1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân lào

30 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 214,89 KB

Nội dung

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên thì việc thực hiện đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở C

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng, đóng vai

trò quyết định để đạt được mục tiêu Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa đảng với quần chúng Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Cán bộ có vai trò quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện đường lối của Đảng”.

Như vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) có vai trò, vị trí đặcbiệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân cách mạng Lào nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yêu cầu quan trọng của công cuộc xâydựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(CHDCND Lào) hiện nay Xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, công chức hành chínhcấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Làongay từ khi giành được chính quyền đã góp phần cung cấp thế hệ CC nối tiếp nhaugánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng Trong những năm đổi mớivừa qua, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này Việc quản lý và

sử dụng CC ngày càng có hiệu quả, hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CC phù hợphơn, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định số 171/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của Chínhphủ quy định về điều lệ công chức nhà nước CC của CHDCND Lào Nội dung quantrọng của Nghị định này là quy định về quyền, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, việctuyển dụng, việc tập sự việc, quản lý CC v.v… Nghị định số 172/NĐ-CP, ngày11/11/1993 của Chính phủ quy định về ngạch, bậc của CC, cùng với các quy định khác

có liên quan đang dần được hoàn thiện, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ

CB, CC ngày càng có chất lượng Tuy nhiên cũng trong những năm vừa qua, do cơ chếchính sách còn có một số bất cập cùng với một số nguyên nhân do lịch sử để lại làmcho việc quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dẫn đến tìnhtrạng thiếu hụt CC thông thạo về hành chính, pháp luật, CC hoạch định chính sách và

CC chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nhất là ở cấp tỉnh Bên cạnh đó những diễn biến phứctạp của tình hình quốc tế hiện nay, nhất là trước những tác động của mặt trái nền kinh

tế thị trường (KTTT); sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một

bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về đạo đứccách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân Đội ngũ CB, CC nói chung, CB chủchốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới Công tác cán bộ, nhất

Trang 2

là đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn nhiều bất cập, các khâu của công tác cán bộ như tuyểndụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chưa phối hợp chặt chẽ với nhau Ở một

số nơi chưa tổ chức quán triệt kỹ và làm đúng theo quy trình, chưa đồng bộ cả về cơcấu, số lượng và chất lượng, đồng thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đội ngũCCHC vừa thừa, vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hẫng hụt, do

đó cần phải tiếp tục được giải quyết

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên thì việc thực hiện đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" là

yêu cầu khách quan, cấp thiết Tác giả luận án mong muốn đề ra những quanđiểm và giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấptỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyềncấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Lào hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC cấptỉnh theo yêu cầu của NNPQ

- Đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnhtheo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

Trang 3

tiễn xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào.

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây

dựng NNPQ ở CHDCND Lào có phạm vi rộng, với nhiều vấn đề liên quan chặt chẽvới nhau Về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào, luận ánchỉ đề cập thực trạng đội ngũ CCHC và xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh từ khi giảiphóng đất nước tức là từ năm 1975 đến nay và các giải pháp xây dựng đội ngũ CCHCcấp tỉnh ở CHDCND Lào đến 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sửmácxít nghiên cứu các nội dung của luận án trên quan điểm hệ thống, toàn diện, kháchquan, lịch sử cụ thể gắn với các quan hệ khách quan - chủ quan, nguyên nhân - kết quả

Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổnghợp, phương pháp thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn v.v để nghiên cứunội dung của từng chương trong luận án

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương củaluận án khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu; nghiên cứu cơ sở lý luận, đánhgiá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh

ở CHDCND Lào hiện nay

Trong chương 3 khi đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn thựctrạng xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ngoài phương pháp phân tích, tổng hợp tácgiả chú ý sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài liệu thứ cấp, thamchiếu các tài liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan Đảng, Nhà nước Lào

Trong chương 4 khi nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền tác giả chú trọng

sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; lý luận gắn với thực tiễn nhằm đề xuấtđược các quan điểm, giải pháp sát với đề tài, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi

và khái quát cao về mặt lý luận

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựngNNPQ ở CHDCND Lào là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải đặt trongtổng thể nhiều vấn đề, yêu cầu thực tiễn Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận

Trang 4

án có những đóng góp mới sau đây:

- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận dưới góc độ chuyênngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về xây dựng đội ngũ CCHC cấptỉnh theo những yêu cầu xây dựng nhà NNPQ của dân, do dân, vì dân (Kháiniệm, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền)

- Đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh và xây dựng đội ngũ công chứchành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ đổi mới đến nay, chỉ ra những ưu điểm, hạnchế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trên cơ sở những yêu cầu của NNPQ

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêucầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình

có liên quan của tác giả đã công bố, nội dung của luận án gồm có 4 chương, 11 tiết

NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu của công trình liên quan đến đề tài nhằmxác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh gắnvới xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, từ đó chỉ ra những vấn đề cầngiải quyết và vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu

Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận ánchia các công trình nghiên cứu liên quan thành 3 nhóm vấn đề: các công trìnhnghiên cứu về xây dựng đội ngũ CB, CC, các công trình nghiên cứu về xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh và các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền.Trên cơ sở đó, luận án cho rằng các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào cònrất ít Riêng ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu phong phú với nhiềutác giả viết liên quan trực tiếp đến chủ đề xây dựng CCHC, xây dựng NNPQ củadân, do dân, vì dân Xây dựng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CCHC nói riêng, đặc

Trang 5

biệt là đội ngũ CCHC cấp tỉnh, có chất lượng cao, hiện đại và chuyên nghiệp, đápứng yêu cầu NNPQ của dân, do dân, vì dân đang là vấn đề cấp thiết được Đảng vàNhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đếnvấn đề này trên các phương diện khác nhau Còn ở CHDCND Lào vấn đề xây dựngđội ngũ CCHC cấp tỉnh đến nay rất ít công trình nghiên cứu đến, những năm gầnđây, có một số công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC cấp tỉnh và các công trìnhnghiên cứu đến đội ngũ CB, CC nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau như sau:

- Vắt tha Na CHĂN SA VANG (2007): “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh vùng tây bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’,

- Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010):“Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”; Bun Sợt Tham Mạ Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay;

- Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay".

- Bun Lư Sổm Sắc Đi (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay” - Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mớ"i.

Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu Ngoài ra còn có rấtnhiều các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, thông tin có giá trịkhông nhỏ Tuy nhiên các công trình nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộcấp tỉnh trong điều kiện đổi mới chỉ đề cập những vấn đề chung hoặc một số nộidung, khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện

và có hệ thống về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếpthu kết quả nghiên cứu cửa các nhà khoa học đi trước, bổ sung vào khoảng trống cácvấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ, hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn vềxây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ởCHDCND Lào được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

Trang 6

PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hóa những những vấn đề lý luận về xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCNDLào, để đạt được mục tiêu này, chương 2 đề cập đến những vấn đề sau:

2.1 KHÁI NIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

2.1.1.1 Khái niệm công chức và công chức hành chính cấp tỉnh

a) Khái niệm công chức

Theo quan niệm chung về CC, thì CC được hiểu là những người thực thi công

vụ, hoạt động của công chức mang tính quyền lực nhà nước hoặc phục vụ cho việcban hành các quyết định quản lý nhà nước, của xã hội làm mục tiêu, căn cứ, tiêuchuẩn cho hành vi của mình Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ côngchức cũng mang những nội dung khác nhau Theo kinh nghiệm của các quốc gia đãthực hiện chế độ CC, thì CC được thực hiện chế độ CC được hiểu những công dânđược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở củaNhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay nước ngoài, được xếpvào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Với quan niệm như thế đểtrở thành người công chức cần thỏa mãn điều kiện sau:

- Là công dân của nước đó

- Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển

- Giữ một công vụ thường xuyên

- Được xếp vào ngạch, một ngành chuyên môn

- Làm việc trong một công sở

- Lĩnh lương từ ngân sách nhà nước

Sau khi phân tích quan niệm của một số nước, nghiên cứu sinh đưa ra khái

niệm công chức ở CHDCND Lào như sau: “CC là công dân Lào, được tuyển dụng,

bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ hay nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan

tổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, địa phương, các cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được phân loại theo chức vụ

Trang 7

chuyên môn và tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, theo vị trí công tác, được xếp vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

b) Khái niệm công chức hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào

Theo quan niệm chung thì CCHC là người làm việc trong các cơ quan côngquyền, cơ quan quản lý HCNN, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan, đơn

vị sự nghiệp và các tổ chức khác được xếp vào một ngạch hành chính và hưởnglương từ ngân sách Nhà nước Như vậy, có thể hiểu CCHC là một bộ phận quantrọng của đội ngũ CC, đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước Họ làngười trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng, bổnhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trongcác cơ quan HCNN các cấp

Từ quan niệm nêu trên có thể hiểu CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hành chính, giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân.

2.1.1.2 Đặc điểm của công chức hành chính cấp tỉnh

Có thể nói, CCHC là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển củamỗi quốc gia Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và từng giai đoạn lịch sử khác nhau

có đặc điểm khác nhau Luận án đã rút ra và phân tích 5 đặc điểm Công chức hànhchính cấp tỉnh ở CHDCND Lào như sau:

Một, Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là những người thực thi công vụ trong cơ quan hành chính cấp tỉnh ở cấp tỉnh.

Hai, Đội ngũ công chức hành cấp tỉnh được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ.

Ba, CCHC là lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp.

Bốn, Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi.

Năm, Đội ngũ công chức hành chính tương đối ổn định, mang tính kế thừa, nhưng luôn luôn đòi hỏi, không ngừng nâng cao về chất lượng.

Trang 8

2.1.1.3 Vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

Vai trò của đội ngũ CCHC nói riêng thể hiện qua bốn mối quan hệ

Một là, quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Hai là, với bộ máy nhà nước (các cơ quan tổ chức lãnh đạo quản lý);

Ba là, với công việc;

Bốn, với quần chúng nhân dân.

Trong NNPQ của dân, do dân, vì dân, đội ngũ CC với tư cách là người thựcthi pháp luật càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật cũng như trong việc triển khai thực hiện pháp luật đưa pháp luậtvào cuộc sống

Xây dựng đội ngũ CCHC là một chủ trương lớn của Đảng NDCM Lào đã có

từ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụtrong suốt các chặng đường cách mạng Trong những năm đổi mới vừa qua, ĐảngNDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và phát huy vai trò củađội ngũ CCHC cấp tỉnh

2.1.2 Khái niệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Xây dựng CC hành chính cấp tỉnh là quá trình tác động nhiều mặt để đội ngũcông chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp,

kỹ năng thực hành công vụ theo những tiêu chuẩn nhất định do yêu cầu, đòi hỏi củacông việc, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của từng chức danh, công việc của CC đảmnhận trong cơ quan hành chính cấp tỉnh

Như vậy, xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là toàn bộ các hoạt động nhằm hình thành được đội ngũ công chức hành chính trung thành với Đảng, nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; tận tụy và có trách nhiệm với công vụ; bảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở cấp tỉnh.

2.2 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1 Các nguyên tắc xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Trang 9

Trong quá trình xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải quántriệt vận dụng những nguyên tắc sau đây:

Một là, Quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác xây dựng công chức trên cơ sở chính sách đoàn kết rộng rãi các loại công chức, trọng dụng cán bộ

Bốn là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng và trực tiếp quản lý, điều hành của Chính phủ, của chính quyền địa phương, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

2.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

2.2.2.1 Tuyển dụng, sử dụng công chức hành chính

a) Tuyển dụng công chức hành chính

Tuyển dụng CC nói chung, CCHC nói riêng là một quá trình phức tạp nhằmtìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, cơ

quan, tổ chức hành chính cấp tỉnh nói riêng.

Vì vậy, khi tuyển dụng CC cần phải làm sao tuyển dụng được những người cókhả năng đảm trách được các công việc của cơ quan, tổ chức trong hiện tại và tươnglai, chứ không chỉ thuần túy là đáp ứng ngay các công việc mà họ đảm nhiệm trướcmắt Do đó, các nhà tổ chức, quản lý phải có một tâm nhìn chiến lược, trên cơ sởcông tác quy hoạch CC phải dự báo được khả năng phát triển của người được tuyểnvào cơ quan, tổ chức

Thi tuyển và xét tuyển là hình thức phổ biến trong tuyển dụng CC, đóng vaitrò rất quan trọng để thiết lập đội ngũ công chức ở lào hiện nay Theo Điều 42 củaNghị định số 82/TT-CP ngày 19/5/2003 đã quy định: việc tuyển dụng công chứcphải thông qua kỳ thi hoặc xét tuyển tùy theo trường hợp do Ủy ban tuyển dụng CC

Trang 10

của cấp bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương và phải được sự đồng ý từ cơ quanquản lý CC cấp trung ương.

b) Sử dụng công chức hành chính

Việc sử dụng CCHC phải chú trọng tới việc dùng đúng người, đúng việc, đúngnăng lực, sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo, đối với CC là lãnh đạo cần bốtrí đúng khả năng, đúng vị trí mà CC có thể đảm nhiệm để đạt được hiệu quả cao Sự

bố trí, sắp xếp, phân công công CB, CC đúng đắn sẽ đảm bảo họ hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, giúp họ tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt và giúp tậpthể giải quyết những vấn đề vướng mắc

2.2.2.2 Xây dựng quy hoạch công chức hành chính cấp tỉnh

Quy hoạch CC là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ CC dựkiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ CC theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp

lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng độingũ CC

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ CC, đặc biệt là CCHC cấp tỉnh, quyhoạch CC phải bao gồm những nội dung sau đây:

+ Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CC

+ Dự báo nhu cầu và tìm nguồn CC

+ Thực hiện các bước quy hoạch CC

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng

+ Thực hiện quy trình điều động, luân chuyển CC theo kế hoạch, tạo điều kiệncho CC trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí côngtác khác nhau

+ Đưa CC dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch

+ Kiểm tra, tổng kết, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

+ Nhận xét đánh giá CC dự nguồn

+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn, và danh sách CC dự nguồn

+ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luận chuyển CC

+ Tiếp tục đưa công chức dự nguồn vào vị trí đã quy hoạch

Trang 11

+ Việc thực hiện các quy trình, biện pháp quy hoạch, quy chế, chính sách CC.

2.2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Đào tạo, bồi dưỡng CCHC là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức,năng lực cơ bản cho đội ngũ CCHC, xây dựng một đội ngũ CC có đủ phẩm chất,trình độ năng lực để làm tốt nhất những công việc mà họ được giao, trong đó đào tạo

là một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người CC lĩnh hội vànắm vững những trí thức, kỹ năng một cách có hệ thống, người CC sẽ có văn bằngmới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo

Về nội dung, đào tạo, bồi dưỡng CCHC theo quan điểm chung bao gồm: đào tạo

về lý luận chính trị; đào tạo về chuyên môn; đào tạo về năng lực quản lý hành chính vàđào tạo về phẩm chất cá nhân;

2.2.2.4 Quản lý, kiểm tra, giám sát công chức hành chính

Quản lý là quá trình theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các công việc củacác thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp đểđạt được mục đích xác định

Kiểm tra, giám sát CCHC để đánh giá hiệu quả, trách nhiệm thực thi công

vụ của họ, uốn nắn những sai lầm, thiếu sót những khuyết điểm của họ trong quátrình thực thi công vụ, xử lý các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và tráchnhiệm công vụ

2.2.2.5 Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công chức hành chính

a) Xây dựng tiêu chuẩn đối với công chức hành chính cấp tỉnh

Ở CHDCND Lào, theo Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6, KhóaVII đã xác định tiêu chuẩn công chức hiện nay và trong quy định của Bộ Chính trị số04/BCT, ngày 22-7-2003, đã quy định tiêu chuẩn chung cho CC như sau:

- Về tiêu chuẩn chung:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành vớiĐảng, với chế độ dân chủ nhân dân, kiến định lý tưởng của Đảng, tuân thủ hiếnpháp, pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và có lý lịch rõ ràng

+ Cần kiệm, liêm chính, sáng tạo, có sự phát triển bản thân về mọi mặt

+ Có sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, có tác

Trang 12

phong quần chúng, tác phong người lao động một cách đúng đắn, có khả năng tựphê bình và phê bình một cách trung thực.

+ Có chuyên môn nhất định đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công việc

mà mình đang đương nhiệm

+ Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và thực hiện nghiêm túcNghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước

+ Có đủ sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhiệm vụ được giao

- Về tiêu chuẩn đối với một số chức danh trong cơ quan hành chính cấp tỉnh như:giám đốc, phó giám đốc các sở cấp tỉnh như sau:

+ Một là, phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết nhiều lĩnh vực, trước hết ở lĩnh vực mìnhđang phụ trách, quản lý

+ Hai là, phải nắm vững cơ chế và tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức

bộ máy thuộc quyền quản lý

+ Ba là, phải có năng lực tư duy nhạy bén, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp

đại học trở lên và trình độ lý luận cao cấp, thành thạo tiếng Anh hay tiếng nướcngoài nào đó, biết sử dụng phương tiện tin học, có kiến thức pháp luật

+ Bốn là, phải có năng lực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, phối hợp với các cơ

quan hữu quan

b) Xây dựng tiêu chí đánh giá công chức hành chính cấp tỉnh

Tiêu chí là dấu hiệu dựa vào để đánh giá; trên cơ sở tiêu chuẩn được cụ thểhóa, đánh giá quá trình hoạt động của cá nhân và đội ngũ Tiêu chí đánh giá CC gồmcác nội dung chủ yếu sau:

Một là, tiêu chí liên quan đến phẩm chất cá nhân;

Hai là, tiêu chí liên quan đến năng lực quản lý;

Ba là, tiêu chí liên quan đến trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn; Bốn là, các tiêu chí liên quan đến hiệu quả công việc;

Năm là, các tiêu chí liên quan đến tính cách quan hệ với quần chúng;

Sáu là, các tiêu chí liên quan đến mức độ đáp ứng nhu cầu công việc và tính

hợp lý, đồng bộ của đội ngũ CCHC đó là: cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu

Trang 13

ngành nghề, cơ cấu dân tộc, mức độ đạt hiệu quả công việc và hệ thống các vănbằng CC nhận được qua quá trình đào tạo.

Đánh giá CC là biện pháp quản lý thông qua việc kiểm tra, kiểm định các chỉ

số nói lên sự làm việc, cống hiến của công chức, đánh giá hoạt động thực thi côngviệc của CC trong cơ quan là một việc cần thiết để nhằm hoàn thiện không ngừnghoạt động của họ Có thể đánh giá CC trên các nội dung sau đây:

- Đánh giá hiệu quả công việc của CC trong cơ quan HCNN;

- Đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CC;

- Đánh giá tiềm năng của CC;

- Đánh giá động cơ của nhân lực trong cơ quan nhà nước

2.2.2.6 Xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức hành chính cấp tỉnh

Đảng và Nhà nước Lào có chế độ, chính sách thích hợp bảo đảm lợi ích vậtchất và động viên tinh thần cho CC Tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả lao động, chống tham nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội,tăng tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, đổi mới cơ bảnchính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiềnlương, nhà ở và phương tiện đi lại…

2.3 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.3.1 Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Ở CHDCND Lào, cùng với việc tiếp thu các giá trị chung của nhân loại về NNPQ,trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, bài học lịch sử của sự nghiệp xây dựng NNPQ ởLào từ giải phóng đất nước (năm 1975) tới nay, đặc biệt là kinh nghiệm lý luận và thựctiễn của hơn 26 năm đổi mới đất nước về mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội, chính sáchđối nội và đối ngoại, xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới,trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng và Nhà nước của Lào, có thể xác địnhđược một hệ thống các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền ở Lào

Quan điểm chung về việc xây dựng NNPQ của CHDCND Lào đã được đề cập lần

đầu tiên trong Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII Đó là: “Để cho việc

Trang 14

quản lý nhà nước, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng

có chính sách từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước ta, để cho công dân có thể thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình đầy đủ, đảm bảo sự công bằng trước pháp luật, có giải pháp hiệu quả trong việc chống hành vi

vi phạm pháp luật, đồng thời phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật cho rộng rãi trong xã hội” Như vậy, xây

dựng NNPQ ở CHDCND Lào là xây dựng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân, nhànước thống nhất của các bộ tộc Lào, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhànước tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã thôn bằng pháp luật;quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có phân công, phối hợp và kiểm soát việc thựchiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp; tôn trọng, thực hiện, bảo

vệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; do ĐảngNDCM Lào lãnh đạo; thực hiện đường lối, đối ngoại hòa bình, hữu nghị, bình đẳng vàphát triển với các nước đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các Công ước, Điềuước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn

Những đặc trưng nêu trên đặt ra các yêu cầu đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiệnpháp luật cũng như xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC nói riêng

2.3.2 Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong điều kiện đất nước Lào đang thời kỳ tổ chức thực hiện Nghị quyết trungương Đảng lần thứ IX, yêu cầu CC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nói riêngphải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể như: 1) Yêu cầu vê phẩm chất chính trị;2) Yêu cầu về đạo đức, lối sống; 3) Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 3)Yêu cầu về chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ công chức hành chính

2.4 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.4.1 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của một

số nước

Luận án tập trung phân tích, đánh giá và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC

HC ở một số nước như: Cộng hòa Pháp và Nhật Bản là những nước phát triển cónền hành chính và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính phát triển;

Trang 15

Trung Quốc, Việt Nam là những nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tậpquán có nhiều điểm tương đồng với CHDCND Lào, nhưng có trình độ phát triểnkinh tế tương đối cao và đi trước Lào trong việc vận dụng cơ chế thị trường và xâydựng đội ngũ công chức Kinh nghiệm của những nước này cần được nghiên cứu,tham khảo vận dụng phù hợp với CHDCND Lào.

2.4.1.1 Cộng hòa Pháp: Luận án tập trung nêu kinh nghiệm về chế độ tuyển

dụng CC, công tác đào tạo nghiệp vụ cho CC, chế độ đãi ngộ đối với CC Như vậy,

ta thấy ở Pháp chế độ CC được hình thành từ rất sớm, đồng thời luôn được cải cách

để không ngừng xây dựng đội ngũ CC có chất lượng cao thông qua việc ban hànhnhững quy định có tính pháp lý trong xây dựng, quản lý đội ngũ CC, thực hiệnnghiêm chế độ thi tuyển công khai, bình đẳng; chế độ đào tạo, đề bạt, đãi ngộ đốivới CC rất rõ ràng

2.4.1.2 Nhật Bản: CC ở Nhật Bản là những người được xã hội rất tôn trọng,

được chế độ nhà nước rất ưu ái, vì quan chức nhà nước Nhật Bản đều là nhữngngười ưu tú, được tuyển chọn qua những khí thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đàotạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng

Việc xây dựng đội ngũ CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm thông qua các yếu

tố sau:

- Thứ nhất, chế độ thi tuyển công khai, công bằng, nên chỉ những người ưu tú

mới được tuyển dụng làm CCNN

- Thứ hai, đời sống CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm suốt đời qua các chế độ

về nhà ở, lương bổng, hưu trí…

- Thứ ba, sự giám sát và phê phán của xã hội đối với CCNN rất chặt chẽ,

nghiêm khắc làm cho CCNN hết sức giữ gìn, thận trọng

- Thứ tư, nhiệm kỳ của các CC lãnh đạo trong bộ thường rất ngắn, chỉ hai

năm, nên cơ cấu CCNN luôn luôn được trẻ hóa và dễ tránh được những tiêu cực vềđặc quyền và đặc lợi

- Thứ năm, đào tạo và bồi dưỡng CC luôn được chú trọng với những hình

thức và nội dung đào tạo linh hoạt

- Thứ sáu, đạo đức CC luôn được xem là yếu tố rất quan trọng trong chất

lượng của CC

Ngày đăng: 17/08/2014, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w