Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc, cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nƣớc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Bằng quyền lực chính trị, nhà nƣớc tạo ra cho thuế tính ổn định, sự tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế. Các yếu tố nhƣ đối tƣợng nộp thuế, thuế suất,... đƣợc quy định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho quốc gia. Nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự giác của các doanh nhân mà chủ yếu là bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nƣớc, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuyết phục, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc.
Có thể khẳng định các quy định của pháp luật thuế không thể trở thành hiện thực, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ kê khai và nộp thuế nếu không có hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý thuế bởi vì đó chính là các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật thuế.
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định:
Nội dung quản lý thuế bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; kiểm tra thuế,
thanh tra thuế; cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [23, Điều 3]. Quy định này cho thấy chức năng của cơ quan quản lý thuế bao gồm các hoạt động sau:
- Quản lý người nộp thuế thông qua việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp để có sơ sở kiểm soát thuế;
- Kiểm soát căn cứ tính thuế. Trong điều kiện các doanh nghiệp đƣợc phép tự tính, tự khai và tự nộp thuế thì nếu các cơ quan quản lý kiểm soát tốt căn cứ tính thuế sẽ bảo đảm cho việc tính thuế của các doanh nghiệp là đúng đắn, chính xác, bảo đảm đƣợc nguồn thu phù hợp cho ngân sách nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu các cơ quan quản lý thuế không kiểm soát căn cứ tính thuế một cách nghiêm túc thì có thể bỏ lọt những trƣờng hợp tính thuế không đúng, thấp hơn mức quy định và làm thất thu cho ngân sách nhà nƣớc.
- Quản lý việc kê khai, nộp thuế
Trong cơ chế tự tính, tự khai thì quản lý kê khai, nộp thuế là hết sức quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức kê khai, nộp thuế đúng hạn, đủ tiền thuế sẽ hạn chế nợ đọng. Thông qua quản lý việc kê khai thuế để có phƣơng pháp đánh giá, giám sát, thanh tra và kiểm tra trên cơ sở xây dựng các tiêu chí rủi ro, đồng thời có thể quản lý tốt các doanh nghiệp, kịp thời có biện pháp hƣớng dẫn, nhắc nhở để các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, nộp thuế đúng hạn. Quản lý thu nộp thuế là việc kiểm tra, theo dõi số tiền thuế mà doanh nghiệp thực tế nộp vào NSNN so với số liệu kê khai. Thông qua việc quản lý thu nộp thuế, cơ quan quản lý có thể phát hiện ra các doanh nghiệp nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế để áp dụng các chế tài và biện pháp xử lý răn đe, giáo dục NNT nộp đúng, nộp đủ số thuế phát sinh vào NSNN, góp phần làm cho pháp luật thuế đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh.
- Quản lý việc miễn, giảm, hoàn thuế
Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhằm thực hiện mục tiêu ƣu đãi thuế của Nhà nƣớc đối với một số đối tƣợng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thƣơng mại quốc tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc và mục tiêu xây dựng một chính sách thuế công bằng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hoàn thuế cho doanh nghiệp để khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy SXKD phát triển. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế, do vậy ngoài việc đề ra các chính sách rõ ràng thì Nhà nƣớc cũng cần có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế các trƣờng hợp gian lận trong miễn, giảm và hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền từ NSNN.
- Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra là khâu hậu kiểm trong quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trƣờng hợp gian lận thuế. Đặc biệt trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và với sự lớn mạnh của doanh nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng thì vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế lại càng quan trọng.
Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN ngoài quốc doanh bao gồm:
+ Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế của các doanh nghiệp. + Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế.
+ Thanh tra, kiểm tra việc nộp thuế vào NSNN. + Thanh tra, kiểm tra việc miễn, giảm, hoàn thuế.
Tất cả các hoạt động này nếu đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật thì sẽ đảm bảo cho pháp luật thuế đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngƣời dân, doanh nghiệp và Nhà nƣớc.
Pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nƣớc để thực hiện các mục tiêu xác định trƣớc.
Pháp luật thuế có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, nó vừa là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội, vừa tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Vì thế, pháp luật thuế đƣợc nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đƣờng lối, chính sách kinh tế trong một thời kì nhất định của đất nƣớc, đồng thời cũng là công cụ để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật thuế chỉ có thể đảm nhiệm đƣợc vai trò của mình khi đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội bởi các chủ thể sản xuất kinh doanh trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hành vi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai chính xác và giao nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế do pháp luật quy định nhằm làm cho các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Việc thực hiện pháp luật thuế của các doanh nghiệp quốc doanh chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố mà cơ bản là ý thức pháp luật của các doanh nhân, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý thuế.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thị xã Sầm Sơn