Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.3. Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế-xã hội

* Giai đoạn 2011 - 2015

- Về phát triển kinh tế: Nhằm phát huy tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 13,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 50 triệu đồng/người/năm.

+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông - Lâm - Thủy sản đạt 24%; Công nghiệp - Xây dựng đạt 44%; Thương mại - Dịch vụ đạt 32%.

+ Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 19,5%/năm; dịch vụ thương mại du lịch tăng 16,5%/năm.

- Về phát triển xã hội: phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,81%/năm giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm 0,1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% đến năm 2015; nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo

- Về bảo vệ môi trường: chất lượng môi trường được đảm bảo, thu gom 75% nước thải công nghiệp, 72% dân số được sử dụng nước sạch, 60 - 80% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ thu gom rác thải 65 - 90% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp. Quản lý và xử lý 95% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo.

* Giai đoạn 2016 – 2020

- Về phát triển kinh tế: tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,13%/năm. Cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 82 triệu đồng/người/năm.

- Về phát triển xã hội: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,81%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Về bảo vệ môi trường: Môi trường được đảm bảo, 85% dân số sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý các dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

4.2.1. Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy hoạch triển khai thực hiện theo quy hoạch

- Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện. Phải thiết thực đi vào cuộc sống người dân, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành phải đạt yêu cầu về chất lượng, trong đó yếu tố dự báo phát triển phải được tính toán khoa học và định hướng phát triển và đảm bảo yêu cầu mở rộng.

+ Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển ngành: Phải định hướng phát triển cụ thể từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, đồng thời phải xác định được danh mục công trình trọng điểm và nhu cầu vốn đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm, 10 năm.

+ Đối với quy hoạch xây dựng: Đồ án quy hoạch phải tổ chức nhiều thành phần tham gia trong quá trình nghiên cứu như: Nhân dân trong vùng quy hoạch, các thành phần kinh tế…quy hoạch đảm bảo các yếu tố để thực

hiện công tác quản lý, đồng thời không quá cứng để dễ điều hành khi triển khai thực hiện.

- Khi thực hiện đầu tư các dự án phải tuân thủ đúng định hướng phát triển theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện.

- Định kỳ hàng năm, phải tiến hành đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành; UBND huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2.2. Về kiểm soát phân bổ và quản lý kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng

- Rà soát lại các dự án đã có quyết định đầu tư, phân loại dự án để tiếp tục đầu tư hoặc điều chỉnh, bổ sung hoặc không tiếp tục thực hiện, rút bỏ không bố trí chỉ tiêu kế hoạch vốn do:

+ Không phù hợp với quy hoạch, không có nguồn vốn cân đối hoặc không sát với yêu cầu thiết thực của địa phương, thị trường.

+ Chưa bố trí và giao vốn đối với các dự án chuyển tiếp nhưng chưa đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định, chưa xác định rõ hiệu quả, hoặc không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ được duyệt.

+ Bố trí vốn cho công trình phải tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn cân đối hàng năm (không được bố trí công trình vượt khả năng nguồn vốn trong kế hoạch). Nợ vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước phải được ưu tiên cân đối trả dứt điểm, kế tiếp bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, còn lại mới bố trí các danh mục dự án bức xúc khác theo thứ tự ưu tiên.

+ Kế hoạch vốn đầu tư và danh mục công trình phải được thông qua Hội đồng nhân dân xem xét và có Nghị quyết thông qua.

- Về cơ cấu vốn đầu tư, đảm bảo bố trí vốn cho các công trình, dự án phải phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được giao, đảm bảo hợp lý giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, trong đó tập trung đầu tư cho hai lĩnh vực: giáo dục đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực và sức khỏe cộng đồng, đảm bảo bố trí không vượt mức vốn đã được giao theo kế hoạch.

- Có chế định đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch và quyết định đầu tư dự án; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất, khắc phục tình trạng quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực chuyên môn yếu trong quản lý xây dựng cơ bản.

- Về thời gian, đảm bảo các dự án được bố trí vốn phải hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Các dự án khởi công mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt, có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành và đã hoàn thành cơ bản việc đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, phải lồng ghép, phối hợp các nguồn vốn khác để phát huy hiệu quả các nguồn vốn, tránh trùng lắp, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên.

4.2.3. Huy động các nguồn vốn đầu tư

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các lĩnh vực, ngành chủ đạo tạo điều kiện để phát triển ngành khác. Từ đó, thực hiện tốt các các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: Với mục tiêu phát triển công

nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả. Muốn vậy cần có những giải pháp chủ yếu về huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng.

Phân phối vốn đầu tư hợp lý cho ngành công nghiệp, xây dựng. Sử dụng vốn đầu tư XDCB của tỉnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn, chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cần huy động các nguồn vốn khác từ khu vực tư nhân, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn môi trường xung quanh.

- Dịch vụ: Sử dụng vốn đầu tư XDCB của trung ương, của tỉnh để đầu tư phát triển ngành dịch vụ. Đầu tư vào các dịch vụ chủ lực, hình thành các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của huyện, phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, sử dụng vốn đầu tư XDCB để xây dựng các công trình tôn tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giá và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa lịch sử.

Sử dụng vốn để xây dựng hệ thống trung tâm thương mại và hệ thống giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu buôn bán, mua sắm của người dân trong huyện cũng như giao lưu buôn bán giữa các tỉnh và địa phương khác trong khu vực.

Huy động sự đóng góp, đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện cũng như khai thác tốt nguồn tài nguyên và các giá trị văn hoá.

- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đó là: Tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa

nước, đập, kè…để có được hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, phát huy được giá trị sử dụng của nó trong thực tế, giúp người dân có thể chủ động được công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đầu tư xây dựng các trại sản xuất để cung câp giống cây trồng, vật nuôi: trại cá giống, trại bò giống, nâng cao chất lượng giống lúa và cây ăn quả, và các phương pháp diệt trừ sâu bệnh, dịch bệnh…Đưa khoa học kĩ thuật hiện đại tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá trong nông nghiệp. Từ đó, tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Kết hợp nguồn vốn đầu tư XDCB của trung ương, của tỉnh với nguồn vốn đóng góp của dân cư thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng hệ thống giao thông đường nhựa, bê tông trong các khắp các ngõ xóm, làng bản để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán, và các hoạt động khác. Xây dựng các mạng lưới điện quốc gia, đem ánh sáng đến từng nhà, ở các nơi vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tiếp tục sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB để xây dựng hệ thống nước sạch, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân những xã miền núi khó khăn, đảm bảo nhu cầu về nước sạch và sức khoẻ cho người dân sống ở vùng nông thôn.

4.2.4. Tăng cường công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Để đảm bảo dự án nhanh chóng được khởi công xây dựng, công trình thi công không bị trở ngại do mặt bằng chưa bồi hoàn xong làm cho thời gian xây dựng bị kéo dài, gây lãng phí. Các ban ngành có công trình xây dựng phải xem công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) là công việc quan trọng hàng đầu trong giai đoạn thực hiện đầu tư; là trách nhiệm chủ yếu của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.

Sau khi có phương án bồi hoàn và thiết kế dự toán được duyệt mới được phép tổ chức đấu thầu, sau khi giải phóng xong mặt bằng mới cho khởi công xây dựng công trình.

Về công tác giải phóng mặt bằng cần phải có những chính sách về đền bù, giải toả đất đai, hoa màu, tài sản...hợp lý, thoả đáng, và ổn định. Có những chính sách hỗ trợ cho người dân về nhà ở, việc làm… sau khi giải toả.

4.2.5. Tăng cường hiệu quả quản lý, công tác lựa chọn nhà thầu

- Công tác khảo sát thiết kế: Đối với các công trình đặc thù như thiết kế thi công các công trình xây dựng, các công trình mỹ thuật, tượng đài, tôn tạo lại các giá trị văn hoá phải nghiên cứu kỹ lưỡng về địa điểm đặt dự án, thiết kế phải được xem xét từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, nên tổ chức các cuộc thi để tuyển chọn những phương án tốt nhất cho công trình. Làm vậy sẽ tránh được thất thoát vốn đầu tư trong công tác khảo sát thiết kế mà lại đạt được chất lượng thiết kế tốt.

Đối với các dự án đòi hỏi phải có khảo sát thiết kế như khảo sát địa chất, khảo sát thuỷ văn, khảo sát về văn hoá vùng dân cư mà công trình dự định đặt tại đó thì phải khảo sát chặt chẽ, tránh tình trạng công trình xây dựng xong đi vào sử dụng một thời gian thì bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng do các yếu tố địa chất, thời tiết, thuỷ văn không phù hợp.

Chi phí thiết kế các công trình phải được đảm bảo. Tránh tình trạng như một số địa phương đi trước do chi phí khảo sát thiết kế cao đã bỏ qua hoặc khảo sát, thiết kế qua loa dẫn đến công trình đầu tư xây dựng xong chất lượng không đảm bảo, làm thất thoát một lượng vốn đầu tư lớn.

- Công tác lựa chọn nhà thầu: Công tác lựa chọn nhà thầu đóng vai trò quyết định trong số các yếu tố thành làm nên việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB. Nhà thầu có đầy đủ năng lực về tài chính, về kỹ thuật, về nhân sự.. sẽ đảm bảo cho chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình xây dựng, dự án.

Khi tuyển chọn nhà thầu, muốn công trình được đảm bảo thì các cơ quan tư vấn tuyển chọn nhà thầu, phải có năng lực chuyên môn, phải thực sự công tâm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình trước pháp luật. Đối

với công tác tư vấn lựa chọn nhà thầu là một lĩnh vực đặc thù, giá trị của nó phụ thuộc vào chất xám của nhà tư vấn cũng như các thiết bị chuyên dùng của họ nên khi lựa chọn nhà thầu cần xem xét một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là các dự án mà các nhà thầu thực hiện trước đây.

Đối với công tác chỉ định thầu, cần thực hiện lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thật chính xác, sau đó lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín để thực hiện thi công dự án. Tránh trường hợp chỉ định các nhà thầu không đủ năng lực mà do quen biết hoặc qua hình thức hối lộ để được làm chủ thầu.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, đồng thời xử phạt thật nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sai trái với quy định của nhà nước trong quy chế đầu tư và xây dựng. Công tác lựa chọn nhà thầu phải phải được nghiên cứu kỹ, phải tạo ra được sự cạnh tranh và đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai thì mới chọn được nhà thầu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)