Phương pháp tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

To

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo nghiệp vụ bảo hiểm,... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý rủi ro của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng.

2.2.3.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.3.3. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong Luận văn này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình cột và biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: đồ thị rời rạc và đồ thị hình cột...

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)