- Về trình độ tin học và ngoại ngữ
3.2.3.1. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu, luận án cũng đã phân tích những hạn chế trong xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, cụ thể:
+ Về đội ngũ CCHC cấp tỉnh tuy số lượng tăng nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước.
+ Đến nay ở một số tỉnh đặc biệt ở các tỉnh miền bắc chưa có đội ngũ chuyên gia cố vấn trong lĩnh vực hành chính và thiếu công chức quản lý hành chính giỏi, nhân viên nhiệm vụ thông thạo, am hiểu pháp luật, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhiều chuyên viên chính và lãnh đạo chủ chốt chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chính độ chuyên môn và lý luận của ngạch quy định, chưa đảm đương được yêu cầu chức trách của
ngạch bậc
+ Cơ cấu CCHC cấp tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu CC nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và chuyên gia hoạch định chính sách cấp tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền bắc
+ Năng lực công tác, hiệu quả công việc chưa cao, cách giải quyết công việc của một số CC chưa theo kịp với cơ chế mới, còn làm việc theo thói quen của cơ chế quản lý cũ, thiếu năng động sáng tạo, thiếu sâu sát với các đơn vị địa phương, cơ sở.
+ Một bộ phận đội ngũ CC suy giảm lòng tin vào lý tưởng cách mạng, con đường đi lên XHCN, thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân, thiếu năng lực, thậm chí chưa quan triết đường lối, chính sách của Đảng.
Công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh chậm được thay đổi, còn yếu và chưa đồng bộ ở các khâu: quy hoạch, sử dựng, đào tạo,… Chế độ công vụ, cơ chế quản lý CC chưa được hoàn thiện.