Đánh giá chung về công tác quản lý thuế đối với doanh

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hoá (Trang 67 - 73)

ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn

Trong thời gian vừa qua, Chi cục thuế luôn tích cực, cố gắng thƣờng xuyên và liên tục trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Do đó, số của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Để có đƣợc kết quả trên thì nguyên nhân khách quan phải kể đến là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lão đạo Chi cục, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban trong và ngoài Chi cục. Nguyên nhân chủ quan phải kể đến đó là sự nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý, nhằm hoàn thành nhiệm vụ của ban lãnh đạo chi cục và toàn thể cán bộ công chức trong chi cục.

thời gian qua, ban lãnh đạo chi cục luôn có sự phân công các nhóm công tác tiến hành theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp mà mình quản lý, thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đối tƣợng nộp thuế thực hiện đúng luật thuế mới, lấy chỉ tiêu thực hiện dự toán để đánh giá chất lƣợng cán bộ. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm, che dấu doanh thu, khai tăng chi phí nhằm phản ánh đúng số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp. Các trƣờng hợp thuộc diện đƣợc hƣởng ƣu đãi, miễn giảm thuế đƣợc Chi cục tiến hành lập hồ sơ xem xét, giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện ƣu đãi của nhà nƣớc đƣợc hƣởng quyền lợi của mình. Các trƣờng hợp nợ đọng, dây dƣa tiền thuế đã đƣợc Chi cục triển khai đôn đốc theo quy trình. Do vậy, số nợ đọng giảm so với những năm trƣớc.

Công tác rà soát hóa đơn đƣợc triển khai đã phát hiện và xử lý nhiều trƣờng hợp vi phạm chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ.

Cán bộ thuế đã có nhiều biện pháp năng động, sáng tạo trong quản lý đôn đốc khai thác tăng thu, đồng thời có biện pháp chống thất thu khá hiệu quả, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện nghiêm túc, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm, góp phần tăng thu.

Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế:

Trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế đạt đƣợc nhiều kết quả tốt việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp quản lý thu thuế đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi vào nhiệm vụ thu ngân sách đƣợc giao. Tuy nhiên, đối với kết quả thu đƣợc còn một số hạn chế:

Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế: Còn chƣa sâu sát thực tế, còn nặng về quản lý hành chính thông qua thủ tục giấy tờ dẫn đến còn có nhiều doanh

nghiệp bỏ trốn, kinh doanh không đăng ký. Số lƣợng cán bộ trong chi cục còn thiếu, sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các cơ quan liên quan trong việc quản lý các đối tƣợng nộp thuế nhiều khi còn chƣa kịp thời.

Công tác quản lý căn cứ tính của các sắc thuế còn để xảy ra nhiều hình thức gian lận nhƣ: Một số doanh nghiệp báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, kê khai khống chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp, hạch toán tăng khấu hao tài sản nhằm làm tăng chi phí, việc ghi chép sổ kế toán của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp NQD chỉ là hình thức…

Công tác quản lý nợ thuế của chi cục đã có tiến bộ hơn nhƣng số nợ thuế vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ vẫn còn rất cao so với yêu cầu của Tổng cục thuế đề ra là giảm tỷ lệ nợ xuống dƣới 5% trên tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Công tác quản lý thu nộp thuế và cƣỡng chế nợ thuế còn chƣa chủ động tìm nhiều biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời, thậm chí còn có một số trƣờng hợp cố tình chây ỳ không chịu nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế nhƣng chi cục vẫn chƣa có biện pháp xử lý cƣơng quyết.

Tình trạng dây dƣa, nợ đọng tiền thuế còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc đẩy mạnh song do số lƣợng doanh nghiệp NQD còn khá lớn nên số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc kịp thời, chƣa phát hiện hết những hành vi gian lận trong việc hạch toán kế toán của các doanh nghiệp nên chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng thất thu thuế ở các doanh nghiệp NQD một cách tối đa. Công tác kiểm tra kê khai thuế còn chƣa phát hiện kịp thời các sai sót, chƣa thực hiện đi sâu phân tích các tiêu chí để phát hiện các gian lận, bất hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm về thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục còn nặng về kiểm tra tỷ mỷ, toàn diện dẫn đến khối lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra lớn mà chƣa đi sâu vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài

chính nhằm phát hiện các bất hợp lý. Chƣa chú trọng đến kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định các doanh nghiệp cần đƣợc thanh tra, kiểm tra.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ còn chƣa có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn, chƣa thực sự tạo sự chú ý của doanh nghiệp. Công tác này chƣa thực sự đáp ứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai- tự nộp của ngành Thuế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý thuế mới.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế còn nhiều bất cập. Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bƣớc tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi cục thuế, nhìn chung trình độ cán bộ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Việc tổ chức, tập huấn nghiệp vụ trao đổi thông tin còn ít. Chƣa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng, đặc biệt là số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từ đó gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng nhƣ công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Việc triển khai các chƣơng trình tin học đã đƣợc đẩy mạnh song mức độ ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thu thuế chƣa đƣợc nhiều, số cán bộ quản lý thu thuế biết khai thác số liệu trên máy tính phục vụ công tác quản lý thuế chƣa nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa quản lý thu thuế, hơn nữa việc kê khai thuế qua internet còn gặp khó khăn do việc hỗ trợ từ các nhà mạng còn kém trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu cao trong việc kê khai qua internet,

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan

Mặc dù đƣợc cán bộ thuế thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhƣng một số doanh nghiệp vẫn chƣa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số bộ phận đối tƣợng nộp thuế chƣa thực hiện tốt

quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ kê khai sai, nộp tờ khai khai không đúng thời hạn, nhiều doanh nghiệp kê khai ở mức thuế thấp, chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ để không phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.

Vấn đề nợ thuế tiếp tục gia tăng là do nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về tài; không ít doanh nghiệp đã giải thể phá sản song nợ thuế vẫn bị treo; một số doanh nghiệp đang trong quá trình khiếu nại về cơ chế, chính sách nên chƣa chịu hoàn thành nghĩa vụ của mình…

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Về quản lý đối tượng nộp thuế:

Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế còn chƣa chủ động nắm bắt thực trạng các doanh nghiệp đang hoạt động và đang quản lý nên dẫn đến có một số doanh nghiệp tự động giải thể, bỏ trốn, mất tích… nên đã xảy ra các trƣờng hợp nợ đọng tiền thuế. Việc phối kết hợp giữa Chi cục thuế về bên Sở kế hoạch- đầu tƣ không kịp thời, dẫn đến việc quản lý đối tƣợng nộp thuế chƣa chặt chẽ.

+ Về quản lý căn cứ tính thuế TNDN:

Do cố ý trốn thuế nên một số doanh nghiệp NQD không tổ chức bộ máy kế toán, không mở sổ sách kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp. Trong lúc đó thì ý thức của ngƣời tiêu dùng lại chƣa quen lấy hóa đơn. Tiền thanh toán đối với doanh nghiệp NQD chủ yếu là tiền mặt do giám đốc nắm giữ, thủ quỹ doanh nghiệp chỉ là hình thức và không thực hiện thanh toán.

+ Công tác đôn đốc thu nộp, cưỡng chế nợ thuế, quản lý nợ thuế

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này nợ thuế cao là do: Công tác quản lý nợ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nên thiếu kiên quyết chỉ đạo áp

dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng kịp thời. Chi cục thuế chƣa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức đôn đốc, nhắc nhở, hay phạt nộp chậm. Việc theo dõi, đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do thiếu các quy định hƣớng dẫn về quản lý và cƣỡng chế thu nợ; chƣa áp dụng các biện pháp mạnh nhƣ trích tài khoản tại ngân hàng, kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Một số nguyên nhân nữa của tình trạng này là do: Việc bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc đầy đủ kịp thời; Cơ quan thuế chƣa thực sự chủ động làm đầy đủ các thủ tục xóa nợ thuế của các doanh nghiệp đã giải thể, bỏ trốn, mất tích… dẫn đến số nợ thuế ảo lớn.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm đã đƣợc đẩy mạnh nhƣng so với yêu cầu còn thấp, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chƣa phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận trong trong tính thuế, kê khai thuế. Trình độ công chức ngành Thuế đã đƣợc nâng lên một bƣớc, song so với nhu cầu còn nhiều bất cập, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, thái độ phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế còn chƣa tận tụy, công tâm, khách quan để đảm bảo quyền lợi của cả nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế.

+ Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Mặc dù Chi cục đã tổ chức công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, thủ tục hành chính thuế thông qua mô hình “1 cửa”. Tuy nhiên hiệu quả của mô hình này vẫn chƣa cao, bởi vì sự phối hợp của bộ phận này với các bộ phận chức năng khác trong quá trình tổ chức thu thuế còn chƣa chặt chẽ, chƣa bố trí những cán bộ có năng lực nghiệp vụ tại bộ phận này để giải đáp và hƣớng dẫn kịp thời.

+ Công tác tổ chức bộ máy: Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lƣợng cán bộ không tăng mà số

lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh dẫn đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ biến động về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin về đối tƣợng nộp thuế để áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến và tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hoá (Trang 67 - 73)