1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (tt)

24 770 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 139,37 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Về bản chất, đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng và đề cao các quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN. Giữa thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Dân chủ và thực hiện dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền; là một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Ngược lại, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện dân chủ; bởi lẽ, chức năng của Nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hơn nữa, chỉ Nhà nước pháp quyền XHCN mới có cơ chế, các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Có thể nói, một nền dân chủ thực sự với việc phát huy đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân chỉ có thể có được trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Quyền dân chủ của nhân dân được thể hiện trực tiếp và cụ thể nhất là dân chủ ở cấp xã. Dân chủ ở cấp xã là một khâu quan trọng trong hệ thống cơ chế dân chủ, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 30-CT/TƯ về Xây dựng và thực hiện quy 2 chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong đó có Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm không ngừng phát huy dân chủ; đưa dân chủ ở cấp xã thực sự đi vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Quá trình thực hiện pháp luật (THPL) về dân chủ ở cấp xã đã và đang làm chuyển biến đáng kể nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức quần chúng về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân; góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc THPL về dân chủ ở cấp xã trên phạm vi cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định. Đảng ta đã chỉ rõ: “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội”. Một bộ phận CBCC các cấp, trong đó có cấp xã, bị thoái hóa, biến chất, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu dân. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cũng như đội ngũ CBCC cấp xã chưa thực sự làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức THPL về dân chủ ở cấp xã; một bộ phận nhân dân thiếu kiến thức pháp luật nên chưa thực sự phát huy các quyền dân chủ của mình. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tình trạng người dân tụ tập khiếu kiện, tố cáo vượt 3 cấp, kéo dài khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm ngay từ cấp xã. Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn đề lý luận về THPL về dân chủ ở cấp xã, đánh giá thực trạng, nguyên nhân để từ đó, đề ra các giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thự c hiệ n pháp luậ t về dân chủ ở cấ p xã theo yêu cầ u xây dự ng Nhà nư ớ c pháp quyề n xã hộ i chủ nghĩa Việ t Nam ” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. - Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bao gồm: khái niệm, đặc trưng, hình thức, nội dung, các điều kiện bảo đảm THPL theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN đối với THPL về dân chủ ở cấp xã. Hai là, nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học về THPL về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước; từ đó làm sáng tỏ, đánh giá những kết quả đạt dược, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam trong những năm qua. Ba là, đề xuất, luận giải quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới góc độ Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Đắl Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; các thành phố: Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. + Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật và đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã từ năm 1998 đến nay (2014). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, về vai trò của quần chúng nhân dân, về dân chủ nói chung; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu của luận án: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống kê - so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa để nghiên cứu các vấn đề lý luận; sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà luận án đề xuất. 5. Đóng góp khoa học mới của luận án 5 - Luận án đã đưa ra được khái niệm và xác định được đặc điểm của chủ thể, nội dung, các hình thức THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Phân tích và chỉ ra được nội dung của mối quan hệ giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với THPL về dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam. - Trên cơ sở kết quả điều tra xã hội học trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trong cả nước, luận án đã chỉ ra và luận giải có sức thuyết phục các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ năm 1998 đến nay. - Luận án đề xuất được sáu quan điểm và bốn nhóm giải pháp toàn diện, có tính khả thi nhằm bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về phương diện lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về THPL nói chung, về THPH trên một lĩnh vực cụ thể nói riêng. - Về phương diện thực tiễn, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận Nhà nước và pháp luật trong phạm vi các vấn đề có liên quan. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan hữu quan của các tỉnh, thành phố sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ việc xây dựng các giải pháp cụ thể để nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả THPL về dân chủ ở cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. 6 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THPL nói chung, THPL về dân chủ ở cấp xã (xã, phường, thị trấn) nói riêng là chủ đề pháp luật quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nước ngoài và ở trong nước. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, các tác giả, nước ngoài đã có nhiều cuốn giáo trình, sách, bài viết luận bàn về vấn đề THPL nói chung, đề cập tương đối đa dạng vấn đề dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ ở địa phương , trong đó nổi lên sự khẳng định quyền lực nhà nước là quyền lực gốc của nhân dân, một nền dân chủ phải có sự chế ước lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội và phải được bảo đảm thực thi bằng pháp luật. Một số công trình bàn sâu về các tiêu chí của nền dân chủ, về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với việc thực thi dân chủ, đánh giá về triển vọng của một nền dân chủ trong thế giới ngày nay. Sự tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước cho thấy, từng vấn đề riêng lẻ như THPL, dân chủ, dân chủ ở cấp xã, THPL về dân chủ ở cấp xã đều đã được các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập, luận bàn tương đối đầy đủ. Song, nếu đặt các vần đề đó một cách lôgíc, hệ thống trong một tên đề tài khoa học “Thự c hiệ n pháp luậ t về dân chủ ở cấ p xã theo yêu cầ u xây dự ng Nhà nư ớ c pháp quyề n xã hộ i chủ nghĩa Việ t Nam ”, thì có thể nhận thấy rằng, các công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở phần nhiều mang tính lý luận; các công trình nghiên cứu vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã mới chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn thạc sĩ và gắn với một địa bàn cụ thể là một huyện hay một tỉnh, chưa có một công trình nào nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã ở cấp độ luận án tiến sĩ 7 và trên phạm vi quốc gia. Hơn thế nữa, THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì càng là vấn đề mới, chưa được triển khai nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện và hệ thống. Từ đó, có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về mặt lý luận cũng như khảo sát thực tiễn vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học với mong muốn khỏa lấp khoảng trống nói trên. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỚI YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ 2.1.1. Khái niệm, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 2.1.1.1. Khái niệ m Nhà nư ớ c pháp quyề n XHCN Việ t Nam Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý theo pháp luật và đề cao quyền của con người, quyền của công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện, 8 lạm dụng quyền từ phía Nhà nước và các cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan vô kỉ luật, kỉ cương, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Đó là Nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức đều phải hoạt động theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật. 2.1.1.2. Các đặ c trư ng cơ bả n củ a Nhà nư ớ c pháp quyề n XHCN Từ thực tiễn nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị có tính phổ quát của nhà nước pháp quyền nói chung cũng như từ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, có thể khái quát năm đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: 1) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; 2) Nhà nước pháp quyền XHCN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp, các đạo luật luôn giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; 3) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật; 4) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 5) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. 2.1.2. Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với việc THPL về dân chủ ở cấp xã 9 Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang đặt ra cho công tác THPL về dân chủ ở cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay những yêu cầu sau: Thứ nhất, trong THPL về dân chủ ở cấp xã phải khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Thứ hai, phải luôn luôn bảo đảm tính tối cao của pháp luật; Thứ ba, phải luôn quán triệt nguyên tắc thực hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; Thứ tư, phải luôn bảo đảm các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân; Thứ năm, phải bảo đảm quyền con người theo quy định của Hiến pháp. 2.2. KHÁI NIỆM, CHỦ THỂ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.2.1. Khái niệm THPL về dân chủ ở cấp xã 2.2.1.1. Khái niệ m dân chủ , dân chủ ở cấ p xã Dân chủ (democracy) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp; trong đó, demos có nghĩa là dân, kratos có nghĩa là quyền uy, sự cai trị. Như vậy, theo nghĩa gốc, dân chủ có nghĩa là quyền uy của dân; là trạng thái tổ chức xã hội, trong đó, quyền lực thuộc về dân. Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế xã hội nhất định. Trong tiếng Việt, thuật ngữ dân chủ cũng được cấu thành từ hai yếu tố dân và chủ; có nghĩa dân là chủ hay quyền làm chủ của dân. Dân chủ ở cấp xã là biểu hiện cụ thể của nền dân chủ XHCN, là sự đảm bảo nguyên tắc toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân tại địa bàn xã, phường, thị trấn trên cơ sở thực hiện quyền được biết, quyền được bàn và quyết định, quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm 10 quyền quyết định và quyền giám sát đối với những nội dung có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân ở xã, phường, thị trấn bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật. 2.2.1.2. Khái niệ m pháp luậ t về thự c hiệ n dân chủ ở cấ p xã Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là tổng thể các quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết liên tịch của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các văn bản pháp quy của các chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương. 2.2.1.3. Khái niệ m THPL về dân chủ ở cấ p xã THPL về dân chủ ở cấp xã là quá trình triển khai các hoạt động đưa những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã đi vào thực tiễn đời sống xã hội cơ sở, trở thành những hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của chính quyền, CBCC cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. 2.2.2. Chủ thể THPL về dân chủ ở cấp xã Chủ thể của hoạt động THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia vào quá trình THPL về dân chủ ở cấp xã ở nước ta hiện nay. Căn cứ vào Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, có thể phân chia chủ thể THPL về dân chủ ở cấp xã ở nước ta hiện nay thành 03 nhóm chủ thể: 1) Chủ thể lãnh đạo THPL về [...]... trong THPL về dân chủ ở cấp xã 19 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 4.1 QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THPL VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Việc nâng cao hiệu quả hoạt động THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần dựa... về dân chủ ở cấp xã mới chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình hoặc kém Điều đó cũng có nghĩa là việc THPL về dân chủ ở cấp xã chưa thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 3.3.2 Một số bài học kinh nghiệm về THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Từ thực tiễn THPL về dân chủ ở cấp xã, nhìn từ góc độ yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước. .. 14 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 3.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ Từ sự khảo sát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã, phân tích những nội dung chính của các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã; đánh giả... yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với việc THPL về dân chủ ở cấp xã; khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; từ đó, phân tích mối quan hệ giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN 23 Việt Nam Luận án cũng đã tập trung phân tích những điều kiện bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo. .. quyết định; quyền giám sát Tuy nhiên, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã hiện hành vẫn đang bộc lộ các tồn tại, hạn chế nhất định 3.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 3.2.1 Những thành tựu, kết quả đạt được trong THPL về dân chủ ở cấp xã ở nước ta 15 Tuân theo pháp luật về dân chủ ở cấp xã chưa làm phát... xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ thực sự của Nhà nước ta Ngược lại, việc thiết lập nền dân chủ XHCN nói chung, xây dựng và ban hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng chỉ có thể được triển khai và bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 2.4 NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THPL VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC... THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Để bảo đảm nâng cao hiệu quả THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, luận án đề xuất 06 quan điểm có tính chỉ đạo và 05 nhóm giải pháp cơ bản: Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã; Hai là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, các cấp. .. mình, nghĩa là thực hiện những hành vi mà pháp luật về dân chủ ở cấp xã cho phép Hình thức áp dụng pháp luật được thực hiện đối với những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định 2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có mối quan hệ... chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã; 2) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, chính quyền các cấp ở địa phương; 3) THPL về dân chủ ở cấp xã phải gắn với yêu cầu xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; 4) THPL về dân. .. hình thức THPL về dân chủ ở cấp xã Cũng như trong THPL nói chung, THPL về dân chủ ở cấp xã có các hình thức cơ bản là: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Tuân theo pháp luật trong THPL về dân chủ ở cấp xã là hình thức THPL, trong đó, các chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật về dân chủ ở cấp xã nghiêm cấm, . VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỚI YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. THPL VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Việc nâng cao hiệu quả hoạt động THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã theo hướng xây dựng, ban hành Luậ t Thự c hiệ n dân chủ ở xã,

Ngày đăng: 30/12/2014, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w