Thực trạng đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước

* Tình hình chung:

Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2020 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế . Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng, các hình thức đầu tư xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hóa, mở rộng; đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông ngày càng nhiều; sự đóng góp tự nguyện của nhân dân vào các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn ngày càng lớn.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải; hạ tầng xã hội chất lượng thấp, thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về giáo dục, y tế. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều nhất là ở các tỉnh miền núi. Nhiều công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí

cao, công nghệ vận hành dịch vụ hạ tầng còn thấp, hạn chế tính cạnh tranh của nền kinh tế.

* Thực trạng ở địa bàn nghiên cứu huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, nhờ cơ chế chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với sự năng động của huyện, chính sách thu hút vốn đầu tư và môi trường đầu tư được cải thiện. Công tác đầu tư trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, lượng vốn đầu tư đã không ngừng tăng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách biểu hiện qua các chương trình, hạng mục công trình, dự án được thực hiện bởi chính nguồn vốn đó.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ hai nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối và nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chủ yếu dùng để tiến hành thực hiện các dự án đầu tư XDCB tập trung, đó là các công trình mang tính chất phục vụ cho nhu cầu chung của toàn xã hội, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

* Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác QLNN các dự án đầu tư

- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

- Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ V/v hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc quy định về công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố Bộ Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)