1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân lào

213 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức là một trong nội dung cơ bản của công cuộc cải cách nền hànhchính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,v

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng,đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu Chủ tịch Cay Sỏn PHÔM VI HANcho rằng: “Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân,phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa đảng với quần chúng” [14, tr.68].Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) luôn luôn nhấn mạnh rằng:

“Cán bộ có vai trò quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiệnđường lối của Đảng” [84, tr.5] Như vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức (CB, CC) có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng nhân dân cách mạng Lào nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước là yêu cầu quan trọng của công cuộc xây dựng nhà nướcpháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(CHDCND Lào) hiện nay Đội ngũ CB,CC được đặt dưới sự lãnh đạo thốngnhất của Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào và chịu sự điều chỉnh thực tiếp của

hệ thống pháp luật công vụ Chế độ công chức, công vụ mới đang hình thành

và được thể chế hóa thông qua một số văn bản pháp luật do Nhà nước banhành trong thời gian gần đây Nghị định số 82/NĐ-CP, ngày 19/5/2003 vềđiều lệ công chức nước CHDCND Lào thay thế Nghị định số 171/NĐ-CP,ngày 11/11/1993 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý và chính sách phát triển đội ngũcán bộ, công chức nhà nước Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức là một trong nội dung cơ bản của công cuộc cải cách nền hànhchính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp, đủ năng lực, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.Trong đội ngũ CB, CC thì lực lượng CCHC nhà nước đóng vai trò trực tiếp vàquan trọng, tác động đến quá trình đổi mới đất nước Một nền hành chính hiệnđại luôn đòi hỏi đội ngũ CB, CC nhà nước nói chung và CCHC cấp tỉnh nóiriêng phải có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức vững vàng, sự

Trang 2

tận tụy và khả năng giải quyết công việc nhạy bén Việc xây dựng đội ngũCCHC nhà nước đặc biệt là CCHC cấp tỉnh luôn là yêu cầu cấp thiết đối vớinền hành chính nhà nước ở cấp tỉnh của mọi quốc gia và đặc biệt là nền hànhchính Lào đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) củadân, do dân, vì dân ở CHDCND Lào.

Sau hơn 26 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấtnước Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Song,cách mạng đất nước Lào cũng đang đứng trước nguy cơ và thách thứckhông thể xem thường Nhiệm vụ của thể kỳ mới còn rất nặng nề, cònnhiều khó khăn, thử thách phải vượt qua, đòi hỏi Đảng và nhà nước Làophải xây dựng được đội ngũ CB, CC các cấp có đủ tiêu chuẩn ngang tầmvới yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ởCHDCND Lào hiện nay CCHC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nóiriêng ở Lào đang lớn mạnh và không ngừng được hoàn thiện cùng với sự pháttriển của đất nước

Xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, công chức hành chính cấp tỉnhnói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Làongay từ khi giành được chính quyền đã góp phần cung cấp thế hệ CC nối tiếpnhau gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng Trong nhữngnăm đổi mới vừa qua, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo côngtác này Việc quản lý và sử dụng CC ngày càng có hiệu quả, hệ thống chínhsách đãi ngộ đối với CC phù hợp hơn, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định

số 171/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của chính phủ quy định về điều lệ công chứcnhà nước CC của CHDCND Lào Nội duy quan trọng của Nghị định này làquy định về quyền, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, việc tuyển dụng, việc tập

sự việc, quản lý CC v.v… Nghị định số 172/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 củachính phủ quy định về ngạch, bậc của CC, cùng với các quy định khác có liênquan đang dần được hoàn thiện, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội

Trang 3

ngũ CB, CC ngày càng có chất lượng Tuy nhiên cũng trong những năm vừaqua, do cơ chế chính sách còn có một số bất cập cùng với một số nguyên nhân

do lịch sử để lại làm cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC chưa đáp ứngyêu cầu đặt ra, dẫn đến tình trạng thiếu hụt CC thông thạo về hành chính,pháp luật, CC hoạch định chính sách và CC chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nhất

là ở cấp tỉnh Bên cạnh đó những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tếhiện nay, nhất là trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường(KTTT); sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một bộphận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền, suy thoái về đạođức cách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân Đội ngũ CB, CC nóichung, CB chủ chốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳmới Công tác cán bộ, nhất là đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn nhiều bất cập, cáckhâu của công tác cán bộ như tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡngCB,CC chưa phối hợp chặt chẽ với nhau Ở một số nơi chưa tổ chức quán triệt

kỹ và làm đúng theo quy trình, chưa đồng bộ cả về cơ cấu, số lượng và chấtlượng, đồng thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đội ngũ CCHC vừa thừa,vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hẫng hụt, do đó cầnphải tiếp tục được giải quyết

Để xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân, cần phải xây dựng đội ngũCCHC nhà nước có năng lực, phẩm chất, trung thành với Đảng, nhà nước vàtận tụy phục vụ nhân dân Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá đúng thựctrạng, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ đó đề ra phương hướng

và giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiệnnay là một yêu cầu rất quan trọng và là một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩađột phá để đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, thì việc thực hiện đề tài: "Cơ sở lý luận

và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" là yêu

Trang 4

cầu khách quan, cấp thiết Tác giả luận án mong muốn đề ra những quanđiểm và giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chínhcấp tỉnh đủ năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiệnquyền lực nhà nước của chính quyền cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của côngcuộc đổi mới đất nước Lào hiện nay.

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Luận án nhằm đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Làohiện nay

2.2 Nhiệm vụ của luận án: Thực hiện mục đích trên, luận án có

- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CCHCcấp tỉnh ở CHDCND Lào và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triểnđội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu của NNPQ

- Đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHCcấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu

cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào có phạm vi rộng, với nhiều vấn đề liênquan chặt chẽ với nhau Về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC

Trang 5

cấp tỉnh ở Lào, luận án chỉ đề cập thực trạng đội ngũ CCHC và xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh từ khi giải phóng đất nước tức là từ năm 1975 đến nay vàcác giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào đến 2020.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Về cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sảnViệt Nam về nhà nước pháp quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức

4.2 Về phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng,duy vật lịch sử mác xít nghiên cứu các nội dung của luận án trên quan điểm

hệ thống, toàn diện, khách quan, lịch sử cụ thể gắn với các quan hệ kháchquan - chủ quan, nguyên nhân - kết quả

Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phântích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễnv.v để nghiên cứu nội dung của từng chương trong luận án

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chươngcủa luận án khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu; nghiên cứu cơ sở lýluận, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay

Trong chương 3 khi đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh cònthực trạng xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ngoài phương pháp phân tích,tổng hợp tác giả chú ý sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tàiliệu thứ cấp, tham chiếu các tài liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan Đảng,Nhà nước Lào

Trong chương 4 khi nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Trang 6

tác giả chú trọng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; lý luận gắn vớithực tiễn nhằm đề xuất được các quan điểm, giải pháp sát với đề tài, phù hợpvới thực tiễn, có tính khả thi và khái quát cao về mặt lý luận.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xâydựng NNPQ ở CHDCND Lào là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phảigiải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn Trong phạm vi nghiên cứu nhấtđịnh, luận án có những đóng góp mới sau đây:

- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận dưới góc độchuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về xây dựng đội ngũCCHC cấp tính theo yêu cầu xây dựng nhà NNPQ của dân, do dân, vì dân

Từ khái niệm, đặc điểm, vai trò của CCHC cấp tỉnh tác giả xác địnhxây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh là toàn bộ các hoạt động nhằm hìnhthành được đội ngũ CCHC trung thành với Đảng, nhà nước, với nhân dân;thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; tận tụy và có trách nhiệm với công vụbảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà nước trêncác lĩnh vực đời sống xã hội ở cấp tỉnh

Từ khái niệm trên tác giả đã đề xuất 4 nguyên tác và 6 nội dung xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh CHDCND Lào

Trên cơ sở khái quát những đặc trưng của NNPQ XHCN ở CHDCNDLào tác giả đã xác định những yêu cầu của NNPQ đối với công tác xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào bao gồm yêu cầu về phẩmchất chính trị; về đạo đức, lối sống; về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vềyêu cầu chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ CB, CCHC cấp tỉnh

- Đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh và xây dựng đội ngũcông chức hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ đổi mới đến nay, chỉ ranhững ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trên cơ sở nhữngyêu cầu của NNPQ

Trang 7

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp với thực tiễn, khả thi nhằm,xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCNDLào hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện lý

luận về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu của NNPQ ởCHDCND Lào Luận án sẽ là tài liệu tham khảo về xây dựng ngũ CCHC cấptỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ cũng như nghiên cứu, giảng dạy về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức, về lý luận Nhà nước và pháp luật trong các

cơ sở đào tạo

- Về thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổng kết

thực tiễn về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, nghiên cứu, sửa đổi về côngtác cán bộ, hoàn thiện các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức nói chung,CCHC cấp tỉnh nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mụccông trình có liên quan của tác giả đã công bố, nội dung của luận án gồm có 4chương, 11 tiết

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Các công trình liên quan đến đội ngũ công chức hành chính

Ở nhiều nước đã có những công trình nghiên cứu và phát triển mạnh cả

về lý luận và thực tiễn đối với CC và xây dựng đội ngũ CC, vấn đề mà đề tàiluận án đề cập tới Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánđược tiến hành trên nhiều giác độ khác nhau Ở các nước phát triển, hệ thốngcông vụ và đội ngũ CC đã được hình thành từ rất lâu và có tính ổn định cao,nhất là các văn bản pháp luật liên quan đến đội ngũ CC cũng đã được banhành sớm như: Luật nghỉ hưu năm 1859 của Vương quốc Anh, Luật quanchức quốc gia năm 1873 của Cộng hòa Liên bang Đức, Luật chế độ côngchức năm 1883 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, Luật chung về CC năm 1946,

1959 của Cộng hòa Pháp, Điều lệ tạm thời về CC Nhà nước năm 1993 củaTrung Quốc… Trong một thế giới chuyển đổi hiện nay, các công trình tập trungnghiên cứu tính xã hội, sự uyển chuyển của hệ thống công vụ để đảm bảo “côngdân là khách hàng”

Ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu phong phú với nhiều

tác giả viết liên quan trực tiếp đến chủ đề xây dựng CCHC, xây dựng NNPQcủa dân, do dân, vì dân Xây dựng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CCHC nóiriêng, đặc biệt là đội ngũ CCHC cấp tỉnh, có chất lượng cao, hiện đại vàchuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu NNPQ của dân, do dân, vì dân đang là vấn

đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã có nhiềucông trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này trên các phương diện khác nhau

- Cuốn sách, “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức” do TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

Trang 9

Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận về xâydựng CB, CC theo yêu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân Phântích sâu sắc về khái niệm của CB, CC; nêu ra các văn bản pháp luật về CB,

CC đã được ban hành trong từng các giai đoạn khác nhau từ trước đến nay;phân loại CB, CC; thể chế quản lý CB, CC; phân tích tính tất yếu khách quancủa việc xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ xã hộichủ nghĩa; phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ CC trong xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ CB, CCtrong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng độingũ CB, CC Ngoài ra, trong cuốn sách này các tác giả còn nêu ra thực trạngđội ngũ CB, CC và thể chế quản lý CB, CC ở Việt Nam hiện nay Trong phầnthực trạng đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CB,

CC ở Việt Nam qua các giai đoạn như:

- Giai đoạn từ năm 1945 - 1954

- Giai đoạn từ năm 1954 - 1975

- Giai đoạn từ năm 1975 - 1986

- Giai đoạn từ năm 1986 - hiện nay

Sau khi đánh giá chung những ưu điểm chủ yếu, những hạn chế vànguyên nhân về thực trạng đội ngũ CB, CC ở Việt Nam hiện nay các tác giảcòn đưa ra những kinh nghiệm xây dựng CC của một số nước trên thế giới đểvận dụng kinh nghiệm các nước vào việc xây dựng đội ngũ CC ở Việt Nam

- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số ĐTĐL-2004/25 do PGS.TSNguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm: “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm hoànthiện chế độ công vụ ở Việt Nam”, đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học nhằmhoàn thiện chế độ công vụ, làm cơ sở khoa học để xây dựng luật công vụ ởViệt Nam hiện nay Đây là đề tài cấp nhà nước, vấn đề được nghiên cứu ở đây

là rất rộng, dung lượng nghiên cứu với quy mô rất lớn, tuy nhiên nội dung chủyếu là nghiên cứu chế độ công vụ nhằm xây dựng luật công vụ Các nhànghiên cứu đã đưa ra những cơ sở khoa học về công vụ và CC, cơ sở của nền

Trang 10

công vụ và công vụ trong mối quan hệ với các thiết chế và lĩnh vực khác,những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng về công vụ.

- Đề tài khoa học cấp bộ (Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội) “Cảicách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ CCHC nhà nước” (1990), do Nguyễn Duy Gia(1990), và “Xây dựng và đổi mới đội ngũ CCHC nhà nước” (1993) do LươngTrọng Yêm làm chủ nhiệm Các công trình trên đều đề cập đến cơ sở lý luận

về việc xây dựng, đổi mới và nâng cao chất lượng của đội ngũ công CCHCnhà nước ở Việt Nam sau khi đổi mới và đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC,những bất cập và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, đổi mới

về việc xây dựng đội ngũ CCHC nhà nước ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổimới đất nước hiện nay

- PGS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Trần Xuân Sầm (đồng chủbiên) (2003), "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

Cuốn sách này đã luận chứng sâu sắc về vị trí, vai trò và yêu cầu kháchquan cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xâydựng nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ vànăng lực Trong xã hội ngày nay, đó là những CC, những người trực tiếp phục

vụ chế độ của dân, do dân và vì dân Họ là người đại diện cho nhà nước đểxây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách Họ là nhân tố có tính quyếtđịnh đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra

nhiều vấn đề cần giải quyết Một mặt, phải huy động mọi tiềm năng để đưa

đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế

Trang 11

phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, mặt khác, lại phải luôn tỉnh

táo, cảnh giác để hướng sự phát triển này không đi chệch mục tiêu xã hội chủnghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" Cán bộ, công nhân viên chức

là những người gánh trên vai trọng trách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phảithực sự là những "con người xã hội chủ nghĩa"

Ngay từ khi Đảng ta ra đời, vấn đề CB, CC đã được coi là mối quantâm hàng đầu và ngày càng được chú ý Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước

ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề CB, CC nhằm củng cố,đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ này Tuy nhiên, muốnđưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách cóhiệu quả, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn cần nắmthật vững lý luận, đi sâu vào bản chất của khái niệm, thấy được những nét đặcthù và vai trò của cán bộ, công chức Việt Nam qua từng giai đoạn cách mạng,đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà giai đoạn phát triểnmới đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đốivới đội ngũ CB, CC hiện nay…

Cuốn sách này đã góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa họccủa việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủchốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằmcủng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu cho phùhợp với yêu cầu hiện nay

- PGS,TS Trần Đình Hoan (chủ biên) (2009): "Đánh giá, quy hoạch,luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Cuốn sách đã phân tích và khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, gần 80 nămqua, cách mạng Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi vẻ vang

Trang 12

Từ một nước nô lệ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, là ngọn cờtiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc Trong hơn 25 năm qua, côngcuộc đổi mới đã giành được những thành tựu vô cùng quan trọng, tạo điềukiện, cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển đất nước trong những năm tiếptheo Có được những thắng lợi đó là nhờ đường lối chính trị đúng đắn, là doChủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công xây dựng độingũ CB đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đặt ra Chủ tịch Hồ ChíMinh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thànhcông hoặc thất bại, đều do CB tốt hoặc kém".

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiệnnay, đội ngũ cán bộ, công chức đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phầnxứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước Song, trong hoàn cảnh mới, sựtác động của cơ chế thị trường đã làm bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm củađội ngũ CB, CC Trong đội ngũ CB, CC hiện đang có nhiều vấn đề đáng longại cả về phẩm chất và năng lực Một bộ phận không nhỏ CB, CC đã bị thoáihóa về chính trị và phẩm chất, đạo đức, lợi dụng chức quyền để tham ô, lãngphí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng Không ít cán bộ bịgiảm sút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm chí trù dập, ức hiếp dân.Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII chỉ rõ:

"Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu

có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa " Vừa qua, tuy có nhiều cố gắng trong công tác CB, nhưngkhông ít việc còn mang tính chất ứng phó, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới đất nước Hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn của côngtác CB chậm được nghiên cứu, tổng kết

Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn

về công tác xây dựng đội ngũ công chức nói chung, công tác đánh giá, quyhoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp tỉnh nói riêng, đồng thời

Trang 13

từ đó rút ra được những giải pháp hiệu quả cho công tác CB trong giai đoạnđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay Cuốn sách: "Đánh giá, quy hoạch,luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước" do PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của

đề tài khoa học: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch,luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước" Cuốn sách gồm có những nội dung chủ yếu sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CB

lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Chương 2: Quá trình thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, luân

chuyển CB trong lịch sử Đảng ta và thực trạng công tác này trong tình hìnhhiện nay

- Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Phần phụ lục: Vấn đề đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh

đạo, quản lý trong lịch sử nước Việt Nam và một số nước trên thế giới

Đây là một đề tài còn khá mới mẻ, đề cập đến công tác CB là mộtnhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều kiện phát triển, hội nhập quốc tếcủa đất nước Việt Nam hiện nay

Cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích cho những người làm công tác CB vànhững người quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ CC hiện nay

- PGS, TS Lê Minh Thông, TS Nguyễn Danh Châu (đồng chủ biên)

(2009), "Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước", Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội

CB là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vậnmệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng Xây dựng đội ngũ CB, CC vững vàng về chính trị, gương mẫu về

Trang 14

đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt độngthực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung côngtác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.

Trong những năm qua, Đảng ta không ngừng đổi mới tư duy, đổi mớinhận thức trong việc xây dựng, đề ra các đường lối, chủ trương về công táccán bộ Trong các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đều dành sựquan tâm cho công tác tổ chức và cán bộ Hơn mười năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 3 khóa VIII, công tác CB đã có một số đổi mới về nội dung

và cách làm, mang lại những chuyển biến tích cực; chất lượng đội ngũ CB,

CC nhìn chung được nâng lên; tuyệt đại đa số CB, CC vẫn giữ được phẩmchất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh, gần gũi với nhân dân, trungthành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thích ứng dần với điều kiện mới

Tuy nhiên, việc đổi mới công tác CB và chính sách CB vẫn chưa theokịp với đổi mới kinh tế và phát triển của xã hội Nhiều khuyết điểm, yếu kémchậm được khắc phục, nhất là trong việc tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, sắpxếp, chế độ, chính sách đối với CB, CC

Để nhanh chóng xây dựng đội ngũ CC theo yêu cầu xây dựng NNPQ

và nhiệm vụ mới, cần phải nghiên cứu một số mô hình công vụ, CC của một

số nước tiên tiến và những nước có điều kiện gần giống với Việt Nam để thấy

rõ hơn những vấn đề về công vụ, CC ở Việt Nam, từ đó có giải pháp đổi mớicông tác cán bộ, nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế là việc làmrất cần thiết

Trong nội dung cuốn sách, các tác giả tập trung phân tích, giới thiệunhững vấn đề: bộ máy quản lý CC; tuyển chọn công chức; chế độ công trạng,luân chuyển công chức; đào tạo, bồi dưỡng CC; chế độ kiểm tra, đánh giáCC; chế độ, chính sách đối với CC; ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liênbang Đức, Trung Quốc Từ việc khảo cứu các mô hình công vụ, CC của một

số nước trên thế giới, các tác giả rút ra một số nhận xét chung và đề xuất

Trang 15

kiến nghị nhằm đổi mới công tác CB của Việt Nam cho phù hợp với đặcđiểm, trình độ phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

1.1.2 Các công trình liên quan đến xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

- Chu Xuân Khánh (2010), “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ côngchức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩchuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh Nội dung luận án tác giả chủ yếu đề cập đến những quanniệm về CC nhà nước của một số quốc gia khác nhau, làm cơ sở việc phântích, so sánh với thực tiễn ở Việt Nam, từ đó góp phần vào việc hệ thống hóa

cơ sở lý luận về đội ngũ CCHC nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũnày Luận án đưa ra quan niệm về tính chuyên nghiệp của đội ngũ CCHC nhànước, những biểu hiện của tính chuyên nghiệp và hệ thống chuẩn mực của độingũ CCHC nhà nước chuyên nghiệp Tác giả đã hệ thống lại quá trình hìnhthành và phát triển của đội ngũ CC ở Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng;phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC nhànước ở Việt Nam trên cơ sở đó rút ra các nhân tố (nguyên nhân) cản trở việcxây dựng đội ngũ CCHC nhà nước Đồng thời, tác giả đã nêu một số giảipháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHC nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam,phục vụ cho công cuộc cải cách nền HCNN

- Giang Thị Phương Hạnh (2009), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh BìnhPhước hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước

và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giảluận văn đi sau phân tích lý luận về CB, CC, các quy định của pháp luật về

CB, CC, tổng quan công cuộc cải cách hành chính, luận văn nêu ra quan điểm

về khái niệm và đặc điểm cán bộ, công chức hành chính nhà nước; vị trí, vai

Trang 16

trò của CB, CCHC trong công cuộc CCHC, xây dựng và phát triển đất nước,góp phần hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ

CB, CCHC nhà nước, để xuất một số giải pháp có giá trị thực tiễn cao nhằmmục đích xây dựng đội ngũ CB, CCHC nhà nước ở tỉnh Bình Phước đảm bảochất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý

- Vũ Quang Dương (2007), “Xây dựng đội ngũ công chức trong điềukiện nhà nước pháp quyền qua thực tiễn Quận Cầu Giấy”, Luận văn thạc sĩchuyên ngành lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia HàNội, khoa luật Luận văn đi sâu nghiên cứu chế độ CC của Việt Nam và kinhnghiệm của một số nước trên thế giới, qua thực trạng đội ngũ CC quận CầuGiấy, tác giả làm sáng tỏ những bập cập, hạn chế của đội ngũ CC ở Việt Namhiện nay; những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến đội ngũ công chức đáp ứngyêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân

- Nguyễn Thị Thu Trang (2010), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức tại tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận vàLịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội, khoa luật Luận văn

đã khái quát có hệ thống, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức của tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây, đề xuất một số phươnghướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trênđịa bàn tỉnh Phú thọ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

- Nguyễn Thọ Hòa (2013), "Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính

nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Kon Tum hiện nay", Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh Tác giả đi sâu phân tích cơ sở lý luận về đào tạo bồi dưỡngcông chức hành chính, thực trạng và giải pháp đào tạo công chức hành chínhnhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Kon Tum Việt Nam

Xung quanh vấn đề xây dựng đội ngũ công chức đã có các công trìnhnghiên cứu và một số bài viết như: "Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng độingũ cán bộ tổ chức" của Th.S Phạm Thúy Dương; "Về công tác đào tạo, bồi

Trang 17

dưỡng nghiệp vụ tổ chức,cán bộ" của TS Hoàng Mạnh Đoàn; "Đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới" của Lê Quang; Các bàiviết đó đã tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, tổchức, nhất là giải pháp đào đạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ.

1.1.2 Các công trình liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền

Đến nay trong sách báo khoa học ở Việt Nam và các nước trên thế giới

đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền Từ sau Đại chiếnthế giới lần thứ II (1945) đến những thập kỳ gần đây, vấn đề NNPQ đượcnhiều nhà khoa học phương Tây quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiêncứu về nhà nước đã được tiến hành ở Anh từ những năm 1970, ở Pháp nhữngnăm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ của nhiều tácgiả, có thể kể ra như; Dominique Colas, michel Crozer, Blandine, Kriegel,v.v… Năm 1984 Pháp có Ủy ban hiện đại hóa Nhà nước do Tổng thốngF.Mitterand đề nghị Claude Nicolet viết: “Nhà nước hiện đại đối với chúng

ta, những người ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi thế kỷ ánh sáng và bởi Hêghen,

là một cấu trúc nghiêm ngặt của công pháp (drot public) với tư cách là sự thểhiện quyền lợi chung” Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là từ nhữngbài học cay đắng của lịch sử, khi các Nhà nước phát xít và quân phiệt ở Đức,Italia và Nhật Bản…đã từ bỏ những nguyên tắc sơ đẳng của nhà nước phápquyền, coi “Nhà nước pháp quyền là tất cả” và “không thể chống lại” đã đưanhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam tập trung giải quyết những vấn

đề nhận thức luận về nhà nước pháp quyền như: sự hình thành tư tưởng vềnhà nước pháp quyền, các đặc trưng nguyên tác của NNPQ; mô hình nhànước pháp quyền trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù ở Việt Nam hiện nay, cóthể nêu ra các công trình tiêu biểu dưới đây :

- Trước hết, cần kể đến chương trình khoa học xã hội cấp nhà nướcKX04 (2001 - 2010) “Xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân

Trang 18

dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có đề tài KX04-02 “Mô hình tổ chức

và hoạt động của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân” giai đoạn 2001 - 2010 do GS.TS KH Đào Trí Úc làm chủnhiệm Công trình đưa ra những luận cứ khoa học mô hình lý thuyết về tổchức và hoạt động của NNPQ, ở một mức độ nhất định cũng đã đề cập tớitừng loại cơ quan nhà nước trong NNPQ Việt Nam, trong đó có chính quyềncấp tỉnh Những công trình nghiên cứu này tập trung giải quyết những vấn đề cótính phương pháp luận về NNPQ, về bộ máy nhà nước trong NNPQ, mà không

đi sâu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CC của cơ quan nhà nước từng cấp

- GS.TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên) (2006), "Mô hình tổ chức và hoạtđộng của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (sách chuyên khảo), Nxb TưPháp, H, tiếp cận dưới góc độ pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình tổchức bộ máy nhà nước trên thế giới, nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát vềnhà nước pháp quyền Trong đó khẳng định xây dựng NNPQ là yêu cầu; giátrị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội Với bản chất nhànước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả khái quát và chỉ ra nhữngđặc điểm của nhà nước pháp quyền, những đặc trưng của nhà nước phápquyền Việt Nam, đồng thời đề xuất mô hình tổng thể tổ chức cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam

- Đề tài khoa học mã số KX04.09 “Xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có báo cáo chuyên

đề “đánh giá thực trạng đội ngũ CB, CC hiện nay” đã đưa ra những đánh giá

cơ bản về đội ngũ CB, CC ở Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những nguyên nhân dẫn đến bất cậpcủa đội ngũ CB, CC hiện nay

- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2005), "Sự hạn chế quyền lực nhànước", Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, phân tích cơ chế quyền lực bằng phápluật, bằng quyền lực của các nhánh quyền lực, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai

Trang 19

trò của cơ quan tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước Ngoài ra còn một sốcông trình khác cũng đề cập tới NNPQ ở khía cạnh lý luận và thực tiễn.

- PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2010), "Xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", (sách chuyên khảo), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách này tác giả đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận

về nhà nước pháp quyền XHCN, quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản ViệtNam về nhà nước pháp quyền, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam, thực trạng và quan điểm, phương hướng xây dựng nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam Trong phương hướng xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam tác giả đề cập đến phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức nói chung của bộ máy nhà nước

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Ở CHDCND Lào vấn đề xây dựng đội ngũ CCHC nói chung và CCHCcấp tỉnh nói riêng đến nay rất ít công trình nghiên cứu đến, Những năm gầnđây, có một số công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC cấp tỉnh và cáccông trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC nhà nước trong các lĩnh vực khácnhau như sau:

- Vắt tha Na CHĂN SA VANG (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cấp tỉnh vùng Tây Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào’’, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hành chính công, Học viện Hành chínhquốc gia, Hà Nội Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về CB và xây dựng độingũ CB, CC cấp tỉnh, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh,vùng Tây Bắc, CHDCND Lào đồng thời đề xuất những giải pháp để góp phầnxây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh Trong luận văn tác giả chủ yếu phân tích cácquan niệm, khái niệm về đội ngũ CB, CC vùng Tây Bắc một cách khái quát, đisâu vào việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh vùng Tây Bắc nói chung, chưa

đề cập những đến vấn đề cụ thể về xây dựng đội ngũ CC hành chính cấp tỉnh

- Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010), “Xây dựng đội ngũ công chức quản

lý nhà nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”, Luận án

Trang 20

tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Trong nội dung của luận án, tác giả chủ yếu tập trung làm rõ cơ sở lýluận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ

CC quản lý nhà nước về kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế củatỉnh BoLy Kham Xay Trong đó có đề cập đến việc hệ thống hóa những vấn

đề lý luận cơ bản để làm rõ về đội ngũ CC và xây dựng đội ngũ CC quản lýnhà nước về kinh tế cấp địa phương, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng độingũ CC ở một số nước, chủ yếu là ở Việt Nam và rút ra bài học đối vớiCHDCND Lào nói chung, tỉnh BoLy Kham Xay nói riêng, tìm ra những ưuđiểm, hạn chế, yếu kém và các vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ

CC quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay, đồng thời đề xuất một số phươnghướng, giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước vềkinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cả trước mắt và lâu dài Tuy nhiên,trong luận án mặc dù tác giả cũng đề cập đến những nội dung cơ bản của việcxây dựng đội ngũ CC như: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, xây dựng tiêuchuẩn, xây dựng tiêu chí đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thực thicông tác CB, CC ở CHDCND Lào, nhưng tác giả chỉ giới hạn tập trung vàonội dung xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp địa phươngthuộc địa bàn tỉnh BoLy Kham Xay, CHDCND Lào

- Bun Sợt Tham Mạ Vông (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiệnnay", Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh

Tác giả làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đội ngũ CB chủ chốtcấp huyện ở Nam Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ CB chủ chốt trong thờigian qua, luận án đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ CB chủchốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổimới hiện nay

Trang 21

Tác giả làm rõ vị trí, vai trò cấp huyện và đội ngũ CB chủ chốt cấphuyện nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, tác giả phân tích thựctrạng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng đội ngũ CB chủchốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyênnhân và kinh nghiệm, chỉ ra mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giảipháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phíaNam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.

Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ CB, CCchủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào Đánh giá đúng thực trạng độingũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng CB chủ chốt cấp huyện

ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay và những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ

CB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào Luận án nêu một số giảipháp chủ yếu, khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnhphía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay

- Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cáchmạng hiện nay", Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ CBlãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban,ngành ở thành phố Viêng Chăn Tác giả phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ

CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinhnghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ CB, CC

Trên cơ sở phân tích tác giả luận chứng cơ sở khoa học về vai trò, vị tríđặc trưng và yêu cầu mới của đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ởthành phố Viêng Chăn

Qua khảo sát thực trạng đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ởthành phố Viêng chăn, luận án phân tích, rút ra những bài học, kinh nghiệm

Trang 22

về công tác cán bộ và xác định một cách cụ thể hóa tiêu chuẩn, cơ cấu của độingũ cán bộ này Tác giả kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi để xâydựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố ViêngChăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

- Bun Lư Sổm Sắc Đi (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấptỉnh khu vực phía Bắc của nước CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạnghiện nay” Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận án hệ thống hóa được các vấn đề lýluận và đánh giá được thực trạng xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh phíaBắc Lào từ 1986 - đến nay, những vấn đề đặt ra và bước đầu đề xuất một sốgiải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ CB chủ chốtcấp tỉnh khu vực phía Bắc Lào trong thời kỳ mới

Tác giả tập trung phân tích và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận cơbản về CB, CB chủ chốt nói chung và CB chủ chốt cấp tỉnh ở Lào nói riêng

Sâu khi đánh giá thực trạng đội ngũ CB và công tác xây dựng đội ngũ

CB chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc (những thành tựu, hạn chế và những nguyênnhân), tác giả bước đầu đề xuất một số giải pháp đồng bộ có tính khả thinhằm xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh ở phía Bắc CHDCND Lào tronggiai đoạn cách mạng hiện nay

- Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCNDLào trong thời kỳ đổi mới", Luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành Xâydựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả tập trung phântích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

CB lãnh đạo quản lý chủ chốt, đặc biệt là với đối tượng thuộc diện quản lýcủa Trung ương, trong thời kỳ đổi mới, nhất là hoàn cảnh trong nước và thếgiới hiện nay Phân tích đánh giá đúng thực trạng của công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý Trên cơ

Trang 23

sở đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phươnghướng chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa các quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo chủ chốt với chất lượng hiệu quả ngày càng cao.

Trên cơ sở phân tích tác giả trình bày tương đối có hệ thống những luận

cứ khoa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lýnói chung và đối với những người lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý củaTrung ương nói riêng Qua đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận, quan điểmđúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo chủ chốt thuộc diệnTrung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới

Tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết và tương đối cụ thể cho việctăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo quản lý chủ chốt thuộcdiện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới

* Tạp chí

Vấn đề công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay cóhai bài viết trên tạp chí đó là: "Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCNDLào hiện nay" của Th.S Un Kẹo Si Pa Sợt, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8 năm

2009, đã tập trung phân tích đội ngũ cán bộ làm công tác CB của Đảng ở cáctỉnh hiện có những mặt mạnh, yếu và một số quan điểm và giải pháp về côngtác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay; bài viết: "Nâng caochất lượng và hiệu quả công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay" củaTh.S Un Kẹo Si Pa Sợt, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, năm 2009, đã tậptrung phân tích thực trạng những mặt mạnh, yếu kém, tồn tại của đội ngũ CBlàm công tác CB nói chung và đội ngũ CB làm công tác CB cấp tỉnh nói riêng

và rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về công tác CB cấp tỉnh ở Lào hiện nay

Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu Ngoài ra còn

có rất nhiều các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, thôngtin có giá trị không nhỏ Tuy nhiên việc nghiên cứu công tác tổ chức cán bộ cấptỉnh trong điều kiện đổi mới cũng chỉ đề cập đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp

Trang 24

tỉnh nói chung hoặc đề cập đến những nội dung, khía cạnh nhất định mà chưa

có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về CCHC cấptỉnh Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1 Những vấn đề lý luận cơ bản đã được giải quyết

Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trựctiếp và gián tiếp đến đề tài, có thể thấy rằng, chưa bao giờ các vấn đề côngchức và công tác CB, CC được đặt ra, nghiên cứu một cách sâu rộng vớinhiều người tham gia trong giai đoạn vừa qua Đây là các tài liệu quý bởi cácthông tin được cập nhật và gởi mở những ý tưởng nghiên cứu Tập thể các tácgiả nêu trên đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa, bổ sung vấn đề lý luận cơ bản

về việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ CC trong đó có công chức hànhchính nhà nước nhằm đáp ứng các chức năng nhiệm vụ của nhà nước Một sốkhâu trong công tác CB, CC cũng được các tác giả nghiên cứu như: kháiniệm, đặc điểm, vai trò chức năng của công chức; tuyển dụng, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động và chế độ chính sách đốivới đội ngũ CB, CC

Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyềnXHCN trong đó đề cập vấn đề xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung của cả bộmáy Có một số công trình nghiên cứu về đội ngũ công chức hành chínhnhưng mới đề cập từng nội dung xây dựng đội ngũ công chức, hoặc xây dựngđội ngũ công chức ở từng địa phương cụ thể Kết quả nghiên cứu của cáccông trình này là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứuluận án Các công trình nghiên cứu về công chức đã góp phần giải đáp nhữngđòi hỏi cấp bách của thực tế đối với đội ngũ CCHC nhà nước, đáp ứng yêu cầuxây dựng NNPQ và sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam Cáccông trình nghiên cứu đã đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB,

Trang 25

CC nói chung và CB, CC ở các địa phương nói riêng nhằm thực hiện một trongnhững nội dung của cải cách hành chính ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu ở CHDCND Lào chủ yếu đề cập vấn đề xâydựng đội ngũ CB, CC chủ chốt, hoặc đi vào từng nội dung cụ thể như đào tạo,bồi dưỡng, công tác tổ chức cán bộ v.v

Có một số công trình nghiên cứu CB, CC cấp tỉnh, cấp huyện nóichung, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống vềxây dựng CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào, nhất là nghiên cứu vấn đề xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền vì

ở Lào chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc về mối quan

hệ giữa xây dựng Nhà nước pháp quyền và yêu cầu đối với công tác xây dựngđội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ CCHC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nóiriêng là một vấn đề lớn và phức tạp, nhìn chung các công trình nghiên cứu đãđược công bố trên cũng có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn

đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CCHC nhà nước nói chung.Nhưng nhiều công trình mới chỉ dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu,các kết quả đưa ra thường là các giải pháp lớn, mang tính định hướng, hoặcchỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó ở một số khâu của công tác xây dựng độingũ CCHCchính nhà nước Tuy nhiên về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy độingũ CC là một tổng thể thống nhất, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau vớinhững đặc thù công việc khác nhau trong đó có một đối tượng quan trọngtrong hoạt động công vụ, đó là CCHC và bởi vậy cũng cần có sự phần định rõràng nhằm xây dựng đội ngũ CCHC đáp ứng được yêu cầu của Nhà nướcpháp quyền XHCN

Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu một cách tổng thể về nội dungxây dựng đội ngũ CCHC cấp địa phương, ở CHDCND Lào, đặc biệt là cấp

Trang 26

tỉnh chưa có công trình nào đề cập đến, và chưa có giải pháp tổng thể cho việcxây dựng đội ngũ này Mặt khác, trong quá trình thực tiễn của mỗi nước, mỗiđịa phương cũng có đặc điểm khác nhau.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựngNNPQ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, rất cần có công trình nghiên cứu mộtcách có hệ thống và hoàn chỉnh, về lý luận xây dựng đội ngũ CCHC nhà nướccấp tỉnh, nhằm tìm ra giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh có chấtlượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay Đó là các vấn đề về khái niệm,nguyên tắc, nội dung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, yêucầu của nhà nước pháp quyền đối với công tác xây dựng đội ngũ công chứchành chính cấp tỉnh

Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nướcpháp quyền, về xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và một số công trìnhnghiên cứu về xây dựng đội ngũ CB, CC ở các địa phương, cơ sở Ở CHDCNDLào số lượng công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền cũng như về xâydựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC nói riêng chưa nhiều Các côngtrình này tuy cũng có tính hệ thống nhưng mới đề cập những vấn đề chung nhấthoặc đề cập từng nội dung, khía cạnh của công tác cán bộ, chưa đi sâu nghiêncứu có hệ thống, toàn diện về vấn đề xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh

Trang 27

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, tham khảo các công trình nghiên cứu

đã đi trước, Nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác CB,

CC của một số nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam Trong đó Nghiêncứu sinh tâm đắc nhất là bài học kinh nghiệp của Việt Nam về công tác xâydựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC cấp tỉnh, cấp huyện nói riêng.Luận án trân trọng và cố gắng kế thừa một cách chọn lọc những kết quảnghiên cứu về mặt lý luận cũng như một số ý tưởng về giải pháp của tác giả đitrước để tìm ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình thực tế củaCHDCND Lào, đặc biệt là cấp tỉnh

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tìm ra nguyên nhân cảđiểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào, hoàn thiệntiêu chuẩn, xây dựng tiêu chí đánh giá đối với CCHC, đề xuất một số quanđiểm giải pháp khả thi đổi mới việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào

Nghiên cứu một cách hệ thống về công tác xây dung đội ngũ CCHCcấp tỉnh ở Lào hiện nay, luận án này mong muốn sẽ góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả trong việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào hiện nay

Trang 28

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1 KHÁI NIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

2.1.1.1 Khái niệm công chức và công chức hành chính cấp tỉnh

a) Khái niệm công chức

CC là một khái niệm mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vàođặc điểm của mỗi quốc gia, là bộ phận nhân lực chủ yếu trong hoạt động quản

lý nhà nước Năng lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước nói chung, củanền hành chính nhà nước nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi trình độnăng lực và phẩm chất của người CC

CC được hiểu chung nhất là những người thực thi công vụ, hoạt độngcủa công chức mang tính quyền lực nhà nước hoặc phục vụ cho việc ban hànhcác quyết định quản lý nhà nước, của xã hội làm mục tiêu, căn cứ, tiêu chuẩncho hành vi của mình Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ côngchức cũng mang những nội dung khác nhau Theo kinh nghiệm của các quốcgia đã thực hiện chế độ CC, thì CC được hiểu là những công dân được tuyểndụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhànước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay nước ngoài, được xếpvào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Với quan niệm nhưthế để trở thành người công chức cần thỏa mãn điều kiện sau:

- Là công dân của nước đó

- Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển

- Giữ một công vụ thường xuyên

Trang 29

- Được xếp vào ngạch, một ngành chuyên môn.

- Làm việc trong một công sở

- Lĩnh lương từ ngân sách nhà nước

+ Khái niệm công chức của một số nước trên thế giới:

Ở một số nước, CC chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động quản lý nhànước Có những nước, ngoài những người thực hiện trực tiếp các hoạt độngquản lý nhà nước, CC còn được áp dụng cho những người làm trong các cơquan dịch vụ công

- Ở Cộng hòa Pháp: Luật chung về công chức năm 1946 và năm 1959

chỉ được áp dụng cho CC nhà nước Trung ương, không liên quan đến CC địaphương Năm 1981 sau khi Đảng xã hội lên cầm quyền, mở rộng quyền hạncủa địa phương, nên đến năm 1983 - 1984 khi ban hành luật chung về CChiện nay đã gộp cả CC địa phương vào Như vậy, ở Pháp những người hoạtđộng công vụ bao gồm “toàn bộ những người được nhà nước hoặc cộng đồnglãnh thổ (vùng, tỉnh, công xã) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong mộtcông sở (service public) hay một công sở tự quản và được biên chế vào mộtngạch của nền hành chính công” [47, tr.73] Theo quan niệm như vậy, CC ởPháp chia làm 3 loại:

- CC trong các ngạch hành chính nhà nước

- CC thuộc cộng đồng lãnh thổ, trực thuộc cơ quan chính quyền địa phương

- CC trực thuộc các công sở tự quản

Trong 3 loại CC trên chỉ có CC trong ngạch hành chính nhà nước đượccoi là CC nhà nước Không phải toàn bộ những nhân viên hành chính đều bịchi phối bởi luật CC mà chỉ là những người đảm nhiệm các chức vụ thườngxuyên, còn các đối tượng khác bị chi phối chủ yếu là luật lao động, các vănbản hợp đồng, luật từ chức và họ không được hưởng các bảo đảm đặc biệt vềmặt chức nghiệp Như vậy ở Pháp ngoài lực lượng CC như đã nêu ở trên cònmột số những người làm việc trong các cơ quan thực thi công vụ nhưngkhông phải là CC

Trang 30

Việc tuyển dụng cho cả 3 loại công chức trên đều được thực hiện theophương thức thi tuyển, người trúng tuyển sẽ được đảm nhiệm ở bậc thấp nhất

và dần dần được thăng tiến lên những bậc cao hơn

- Trung Quốc: Là quốc gia đông dân nhất thế giới và đang phát triển rất

nhanh ở châu Á Trước đây Trung Quốc áp dụng chế độ quản lý nhân sự theo

cơ chế “cán bộ”, áp dụng một khuôn mẫu chung để quản lý mà không phânbiệt những người làm công tác Đảng, công tác chính quyền và làm trongdoanh nghiệp Để đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước, thích ứng với nhucầu cải cách, mở cửa, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII năm

1989 đã quyết định xây dựng một chế độ CC nhà nước kiểu mới ở Trung Quốc

và bàn “ điều lệ tạm thời về CC” ra đời Theo Điều lệ tạm thời về CC năm 1993của Trung Quốc thì CC nhà nước là “những nhân viên công tác trong cơ quanhành chính nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ” [41, tr.223]

Năm 2005 Quốc hội khóa X của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

đã thông qua Luật công vụ (có hiệu lực tháng 1/2006) và Điều 2 luật này quyđịnh: CC là những người thi hành những nhiệm vụ công theo pháp luật quyđịnh, làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước và hưởng lươngcùng các khoản phúc lợi của họ do ngân sách nhà nước trả

- Nhật Bản: Nhật Bản gồm có CC nhà nước và CC địa phương Công

chức nhà nước là những người được nhận chức trong bộ máy của chính phủtrung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường học công, xí nghiệp vàđơn vị sự nghiệp quốc doanh, được lĩnh lương từ ngân sách Nhà nước Côngchức địa phương là những người làm việc và lĩnh lương từ nguồn ngân sáchcủa địa phương

- Thái Lan: Là một quốc gia quân chủ lập hiến ở Đông Nam Á, theo

Luật công vụ của Thái Lan thì “CC là người được phân công và được bổnhiệm một công việc của chính phủ và nhận lương phù hợp ở một bộ, cơ

Trang 31

quan nhà nước hay cơ quan thuộc chính phủ” [70, tr.83] Luật CC hiệnhành ở Thái Lan đã loại trừ các chức danh và quan chức chính trị ra khỏiquy định của luật công vụ, đồng thời cấm các công chức không được trởthành các quan chức chính trị.

Đội ngũ công chức ở Thái Lan được chia thành 3 nhóm chính:

- Một là, CC thường trực, bao gồm các CC trong công vụ nhận lương

từ quỹ công vụ thường xuyên và được bổ nhiệm theo quy định

- Hai là, các quan chức phục vụ trong Hoàng Gia, bao gồm các CC

được bổ nhiệm vào các chức vụ phục vụ Hoàng Gia được ghi trong quy định

về Hoàng Gia

- Ba là, các quan chức phục vụ đối ngoại đặc biệt, bao gồm các CC

được bổ nhiệm trong các trường hợp đặc biệt về lý do chính trị đối với các vịtrí công tác ở nước ngoài được quy định riêng

Ở Việt Nam: Ngay từ năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, CC đã

được xác định theo Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước ViệtNam dân chủ cộng hòa ban hành quy chế công chức, là những công dân ViệtNam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyêntrong các cơ quan chính phủ, ở trong hay ngoài nước, trừ những trường hợpriêng biệt do chính phủ quy định

Tuy nhiên, trong một thời gian dài do điều kiện chiến tranh ở ViệtNam, việc phân định công chức cũng chưa rõ ràng, nói chung những ngườilàm việc trong hệ thống chính trị đều gọi chung là CB, CC Đến thập kỷ 90,khái niệm CC đã được xác định rõ hơn trong các Nghị định số 169/HĐBT ngày25/5/1991, Nghị quyết số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ vàPháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26/2/1998

Theo quy định của pháp luật hiện hành, phạm vi những người làm việccho bộ máy nhà nước của Việt Nam là rất rộng Tuy nhiên không phải tất cả họđều được coi là công chức Theo tinh thần của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP

Trang 32

ngày 10/10/2003 của chính phủ về tuyển dụng và quản lý CB, CC trong các

cơ quan nhà nước, CC bao gồm những đối tượng sau:

CC là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchNhà nước, gồm: những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giaonhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; những người được tuyển dụng, bổnhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong cơquan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; những người được tuyểndụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thườngxuyên trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơquan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổchức - xã hội sau đây:

+ Văn phòng Quốc hội;

Trang 33

chức thì "Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Qua những nội dung đã được trình bày và phân tích ở trên chúng ta thấyrằng tuy khái niệm về CC của các quốc gia nói trên về phạm vi CC rộng hẹp khácnhau nhưng nội hàm và địa vị pháp lý của CC có nhiều điểm giống nhau như:

- CC là những người phục vụ thường xuyên với chuyên môn nhất địnhtrong khu vực nhà nước

- CC là kết quả của sự tuyển chọn đặc biệt của Nhà nước, hoạt độngcủa họ chịu sự điều chính của Luật CC

- Hành vi của họ phải chịu trách nhiệm với Nhà nước, hành vi này phảichịu sự hạn chế được quy định đặc biệt, bao gồm hạn chế hành vi chính trị,giữ gìn bí mật, phục tùng chỉ huy

- Được hưởng những quyền lợi của chức nghiệp như lương, hưu trí,phúc lợi, trình bày, tố cáo, trong đó tiền lương do nhà nước chi trả

- Khái niệm công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Nói chung

từ CC được gọi chung trong từ CB Việc phân biệt giữa CB và CC từ khi cóNghị định số 171/CP ngày 11/11/1993 Nghị định này quy định như sau: CC

là công dân Lào được tuyển dụng và bổ nhiệm và giữ một công vụ thườngxuyên trong một công sở của nhà nước đã được xếp vào một ngạch, hưởnglương do ngân sách Nhà nước cấp

Trang 34

Sau 10 năm thực hiện Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 82/CP ngày 19/5/2003 để thay thế Nghị định số 171/CP ngày11/11/1993 và từ CC đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 2 Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 quy định: CC nướcCHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giaonhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan tổ chức Đảng, nhà nước, tổ chức quầnchúng ở trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào

ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước

Mặc dù Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 không đưa ra khái niệm

CC, nhưng thông qua việc phân biệt các đối tượng là CC nước CHDCNDLào, chúng ta có thể thấy, CC theo văn bản pháp luật nước CHDCND Lào cónhiều điểm đặc trưng khác biệt so với các nước, đó là:

- CC nước CHDCND Lào không chỉ bao gồm những người làm việctrong bộ máy nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc cho các tổchức Đảng, tổ chức quần chúng như: Mặt trận Lào xây dựng đất nước, HộiLiên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào,Hội Cựu chiến binh Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của CCnước CHDCND Lào Nó xuất phát từ đặc thù của thể chế chính trị và tổ chức

bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể của nước CHDCND Lào

- Đối tượng CC không áp dụng cho đối tượng làm việc trong các đơn

vị sự nghiệp của nhà nước, kể cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công

Từ những phân tích trên, về mặt pháp luật, có thể định nghĩa CCnướcCHDCND Lào như sau: “CC là công dân Lào, được tuyển dụng, bổnhiệm hoặc giao giữ một công vụ hay nhiệm vụ thường xuyên trong các cơquan tổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức quan chúng ở trung ương, địaphương,các cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được phânloại theo chức vụ chuyên môn và tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyênmôn, theo vị trí công tác, được xếp vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có

Trang 35

chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchNhà nước".

b) Khái niệm công chức hành chính cấp tỉnh

Hành chính nhà nước là “Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằngquyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động củacông dân do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sởtiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển cácmối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn các yêu cầu hợp phápcủa công dân” [82, tr.18] Có thể nói hoạt động hành chính nhà nước là hoạtđộng thực thi quyền hành pháp của nhà nước, là hoạt động trực tiếp điều hànhcác quan hệ xã hội do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước chỉ có thể được tiến hànhthông qua vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền của những con người làm việc trong

hệ thống hành chính đó, họ được gọi là công chức hành chính nhà nước Cũngtheo quan niệm trên, công chức là người làm công cho nhà nước, do Nhànước trả lương để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, bởi vậychúng ta có thể dùng thuật ngữ công chức hành chính thay cho công chứchành chính nhà nước Công chức hành chính nhà nước là những người phục

vụ nhà nước, phục vụ nhân dân thi hành các chính sách và pháp luật, thựchiện việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội dựa trên sự ủy thác quyền lực củaNhà nước là những người được xếp vào ngạch hành chính nhà nước

CCHC là người làm việc trong các cơ quan công quyền, cơ quan quản

lý HCNN, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp vàcác tổ chức khác được xếp vào một ngạch hành chính và hưởng lương từ ngânsách Nhà nước Như vậy, có thể hiểu CCHC là một bộ phần quan trọng củađội ngũ CC, đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước Họ là ngườitrong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng, bổnhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việctrong các cơ quan HCNN các cấp

Trang 36

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nằm trong bộ máy chínhquyền địa phương được tổ chức quản lý theo lãnh thổ hành chính, Theo Điều

2 của Luật Hành chính địa phương của CHDCND Lào năm 2003 thì: “chínhquyền địa phương chịu sự quản lý điều hành của hành chính nhà nước ở trungương, chính quyền địa phương gồm có 3 cấp: chính quyền cấp tỉnh, chínhquyền cấp huyện và chính quyền cấp bản - làng”

Theo Điều 6 Luật Hành chính địa phương Lào năm 2003 thì: "Tỉnh làđịa bàn của chính quyền địa phương bao gồm nhiều huyện và thành thị…"

Cơ quan hành chính cấp tỉnh là một đơn vị hành chính chiến lược củađất nước, là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước đại diện cho các cơ quannhà nước ở Trung ương đóng tại địa phương, đồng thời cũng là cơ quan đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với trách nhiệmxây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo sự phân bố chung của Trung ương, phùhợp với thế mạnh của địa phương mình, đồng thời cơ quan hành chính cấptỉnh có trách nhiệm trước nhân dân ở địa phương và cấp trên trong việc bảođảm thi hành quản lý kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh - quốc phòng, nângcao đời sống nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Cơ quanhành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào gồm có: Văn phòng tỉnh và các phòngtrực thuộc, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giáo dục và thể thao, Sở y tế, Sở nôngnghiệp - lâm nghiệp, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nội vụ, Sở tuyên truyền

và văn hóa, Sở Bưu chính, viễn thông và thông tin, Sở Ngoại giao, Sở nănglượng và khoáng sản, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở khoa học - công nghệ,

Sở Lao động và thương binh xã hội, Sở (Văn phòng ) Ủy ban giám sát và kiểmsoát ma túy, Sở Giao thông vận tải, Sở Thuế quan, Sở Thanh tra, Sở Tư pháp

Cơ quan hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào là bộ phận quan trọng

của nền hành chính quốc gia được tổ chức, hoạt động theo quy định của hiếnpháp, Luật hành chính địa phương năm 2003, Luật nhà nước, các Nghị địnhcủa chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành; với chức năngthực hiện quản lý hành chính nhà nước và phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà

Trang 37

nước để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phươngtrong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

CCHC cấp tỉnh là những người làm việc trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, là một trong những mắt xích cơ bản của mối liên hệ giữa nhân dân

địa phương với nhà nước cấp trên; là trung tâm tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách, các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời cũng làtrung tâm điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các ngành, các cơ quan nhànước thuộc địa phương đóng trên lãnh thổ của tỉnh

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu CCHC cấp tỉnh ở CHDCNDLào là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchành chính, giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan chính quyềncấp tỉnh, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước đểthực thi công vụ phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân

2.1.1.2 Đặc điểm của công chức hành chính cấp tỉnh

CCHC cấp tỉnh thực hiện quản lý và điều hành đất nước theo pháp luật,

là lực lượng trực tiếp thực thi quyền hành pháp của Nhà nước ở cấp tỉnh Cácmệnh lệnh, quyết định quản lý trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội docông chức hành chính triển khai thực hiện

Công chức hành chính cấp tỉnh có những đặc điểm chủ yếu sau:

a) Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là những người thực thi

công vụ trong cơ quan hành chính cấp tỉnh

Công vụ là loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước, thực hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sảnchung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định nền kinh tế - xã hội; bảo

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nhân danh quyền lực nhànước, phục vụ nhân dân, thực hiện lý tưởng phụng sự tổ quốc và lòng tự hào

Trang 38

của người CC được hoạt động trong nền công vụ của đất nước ở cấp tỉnh làđặc điểm nổi bật và duy nhất của nguồn nhân lực hành chính nhà nước cấptỉnh Người CC trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh được trao quyền

để thực thi công vụ, đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân vàchịu những rằng buộc nhất định do liên quan đến chức trách đang đảm nhiệm

Họ có thể phải từ chức, bị truy cứu hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu khônghoàn thành trách nhiệm, sai phạm do quyết định hành chính làm tổn hại lợiích hợp pháp của công dân, tổ chức ở cấp tỉnh

b) Đội ngũ công chức hành cấp tỉnh được nhà nước đảm bảo các điều

kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ

Để thực hiện công vụ, người CC được nhà nước cung cấp các điều kiệncần thiết để tiến hành thực thi công vụ như trụ sở, phương tiện, điều kiện làmviệc… Họ được đảm bảo các quyền lợi vật chất và tinh thần như: hưởnglương từ ngân sách nhà nước tương xứng với chức trách và công việc, nhậncác loại trợ cấp, phụ cấp các bằng tiền hoặc hiện vật và lương hưu khi đủ thờigian cống hiến cho nền công vụ, được khen thưởng khi có công lao xứngđáng Sự đảm bảo quyền lợi cho nguồn nhân lực này có tính ổn định, lâu dài,thực tế là suốt đời nếu như CC không vi phạm kỷ luật, bị thải hồi hoặc bị truy

tố trước pháp luật

c) Là lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp

Các cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ bảo đảmviệc chấp hành, thực hiện các đạo luật và nghị quyết của các cơ quan quyềnlực nhà nước, điều hành, giải quyết các mối quan hệ đối nội, đối ngoại phứctạp nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển Với chức năng đó, bộmáy nhà nước đòi hỏi phải có đội ngũ CC quản lý mang tính chất chuyênnghiệp, là những người thực hiện công vụ thường xuyên, liên tục, có trình độchuyên môn và được đảo tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hànhchính nhà nước ở các mức độ khác nhau

Trang 39

Tính chuyên nghiệp của CCHC nhà nước nói chung, cấp tỉnh nói riêngđược quy định bởi địa vị pháp lý và được thể hiện qua hai yếu tố: thời gian,thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nhiệm vụ hànhchính Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệpcủa người CCHC Thời gian,thâm niên công tác tạo điều kiện để CC thànhthảo công việc và đúc rút kinh nghiệm trong thực thi công vụ, còn trình độhiểu biết pháp luật, năng lực chuyên môn, kỹ năng nhiệm vụ hành chính tạokhả năng hoàn thành những công việc được giao.

d) Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi.

Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ trungương đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng với các mặthoạt động hết sức phong phú và phức tạp gồm tài chính, ngân sách Nhà nước,

kế toán, kiểm toán, thống kê, tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, khoa học, côngnghệ, môi trường… tất cả các hoạt động đó đều liên quan đến công việc hàngngày và trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người dân, đòihỏi hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đội ngũ CCHC phải

đủ năng lực, thẩm quyền để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quảnlý; điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả Mặt khác do đờisống chính trị, kinh tế xã hội, môi trường, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vànhững tình trạng khẩn cấp khác v.v có thể có những diễn biến phức tạp,khôn lường đòi hỏi hoạt động của cơ quan hành chính và CCHC phải linhhoạt thích ứng với sự biến đổi đó

e) Đội ngũ công chức hành chính tương đối ổn định, mang tính kế thừa, nhưng luôn luôn đòi hỏi không ngừng nâng cao về chất lượng

Đội ngũ CCHC Nhà nước nói chung, cấp tỉnh nói riêng hoạt động ổnđịnh, ít chịu biến động nhằm duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành

Trang 40

chính Trong tình hình các lĩnh vực hoạt động của xã hội không ngừng pháttriển; đối tượng điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng và phức tạphơn: yêu cầu của người dân về chất lượng phục vụ ngày càng cao nhưngcác cơ quan hành chính nhà nước không thể tuyển dụng hàng loạt người laođộng mới, vì rằng việc tuyển dụng và giải quyết các lao động dôi dư trongcác cơ quan HCNN luôn liên quan đến một loạt các vấn đề về chính sách,chế độ xã hội phức tạp.

Giải pháp hiệu quả, thích hợp trong điều kiện hiện nay là xây dựng hệthống chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đề bạt, luânchuyển, đãi ngộ phù hợp để giảm thiểu tối đa sự chênh lệnh về số lượng vàchất lượng nguồn nhân lực HCNN Nâng cao nguồn nhân lực hiện có, thôngqua bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CC nhằm đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của các cơ quan hành chính Nhà nước chú trọng chất lượng tuyểndụng nhân lực, thu hút, khuyến khích nhân tài thực thi công vụ hạn chế đếnmức thấp nhất những sai lầm trong tuyển dụng CCHC Nhà nước

2.1.1.3 Vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

CCHC là yếu tố cơ bản cấu thành nền hành chính nhà nước, thông quahoạt động của CCHC, các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước mới đượcthực hiện cơ quan nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếu không có

CC Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “CB là những người đem chínhsách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ

để đặt chính sách cho đúng” [60, tr.269]

CB và công tác CB luôn là một vấn đề quan trọng trong công tác xâydựng Đảng, chính quyền, có vai trò quan trọng quyết định sự thành công haythất bại của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốccủa mọi công việc” và “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt

Ngày đăng: 17/08/2014, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đức Ái (2003), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũcán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc, thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Tác giả: Nguyễn Đức Ái
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2003
2. Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ (1993), Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ công chức và luật côngchức của các nước trên thế giới
Tác giả: Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1993
3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tài liệu bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồidưỡng lý luận và nghiệp vụcông tác tổchức, cán bộ
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrịquốc gia
Năm: 2001
6. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Nghị quyết Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 8, Nxb Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 8
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb Ban Tổchức Trung ương Đảng
Năm: 2006
9. Cao Khoa Bảng (Chủ biên), (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinhnghiệm của Hà Nội)
Tác giả: Cao Khoa Bảng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
14. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1987), Toàn tập, tập 2, Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Cay Xỏn Phôm Vi Hản
Nhà XB: Nxb CHDCND Lào
Năm: 1987
15. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (2001), Bài phát biểu tại Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 7 (17/12/1991), Nxb Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu tại Hội nghị công tác tổchức toàn quốc lần thứ 7
Tác giả: Cay Xỏn Phôm Vi Hản
Nhà XB: Nxb Ban Tổ chức Trungương Đảng
Năm: 2001
16. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 30 năm (1975 - 2005), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 30 năm (1975 - 2005)
Nhà XB: Nxb Ban Tuyêngiáo Trung ương Đảng
17. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng... (Đồng chủ biên) (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xâydựng đội ngũ cán bộ ởTrung Quốc
Tác giả: Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng... (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2009
18. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch cán bộlãnh đạo quản lý
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Nhà XB: Nxb Chínhtrịquốc gia
Năm: 2009
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1986
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1996
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1996
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấphành Trung ươngkhóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1997
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấphành trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1998
24. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Tổ chức (1999), Một số quyết định, quy định, quy chế, hướng dẫn về công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quyết định, quy định, quy chế, hướng dẫn về côngtác cán bộ
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Tổ chức
Năm: 1999
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2001
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrịquốc gia
Năm: 2001
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2006
28. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứIV
Tác giả: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb CHDCND Lào
Năm: 1987

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w