Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty

Bảo hiểm PVI Sông Hồng

Trong quá trình phát triển, PVI không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay PVI có mạng lưới các công ty, văn phòng bảo hiểm ở tất cả các tỉnh thành, quận, huyện trên cả nước, đồng thời đã thiết lập được quan hệ với hàng chục công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, PVI rất chú trọng phát triển công tác đầu tư tài chính với các hình thức đầu tư đa dạng theo quy định của pháp luật và đã đưa lại những kết quả hết sức khả quan.

Trong kinh doanh bảo hiểm gốc, trong thời gian qua PVI đã tận dụng ưu thế của mạng lưới phục vụ khách hàng rộng khắp cả nước đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm và đã thu được những kết quả khả quan. Hiện PVI đang triển khai 70 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở các lĩnh vực khác nhau như bảo hiểm con người, cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá, dầu khí, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm,...

PVI Sông Hồng là đơn vị thành viên của PVI hiện nay được giao quản lý 10 tỉnh phía Tây Bắc, không nằm ngoài sự phát triển chung của Công ty mẹ là Tổng Công ty Bảo hiểm PVI - PVI Sông Hồng cũng đã đặt chân lên hầu hết các tỉnh thành được giao quản lý khai thác và đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I Tổng giá trị tài sản 35 50 61 85 99

1 Doanh Thu phí BH gốc 44 53 64 79 94

2 Doanh thu phí nhận tái 2 3 4.5 4 4.7

Cộng doanh thu (1+2) 46 56 68,5 83 98,7

3 Các khoản giảm trừ (nhượng

tái, giảm phí, hoàn phí) 11 14 17 24 30

4 (Tăng)/giảm dự phòng phí 5 2,7 3,6 5 6

5 Thu hoa hồng nhượng tái BH 2,6 3 4 6,5 7

6 Thu khác hoạt động KDBH 0,5 0,2 0,75 0,55 0,55

7 Doanh Thu thuần từ hoạt

động KDBH 33 43 51 63 74

8 Chi Bồi thường bảo hiểm gốc 16 20 26 33 40

9 Chi bồi thường nhận TBH 2 2 1,4 1,6 1,8

10 Các khoản giảm trừ 2 3 4 7 10,7

11 Bồi thường thuộc phần trách

nhiệm giữ lại 16 19 23 28 31

12 Tăng (giảm) dự phòng bồi

thường (0,6) 0,7 0,05 4 0,8

13 Số trích dự phòng dao động

lớn trong năm 0,03 1,3 1,6 1,8 2,2

14 Chi khác hoạt động kinh

doanh bảo hiểm 6 8 9 9,5 10

15 Tổng chi trực tiếp kinh doanh

bảo hiểm 21 29 34 39 45

16 Lợi nhuận gộp HĐKD bảo

hiểm (7-15) 12 14 17 24 29

17 Chi phí bán hàng và quản lý

doanh nghiệp 11 10,5 12 17 18

18 Lợi nhuận thuần HĐKD bảo hiểm (16-17)

1 3,5 5 7 11

19 Lợi nhuận hoạt động tài chính 3 2,6 2,7 3,7 6 20 Lợi nhuận hoạt động khác 0,05 0,035 0,037 0,039 0,04

21 Tổng lợi nhuận trước thuế 2,25 2,75 2,9 4,1 6,7

22 Thuế TNDN 0,4 0,6 0,65 0,95 6,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Doanh thu phí bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng tăng nhanh qua các năm. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn PVI Sông Hồng không ngừng cải tiến, hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ, cũng như nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới theo hướng bổ sung thêm quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, loại hình bảo hiểm phù hợp với địa bàn khai thác, hoàn thiện phong cách phục vụ để luôn sứng đáng là “ngọn lửa của niềm tin”.

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 35 công ty thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm và khoảng 30 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài, trong đó có các tập đoàn bảo hiểm lớn mạnh có kinh nghiệm hàng đầu thế giới.

Trước tình hình đó, để tiếp tục duy trì được vị thế của mình trên thị trường, đòi hỏi PVI Sông Hồng phải tranh thủ cơ hội để học hỏi với công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, cũng như kinh nghiệm của các công ty nước ngoài. Đồng thời tiếp tục nỗ lực không ngừng, cải tiến, mở rộng các loại hình sản phẩm cả về số lượng và chất lượng; tăng cường các biện pháp truyền thông tiếp thị, quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh với công chúng, bạn hàng; phát triển hoạt động tái bảo hiểm để qua đó tăng cường năng lực tài chính, khả năng chịu rủi ro; phát triển hoạt động đầu tư tài chính để tiến tới thành lập một tập đoàn tài chính đa ngành theo như chiến lược phát triển đã đề ra.

Kết quả phản ánh trên biểu đồ cho thấy, PVI Sông Hồng có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 22,9%/năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường (tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường là 25%/năm - Nguồn Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu phí bảo hiểm

Hình 3.1: Biểu đồ kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam)

0 1 2 3 4 5 6 7 2009 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận trƣớc thuế

Hình 3.2: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng giá trị tài sản Hình 3.3: Biểu đồ tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam)

Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại bình quân giai đoạn đạt 24,91%/năm. Nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (bao gồm cả kết quả lợi nhuận từ hoạt động đầu tư) lại đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn khá tốt là 32,45%/năm.

Như vậy về tổng quan, lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng về doanh thu.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm pvi sông hồng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)