Tình hình đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tình hình đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế trong và ngoài nước biến động mạnh, lạm phát tăng cao dẫn đến các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài vào huyện giảm mạnh. Ngày 24/2/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thực hiện việc rà soát cắt giảm đầu tư công, cắt giảm một số dự án chưa cấp thiết nên một số công trình đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đã bị cắt giảm. Do vậy, các dự án đầu tư sử dụng vốn từ ngân sách huyện tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn vốn mang tính quyết định đến định hướng phát triển của địa phương. Ngoài tổng mức kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh duyệt, để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, huyện đã chủ động khai thác tối đa mọi nguồn thu

như: nguồn vượt thu ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho các xã ATK, nguồn vốn Chương trình 135 - giảm nghèo, nguồn thu từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất….

Ngoài ra các biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư khác như đẩy mạnh xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, hạ tầng, theo hướng chỉ đạo quyết liệt; thực hiện nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các khoản thu từ sự nghiệp, từng bước tính đủ chi phí hoạt động, thay đổi phương thức chi cho lĩnh vực sự nghiệp, chuyển dần từ hình thức cấp phát ngân sách sang cơ chế đặt hàng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án đầu tư theo mục tiêu xã hội hóa. Nhờ đó các đơn vị hoạt động sự nghiệp dần chuyển sang cơ chế hạch toán đầy đủ, phù hợp với cơ chế thị trường.

Bảng 3.2: Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Nguồn vốn đầu tƣ Tổng số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I Các nguồn vốn do huyện quản lý 290.184 82.919 94.808 112.457

1 Vốn ngân sách tỉnh và Trung ương 155.873 45.070 52.715 58.088 2 Vốn Chương trình 134, 135 20.881 2.344 13.487 5.050 3 Vốn CTMTQG hỗ trợ

Chương trình XD nông thôn mới 11.315 1.826 2.250 7.239 4 Vốn Trái phiếu Chính phủ 48.884 17.456 8.457 22.971 5 Vốn ngân sách huyện 38.631 13.123 11.399 14.109 6 Vốn tín dụng đầu tư phát triển 14.600 3.100 6.500 5.000

II Các nguồn vốn do Tỉnh quản lý 587.902 157.295 195.872 234.735

III Vốn nhân dân đóng góp 33.715 9.351 11.777 12.587

Tổng cộng 911.801 249.565 302.457 359.779

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Phú Lương năm 2011, 2012, 2013 )

Qua 3 năm, tình hình tổng vốn đầu tư toàn xã hội nói chung và các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương đã tăng nhanh. Các dự án do UBND huyện và UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư tổng số 246 công

trình với tổng nguồn vốn đầu tư là 290.184 triệu đồng, các dự án do tỉnh quản lý là 75 công trình với kinh phí thực hiện là 587.902 triệu đồng.

Ngoài ra, trong 3 năm các đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện tổ chức nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân, phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 33.715 triệu đồng, chủ yếu đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa các xóm, các công trình di tích lịch sử văn hóa...

Bảng 3.3: Tình hình đầu tƣ bằng nguồn ngân sách do huyện Phú Lƣơng quản lý giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Số TT Nguồn vốn đầu tƣ Tổng số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Vốn XDCB tập trung thuộc NS tỉnh 65.782 18.964 21.695 25.123 2 Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP 73.658 22.576 24.768 26.314 3 Vốn CTMTQG XD nông thôn mới 11.315 1.826 2.25 7.239 4 Vốn Trái phiếu chính phủ 48.884 17.456 8.457 22.971

5 Vốn tín dụng đầu tư phát triển 14.600 3.100 6.500 5.000

6 Vốn Chương trình 134, 135 20.881 2.344 13.487 5.050

7 Vốn ngân sách huyện 38.631 13.123 11.399 14.109

8 Các nguồn khác 16.433 4.995 5.22 6.218

Tổng số 290.184 84.384 93.776 112.024

(Nguồn báo cáo: UBND huyện Phú Lương năm 2011, 2012, 2013)

Trong 3 năm, các dự án do huyện làm chủ đầu tư là 246 dự án với tổng nguồn kinh phí thực hiện được là 290.184 triệu đồng, trong đó: Vốn xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương là 155.873 triệu đồng, xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực nông lâm - thủy lợi, giao thông - vận tải, hạ tầng - đô thị - cấp thoát nước, văn hóa - thông tin - thể thao, trụ sở quản lý nhà nước và dự án đầu tư cho xã vùng ATK...; vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (thực hiện từ năm 2011) đầu tư cho các dự án quy hoạch của 05 xã điểm và 9 xã ngoài điểm với tổng nguồn kinh phí là 2.025 triệu đồng; Vốn Trái phiếu Chính phủ

đầu tư cho các công trình thuộc đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà ở công vụ giáo viên, đường giao thông với tổng số vốn trong 3 năm là 48.884 triệu đồng; Vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư cho các công trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện với tổng nguồn vốn đầu tư trong 3 năm là 14.600 triệu đồng; Vốn Chương trình 134, 135 với tổng nguồn vốn đầu tư trong 3 năm là 20.881 triệu đồng, đầu tư cho các dự án nước sạch và các đường giao thông đến các thôn bản đặc biệt khó khăn; Vốn ngân sách huyện cân đối là 38.631 triệu đồng, bao gồm nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn sự nghiệp kiến thiết kinh tế, nguồn xây dựng trường chuẩn quốc gia và nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung.

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả điều tra công tác phân bổ kế hoạch vốn trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Đánh giá Đồng ý cao Đồng ý Không biết Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tổng hợp đồng ý Câu hỏi Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

Phân bổ kế hoạch vốn đã căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của huyện

44,5 46,3 0 3,7 5,5 90,8 Phân bổ kế hoạch vốn còn có tình

trạng bố trí vốn dàn trải, không phù hợp với tiến độ triển khai

15,5 29,5 45,6 2,1 7,3 45 Giao kế hoạch vốn đã căn cứ vào chế độ,

tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch phân bổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định

62,5 20,4 1,1 12,3 3,7 82,9 Đã xác định được thứ tự ưu tiên trong

công tác giao kế hoạch 21,6 33,4 2,3 32,6 10,1 55 Trong trường hợp có biến động về

nguồn vốn, do yêu cầu cấp bách ảnh hưởng đến công tác an ninh, quốc phòng của địa phương thì phải điều chỉnh kế hoạch vốn đã được giao

39,5 23 0 24,6 12,9 62,5 Chưa có kế hoạch dài hạn phân bổ

vốn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện

38,4 12,8 4,9 17,4 28,9 51,2

Qua điều tra có kết quả: 90,8% người được hỏi cho rằng công tác phân bổ kế hoạch vốn đã căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện; 45% ý kiến cho rằng phân bổ kế hoạch vốn còn có tình trạng bố trí vồn dàn trải, không phù hợp với tiến độ triển khai; 82,9% ý kiến cho rằng giao kế hoạch vốn đã căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch phân bổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định; 55% ý kiến cho rằng đã xác định được thứ tự ưu tiên trong công tác giao kế hoạch; Tuy nhiên, còn có đến 51,2% ý kiến cho rằng chưa có kế hoạch dài hạn phân bổ vốn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)