5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuân thủ việc
triển khai thực hiện theo quy hoạch
- Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện. Phải thiết thực đi vào cuộc sống người dân, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành phải đạt yêu cầu về chất lượng, trong đó yếu tố dự báo phát triển phải được tính toán khoa học và định hướng phát triển và đảm bảo yêu cầu mở rộng.
+ Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển ngành: Phải định hướng phát triển cụ thể từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, đồng thời phải xác định được danh mục công trình trọng điểm và nhu cầu vốn đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm, 10 năm.
+ Đối với quy hoạch xây dựng: Đồ án quy hoạch phải tổ chức nhiều thành phần tham gia trong quá trình nghiên cứu như: Nhân dân trong vùng quy hoạch, các thành phần kinh tế…quy hoạch đảm bảo các yếu tố để thực
hiện công tác quản lý, đồng thời không quá cứng để dễ điều hành khi triển khai thực hiện.
- Khi thực hiện đầu tư các dự án phải tuân thủ đúng định hướng phát triển theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện.
- Định kỳ hàng năm, phải tiến hành đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành; UBND huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.