Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

* Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Phát triến sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng xuất chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao thông qua ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản chế biến. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng trên 6,5%.

* Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng hàng năm tăng trên 18%.

* Phát triển ngành thương mại - dịch vụ: Tiếp tục phát triển các trung tâm thương mại, cụm thương mại tại trung tâm huyện, cụm xã, các chợ nông thôn làm đầu mối cung cấp và ổn định hàng hoá trong huyện nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân. Xây dựng thương hiệu những hàng hoá có thế mạnh của địa phương như sản phẩm chè.

* Thu, chi ngân sách huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

Tăng cường công tác quản lý các nguồn thu, khai thác triệt để các nguồn thu có khả năng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Công an, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Thuế…. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, trốn thuế, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Phấn đấu thu ngân sách tăng trên 20%/năm (chưa bao gồm tiền chuyển mục đích sử dụng đất). Tập trung huy động các nguồn lực trên địa bàn và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

* Giáo dục - Đào tạo:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, đáp ứng mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị trường học từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ đầu tư và nguồn vốn xã hội hóa giáo dục. Tăng cường đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 số trường học đạt chuẩn quốc gia.

* Khoa học công nghệ và môi trường: Nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống (công nghệ chế biến nông sản thực phẩm), quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống.

* Y tế, dân số gia đình và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Phấn đấu mức giảm sinh 0,1%0/năm, phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hoàn thiện mạng lưới y tế trong toàn huyện, tăng

cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.

* Phát triển văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình: Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” ở các xã, thị trấn. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thông tin về cơ sở, vùng nông thôn, vùng núi, đồng bào dân tộc. Quản lý và khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử, văn hóa.

* Lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo: Chỉ đạo làm tốt các chính sách xã hội, các vấn đề việc làm, tạo thêm việc làm và tăng mức thu nhập của người dân. Phấn đấu hàng năm tạo thêm trên 2.000 việc làm mới, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% (theo chuẩn hiện hành).

* Giải quyết các tệ nạn xã hội: Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tội phạm, ngăn chặn và kiềm chế các tệ nạn xã hội bằng các biện pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc làm.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Tiếp tục xây dựng một cơ chế hành chính công khai minh bạch, dân chủ, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Triển khai tốt Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí với việc chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí.

* Quốc phòng, an ninh: Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các lực lượng chống diễn biến hòa bình, bảo vệ an ninh chính trị, bí mật Nhà nước, an ninh nội bộ và an ninh xã hội.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)