5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện
a. Địa hình và địa chất
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam. - Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300
C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
- Các dải thoải có độ dốc từ 150C đến 200
Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500 so với mực nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15-20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều.
b. Khí hậu, thuỷ văn
Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lương sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Phú Lương phân bố khá đồng đều, trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lương tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và
bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung và cây chè nói riêng.
c. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:
Đất phù sa được bồi: có diện tích 37,5 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh;
Đất phù sa không được bồi: có diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.
Đất phù sa ngòi suối: có diện tích 1.381,35 ha phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: có diện tích 468,75 ha, phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thành.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có diện tích 193,75 ha, phân bố tập trung ở các xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.
Đất dốc tụ: có diện tích 527,5 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.
Đất bạc màu: diện tích 312,5 phân bố tập trung ở các xã Yên Đổ, Cổ Lũng.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: có diện tích 1.496,87 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.
Đất nâu đỏ trên đá vôi: có diện tích 881,25 ha phân bố ở các xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc, chủ yếu phân bố ở độ dốc trên 200
.
Đất vàng nhạt trên đá cát: có diện tích 4.731,25 ha phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bố ở độ dốc 10 - 200
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, có diện tích tới 13.050 ha (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 – 200, đa số diện tích có tầng dày 50 - 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông, lâm kết hợp.
Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính: có diện tích 4.187,5 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc xã Yên Ninh, phía Tây xã Phấn Mễ, Phú Lý, yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 - 250.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có diện tích 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 - 250, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).
Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc 0 - 30, rất thuận lợi cho trồng cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai của huyện. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất cần ưu tiên bố trí các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất cây hàng năm), hạn chế tới mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho các mục đích phi nông nghiệp.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính là 2 loại đất tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp. Diện tích 2 loại đất này chiếm tới 50% diện tích các loại đất của huyện.
d. Tài nguyên khoáng sản
Phú Lương có mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã khai thác) mỏ thanh Khánh Hòa; mỏ quặng ILMenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác năm 2002); đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý,
Động Đạt; mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. Đồng thời Phú Lương còn có nguyên liệu đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện). Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn.
Đá cuội, sỏi, cát, đá hộc vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏ đá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3 đã được cấp phép khai thác tận thu phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận; gạch các loại khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở xã Cổ Lũng.
e. Dân số, nguồn nhân lực
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Phú Lương đến năm 2013 là 106.856 người, trong đó tổng số lao động là 56.531 chiếm 52,9% tổng số nhân khẩu. Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương qua 3 năm thay đổi không đáng kể với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2013 là 0,54%/năm. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi khá nhanh với mức tăng bình quân qua 4 năm là 1,79% so với mức tăng 0,37% của hộ nông nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, tính đến năm 2013 số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 92,8% tổng số hộ của huyện. Như vậy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện với mức 81,2% (năm 2013). Điều đó cho thấy lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tỷ lệ
12/11 13/12 BQ
1. Tổng số nhân khẩu Người 105.998 106.172 106.856 100,16 100,64 100,54
Nhân khẩu NN Người 98.504 98.666 99.302 100,16 100,64 100,49
Nhân khẩu phi NN Người 7.494 7.506 7.554 100,16 100,64 101,16
2. Tổng số hộ Hộ 23.257 23.400 23.508 100,61 100,46 100,47
Hộ NN Hộ 21.638 21.748 21.811 100,51 100,29 100,37
Hộ phi NN Hộ 1.619 1.652 1.697 102,04 102,72 101,79
3. Tổng số lao động Người 54.703 55.401 56.531 101,28 102,04 101,38
Lao động NN Người 44.472 45.122 45.902 101,46 101,73 101,34
Lao động phi NN Người 10.231 10.279 10.629 100,47 103,41 101,56
4. LĐ NN BQ/hộ Người/hộ 2,06 2,07 2,10 100,95 101,43 100,97
5.BQ nhân khẩu NN/hộ Người/hộ 4,55 4,54 4,55 99,66 100,35 100,12
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2013
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi của huyện Phú Lương, dân số trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn là 16,08% tương đương với 17.182 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất 74,64% tương đương với 79.757 người. Dân số ngoài độ tuổi lao động là 9,28% hay 9.917 người. Điều này nói lên, huyện Phú Lương hiện đang có lực lượng lao động dồi dào, đồng thời có lực lượng lao động thay thế đông đảo trong tương lai. Lao động sẵn có sẽ giữ giá lao động ở mức thấp, đây là một điểm mạnh về nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo ra lợi thế so sánh cho huyện Phú Lương.
Nhìn chung, huyện Phú Lương có kết cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ, nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm, thì phần lớn là lao động chân tay, lao động trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của huyện Phú Lương.
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lƣơng
3.2.1. Thực trạng đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước
* Tình hình chung:
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2020 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế . Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng, các hình thức đầu tư xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hóa, mở rộng; đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông ngày càng nhiều; sự đóng góp tự nguyện của nhân dân vào các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn ngày càng lớn.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải; hạ tầng xã hội chất lượng thấp, thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về giáo dục, y tế. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều nhất là ở các tỉnh miền núi. Nhiều công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí
cao, công nghệ vận hành dịch vụ hạ tầng còn thấp, hạn chế tính cạnh tranh của nền kinh tế.
* Thực trạng ở địa bàn nghiên cứu huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, nhờ cơ chế chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với sự năng động của huyện, chính sách thu hút vốn đầu tư và môi trường đầu tư được cải thiện. Công tác đầu tư trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, lượng vốn đầu tư đã không ngừng tăng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách biểu hiện qua các chương trình, hạng mục công trình, dự án được thực hiện bởi chính nguồn vốn đó.
Nguồn vốn đầu tư XDCB từ hai nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối và nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chủ yếu dùng để tiến hành thực hiện các dự án đầu tư XDCB tập trung, đó là các công trình mang tính chất phục vụ cho nhu cầu chung của toàn xã hội, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.
* Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác QLNN các dự án đầu tư
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ V/v hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc quy định về công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố Bộ Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên.