toán hoặc không xác nhận nợ sau khi đã hoàn tất việc xây dựng và bàn giao công trình nhiều năm dẫn đến tình trạng không có tiền để nộp nghĩa vụ với NSNN. Có doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế theo đúng thời hạn quy định do chƣa bán đƣợc hàng, chƣa có thu nhập. + Ý thức pháp luật của nhiều chủ doanh nghiệp chƣa cao. Có những chủ 58 doanh nghiệp luôn tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nên một số doanh nghiệp mặc dù có khả năng nhƣng chƣa tự giác nộp, cố tình nợ thuế, đặc biệt là trong giai đoạn nguồn tiền mặt khan hiếm nhƣ năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Đối với các doanh nhân thì mục đích cao nhất trong kinh doanh là lợi nhuận, nên nhiều trƣờng hợp các doanh nhân lợi dụng sơ hở của chính sách và sự lỏng lẻo về công tác quản lý để tìm cách trốn thuế. Ngoài ra, nếu đƣợc sự tiếp tay của các cán bộ ngành thuế thì hành vi trở nên rất tinh vi và khó phát hiện [19]. Sự hiểu biết về chủ trƣơng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, trình độ quản lý kinh tế quản trị kinh doanh và tay nghề của chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động còn thấp chƣa tƣơng xứng với yêu cầu thực tế. Sự hiểu biết của một số chủ doanh nghiệp về các quy định của pháp luật thuế chƣa đầy đủ, chính xác. Nhƣ chúng ta đã biết, tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu của kế toán và thuế có rất nhiều điểm khác nhau. Do đó, nếu kế toán không nắm đầy đủ những sự khác biệt này thì không thể kê khai doanh thu tính thuế chính xác. - Tỉ lệ thuế TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn còn chiế m tỷ lê ̣ thấp là vì , tuy các doanh nghiệp NQD trên điạ bàn đã có sự phát triển đáng kể, nhƣng vẫn chủ yế u là các công ty vƣ̀a và nhỏ . Hơn nƣ̃a số doanh nghiê ̣p mới thành lâ ̣p nhiều nghiê ̣p vẫn còn đang trong giai đoa ̣n ƣu đaĩ , do đó , có rấ t nhiề u doanh , đƣợc miễn , giảm thuế TNDN hoă ̣c chƣa phát sinh nghiã vu ̣ thuế . Thêm vào đó , mặc dù số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng nhƣng số các doanh nghiệp NQD thƣ̣c sƣ̣ đang hoa ̣t đô ̣ng la ̣i không đƣơ ̣c nhƣ vâ ̣y, hàng năm, lƣơ ̣ng doanh nghiệp NQD ngƣ̀ng hoa ̣t đô ̣ng cũng chiếm một lƣợng nhất định , năm 2011 là 32 công ty tƣơng ƣ́ng với 11,2% so với số lƣơ ̣ng doanh nghiệp đã đƣợc cấ p mã số thuế , con số này cũng không biến động nhiều qua các năm 2012 và 2013, các doanh nghiệp ngừng hoạt động đến năm 2013 chỉ tăng lên 1 đơn vị so với năm 2012. 59 Số lƣợng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh cũng không hề nhỏ, nhƣ năm 2011 là 40 đơn vị, năm 2012 là 30 đơn vị và đến năm 2013 là 34 đơn vị chiếm tỷ lệ 10,3% trên tổng số lƣợng doanh nghiệp NQD đã cấp mã . Vì thế, sƣ̣ hiǹ h thành và phát triển doanh nghiệp NQD mới chỉ đạt đƣợc về số lƣợng , còn khi đi vào hoa ̣t đô ̣ng thì la ̣i bô ̣c lô ̣ nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp có tính chất là nhỏ và vừa, theo mùa vụ nên việc thuê đƣợc kế toán chuyên nghiệp của doanh nghiệp rất khó khăn, các doanh nghiệp dựa vào mức công việc trong năm ít nên trả thu nhập cho kế toán ít, lƣơng không đủ sống. Dẫn đến sự đầu tƣ chất xám cho công việc của hệ thống kế toán trên địa bàn rất ít, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nhƣ việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và sự hỗ trợ của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn, chƣa thực sự tạo sự chú ý của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng các đơn vị kê khai sai, nộp tiền sai làm xuất hiện nợ ảo, nợ cần điều chỉnh. 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn Trong thời gian vừa qua, Chi cục thuế luôn tích cực, cố gắng thƣờng xuyên và liên tục trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Do đó, số của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Để có đƣợc kết quả trên thì nguyên nhân khách quan phải kể đến là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lão đạo Chi cục, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban trong và ngoài Chi cục. Nguyên nhân chủ quan phải kể đến đó là sự nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý, nhằm hoàn thành nhiệm vụ của ban lãnh đạo chi cục và toàn thể cán bộ công chức trong chi cục. Để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD trong 60 thời gian qua, ban lãnh đạo chi cục luôn có sự phân công các nhóm công tác tiến hành theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp mà mình quản lý, thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đối tƣợng nộp thuế thực hiện đúng luật thuế mới, lấy chỉ tiêu thực hiện dự toán để đánh giá chất lƣợng cán bộ. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm, che dấu doanh thu, khai tăng chi phí nhằm phản ánh đúng số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp. Các trƣờng hợp thuộc diện đƣợc hƣởng ƣu đãi, miễn giảm thuế đƣợc Chi cục tiến hành lập hồ sơ xem xét, giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện ƣu đãi của nhà nƣớc đƣợc hƣởng quyền lợi của mình. Các trƣờng hợp nợ đọng, dây dƣa tiền thuế đã đƣợc Chi cục triển khai đôn đốc theo quy trình. Do vậy, số nợ đọng giảm so với những năm trƣớc. Công tác rà soát hóa đơn đƣợc triển khai đã phát hiện và xử lý nhiều trƣờng hợp vi phạm chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ. Cán bộ thuế đã có nhiều biện pháp năng động, sáng tạo trong quản lý đôn đốc khai thác tăng thu, đồng thời có biện pháp chống thất thu khá hiệu quả, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện nghiêm túc, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm, góp phần tăng thu. Những hạn chế và nguyên nhân  Những hạn chế: Trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế đạt đƣợc nhiều kết quả tốt việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp quản lý thu thuế đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi vào nhiệm vụ thu ngân sách đƣợc giao. Tuy nhiên, đối với kết quả thu đƣợc còn một số hạn chế: Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế: Còn chƣa sâu sát thực tế, còn nặng về quản lý hành chính thông qua thủ tục giấy tờ dẫn đến còn có nhiều doanh 61 nghiệp bỏ trốn, kinh doanh không đăng ký. Số lƣợng cán bộ trong chi cục còn thiếu, sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các cơ quan liên quan trong việc quản lý các đối tƣợng nộp thuế nhiều khi còn chƣa kịp thời. Công tác quản lý căn cứ tính của các sắc thuế còn để xảy ra nhiều hình thức gian lận nhƣ: Một số doanh nghiệp báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, kê khai khống chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp, hạch toán tăng khấu hao tài sản nhằm làm tăng chi phí, việc ghi chép sổ kế toán của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp NQD chỉ là hình thức… Công tác quản lý nợ thuế của chi cục đã có tiến bộ hơn nhƣng số nợ thuế vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ vẫn còn rất cao so với yêu cầu của Tổng cục thuế đề ra là giảm tỷ lệ nợ xuống dƣới 5% trên tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Công tác quản lý thu nộp thuế và cƣỡng chế nợ thuế còn chƣa chủ động tìm nhiều biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời, thậm chí còn có một số trƣờng hợp cố tình chây ỳ không chịu nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế nhƣng chi cục vẫn chƣa có biện pháp xử lý cƣơng quyết. Tình trạng dây dƣa, nợ đọng tiền thuế còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc đẩy mạnh song do số lƣợng doanh nghiệp NQD còn khá lớn nên số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc kịp thời, chƣa phát hiện hết những hành vi gian lận trong việc hạch toán kế toán của các doanh nghiệp nên chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng thất thu thuế ở các doanh nghiệp NQD một cách tối đa. Công tác kiểm tra kê khai thuế còn chƣa phát hiện kịp thời các sai sót, chƣa thực hiện đi sâu phân tích các tiêu chí để phát hiện các gian lận, bất hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm về thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục còn nặng về kiểm tra tỷ mỷ, toàn diện dẫn đến khối lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra lớn mà chƣa đi sâu vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài 62 chính nhằm phát hiện các bất hợp lý. Chƣa chú trọng đến kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định các doanh nghiệp cần đƣợc thanh tra, kiểm tra. Công tác tuyên truyền hỗ trợ còn chƣa có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn, chƣa thực sự tạo sự chú ý của doanh nghiệp. Công tác này chƣa thực sự đáp ứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai- tự nộp của ngành Thuế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý thuế mới. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế còn nhiều bất cập. Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bƣớc tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi cục thuế, nhìn chung trình độ cán bộ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Việc tổ chức, tập huấn nghiệp vụ trao đổi thông tin còn ít. Chƣa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng, đặc biệt là số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từ đó gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng nhƣ công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Việc triển khai các chƣơng trình tin học đã đƣợc đẩy mạnh song mức độ ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thu thuế chƣa đƣợc nhiều, số cán bộ quản lý thu thuế biết khai thác số liệu trên máy tính phục vụ công tác quản lý thuế chƣa nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa quản lý thu thuế, hơn nữa việc kê khai thuế qua internet còn gặp khó khăn do việc hỗ trợ từ các nhà mạng còn kém trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu cao trong việc kê khai qua internet,  Nguyên nhân của những hạn chế: - Nguyên nhân khách quan Mặc dù đƣợc cán bộ thuế thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhƣng một số doanh nghiệp vẫn chƣa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số bộ phận đối tƣợng nộp thuế chƣa thực hiện tốt 63 quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ kê khai sai, nộp tờ khai khai không đúng thời hạn, nhiều doanh nghiệp kê khai ở mức thuế thấp, chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ để không phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm. Vấn đề nợ thuế tiếp tục gia tăng là do nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về tài; không ít doanh nghiệp đã giải thể phá sản song nợ thuế vẫn bị treo; một số doanh nghiệp đang trong quá trình khiếu nại về cơ chế, chính sách nên chƣa chịu hoàn thành nghĩa vụ của mình… - Nguyên nhân chủ quan: + Về quản lý đối tượng nộp thuế: Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế còn chƣa chủ động nắm bắt thực trạng các doanh nghiệp đang hoạt động và đang quản lý nên dẫn đến có một số doanh nghiệp tự động giải thể, bỏ trốn, mất tích… nên đã xảy ra các trƣờng hợp nợ đọng tiền thuế. Việc phối kết hợp giữa Chi cục thuế về bên Sở kế hoạch- đầu tƣ không kịp thời, dẫn đến việc quản lý đối tƣợng nộp thuế chƣa chặt chẽ. + Về quản lý căn cứ tính thuế TNDN: Do cố ý trốn thuế nên một số doanh nghiệp NQD không tổ chức bộ máy kế toán, không mở sổ sách kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp. Trong lúc đó thì ý thức của ngƣời tiêu dùng lại chƣa quen lấy hóa đơn. Tiền thanh toán đối với doanh nghiệp NQD chủ yếu là tiền mặt do giám đốc nắm giữ, thủ quỹ doanh nghiệp chỉ là hình thức và không thực hiện thanh toán. + Công tác đôn đốc thu nộp, cưỡng chế nợ thuế, quản lý nợ thuế Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này nợ thuế cao là do: Công tác quản lý nợ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nên thiếu kiên quyết chỉ đạo áp 64 dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng kịp thời. Chi cục thuế chƣa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức đôn đốc, nhắc nhở, hay phạt nộp chậm. Việc theo dõi, đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do thiếu các quy định hƣớng dẫn về quản lý và cƣỡng chế thu nợ; chƣa áp dụng các biện pháp mạnh nhƣ trích tài khoản tại ngân hàng, kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Một số nguyên nhân nữa của tình trạng này là do: Việc bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc đầy đủ kịp thời; Cơ quan thuế chƣa thực sự chủ động làm đầy đủ các thủ tục xóa nợ thuế của các doanh nghiệp đã giải thể, bỏ trốn, mất tích… dẫn đến số nợ thuế ảo lớn. + Công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm đã đƣợc đẩy mạnh nhƣng so với yêu cầu còn thấp, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chƣa phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận trong trong tính thuế, kê khai thuế. Trình độ công chức ngành Thuế đã đƣợc nâng lên một bƣớc, song so với nhu cầu còn nhiều bất cập, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, thái độ phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế còn chƣa tận tụy, công tâm, khách quan để đảm bảo quyền lợi của cả nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế. + Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Mặc dù Chi cục đã tổ chức công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, thủ tục hành chính thuế thông qua mô hình “1 cửa”. Tuy nhiên hiệu quả của mô hình này vẫn chƣa cao, bởi vì sự phối hợp của bộ phận này với các bộ phận chức năng khác trong quá trình tổ chức thu thuế còn chƣa chặt chẽ, chƣa bố trí những cán bộ có năng lực nghiệp vụ tại bộ phận này để giải đáp và hƣớng dẫn kịp thời. + Công tác tổ chức bộ máy: Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lƣợng cán bộ không tăng mà số 65 lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh dẫn đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ biến động về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin về đối tƣợng nộp thuế để áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến và tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác. 2.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn hiện nay 2.5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thuế thì giải pháp đầu tiên là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế để giúp cho các doanh nghiệp này có thể dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc kê khai và nộp thuế. Có thể sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế theo hƣớng sau: - Giảm nghĩa vụ đóng góp về thuế và phí của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có điều kiện tăng nhanh tích tụ vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, giá thành, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tạo sự bình đẳng hợp lý hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Cụ thể, Nhà nƣớc đã thống nhất, ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; nâng cao mức khởi điểm chịu thuế; giãn khoảng cách các bậc thuế, bãi bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với thu nhập cao của ngƣời Việt Nam nhằm tiến tới bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài. - Mở rộng thêm đối tƣợng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, tính đồng bộ của các luật thuế nhằm khai thác thêm nguồn thu, ổn định và tăng trƣởng bền vững nguồn thu ngân sách. 66 - Giảm số lƣợng mức thuế suất, đơn giản các thủ tục hành chính thuế nhằm đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tƣợng nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế. Đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hƣớng dẫn giải thích chính sách, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế. - Cần xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật. - Cải cách chính sách thuế đòi hỏi phải có những thay đổi để hƣớng tới hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ cấu các sắc thuế hợp lý và có thể thay đổi sự tập trung cho từng sắc thuế cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập, đồng thời bảo đảm đƣợc nguồn thu ngân sách. - Cần loại bỏ những ƣu đãi khác với thông lệ quốc tế, ảnh hƣởng đến cạnh tranh, có sự phân biệt đối xử nhƣ chính sách nội địa hóa. Những quy định về chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất, thủ tục phải rõ ràng, có lợi thế so với các nƣớc trong khu vực. - Tiếp tục ƣu tiên khi xây dựng chính sách thuế ƣu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, địa bàn cần thu hút đầu tƣ, Khả thi là một trong những nguyên tắc quan trọng của một chính sách thuế, nó đòi hỏi chính sách thuế phải dựa trên nhiều yếu tố nhƣ khả năng đóng góp của các đối tƣợng nộp thuế, trình độ tổ chức, quản lý thu nộp thuế, môi trƣờng pháp lý, ý thức pháp luật và trình độ dân trí. Trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định về khai, nộp thuế theo các hƣớng sau đây: Về thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm: hiện nay pháp luật quy định thời hạn trên là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm dƣơng lịch. Nên quy định cụ thể hạn cuối cùng nộp tờ khai quyết toán năm là ngày 31 tháng 3 của năm tiếp 67 theo năm báo cáo, điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan thuế khi xác định ngày chậm nộp tờ khai quyết toán năm. Về thời hạn nộp thuế: theo quy định hiện hành, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Quy định nhƣ vậy sẽ gặp phải khó khăn trong công tác báo cáo thống kê của ngành thuế, vì toàn bộ chế độ báo cáo tháng đều tính đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Do vậy, nên sửa đổi về thời hạn nộp thuế: “Thời hạn nộp thuế của loại thuế khai theo tháng là ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai thuế”. Quy định nhƣ vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị tiền nộp thuế, phù hợp với kỳ kế toán của doanh nghiệp (tháng, quý, năm). Quy định về cưỡng chế nợ thuế: Theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 129/NĐ-CP/2013 của Chính phủ, các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm: trích tiền từ tài khoản tiền gửi; khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc một phần thu nhập; đình chỉ sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ; tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề. Việc thực hiện các biện pháp cƣỡng chế phải tuân thủ nguyên tắc tuần tự từ 1 đến 7. Qua thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế là nhiều trƣờng hợp dù biết chắc biện pháp trƣớc không thể thực hiện đƣợc, nhƣng vẫn buộc phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để chứng minh không đủ điều kiện thực hiện. Không nên quy định cứng nhắc, nên quy định thêm khi thực hiện các bƣớc trƣớc nhƣng chƣa thu đủ số thuế thì tiếp tục thực hiện bƣớc sau. Mặt khác phải quy định DN phải khai báo với Cơ quan Thuế tất cả các tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho công tác cƣỡng chế nợ thuế. 68 2.5.2. Nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân Nếu chủ doanh nghiệp và các doanh nhân có ý thức pháp luật tốt và chấp hành các quy định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì việc thực hiện pháp luật thuế đƣợc đảm bảo dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này không những bảo vệ lợi ích cho chính bản thân ngƣời nộp thuế mà còn hạn chế đƣợc tình trạng các đối tƣợng xấu lợi dụng khe hở của pháp luật để chiếm đoạt tài sản của Nhà nƣớc, làm giảm đi hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thuế. Để nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật thuế cho các doanh nhân, các chủ doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng của nhà nƣớc, đặc biệt là cơ quan quản lý thuế phải chứng minh cho ngƣời nộp thuế tin rằng: - Mọi hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế đầy đủ. - Nộp thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của công dân, các doanh nhân, doanh nghiệp đƣợc hƣởng sự bảo vệ, sự cung cấp dịch vụ công của Nhà nƣớc thì cũng phải nộp thuế đầy đủ, nghiêm chỉnh để Nhà nƣớc có đủ nguồn kinh phí cần thiết nhằm cung cấp dịch vụ các dịch vụ công cần thiết cho xã hội, phục vụ xã hội. - Trốn thuế, gian lận thuế trƣớc sau gì cũng bị phát hiện và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Ở Sầm Sơn hiện nay, số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến, vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên nhân trƣớc hết là do các doanh nghiệp này chƣa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chƣa hiểu đƣợc quyền thụ hƣởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chƣa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chƣa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình nên tính tuân thủ tự nguyện chƣa cao. Vì vậy, việc giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thuế, việc giải đáp vƣớng mắc, hƣớng dẫn cho 69 doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp các chủ doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế là một trong những giải pháp căn bản. Do đó, trong thời gian tới, để góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ doanh nghiệp và doanh nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chi cục thuế Sầm Sơn cần phải tích cực hỗ trợ, giúp các đối tƣợng này nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế cho Nhà nƣớc, đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, cần hƣớng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp này cách thức tự khai, tự tính, tự nộp thuế cho đúng đắn, chính xác hơn, giảm dần những sai phạm mà họ thƣờng mắc phải; hƣớng dẫn họ cách sử dụng hóa đơn, chứng từ, cách ghi chép sổ sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ thuế phát sinh; cung cấp những thông tin liên quan nhƣ: những doanh nghiệp không còn hoạt động, bỏ trốn, các hóa đơn không còn giá trị lƣu hành; cung cấp một số dịch vụ tƣ vấn khác về thuế và liên quan đến thuế. Đồng thời, cần tạo mối quan hệ thân thiện, thƣờng xuyên giữa các doanh nghiệp với cơ quan thuế, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Để thực hiện đƣợc các yêu cầu đó, cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế tại chi cục thuế, giải đáp thắc mắc của các đối tƣợng nộp thuế có thể là ở tại đội tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa, hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính… Cần đầu tƣ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi, bởi vì đại đa số doanh nghiệp đều muốn đƣợc cơ quan thuế tổ chức tập huấn chính sách thuế. Đồng thời, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có kỹ năng sƣ phạm để nâng cao chất lƣợng công tác tập huấn cho doanh nghiệp. Thời gian tới, chi cục cần tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Thị ủy để chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức 70 pháp luật thuế trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; cung cấp các tài liệu tuyên truyền về thuế thông qua hội nghị báo cáo viên, hội nghị chuyên đề… do Ban Tuyên giáo thực hiện. Chi cục cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và địa phƣơng tổ chức tuyên truyền các nội dung chính sách pháp luật thuế mới, sửa đổi… đồng thời tổ chức đăng tải những nội dung khác nhƣ thông báo các trƣờng hợp cố tình nợ đọng thuế, các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế… trên hệ thống phát thanh, truyền hình thị xã; phát động phóng viên, cộng tác viên trong và ngoài thị xã viết tin, bài phản ánh các hoạt động thu, nộp ngân sách, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong ngành Thuế… Ngoài ra, để khắc phục một phần về việc mua bán hoá đơn bất hợp pháp, hay việc mua phải hoá đơn của các doanh nghiệp đã bỏ trốn mất tích, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa cần có phƣơng pháp phát hiện ra tất cả các hoá đơn đầu vào doanh nghiệp kê khai là bất hợp lý, những hoá đơn doanh nghiệp mua để hợp lý hoá chi phí nhƣng mua phải hoá đơn của doanh nghiệp mua bán hoá đơn hoặc doanh nghiệp đã bỏ trốn mất tích nhƣng vẫn sử dụng hoá đơn. Nhƣng hạn chế của phƣơng pháp này là chỉ thực hiện đƣợc với doanh nghiệp kê khai qua mạng và cũng mới chỉ thử nghiệm trên địa bàn thuộc cục thuế Thanh Hóa. 2.5.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý thuế các DNNQD của cơ quan thuế Giải pháp thứ nhất: Nâng cao năng lực tổ chức quản lý thuế a. Cần kiện toàn bộ máy quản lý thuế - Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đƣợc thực hiện theo lộ trình thích hợp, bảo đảm bộ máy quản lý thuế gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế. Song phải có tính kế thừa và bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách. 71 - Thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ để tạo ra sự năng động, học hỏi, hạn chế tình trạng tiêu cực tại Chi cục Thuế. - Tăng cƣờng năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo nhằm đảm bảo đủ khả năng và hiệu lực tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về thuế và chỉ đạo bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng. b. Nâng cao năng lực cán bộ thuế - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá phân loại và bồi dƣỡng cán bộ. - Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế trong toàn ngành, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác... Trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, ƣu tiên cán bộ có kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện các chức năng quản lý thuế. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế: Xác định cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới; lập kế hoạch đào tạo và đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu mới; xác định số cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sử dụng trong bộ máy mới và có phƣơng án xử lý. - Lựa chọn cán bộ thuế trẻ có kiến thức có ngoại ngữ, tâm huyết đổi mới gửi bồi dƣỡng chuyên sâu tại các nƣớc tiên tiến trong khu vực, năng lực chuyên môn phải tiến dần trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, phù hợp với trình độ quản lý của NNT ngày càng lớn mạnh; thƣờng xuyên cập nhật kiến thức về luật pháp kinh tế quốc tế. - Đội ngũ cán bộ phải đáp ứng đƣợc cả yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài. Gắn đào tạo, sử dụng cán bộ với trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng; xây dựng quy chế, chế độ khen thƣởng và kỷ luật công khai, minh bạch đối với cán bộ quản lý. 72 - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới, các tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đảm bảo chất lƣợng. Xác định các công việc trọng tâm cần tuyển dụng đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế. - Không ngừng tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao phẩm chất đạo đức ngƣời cán bộ, công chức ngành thuế; xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ có cố tình vi phạm chính sách pháp luật thuế, những cán bộ có biểu hiện tha hóa biến chất, thông đồng, tiếp tay cho các hành vi gian lận, trốn lậu thuế nhằm chấn chỉnh, củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ thuế ngày càng trong sạch vững mạnh. Giải pháp thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT - Tăng cƣờng bổ sung thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, các phƣơng tiện làm việc theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, lâu dài cho cán bộ công chức Chi cục Thuế. - Tăng cƣờng hơn nữa trong công tác tuyên truyền, thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm ngƣời nộp thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về hình thức nghĩa vụ nộp thuế… - Hiện đại hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là cung cấp thông tin về thuế và dịch vụ hỗ trợ NNT có chất lƣợng cao từ đó tăng sự tuân thủ tự nguyện các luật thuế. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ NNT có học tập kinh nghiệm tiêu chuẩn đánh giá của các nƣớc trong khu vực có trình độ phát triển tƣơng đƣơng để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ NNT phù hợp. - Phối hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy, phòng văn hóa thông tin huyện, các cơ quan báo, đài để đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách thuế với các hình thức đa dạng, phong phú để mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đồng hành cùng cơ quan Thuế. 73 Vận hành hệ thống trả lời điện thoại tự động: Phối hợp với cơ quan quản lý về thông tin liên lạc đăng ký thực hiện chƣơng trình sử dụng một số điện thoại tổng đài để trả lời NNT. Thực tế cho thấy rằng, một chính sách thuế dù đƣợc hoàn thiện đến đâu nhƣng nếu các chủ thể của các quan hệ thuế không nắm bắt đƣợc những quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế thì chính sách thuế sẽ khó có thể đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả của sự vận dụng chính sách thuế vào thực tiễn cuộc sống. Với chính sách thuế hiện hành, trong thời gian qua chúng ta chỉ mới dừng lại ở khâu tuyên truyền là chính mà chƣa đi sâu vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuế. . Trong điều kiện thực hiện cơ chế các đối tƣợng nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuế càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì muốn cho ngƣời nộp thuế thực hiện tốt việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì phải tạo điều kiện cho họ hiểu biết đầy đủ, tƣờng tận về chính sách thuế, về cách kê khai thuế, về phƣơng pháp tính thuế, thời gian nộp thuế. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế. Cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục hành chính thuế trên địa bàn TX Sầm Sơn đã giúp ngƣời nộp thuế không phải đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều bộ phận, mà còn giám sát đƣợc cơ quan thuế trong việc thi hành công vụ theo đúng thủ tục và thời gian quy định, hạn chế các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Tại bộ phận “một cửa”, cơ quan thuế đã bố trí công chức thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế, các vấn đề doanh nghiệp quan tâm đều đƣợc cơ quan thuế tƣ vấn, hỗ trợ kịp thời. Mặc dù có nhiều cố gắng, chuyển biến tích cực, nhƣng công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách 74 thuế vẫn còn có hạn chế nhất định. Hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT còn đơn điệu, kỹ năng hạn chế... Trong thời gian tới, Cơ quan Thuế cần linh hoạt mở rộng cách thức tuyên truyền, có thể đặt sẵn các tài liệu cấp miễn phí tại các điểm công cộng thuận lợi nhƣ các chợ, bến tàu, bến xe, cửa khẩu, bƣu điện thay vì chỉ đƣợc cung cấp tại cơ quan thuế nhƣ hiện nay. Nếu có điều kiện thì có thể xây dựng mạng lƣới thông tin thông qua hộp thƣ điện tử của doanh nghiệp, khi có văn bản mới thì từ trung tâm dữ liệu của ngành thuế sẽ tự động cập nhật vào hộp thƣ của doanh nghiệp. Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Rà soát, xây dựng các quy định pháp lý bổ sung cho công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Rà soát, hoàn thiện quy trình cƣỡng chế nợ thuế; xây dựng sổ tay nghiệp vụ đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế thuế. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kinh tế theo ngành, phân tích, ứng dụng thông tin từ BCTC phục vụ cho công tác thu nợ nhằm tập trung thu nợ những trƣờng hợp có rủi ro lớn. - Triển khai thực hiện công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế toàn Chi cục. Đẩy mạnh công tác thu nợ thuế đối với những trƣờng hợp nợ đọng thuế lớn, dây dƣa, kéo dài; triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế theo đúng trình tự, thủ tục quy định; phối hợp chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng theo dõi tài khoản của các doanh nghiệp để kịp thời thực hiện các bƣớc cƣỡng chế nợ thuế theo quy định. Hƣớng dẫn, giải quyết nhanh các trƣờng hợp thuộc đối tƣợng xóa nợ; hoàn tất hồ sơ nợ của các NNT giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích, các DN bị khởi tố, giám đốc bị bắt,... thuộc đối tƣợng khó thu để báo cáo Cục Thuế xin chủ trƣơng xử lý. 75 Thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thông thƣờng đối với các khoản nợ chây ỳ. Giải quyết dứt điểm các khoản nợ gọi là “chờ xử lý”. Kiện toàn hệ thống tổ chức thu nợ và cƣỡng chế nợ, bồi dƣỡng nghiệp vụ kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý nợ và cƣỡng chế nợ theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Giải pháp thứ tư: Hoàn thiện công tác kê khai, kế toán thuế - Tăng cƣờng đôn đốc các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế, phấn đấu có tỉ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng thời hạn, đạt chất lƣợng từ 98% trở lên; xử lý phạt theo quy định đối với các trƣờng hợp chậm nộp; ấn định thuế đối với trƣờng hợp không nộp tờ khai hoặc khai thuế không phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh. - Thực hiện hoàn thuế theo đúng quy định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng nhanh vũng quay về vốn, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trƣởng kinh tế. - Đối với các DNNQD hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau: Đội Kê khai - Kế toán thuế phải phân tích, đối chiếu tình hình kê khai thuế GTGT ít nhất trong 2 năm để yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ hoàn thuế đối với trƣờng hợp có dấu hiệu gian lận, sai phạm và kiến nghị Đội Kiểm tra kiểm tra trƣớc khi hoàn thuế để hạn chế rủi ro theo quy định. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân, đảm bảo 100% NNT nộp tờ khai thuế đúng hạn, phát hiện ngay các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế. - Rà soát các doanh nghiệp bỏ trốn, chuyển địa bàn, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản để xác định rõ số lƣợng NNT đang hoạt động, tăng cƣờng kiểm tra DN thƣơng mại không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế nhƣng thực tế kinh doanh để đƣa vào diện quản lý thuế. 76 - Đề xuất Cục thuế Thanh Hóa tiếp tục mở rộng các DNNQD kê khai thuế qua mạng Internet tại Chi cục Thuế để tạo điều kiện cho DN giảm bớt thời gian chi phí nhân lực, vật lực trong kê khai nộp thuế và tập trung hoạt động kinh doanh. - Tiếp tục nâng cao hiệu quả triển khai đề án kết nối quản lý thu ngân sách giữa các ngành Thuế - Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng; khuyến khích các DNNQD kê khai nộp thuế qua hệ thống các ngân hàng thƣơng mại. Giải pháp thứ năm: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế a. Đổi mới toàn diện cơ chế kiểm tra Lựa chọn kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT theo mức độ rủi ro nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của NNT, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế. Chỉ đạo công tác lập danh sách NNT đề nghị Cục Thuế phê duyệt quyết định thanh tra, kiểm tra phải dựa trên các tiêu chí rủi ro, DN có doanh thu lớn, có đột biến trong kê khai, thƣờng xuyên vi phạm,... để tránh lãng phí nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra. b.Công nghệ kiểm tra DN NQD ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, vì vậy khối lƣợng công việc và trình độ quản lý của cơ quan Thuế cùng phải phát triển để đủ sức quản lý thu thuế. Do đó kiến nghị: - Hiện nay Chi cục TX Sầm Sơn cũng nhƣ hệ thống Chi cục Thuế trên toàn quốc đã áp dụng tin học hóa cao trong quản lý thu thuế, tuy nhiên việc tích hợp và liên kết giữa các phần mềm ứng dụng chƣa cao. Tổng cục Thuế cần tiếp tục xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý thuế tích hợp đƣợc số liệu của các phần mềm quản lý thuế hiện nay nhƣ: Quản lý thuế (QLTCC); Quản lý thông tin NNT (TINCC); Quản lý nợ (QTN); Quản lý ấn chỉ (QLAC); Phần mềm thanh tra, kiểm tra (TTR)… và tích hợp cơ sở dữ liệu tập trung để thực hiện tra cứu và phân tích về kê khai, nộp thuế của các NNT. 77 - Tổng cục Thuế tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu NNT, cập nhật lƣu giữ và sử dụng cơ sở dữ liệu về thông tin NNT để làm cơ sở cho công tác quản lý thuế núi chung và công tác kiểm tra giám sát kê khai thuế nói riêng. - Nâng cấp ứng dụng BCTC nhận dữ liệu BCTC đƣợc quét mã vạch từ phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK); xây dựng ứng dụng thực hiện đƣợc việc nhận dữ liệu bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo tờ khai thuế GTGT để cơ quan thuế làm cơ sở đánh giá, quản lý NNT tốt hơn và rất thuận tiện trong đối chiếu xác minh hóa đơn và kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra. c. Đổi mới tổ chức và cán bộ kiểm tra thuế - Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra. Các cán bộ kiểm tra tuyển chọn phải có năng lực thực tế, am hiểu chính sách thuế và pháp luật tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và kiểm tra đƣợc các hoạt động thƣơng mại ngày càng tinh vi của NNT, chống thất thu thuế... - Từng bƣớc kiện toàn lại cán bộ thuế đang làm công tác kiểm tra thuế để có khoảng 30% tổng số cán bộ biên chế của Chi cục Thuế đủ năng lực và trình độ làm công tác thanh tra, kiểm tra. - Kiến nghị Cục Thuế trình Tổng cục Thuế bổ sung chức năng thanh tra thuế cho Chi cục Thuế trong toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thực tế. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện theo cơ chế nộp thuế mới, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trƣờng hợp các đối tƣợng nộp thuế tính thuế không đủ, không đúng, dây dƣa 78 nợ thuế; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trƣờng hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Các cơ quan thanh tra ngành thuế cần tiến hành phân loại các đối tƣợng nộp thuế trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra của mình theo mức độ rủi ro về tình trạng thất thu thuế và về độ tín nhiệm của các đối tƣợng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc, theo đó những đối tƣợng có biểu hiện vi phạm pháp luật thuế thì phải có kế hoạch tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi sai phạm nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung đối với các đối tƣợng nộp thuế. Giải pháp thứ sáu: Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế. Theo sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp NQD đƣợc thành lập ngày càng nhiều, đòi hỏi phải chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, điều này giúp tiết kiệm không chỉ về nhân lực mà còn kéo theo nhiều lợi ích khác. Thực tế hiện nay khi ngƣời nộp thuế có yêu cầu cần tƣ vấn, thì công chức làm công tác tƣ vấn phải tra cứu nhiều tài liệu, mất nhiều thời gian. Ngành thuế cần xây dựng trung tâm khai thác tài liệu có phân loại ra thành nhiều tiêu chí cần tra cứu để dễ dàng tìm nhanh vấn đề cần tìm hiểu. Hiện nay việc xác minh hóa đơn của cơ quan thuế mất rất nhiều thời gian, và nhiều khi không kịp thời đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Ví dụ nhƣ cần xác minh thông tin về một số hóa đơn khi thực hiện giải quyết hoàn thuế, thì công chức thuế phải lập phiếu yêu cầu xác minh gửi cơ quan thuế liên quan. Thực tế thời gian kể từ khi gửi phiếu yêu cầu xác minh đến khi nhận đƣợc kết quả trả lời xác minh thƣờng rất lâu, trong khi thời hạn giải quyết hoàn thuế không đƣợc phép kéo dài so với quy định. Nếu kết quả xác minh hóa đơn phát hiện có sự sai lệch so với kê khai của doanh nghiệp dẫn tới 79 không đủ điều kiện hoàn thuế, nhƣng doanh nghiệp đã đƣợc giải quyết hoàn thuế, thì việc thu hồi tiền thuế đã hoàn là rất phức tạp và khó khăn, thậm chí có thể không thu hồi đƣợc. Nếu ngành thuế xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, thì việc xác minh sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng. Công chức thuế chỉ cần truy cập vào hệ thống là có thể tìm ngay đƣợc thông tin cần thiết, trên cơ sở đó ngăn chặn và hạn chế sai phạm. Nhƣng đồng thời cũng phải quy định rõ việc kết xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của ngành thuế cũng phải đƣợc coi là có căn cứ pháp lý, để việc xử lý của cơ quan thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu này chỉ một số bộ phận của cơ quan thuế đƣợc truy cập vào. Mục tiêu tổng quát của cả giai đoạn 2011 – 2015 là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế nhằm phục vụ ngƣời nộp thuế và doanh nghiệp tốt hơn, chất lƣợng hơn. Triển khai hệ thống ứng dụng CNTT đáp ứng tự động hóa 95% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 100% các chức năng quản lý thuế đƣợc ứng dụng CNTT. Cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử đạt 90% doanh nghiệp, nộp thuế điện tử đạt 80%, cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thƣờng xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử. Tổng cục Thuế đã xác định rõ lộ trình thực hiện Chƣơng trình Ứng dụng CNTT trong 5 năm tới với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu của năm 2011, năm 2012, và 2013 đã đƣợc thực hiện đáp ứng yêu cầu sửa đổi Luật Quản lý thuế và cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Triển khai các nội dung, dự án gồm: Triển khai nâng cấp hệ thống ứng dụng theo nội dung sửa đổi Luật Quản lý thuế; Chuyển đổi kiến trúc hệ thống Ứng dụng 80 Quản lý thuế theo mô hình xử lý tập trung; Triển khai rộng Ứng dụng Kê khai thuế/ nộp thuế qua mạng, dịch vụ nhắn tin thông tin về thuế (SMS); Triển khai Ứng dụng Khai thác cơ sở dữ liệu đối tƣợng nộp thuế tập trung tại Tổng cục; Triển khai rộng Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế thu nhập cá nhân... Cơ quan thuế các cấp cần đƣợc quan tâm là cơ sở hạ tầng, từ không gian làm việc đến hệ thống máy tính, đƣờng truyền dữ liệu. Không thể không nhắc đến đội ngũ công chức để vận hành hệ thống thông tin điện tử. Vì nếu ngành thuế xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin điện tử hiện đại và đội ngũ cán bộ tin học có chuyên môn đào tạo tốt để nâng cao khả năng khai thác, vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mang lại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Các giải pháp khác - Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý thu thuế: Thực tế quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn cho thấy công tác quản lý thuế nếu đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt thì hiệu quả rất cao, đồng thời mang ý nghĩa chính trị, xã hội. Đặc biệt là công tác vận động, tổ chức thu nợ đọng thuế và tổ chức cƣỡng chế nợ thuế ở các doanh nghiệp. Tất nhiên với mỗi đối tƣợng nộp thuế có đặc thù riêng, thì phải có cách tiếp cận thích hợp. Nhƣng rõ ràng một điều là chủ doanh nghiệp, hoặc ngƣời đại diện của doanh nghiệp hầu hết là ngƣời địa phƣơng, nếu không phải là ngƣời địa phƣơng thì cũng phải chịu sự quản lý về mặt hành chính của chính quyền địa phƣơng. Đây là điểm hầu hết chúng ta chƣa quan tâm để có gắn trách nhiệm của chính quyền địa phuơng giữa việc quản lý hành chính đối với công dân với việc quản lý thuế. Thông qua chính quyền địa phƣơng, Cơ quan Thuế có thể xác định khá rõ tình hình kinh tế của các thành viên góp vốn, chủ 81 doanh nghiệp, giám đốc điều hành cũng nhƣ các mối quan hệ của các cá nhân này, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm soát kịp thời và thích hợp khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu bất thƣờng. - Nâng cao năng lực quản lý, ý thức tự giác của doanh nghiệp: Thực tế đã chứng minh doanh nghiệp nào làm ăn manh mún, hoặc thua lỗ thì ý thức chấp hành pháp luật kém. Doanh nghiệp nào có khả năng tài chính tốt, uy tín trên thị trƣờng thì ý thức pháp luật tốt, những doanh nghiệp này thƣờng rất ngại và sợ bị cơ quan quản lý xử phạt. Về chủ quan thì cơ quan thuế sẽ phải thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế đến toàn thể dân chúng nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Thế nhƣng để thực hiện tốt pháp luật thuế thì ý thức thôi chƣa đủ, nhất là vận dụng, thực hiện đối với các doanh nghiệp một loại hình kinh doanh có mối quan hệ phức tạp, đa dạng, trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta chƣa đƣợc hoàn thiện. Mà còn phải nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp trong quản lý, điều hành doanh nghiệp trên các các mặt nhƣ đặt quan hệ đối tác, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sử dụng nhân lực. Tất cả những cái đó nhằm xây dựng năng lực tài chính vững mạnh, uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Khi có một nền tảng nhƣ vậy thì doanh nghiệp chắn chắn sẽ thực hiện tốt những quy định của pháp luật. Việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của doanh nghiệp phải đƣợc bắt đầu ngay từ khi khởi sự doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp, kể cả cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thực sự quan tâm, điều đó đã dẫn đến chủ sở hữu doanh nghiệp chƣa có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp cũng nhƣ các quy định mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Đặc biệt là trình độ, năng lực điều hành của giám đốc các doanh nghiệp. Do vậy nên có quy định giám đốc doanh nghiệp 82 (ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) phải đƣợc chứng nhận đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng là điều kiện tốt cho việc thực thi pháp luật thuế. - Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ tư vấn thuế tư .Việc cung cấp dịch vụ tƣ vấn thuế là nhu cầu rất thiết thực của các đối tƣợng nộp thuế. Hiện nay, tƣ vấn thuế chỉ đơn thuần là hoạt động mang tính chất của một dịch vụ công. Trong thời gian tới cần nhân rộng việc áp dụng mô hình dịch vụ tƣ vấn thuế công, nhƣng đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ tƣ vấn thuế tƣ, bởi với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng nhƣ hiện nay của các đối tƣợng nộp thuế, hoạt động tƣ vấn thuế công của Nhà nƣớc sẽ không thể đáp ứng đủ. Do vậy, việc khuyến khích hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ tƣ vấn thuế không chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế mà đó còn là nhiệm vụ chung của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức xã hội nhằm giúp cho các đối tƣợng nộp thuế hiểu biết rõ, kịp thời về chính sách thuế hiện hành của Nhà nƣớc, hỗ trợ các đối tƣợng nộp thuế. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật, chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc của các đối tƣợng nộp thuế, góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế. 83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Sầm Sơn gần đây đã phát triển tƣơng đối nhanh về số lƣợng và ngành nghề kinh doanh và đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế ở địa phƣơng, các khoản thuế do các doanh nghiệp này nộp cho Nhà nƣớc đã cung cấp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc. Xem xét thực trạng thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp này thời gian qua cho thấy phần lớn các doanh nghiệp này thực hiện tƣơng đối các quy định của pháp luật thuế, kể cả thực hiện nghĩa vụ nộp thuế lẫn nghĩa vụ kê khai thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp trên địa bàn vi phạm pháp luật thuế nhƣ trốn thuế, dây dƣa, nợ đọng thuế, kê khai các nguồn thu để tính thuế và chi phí đƣợc trừ không chính xác... Sở dĩ có thực trạng đó là do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật của các chủ doanh nghiệp, doanh nhân chƣa cao, bên cạnh đó là sự bất cập, hạn chế trong một số quy định của pháp luật thuế hiện hành. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn thì cần phải thực hiện một số giải pháp mà cơ bản nhất là tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ doanh nghiệp và giới doanh nhân trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. 84 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trƣờng, tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh tế do cá nhân, tổ chức đầu tƣ vốn, thành lập và tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này đƣợc hƣởng quyền tự do kinh doanh và nhiều quyền tự do khác theo pháp luật, song cũng có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong đó có pháp luật thuế. Thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn những năm gần đây phát triển khá nhanh về số lƣợng và lĩnh vực kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp này thực hiện tƣơng đối nghiêm chỉnh pháp luật thuế, họ kê khai tƣơng đối đầy đủ các khoản doanh thu chịu thuế và nộp thuế nghiêm chỉnh, đúng hạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở đây có hành vi vi phạm pháp luật thuế nhƣ che giấu doanh thu, kê khai không chính xác các khoản doanh thu phải chịu thuế và trốn thuế, gian lận thuế, dây dƣa, nợ đọng thuế... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm này là do ý thức pháp luật của một số chủ doanh nghiệp cũng nhƣ doanh nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài chƣa cao, bên cạnh đó còn do một số điểm bất cập, hạn chế trong pháp luật thuế. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã 85 Sầm Sơn thì bên cạnh biện pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp loại này, giải pháp căn bản và có ý nghĩa quyết định hơn là phải nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ doanh nghiệp và doanh nhân, giúp họ nhận thức đúng đắn nội dung của pháp luật thuế đồng thời có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó. Đứng trƣớc đòi hỏi đó của thực tiễn, luận văn “Thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa” đã nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm tìm giải pháp hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thị xã Sầm Sơn. Luận văn đã chỉ ra đƣợc các kết quả sau: Thứ nhất, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cũng chỉ ra bên cạnh việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp là hoạt động quản lý của cơ quan thuế. Thứ hai, đã đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn qua những số liệu cụ thể, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thị xã Sầm Sơn. Thứ ba, Chỉ ra yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về thuế của DNNQD ở Sầm Sơn, và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Ái (2000), Thuế nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC Ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 3. Bộ tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011 đến 2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế 2011 – 2015, NXB Tài Chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Hà Nội. 5. Bộ tài chính (2012), Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012, Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế, Hà Nội. 6. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (Kèm theo 2 files về mẫu biểu theo thông tư 156-2013-TT-BTC), Hà Nội. 7. Chi cục thuế Thị xã Sầm Sơn (2011 - 2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế, Thanh Hóa. 8. Chính phủ (2007), Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định 98/2007/NĐ-CP, Hà Nội. 9. Chính phủ (2007), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định Chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế, Hà Nội. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Hà Nội. 11. Chính Phủ (2008), Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2008 về việc quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính, Hà Nội. 87 12. Chính phủ (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, Hà Nội. 13. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 7/6/2013, quy đi ̣nh về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội. 15. Chính phủ (2013), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi ̣ đi ̣nh số 129/2013/NĐ-CP ngày 7/6/2013, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Thanh Hoài, Lê Xuân Trƣờng, Lê Thị Liên (2008), Giáo trình nghiệp vụ thuế, NXB Tài chính, Hà Nội. 18. Học viện hành chính quốc gia (2001), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Vĩnh Hùng (1997), “Vấn đề vốn trong các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (96). 20. Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên) (1991-1992), Giáo trình triết học Mac-Lênin, tr.118-119, NXB Giáo Dục. 21. Michel Bouvier (2005), Nhập môn luật thuế đại cương và lý thuyết thuế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội. 24. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2007), Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 88 25. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội. 26. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 27. Thị Ủy Sầm Sơn (2010), Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn Hội Hội nghị lần thứ 22 - Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn khóa XV, Thanh Hóa, (nhiệm kỳ 2010-2015), Thanh Hóa. 28. Đăng Thủy (2011), Giáo trình nghiệp vụ thuế, Buôn Mê Thuột. 29. Tổng cục Thuế (2008), Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Hà Nội. 30. Tổng cục thuế (2010), Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011, Quyết định ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, Hà Nội. 31. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế; Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế, Hà Nội. 32. Tổng cục Thuế (2010-2011), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2010 và nhiệm vụ công tác thuế năm 2011, Hà Nội. 33. Trƣờng Đại học luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Trƣờng Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật thuế Việt Nam – trường, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Tuyến (2008), Các nguyên tắc cơ bản của PL thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật Thuế, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, www.luathoc.vn. 89 [...]... Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chương 2: Thực trạng thực hiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1 Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong nền kinh tế nhiều... hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp quốc doanh chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố mà cơ bản là ý thức pháp luật của các doanh nhân, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý thuế 28 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM... pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa, tìm ra nguyên nhân đƣa đến thực trạng đó - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn trong thời gian tới 4 Đối tượng và... cứu của đề tài là pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Từ đó kiến nghị đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách pháp luật thuế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. .. thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội bởi các chủ thể sản xuất kinh doanh trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống Việc thực hiện. .. nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống Khái niệm trên cho thấy chủ thể thực hiện pháp luật thuế ở đây là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hình thức thực hiện pháp luật thuế của họ chủ yếu là thi hành pháp luật, ... đồng 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.4.1 Ý thức pháp luật của các doanh nhân trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trên cơ sở quan niệm về ý thức pháp luật nói chung, có thể hiểu ý thức pháp luật của doanh nhân là tổng thể những quan điểm, quan niệm, tƣ tƣởng về pháp luật và thái độ, tình cảm, sự đánh giá của doanh nhân đối với pháp luật. .. nộp lệ phí thực hiện một số thủ tục hành chính 1.3 Khái niệm thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong khoa học pháp lý Việt Nam có nhiều cách diễn đạt về khái niệm thực hiện pháp luật, chẳng hạn: Thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật [18, tr.344] Hoặc: Thực hiện pháp luật là hoạt... "Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện những yêu cấu của pháp luật, thực hiện pháp 19 luật là hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống” Trong các cơ sở đào tạo luật học nói trên, thực hiện pháp luật đƣợc giải thích là gồm bốn hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật. .. ích của doanh nghiệp mình lên trên lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích chung của xã hội thì họ sẽ tìm mọi cách để 23 vi phạm pháp luật thuế, có thể kê khai không trung thực, gian lận, chây ỳ, nợ thuế hoặc trốn thuế Ảnh hƣởng của ý thức pháp luật của doanh nhân tới việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thể hiện ở chỗ khi các doanh nghiệp đều ý thức đƣợc rằng việc nộp thuế ...I HC QUC GIA H NI KHOA LUT NG TH XUYấN THựC HIệN PHáP LUậT Về THUế Của DOANH NGHIệP NGOàI QUốC DOANH TRÊN ĐịA BàN THị Xã SầM SƠN, THANH HóA Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s Nh nc v Phỏp... kinh doanh ca cỏc doanh nghip ngoi quc doanh, giỳp cỏc doanh nghip ny kinh doanh cú hiu qu, thu c li nhun cao; quy nh v loi thu, mc thu phi np l phự hp vi kh nng v iu kin kinh doanh ca cỏc doanh. .. trao i hng hoỏ ch yu l cỏc doanh nghip Hot ng kinh doanh bao gm hot ng kinh doanh t nhõn v hot ng kinh doanh ca Nh nc Vic phõn bit hot ng kinh doanh t nhõn vi hot ng kinh doanh ca Nh nc cn c vo vic

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w