Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 107)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, các văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi, bổ sung, tính linh hoạt chưa cao, còn nhiều kẽ hở, chưa quản lý được hết các hoạt động của thị trường bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời từ tháng 12/2000 đến nay đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó tính pháp lý của các văn bản pháp luật còn chưa cao, chưa đưa ra được những chế tài chặt chẽ, mang tính răn đe với các hành vi vi phạm, hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Cùng với đó là thói quen chậm tư duy, đổi mới của các doanh nghiệp bảo hiểm do được Nhà nước bảo hộ. Điều này sẽ gây tác hại rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm khi mà thị trường bảo hiểm sẽ mở cửa trong tương lai gần.

Từ thực trạng về môi trường pháp lý nêu trên thì đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế chính sách, thay đổi về tư duy quản lý, nhằm xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có định hướng để phát triển.

Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và của PJICO nói riêng.

Thứ hai, trợ giúp cho hoạt động của các công ty bảo hiểm về kinh doanh cũng như công tác đào tạo cán bộ quản lý rủi ro.

Thứ ba, Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ưu tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tính chất đầu tư dài hạn; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp; chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa, qua đó tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần giảm bớt gánh nặng rủi ro cho các đồng bào dân tộc miền núi khỏi thiên tai, lũ lụt.

Thứ tư, Nhà nước mà trực tiếp là Cục Giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống thông tin chung của ngành về các thông tin cảnh báo rủi ro. Hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất cần thông tin về lịch sử tổn thất, trục lợi bảo hiểm và nợ đọng phí bảo hiểm để đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.

Thứ năm, Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hơn trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán trong trường hợp tổn thất lớn liên tiếp xẩy ra. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty bảo hiểm có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thế giới, do đó ngay từ lúc này các doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh hơn nữa vào việc xây dựng thương hiệu, thiết lập được thị phần vững chắc.

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm, tham nhũng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ . Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Cần có luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, có các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh nghiêm túc.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Xu hướng cạnh tranh, minh bạch hoá thông tin sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm cải tiến cách thức quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động. Trong đó, quản lý rủi ro tốt là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng là Công ty bảo hiểm đầu tiên trên thị trường hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, mô hình hoạt động này đòi hỏi công tác quản trị rủi ro cần có rất nhiều thay đổi để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc tăng cường quản lý rủi ro phải được chú trọng thực hiện và phải được liên tục xem xét, đánh giá để gày càng hoàn thiện.

Trong thời gian qua, Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đã có nhiều lỗ lực và cố gắng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm hoàn thiện dần hệ thống quản lý rủi ro. Tuy nhiên, còn có những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý rủi ro. Có thể nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty, có thể khó khăn xuất phát từ nhiều phía như cơ quan quản lý chủ quản, doanh nghiệp, môi trường pháp lý.

Để xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hoàn thiện và thực sự phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền... Tác giả mong rằng một vài giải pháp và kiến nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được nghiên cứu và trình bày ở trên có thể góp phần hoàn thiện quản lý rủi ro tại Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng, vì sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm trong các hoạt động tài chính trong nước và quốc tế.

Trong phạm vi của một Luận văn thạc sỹ, người viết bằng tất cả sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình và với tâm huyết của một người đã gắn bó với Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng nhiều năm không có gì mong muốn hơn là những đánh giá, những đề xuất trong Luận văn có giá trị áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng và có thể tham khảo áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có điều kiện hoạt động, quy mô và định hướng phát triển tương tự Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin Bảo hiểm trong các năm 2009 - 2013.

2. Bộ Tài chính, Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 3. Bộ Tài chính, Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 4. Bộ Tài chính, Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/04/2009 5. Chính phủ, Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

6. Dr. David Bland (1998), Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính.

7. TS Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

9. PGS.TS Hoàng Văn Nam - Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính - thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản Tài chính.

10. Dương Hữu Hạnh (MPA-1973)(2009), Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu - Nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính.. 11. GS. TSKH. Hồ Xuân Phương, Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê 12. PJICO, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm từ 2009 - 2013. 13. Nguyễn Quang Thu - Nguyễn Quốc Ấn - Phạm Thị Hà và Phan Thị Thu

Hương (2005), Quản trị rủi ro doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 2005 14. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn - PGS.TS Phan Kim Chiến và TS Vũ Trọng Lâm

(2008), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

15. PTS Nguyễn Quang Thu (chủ biên) - Ths. Ngô Quang Huân - Ths. Võ Thị Quý ; và Ths. Trần Quang Trung (1998), Giáo trình quản trị rủi ro,

Nhà xuất bản Giáo dục.

16. Tạp chí Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam, các số 2009-2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18. Website:

-Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

-Công ty phần Bảo hiểm Petrolimex: www.pvi.com.vn -Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: www.avi.org.vn

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)