5. Bố cục của luận văn
3.2. Thực trạng rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công
ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, các rủi ro, tai nạn, tổn thất xẩy ra hàng năm của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế luôn gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong những năm qua Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đã thực hiện giải quyết bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất lớn với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2: Danh sách các vụ tổn thất điển hình PVI đã bồi thƣờng giai đoạn 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng STT Nội dung Tổng số tiền bồi thƣờng thuộc trách nhiệm bảo hiểm Thời gian giải quyết bồi thƣờng
1 Nhà máy Xi măng Hoàng Mai 0,115 Đúng như cam kết trong HĐ 2 Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1- Ban
QLDA đường Hồ Chí Minh 0,294 Đúng như cam kết trong HĐ
3 Cầu Cảng 1A 0,1 Đúng như cam kết trong HĐ
4
Đường Mường Chà - Ban QLDA Mường
Chà - Lai Châu 0,1 Đúng như cam kết trong HĐ
5 Cầu Thanh Trì - Ban QLDA Thăng Long 0,28 Đúng như cam kết trong HĐ 6
Cảng Hạ Long - Tổng công ty thủy sản
Hạ Long 0,44 Đúng như cam kết trong HĐ
7 Công trình thoát lũ Ngòi Thia - Yên Bái -
Ban QLDA thủy lợi Yên Bái 0,17 Đúng như cam kết trong HĐ 8 Dự Án nuôi tôm Kiến Thụy - Hải Phòng 0,19 Đúng như cam kết trong HĐ 9
Công ty TNHH TM Phúc Thành (tổn thất
hàng hóa trong kho) 0,49
Đúng như cam kết trong HĐ
10 Gói thấu số 9 Tổn thất do bão Dự án nâng
cấp cải tạo QL70-BQLDA 6 0,25 Đúng như cam kết trong HĐ 11
Tổn thất máy rót than SL1, SL2, SL3 hệ
thống băng tải B21 2,00 Đúng như cam kết trong HĐ
12 Cầu Cần Thơ - Ban QLDA Mỹ Thuận 6,00 Đúng như cam kết trong HĐ 13 Công ty TNHH Xuân An (tổn
thất cháy tài sản) 0,88 Đúng như cam kết trong HĐ
14
Công ty TNHH Shing Mark Vina (tổn
thất cháy nhà xưởng 1,45 Đúng như cam kết trong HĐ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3: Doanh thu và bồi thƣờng theo nghiệp vụ của PVI Sông Hồng giai đoạn 2009 - 2013
ĐVT: Tỷ VNĐ
STT Tên nghiệp vụ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%)
I B.thƣờng bảo hiểm gốc 64 26 40,62 79 33 41,77 94 40 42,55
1 Bảo hiểm Sức khoẻ và TNCN 5 2,9 58 6,75 3,15 46,66 8,15 3,85 47,23
2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 7 1,5 21,42 7,35 1,35 18,36 9,7 1,2 12,37
3 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 7 2 28,57 8,75 1,55 17,71 11,8 2,8 23,72
5 Bảo hiểm xe cơ giới 34 15,65 46,02 39,55 18,85 47,66 47,1 22,4 47,55
6 Bảo hiểm cháy nổ 4 1,3 32,5 4,85 3,65 75,25 6,05 4,25 70,24
7 Bảo hiểm thân tàu và TN chủ tàu 6 2,6 43,33 9,70 4,45 45,87 11,2 5,5 50,44
8 Bảo hiểm trách nhiệm chung 1 0,05 5 2,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hàng năm Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đã thực hiện bồi thường hàng loạt các vụ tổn thất với số tiền hàng chục tỷ đồng. Cụ thể năm 2011 số tiền PVI Sông Hồng đã chi trả bồi thường khắc phục tổn thất cho khách hàng là 26 tỷ đồng chiếm 40,62% doanh thu phí bảo hiểm; năm 2012 số tiền bồi thường là 33 tỷ đồng chiếm 41,77% doanh thu phí bảo hiểm; năm 2013 số tiền bồi thường là 40 tỷ đồng chiếm 42,55% doanh thu phí bảo hiểm. Số tiền bồi thường khắc phục tổn thất cho khách hàng hàng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty.
Tỷ lệ bồi thường của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng qua các năm có xu hướng tăng lên và tập trung ở một số nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao như: Nghiệp vụ cháy tài sản năm 2011 tỷ lệ bồi thường là 32,5%, năm 2012 tỷ lệ là 75,25%, năm 2013 tỷ lệ bồi thường là 70,24%; Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tỷ lệ chi trả bồi thường năm 2011 là 46,02%, năm 2012 là 47,66%, năm 2013 tỷ lệ bồi thường là 47,55%; Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu tỷ lệ bồi thường năm 2009 là 37,62%, năm 2010 là 47,94%, năm 2011 là 49,13%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4: Doanh thu và bồi thƣờng của các đơn vị bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: tỷ VNĐ
STT Tên nghiệp vụ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Toàn thị trƣờng Toàn thị trƣờng Toàn thị trƣờng
Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ (%)
I Bồi thƣờng bảo hiểm gốc 13.495 5.272 39,07 16.741 6.384 38,13 20.497 8.400 40,98
1 Bảo hiểm sức khoẻ và TNCN 1.950 918 47,08 2.489 1.078 43,31 3.323 1.431 43,06
2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 2.827 645 22,82 3.559 966 27,14 4.614 949 20,57
3 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 941 495 52,60 1.213 366 30,17 1.783 474 26,58
4 Bảo hiểm hàng không 424 132 31,13 481 114 23,70 581 316 54,39
5 Bảo hiểm xe cơ giới 4.354 2.087 47,93 5.361 2.683 50,05 6.134 3.188 51,97
6 Bảo hiểm cháy nổ 1.157 545 47,10 1.420 466 32,82 1.723 940 54,56
7 Bảo hiểm thân tàu và TN chủ tàu 1.500 437 29,13 1.754 690 39,34 1.850 1.055 57,00
8 Bảo hiểm trách nhiệm chung 307 12 3,91 396 16 4,04 437 28 6,41
9 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 25 1 4,00 45 3 6,67 52 19 36,54
10 Bảo hiểm phi nhân thọ khác 10 0,00 23 2 8,70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ bồi thường chung của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng hiện nay đang cao hơn so với mức bình quân của thị trường, năm 2011 tỷ lệ bồi thường bình quân của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 39,07% trong khi đó tỷ lệ bồi thường của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là 40,62%, năm 2012 tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường là 38,13% Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là 41,77%, năm 2013 tỷ lệ bồi thường bình quân chung của toàn thị trường là 40,98% Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là 42,55%. Tỷ lệ bồi thường cao làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, công tác quản lý rủi ro, lựa chọn rủi ro chưa được quan tâm đúng mực, dẫn đến việc Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đã lựa chọn đối tượng bảo hiểm có nguy cơ xẩy ra rủi ro, tổn thất cao. Công tác quản lý rủi ro chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ bồi thường của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng tăng lên quan các năm.
Tỷ lệ bồi thường hàng năm của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng cao hơn so với mức bình quân của thị trường là do Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro trong quá trình kinh doanh:
- Đối với nghiệp vụ xe cơ giới tỷ lệ bồi thường hàng năm của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là từ 46% đến 47% là do các rủi ro sau: Rủi ro tai nạn đâm va; Rủi ro về định phí bảo hiểm thấp đối với các xe có tần suất xẩy ra tổn thất thường xuyên cao như xe taxi, xe container, xe tải, xe khách vận chuyển đường dài; Rủi ro do cán bộ khai thác định giá trị tham gia bảo hiểm không đúng dẫn đến tranh chấp khi tổn thất xẩy ra; Rủi ro do cấu kết giữa nhân viên và khách hàng nhằm mục đích trục lợi; Rủi ro do công tác giám định và bồi thường xe cơ giới.
Nguyên nhân các rủi ro đối với xe cơ giới cao là do: Ý thức của chủ xe, lái xe trong việc điều khiển phương tiện giao thông; Trình độ thấp của cán bộ khai thác cũng như công tác thống kê rủi ro của bộ phận khai thác cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu nên dẫn tới tình trạng định phí bảo hiểm sai, xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định số tiền bảo hiểm sai dẫn tới rủi ro cao nếu đối tượng phát sinh tổn thất; Một nguyên nhân khác nữa là do Công ty chưa có khung qui định giá tham chiếu, không có qui định về đấu thầu khắc phục tổn thất, sửa chữa, thay thế các tài sản của khách hàng làm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ bồi thường xe cơ giới của Công ty.
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, tỷ lệ bồi thường hàng năm của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là khá cao đặc biệt năm 2012 là 75,25% do các rủi ro PVI Sông Hồng đang phải đối mặt là: Rủi ro do nguyên nhân cháy nổ thường xuyên xẩy ra; Rủi ro do bảo hiểm cho nhóm ngành có tỷ lệ tổn thất có khả năng xẩy ra cao như ngành gỗ, hóa chất, dệt may...; Rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn không lường trước được xẩy ra đối với khách hàng; Rủi ro do công tác điều tra và đánh giá rủi ro không kỹ trước khi ký hợp đồng bảo hiểm; Rủi ro do mục đích trục lợi của khách hàng mà không lường trước được.
Nguyên nhân rủi ro cao đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm cháy nổ là: Do ý thức của khách hàng về công tác đề phòng hạn chế tổn thất, công tác phòng cháy chưa được coi trọng; Do trình độ của cán bộ làm công tác điều tra và đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm còn yếu chưa đánh giá được hết nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra; Do thiên tai hỏa hoạn không lường trước được; Do mục đích xấu của khách hàng trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể tìm cách đốt nhà xưởng nhằm mục đích trục lợi...
- Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu, rủi ro Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng phải đối mặt thường là: Rrủi ro cướp biển; Rủi ro chìm tàu do ảnh hưởng của thời tiết; Rủi ro do bảo hiểm cho các tàu có tuổi đời khá già; Rủi ro do đâm va tàu với nhau trên biển...
Nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu là do chính sách lựa chọn rủi ro của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng vì áp lực tăng trưởng doanh thu mà chấp nhận bảo hiểm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các con tàu có tuổi đời đã quá già, khả năng đảm bảo an toàn không cao khi có sự cố xẩy ra trên biển; Do cướp biển không lường trước được; Do thời tiết thay đổi bất thường mưa bão biển; Do kinh nghiệm, trình độ của thuyền trường, lái tàu...