Những nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Những nguyên nhân của các hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế nêu trên từ nhiều năm qua, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân có thể kể đến, đó là:

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng chưa đồng bộ và chưa theo kịp với thực tế. Cơ chế quản lý vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo. Việc triển khai thực hiện các văn bản, cơ chế

chính sách về công tác quản lý đầu tư của các cấp, các ngành còn diễn ra chậm, sự phối hợp trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế phối hợp, quy trình phối hợp và chế độ trách nhiệm để gắn kết với nhau nhằm kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực đầu tư.

Sự tham gia của cộng đồng, của các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân nói chung tuy đã bước đầu làm cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư bằng nguồn ngân sách có chất lượng cao hơn, giám sát tốt hơn song việc thực hiện những quy định đã ban hành còn mang tính hình thức, nhiều hiện tượng sai phạm còn tiếp tục diễn ra nhưng chưa được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XDCB BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT - XH của vùng Trung Du Miền Núi bắc Bộ, của tỉnh Thái Nguyên, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế và hạn chế, thực trạng phát triển KT - XH của huyện trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển KT- XH huyện Phú Lương đến năm giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 như sau:

Thứ nhất, Phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng TDMN Bắc Bộ và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa huyện với mức trung bình của cả tỉnh và vùng.

Thứ hai, Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.

Thứ ba, Phát triển theo hướng CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa và hài hoà các nguồn lực của huyện, của tỉnh và của vùng. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch của huyện, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác. Chuyển dịch cơ cấu nông lâm thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi

trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015.

Thứ tư, Trong điều kiện hội nhập quốc tế, từng bước phát triển các ngành, các sản phẩm xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển.

Thứ năm, Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Thứ sáu, Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

4.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

* Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Phát triến sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng xuất chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao thông qua ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản chế biến. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng trên 6,5%.

* Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng hàng năm tăng trên 18%.

* Phát triển ngành thương mại - dịch vụ: Tiếp tục phát triển các trung tâm thương mại, cụm thương mại tại trung tâm huyện, cụm xã, các chợ nông thôn làm đầu mối cung cấp và ổn định hàng hoá trong huyện nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân. Xây dựng thương hiệu những hàng hoá có thế mạnh của địa phương như sản phẩm chè.

* Thu, chi ngân sách huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

Tăng cường công tác quản lý các nguồn thu, khai thác triệt để các nguồn thu có khả năng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Công an, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Thuế…. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, trốn thuế, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Phấn đấu thu ngân sách tăng trên 20%/năm (chưa bao gồm tiền chuyển mục đích sử dụng đất). Tập trung huy động các nguồn lực trên địa bàn và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

* Giáo dục - Đào tạo:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, đáp ứng mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị trường học từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ đầu tư và nguồn vốn xã hội hóa giáo dục. Tăng cường đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 số trường học đạt chuẩn quốc gia.

* Khoa học công nghệ và môi trường: Nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống (công nghệ chế biến nông sản thực phẩm), quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống.

* Y tế, dân số gia đình và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Phấn đấu mức giảm sinh 0,1%0/năm, phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hoàn thiện mạng lưới y tế trong toàn huyện, tăng

cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.

* Phát triển văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình: Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” ở các xã, thị trấn. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thông tin về cơ sở, vùng nông thôn, vùng núi, đồng bào dân tộc. Quản lý và khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử, văn hóa.

* Lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo: Chỉ đạo làm tốt các chính sách xã hội, các vấn đề việc làm, tạo thêm việc làm và tăng mức thu nhập của người dân. Phấn đấu hàng năm tạo thêm trên 2.000 việc làm mới, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% (theo chuẩn hiện hành).

* Giải quyết các tệ nạn xã hội: Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tội phạm, ngăn chặn và kiềm chế các tệ nạn xã hội bằng các biện pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc làm.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Tiếp tục xây dựng một cơ chế hành chính công khai minh bạch, dân chủ, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Triển khai tốt Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí với việc chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí.

* Quốc phòng, an ninh: Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các lực lượng chống diễn biến hòa bình, bảo vệ an ninh chính trị, bí mật Nhà nước, an ninh nội bộ và an ninh xã hội.

4.1.3. Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội

* Giai đoạn 2011 - 2015

- Về phát triển kinh tế: Nhằm phát huy tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 13,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 50 triệu đồng/người/năm.

+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông - Lâm - Thủy sản đạt 24%; Công nghiệp - Xây dựng đạt 44%; Thương mại - Dịch vụ đạt 32%.

+ Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 19,5%/năm; dịch vụ thương mại du lịch tăng 16,5%/năm.

- Về phát triển xã hội: phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,81%/năm giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm 0,1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% đến năm 2015; nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo

- Về bảo vệ môi trường: chất lượng môi trường được đảm bảo, thu gom 75% nước thải công nghiệp, 72% dân số được sử dụng nước sạch, 60 - 80% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ thu gom rác thải 65 - 90% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp. Quản lý và xử lý 95% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo.

* Giai đoạn 2016 – 2020

- Về phát triển kinh tế: tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,13%/năm. Cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 82 triệu đồng/người/năm.

- Về phát triển xã hội: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,81%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Về bảo vệ môi trường: Môi trường được đảm bảo, 85% dân số sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý các dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

4.2.1. Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy hoạch triển khai thực hiện theo quy hoạch

- Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện. Phải thiết thực đi vào cuộc sống người dân, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành phải đạt yêu cầu về chất lượng, trong đó yếu tố dự báo phát triển phải được tính toán khoa học và định hướng phát triển và đảm bảo yêu cầu mở rộng.

+ Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển ngành: Phải định hướng phát triển cụ thể từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, đồng thời phải xác định được danh mục công trình trọng điểm và nhu cầu vốn đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm, 10 năm.

+ Đối với quy hoạch xây dựng: Đồ án quy hoạch phải tổ chức nhiều thành phần tham gia trong quá trình nghiên cứu như: Nhân dân trong vùng quy hoạch, các thành phần kinh tế…quy hoạch đảm bảo các yếu tố để thực

hiện công tác quản lý, đồng thời không quá cứng để dễ điều hành khi triển khai thực hiện.

- Khi thực hiện đầu tư các dự án phải tuân thủ đúng định hướng phát triển theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện.

- Định kỳ hàng năm, phải tiến hành đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành; UBND huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2.2. Về kiểm soát phân bổ và quản lý kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng

- Rà soát lại các dự án đã có quyết định đầu tư, phân loại dự án để tiếp tục đầu tư hoặc điều chỉnh, bổ sung hoặc không tiếp tục thực hiện, rút bỏ không bố trí chỉ tiêu kế hoạch vốn do:

+ Không phù hợp với quy hoạch, không có nguồn vốn cân đối hoặc không sát với yêu cầu thiết thực của địa phương, thị trường.

+ Chưa bố trí và giao vốn đối với các dự án chuyển tiếp nhưng chưa đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định, chưa xác định rõ hiệu quả, hoặc không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ được duyệt.

+ Bố trí vốn cho công trình phải tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn cân đối hàng năm (không được bố trí công trình vượt khả năng nguồn vốn trong kế hoạch). Nợ vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước phải được ưu tiên cân đối trả dứt điểm, kế tiếp bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, còn lại mới bố trí các danh mục dự án bức xúc khác theo thứ tự ưu tiên.

+ Kế hoạch vốn đầu tư và danh mục công trình phải được thông qua Hội đồng nhân dân xem xét và có Nghị quyết thông qua.

- Về cơ cấu vốn đầu tư, đảm bảo bố trí vốn cho các công trình, dự án phải phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được giao, đảm bảo hợp lý giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, trong đó tập trung đầu tư cho hai lĩnh vực: giáo

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)