5. Kết cấu của luận văn
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước là gì? Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về lĩnh vực này?
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2011-2013 như thế nào?
- Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương là gì?
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương là gì?
- Những phương hướng và giải pháp cụ thể nào được áp dụng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Được thu thập và sử dụng các nguồn thông tin qua các tài liệu của Văn phòng HĐND&UBND, phòng Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phú Lương, các báo cáo của UBND huyện Phú Lương, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan.
a. Số liệu thứ cấp
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Đề án số 238/ĐA-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện Phú Lương đến năm 2020.
- Báo cáo của UBND huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương các năm 2011, 2012, 2013.
- Báo cáo chính thức của phòng Thống kê về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Phú Lương các năm 2011, 2012, 2013.
- Báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch về việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Lương các năm 2011, 2012, 2013.
b. Số liệu sơ cấp
- Dùng phiếu thu thập thông tin về hiệu quả kinh tế của việc đầu tư các dự án đầu tư XDCB đối với các đối tượng được hưởng lợi một số nội dung thu thập như: Thông tin chung, thông tin về lao động, thông tin về lao động có việc làm mới trong năm, tình hình sản xuất, tình hình thị trường, thông tin về sử dụng công nghệ sản xuất, thông tin về môi trường đầu tư và thực hiện các chính sách của nhà nước....
Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn đối tƣợng điều tra, phỏng vấn
Số ngƣời đƣợc điều tra, phỏng vấn/đơn vị Tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn (ngƣời) Trong đó Cán bộ lãnh đạo quản lý (ngƣời) Các chuyên gia (ngƣời) Đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi trực tiếp (ngƣời) 05 ngành của tỉnh 5 25 5 20
07 đơn vị của huyện 3 21 7 14
09 xã của huyện 18 162 9 18 135
Tổng cộng 208 21 52 135
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại một số Sở, Ban ngành của tỉnh, UBND huyện Phú Lương và một số xã mang tính chất đại diện trên địa bàn huyện; các ý kiến trao đổi với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, và lấy số liệu trực tiếp từ các báo cáo của UBND huyện Phú Lương, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Thống kê huyện Phú Lương.
c. Thể hiện thông tin
Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các bảng biểu.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được sử dụng chương trình hỗ trợ trên máy tính để tính toán tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê so sánh để thông qua việc so sánh các chỉ tiêu đã thống kê để phản ánh và phân tích tình hình thực trạng và thực tế của vấn đề.
- Phương pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu xã trong huyện, xóm trong xã thu thập bằng dùng phiếu đến các xóm thuộc mẫu cần điều tra nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các dự án đầu tư vào phát triển nông thôn với tình hình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội tại địa phương thông qua số liệu tuyệt đối, tương đối.
- Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá và kết luận về mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng theo thời gian.
- Phương pháp đối chiếu: Đánh giá được thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLNN các dự án phát triển nông thôn ngày một tốt hơn.
- Phương pháp hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo các tiêu thức, góc độ khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đầu tư dự án... - Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học Exel để xây dựng bảng biểu và xử lý số liệu điều tra, khảo sát.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả thu thập được, tác giả tiến hành xây dựng chỉ tiêu phân tích cơ bản như sau:
- Đất đai, dân số, lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có việc làm mới.
- Tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2011-2013.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất các ngành kinh tế.
- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, tình hình quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách giai đoạn 2011-2013, trong đó nguồn vốn NSNN và tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Thông qua phân tích số liệu tổng hợp thấy được những tồn tại, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của huyện Phú Lương. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG
3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phú Lƣơng
3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 39,5 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam.
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ
Với vị trí địa lý như trên, Phú Lương có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95 km2 toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
3.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện
a. Địa hình và địa chất
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam. - Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300
C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
- Các dải thoải có độ dốc từ 150C đến 200
Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500 so với mực nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15-20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều.
b. Khí hậu, thuỷ văn
Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lương sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Phú Lương phân bố khá đồng đều, trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lương tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và
bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung và cây chè nói riêng.
c. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:
Đất phù sa được bồi: có diện tích 37,5 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh;
Đất phù sa không được bồi: có diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.
Đất phù sa ngòi suối: có diện tích 1.381,35 ha phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: có diện tích 468,75 ha, phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thành.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có diện tích 193,75 ha, phân bố tập trung ở các xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.
Đất dốc tụ: có diện tích 527,5 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.
Đất bạc màu: diện tích 312,5 phân bố tập trung ở các xã Yên Đổ, Cổ Lũng.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: có diện tích 1.496,87 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.
Đất nâu đỏ trên đá vôi: có diện tích 881,25 ha phân bố ở các xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc, chủ yếu phân bố ở độ dốc trên 200
.
Đất vàng nhạt trên đá cát: có diện tích 4.731,25 ha phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bố ở độ dốc 10 - 200
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, có diện tích tới 13.050 ha (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 – 200, đa số diện tích có tầng dày 50 - 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông, lâm kết hợp.
Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính: có diện tích 4.187,5 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc xã Yên Ninh, phía Tây xã Phấn Mễ, Phú Lý, yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 - 250.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có diện tích 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 - 250, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).
Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc 0 - 30, rất thuận lợi cho trồng cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai của huyện. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất cần ưu tiên bố trí các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất cây hàng năm), hạn chế tới mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho các mục đích phi nông nghiệp.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính là 2 loại đất tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp. Diện tích 2 loại đất này chiếm tới 50% diện tích các loại đất của huyện.
d. Tài nguyên khoáng sản
Phú Lương có mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã khai thác) mỏ thanh Khánh Hòa; mỏ quặng ILMenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác năm 2002); đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý,
Động Đạt; mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. Đồng thời Phú Lương còn có nguyên liệu đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện). Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn.
Đá cuội, sỏi, cát, đá hộc vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏ đá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3 đã được cấp phép khai thác tận thu phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận; gạch các loại khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở xã Cổ Lũng.
e. Dân số, nguồn nhân lực
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Phú Lương đến năm 2013 là 106.856 người, trong đó tổng số lao động là 56.531 chiếm 52,9% tổng số nhân khẩu. Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương qua 3 năm thay đổi không đáng kể với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2013 là 0,54%/năm. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay