5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân
Thứ nhất, Công ty chưa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, chỉ mới thành lập Phòng Quản lý nghiệp vụ, các cán bộ trong Phòng lại làm công tác kiêm nhiệm.
Thứ hai, Công ty chưa xây dựng quy chế, quy trình quản lý rủi ro đồng bộ, chuyên nghiệp và đầy đủ. Công ty chưa có qui trình nhận dạng rủi ro, chưa có tiêu chí xác định rủi ro ở từng khâu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
PVI Sông Hồng là một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhưng hệ thống quản lý rủi ro của Công ty chưa được xây dựng đồng bộ và chuyên nghiệp. Công ty chưa có quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý rủi ro được thực hiện lồng ghép trong hoạt động quản lý, kiểm soát nội bộ. Phòng kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng theo quy định hiện hành của Nhà nước là rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình kiểm soát, mức độ tuân thủ các quy trình đồng thời đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro. Nhưng thực tế, Phòng Quản lý nghiệp vụ của Công ty mới chỉ thành lập theo quy định bắt buộc của pháp luật nên công ty chưa có quy chế, quy trình về hoạt động kiểm soát nghiệp vụ. Vì vậy, hệ thống quản lý rủi ro của Công ty là chưa đầy đủ, tính tuân thủ và hiệu quả của các quy trình chưa thể đánh giá được, mọi hoạt động kiểm soát rủi ro của Công ty dựa trên cơ sở những quy định về an toàn và trình tự tác nghiệp của các hoạt động nghiệp vụ riêng lẻ.
Thứ ba, quy định về đánh giá đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm, PVI Sông Hồng chưa có quy định đầy đủ về việc xác định giá trị (số tiền) bảo hiểm thực tế của các tài sản trước khi bảo hiểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Giá trị tài sản bảo hiểm chính là giới hạn trách nhiệm tối đa mà công ty cam kết với khách hàng khi ký kết hợp đồng; là một cơ sở cần thiết để xác định số tiền công ty phải chi trả cho khách hàng khi xẩy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm không căn cứ trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của tài sản sẽ dẫn tới sự tranh chấp và làm tổn hại về tài chính cũng như thương hiệu của công ty do:
Giá trị tài sản bảo hiểm có khả năng thấp hơn giá trị thực tế của tài sản dẫn đến Công ty sẽ chịu tổn hại về phí bảo hiểm; tiềm ẩn xung đột lợi ích khi có tổn thất xẩy ra.
Giá trị tài sản bảo hiểm có khả năng cao hơn giá trị thực tế của tài sản: Công ty bị tổn hại tài chính khi có tổn thất xẩy ra.
Thứ tư, quy trình giám định khi xẩy ra tổn thất của PVI Sông Hồng chưa có quy định khung chi tiết cho tỷ lệ và phương án xử lý khắc phục tổn thất tương ứng với từng hạng mục chi tiết liên quan của tài sản.
Do đó khi tác nghiệp, các giám định viên của Công ty không có cở sở tham chiếu để xác định phương án xử lý phù hợp và nhất quán. Phương án xử lý mà các giám định viên đưa ra trong báo cáo giám định phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính và đạo đức nghề nghiệp của các giám định viên.
Báo cáo giám định là cơ sở pháp lý quan trọng trong hồ sơ bồi thường, là căn cứ xác định số tiền chi trả bồi thường, vì vậy khi quy trình giám định thiếu quy định chi tiết như nói ở trên, Công ty sẽ không có khung quản lý để tham chiếu, kiểm tra, giám sát đối với chất lượng công tác giám định. Vì vậy tồn tại này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổn hại tài chính của Công ty.
Thứ năm, quy trình giám định bồi thường của PVI Sông Hồng chưa có khung giá tham chiếu, không có quy định về đấu thầu khắc phục, sửa chữa, thay thế các tài sản bị tổn thất. Do đó Công ty chưa có khung thống nhất để quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bồi thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ sáu, quy trình khai thác, giám định, bồi thường của PVI Sông Hồng chưa có quy định nhằm đảm bảo từng khâu trong chuỗi công việc liên quan tới hoạt động chủ yếu của kinh doanh bảo hiểm gốc do các cá nhân, bộ phận hoàn toàn riêng biệt, độc lập với nhau đảm trách.
Do chưa có quy định, mặt khác số lượng cán bộ của Công ty quá thiếu và thường hoạt động kiêm nhiều nhiệm vụ, nên một cá nhân hay một bộ phận tham gia vào tất cả các khâu trong chuỗi công việc của hoạt động khai thác - giám định - bồi thường, hoặc một cá nhân vừa là giám định viên, vừa là bồi thường viên của một vụ tổn thất là tương đối phổ biến. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro, tổn hại tài chính cho công ty do không có sự kiểm soát, giám sát chéo giữa các cá nhân, bộ phận.
Thứ bảy, Công ty chưa có biện pháp cũng như bộ phận độc lập để thực hiện công tác phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu giám định bồi thường. Rủi ro nếu có xẩy ra ở khâu giám định và bồi thường ảnh hưởng trực tiếp tới số tiền PVI Sông Hồng phải trả cho khách hàng cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của PVI Sông Hồng.
Thứ tám, Công ty chưa có công cụ giám sát các thỏa thuận tái bảo hiểm cũng như khung đánh giá hiệu quả của hoạt động tái bảo hiểm.
Quy trình, hướng dẫn nội bộ về thông báo tái bảo hiểm chưa được phổ biến rộng rãi tới mọi nhân viên trong Công ty, do đó tính tuân thủ quy trình, quy định chưa cao: Khả năng xẩy ra việc những rủi ro mà Công ty đã nhận bảo hiểm nằm trong nhóm nguy cơ có tổn thất cao không được thu xếp tái bảo hiểm kịp thời, hoặc bị bỏ sót không tái bảo hiểm.
Thứ chín, trong hoạt động xử lý rủi ro hiện nay của PVI Sông Hồng thì việc trích lập dự phòng bồi thường khiếu nại phát sinh trong năm tài chính chưa giải quyết thì việc trích lập chưa được thực hiện đầy đủ theo qui định của Nhà nước. Nguyên nhân là do PVI Sông Hồng không có đủ số liệu thống kê tổn thất để trích lập dự phòng đúng quy định của pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ luật. Vì vậy mức độ đầy đủ về dự phòng bồi thường của PVI Sông Hồng là chưa đủ cơ sở để đảm bảo.
Thứ mười, quản lý rủi ro lồng ghép, chưa có quy chế và quy trình cho hoạt động quản lý rủi ro sẽ tác động ảnh hưởng xấu tới các hoạt động tác nghiệp như nhận bảo hiểm cho những rủi ro xấu, rủi ro nhận bảo hiểm không được đánh giá đúng với mức rủi ro thực tế, khó kiểm soát các rủi ro tích tụ... đó chính là những trở ngại cho hoạt động phân tán rủi ro. Giám định không đầy đủ, xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất khác với thực tế, bồi thường cả những rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm, bồi thường không đúng với thực tế của rủi ro... là những yếu tố không chỉ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của công ty, mà đôi khi còn gây ra những tổn hại lớn nếu rủi ro xuất phát từ những sai sót, lỗ hổng của quy trình kiểm soát, quy trình nghiệp vụ.
Như vậy quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, cải thiện. Trên cơ sở các hạn chế, trong Chương IV, Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÔNG HỒNG
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng
4.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng đến năm 2015 năm 2015
Theo chiến lược phát triển của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bảo hiểm PVI đến năm 2015 đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phê duyệt, PVI sẽ phấn đấu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Quốc tế có tổng tài sản đạt 15 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, là nhà bảo hiểm phi nhân thọ số 1 Việt Nam về doanh thu và thị phần, trở thành định chế bảo hiểm - tài chính có thương hiệu mạnh trong khu vực.
Trên cơ sở định hướng và tầm nhìn đến năm 2015, PVI chỉ đạo dẫn dắt các đơn vị thành viên chuyển dịch thị trường, tìm kiếm những thị trường và sản phẩm có mức độ rủi ro thấp, có mãi lực lớn để nâng cao hiệu quả. Trên cơ sở định hướng của tổng Công ty Bảo hiểm PVI đến năm 2015, Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng cũng xây dựng cho đơn vị mình chiến lược kinh doanh đi theo đúng định hướng của PVI:
- Phát triển Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng thành một đơn vị có thị phần cao và đứng đầu trên thị trường các tỉnh Tây Bắc về chất lượng và hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Tiêu chuẩn hóa và không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện trong tổ chức quản lý và cung cấp dịch vụ bảo hiểm, lấy khách hàng là trung tâm, định hướng của hoạt động.
- Phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả, sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a. Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh
Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng sẽ định hướng chuyển đổi và hoạt động theo chỉ đạo của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI hoạt động theo mô hình Tổng công ty và các công ty thành viên trực thuộc. Theo đó trụ sở chính của công ty chủ yếu thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý là chủ yếu. Các Phòng kinh doanh khu vực trên địa bàn các huyện sẽ hoạt động theo hình thức Phòng giao dịch trực thuộc Công ty.
Khi đó Công ty là cơ quan trung ương quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho các Phòng kinh doanh khu vực. Hoạt động khai thác và kinh doanh bảo hiểm sẽ tách ra khỏi hoạt động quản lý và chủ yếu là do các Phòng kinh doanh khu vực thực hiện. Công ty sẽ chỉ tham gia vào một số hợp đồng mang giá trị lớn như hợp đồng bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, các hợp đồng bảo hiểm hàng hải hoặc có thể thực hiện một số nghiệp vụ chuyên biệt.
Song song với việc sắp xếp lại mô hình tổ chức, Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng cần đẩy mạnh việc phát triển các kỹ thuật chuyên môn thông qua đào tạo kiến thức và kỹ năng hiệu quả cho lực lượng lao động. PVI Sông Hồng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ chuyên viên cao cấp, luôn nhận thức được yếu tố khoa học công nghệ là chìa khoá của sự thành công. Nhìn nhận yếu tố kỹ thuật chuyên môn là yếu tố cơ bản nhằm thoả mãn những nhu cầu khác nhau và luôn thay đổi của khách hàng.
b. Thực hiện tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 9001-2000
PVI Sông Hồng cần xây dựng và hoàn thiện lại các quy trình nghiệp vụ bảo hiểm, quy trình đầu tư và quy chế tài chính. Mục tiêu của việc xây dựng lại các quy trình này nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong mọi hoạt động nghiệp vụ của công ty. Chuyên nghiệp hoá và hướng tới các chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mực bảo hiểm, hoạt động kinh doanh lành mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển của PVI Sông Hồng.
Nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý nguồn nhân sự cũng như để chuẩn hoá hệ thống báo cáo, PVI Sông Hồng nỗ lực đưa vào áp dụng tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 9001-2000 cùng với đó là thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý kinh doanh trên toàn doanh nghiệp.
c. Phát triển sản phẩm kinh doanh bảo hiểm
Củng cố, đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, nghiên cứu phát triển các loại hình bảo hiểm trách nhiệm mới. Thiết kế sản phẩm bảo hiểm linh hoạt đối với từng đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói về bảo hiểm. Nâng cao tỷ trọng sản phẩm được phân phối qua kênh phân phối gián tiếp. Mở rộng hơn tổ chức tổng đại lý, văn phòng khai thác bảo hiểm tại các địa bàn trọng điểm. Đa dạng hoá kênh phân phối phát triển các hình thức phân phối mới như qua internet, điện thoại. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, chống trục lợi bảo hiểm. Sửa đổi hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, truyền số liệu, tin học hoá quản lý nghiệp vụ.
Theo định hướng về sản phẩm, PVI Sông Hồng sẽ tiếp tục tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm chủ lực: (i) Bảo hiểm tầu thuyền; (ii) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển; (iii) Bảo hiểm cháy và tài sản; (iv) Bảo hiểm xây dựng lắp đặt; (v) Bảo hiểm con người; (vi) Bảo hiểm xe cơ giới.
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu thu phí bảo hiểm gốc của PVI Sông Hồng dự kiến khoảng 20 - 25% hàng năm trong giai đoạn 5 năm tới duy trì và củng cố vị trí thứ 1 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Trên cơ sở thế mạnh của sản phẩm, PVI Sông Hồng dự kiến duy trì tỷ trọng khoảng 60% trên tổng thu phí bảo hiểm gốc hàng năm đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người. Đây là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những sản phẩm bảo hiểm không đòi hỏi doanh nghiệp phải nhượng tái bảo hiểm nhằm nâng cao tỷ trọng phí giữ lại trong tổng phí bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm còn lại bao gồm: bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm tầu thuyền, bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, mặc dù giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn nhưng lại đòi hỏi doanh nghiệp phải nhượng tái bảo hiểm lớn để phân tán rủi ro sẽ được duy trì tỷ trọng khoảng 40% trên tổng phí thu bảo hiểm gốc hàng năm.
d. Phát triển hoạt động đầu tư tài chính
Phối hợp tích cực với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI nâng cao khả năng tài chính và năng lực cạnh tranh, mở rộng đầu tư đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Kế hoạch từ nay đến năm 2015 là tăng vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.700 tỷ đồng, nâng cao uy tín và năng lực hoạt động đầu tư tài chính.
4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng Công ty Bảo hiểm PVI Sông Hồng
PVI Sông Hồng cùng với các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống hoạt động theo đúng định hướng của Tổng công ty Bảo hiểm PVI tiến tới trở thành tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, với số vốn điều lệ đến năm 2015 là 1.700 tỉ đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, PVI Sông Hồng phải nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của Công ty, xây dựng được chiến luợc đầu tư tài chính hợp lý cũng như hoàn hiện quản lý rủi ro là yếu tố