Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thuế thì giải pháp đầu tiên là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế để giúp cho các doanh nghiệp này có thể dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc kê khai và nộp thuế. Có thể sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế theo hƣớng sau:
- Giảm nghĩa vụ đóng góp về thuế và phí của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có điều kiện tăng nhanh tích tụ vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, giá thành, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tạo sự bình đẳng hợp lý hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Cụ thể, Nhà nƣớc đã thống nhất, ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; nâng cao mức khởi điểm chịu thuế; giãn khoảng cách các bậc thuế, bãi bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với thu nhập cao của ngƣời Việt Nam nhằm tiến tới bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài.
- Mở rộng thêm đối tƣợng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, tính đồng bộ của các luật thuế nhằm khai thác thêm nguồn thu, ổn định và tăng trƣởng bền vững nguồn thu ngân sách.
- Giảm số lƣợng mức thuế suất, đơn giản các thủ tục hành chính thuế nhằm đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tƣợng nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế. Đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hƣớng dẫn giải thích chính sách, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế.
- Cần xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật.
- Cải cách chính sách thuế đòi hỏi phải có những thay đổi để hƣớng tới hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ cấu các sắc thuế hợp lý và có thể thay đổi sự tập trung cho từng sắc thuế cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập, đồng thời bảo đảm đƣợc nguồn thu ngân sách.
- Cần loại bỏ những ƣu đãi khác với thông lệ quốc tế, ảnh hƣởng đến cạnh tranh, có sự phân biệt đối xử nhƣ chính sách nội địa hóa. Những quy định về chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất, thủ tục phải rõ ràng, có lợi thế so với các nƣớc trong khu vực.
- Tiếp tục ƣu tiên khi xây dựng chính sách thuế ƣu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, địa bàn cần thu hút đầu tƣ,
Khả thi là một trong những nguyên tắc quan trọng của một chính sách thuế, nó đòi hỏi chính sách thuế phải dựa trên nhiều yếu tố nhƣ khả năng đóng góp của các đối tƣợng nộp thuế, trình độ tổ chức, quản lý thu nộp thuế, môi trƣờng pháp lý, ý thức pháp luật và trình độ dân trí. Trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định về khai, nộp thuế theo các hƣớng sau đây:
Về thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm: hiện nay pháp luật quy định thời hạn trên là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm dƣơng lịch. Nên quy định cụ thể hạn cuối cùng nộp tờ khai quyết toán năm là ngày 31 tháng 3 của năm tiếp
theo năm báo cáo, điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan thuế khi xác định ngày chậm nộp tờ khai quyết toán năm.
Về thời hạn nộp thuế: theo quy định hiện hành, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Quy định nhƣ vậy sẽ gặp phải khó khăn trong công tác báo cáo thống kê của ngành thuế, vì toàn bộ chế độ báo cáo tháng đều tính đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Do vậy, nên sửa đổi về thời hạn nộp thuế: “Thời hạn nộp thuế của loại thuế khai theo tháng là ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai thuế”. Quy định nhƣ vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị tiền nộp thuế, phù hợp với kỳ kế toán của doanh nghiệp (tháng, quý, năm).
Quy định về cưỡng chế nợ thuế:
Theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 129/NĐ-CP/2013 của Chính phủ, các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm: trích tiền từ tài khoản tiền gửi; khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc một phần thu nhập; đình chỉ sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ; tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.
Việc thực hiện các biện pháp cƣỡng chế phải tuân thủ nguyên tắc tuần tự từ 1 đến 7. Qua thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế là nhiều trƣờng hợp dù biết chắc biện pháp trƣớc không thể thực hiện đƣợc, nhƣng vẫn buộc phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để chứng minh không đủ điều kiện thực hiện. Không nên quy định cứng nhắc, nên quy định thêm khi thực hiện các bƣớc trƣớc nhƣng chƣa thu đủ số thuế thì tiếp tục thực hiện bƣớc sau. Mặt khác phải quy định DN phải khai báo với Cơ quan Thuế tất cả các tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho công tác cƣỡng chế nợ thuế.