5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Công tác chuẩn bị đầu tư
* Công tác lập dự án đầu tư.
Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, công tác lập dự án đầu tư cũng được quan tâm, chú trọng. Các dự án đầu tư được thông qua phải là các dự án đáp ứng được yêu cầu có trong quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những vấn đề phát sinh trong dự án phải có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo UBND huyện hoặc Nghị quyết của HĐND huyện.
Công tác bố trí vốn cho các dự án đầu tư trong thời gian gần đây của huyện đã được chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Đối với các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn: Sau khi được giao nhiệm vụ, các đơn vị đại diện chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị tư vấn và các địa phương để khảo sát lập dự toán theo đúng tiến độ, các dự án được lập và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo thời gian theo quy định, các phòng, ban đã có sự phối hợp tốt trong họp thông qua dự án, trong công tác thẩm định trình phê duyệt dự án.
Tuy nhiên khâu chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể:
Việc xác định chủ trương đầu tư, quy mô và tính chất đầu tư chưa có sự thống nhất giữa các phòng ban, gây khó khăn cho đơn vị tư vấn trong công
tác lập dự án, phải thay đổi thiết kế tổng dự toán, kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Do vậy tiến độ hoàn thành thủ tục triển khai các dự án chuẩn bị đầu tư được tập trung chỉ đạo đôn đốc thường xuyên song tỷ lệ thực hiện kế hoạch hàng năm chưa cao. Có nhiều dự án chưa chọn được tư vấn làm việc có trách nhiệm, hiệu quả, hồ sơ tư vấn còn sơ sài, nội dung chưa sát và phù hợp với điều kiện thực tế.
Huyện đã thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng để thực hiện nhưng cán bộ của Ban còn ít, cán bộ làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, nên đôi khi chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu dự án trước khi duyệt, do đó vẫn còn có thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án. Năng lực của cán bộ các xã, thị trấn tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn yếu và lúng túng trong triển khai các thủ tục, trình tự do vậy chất lượng dự án được lập không cao.
Trong 3 năm qua thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư từ ngân sách địa phương cùng với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 134, 135…bộ mặt nông thôn ngày một được đổi mới. Tuy nhiên, do trình độ của một số cán bộ thuộc Ban quản lý dự án vẫn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng thường xuyên về công tác quản lý vốn đầu tư nên việc kiểm tra, kiểm soát các khâu từ lập và thẩm định dự toán, nghiệm thu quyết toán còn chưa chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng quyết toán sai chế độ chính sách, lãng phí trong xây dựng.
Về giác độ cơ quan quản lý nhà nước đã đẩy mạnh công tác thẩm định, quyết toán vốn đầu tư, qua thẩm định đã phát hiện vẫn còn có sai phạm trong khâu nghiệm thu khối lượng, áp sai giá, sai quy cách chủng loại vật tư, thiết bị.
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả điều tra công tác quản lý vốn đầu tƣ bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lƣơng,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Đánh giá Đồng ý cao Đồng ý Không biết Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tổng hợp đồng ý Câu hỏi Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %)
Chi đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, chưa có hiệu quả
22,2 30 0,0 29,1 18,7 52,2
Nguyên nhân:
- Nghiệm thu, thanh toán 42,5 28,5 0,0 17,4 11,6 71
- Chất lượng công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự toán
28,6 16,4 0,0 17,3 37,7 45
- Năng lực của đơn vị thi công 13,2 38,6 0,0 27,7 20,5 51,8
- Năng lực của chủ đầu tư 31,4 28,5 0,0 27,8 12,3 59,9
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra trên địa bàn nghiên cứu của tác giả)
Qua biểu số liệu trên cho thấy: 52,2% ý kiến cho rằng chi đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, chưa có hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do: khâu nghiệm thu thanh toán chưa tốt (71%); năng lực của chủ đầu tư (59,9%); năng lực của đơn vị thi công (51,8%); chất lượng công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự toán (45%).
Đối với đơn vị tư vấn, có đơn vị tư vấn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lập dự án thiết kế, cụ thể:
- Khảo sát chưa đầy đủ, chính xác cả về địa chất và địa hình, số liệu khảo sát địa hình không đầy đủ, thiếu chính xác, khảo sát địa chất và đánh giá kết quả khảo sát địa chất không chuẩn dẫn đến việc khi thi công phát sinh gia cố, bổ sung thêm hạng mục, nội dung đầu tư.
- Công tác điều tra xã hội học trong quá trình lập dự án còn coi nhẹ, dự án thiếu thuyết phục do đó vẫn còn một số dự án phải chỉnh sửa nhiều lần.
- Công tác thiết kế, tính toán kết cấu thiếu chuẩn xác dẫn tới tình trạng thiếu, thừa hạng mục, khối lượng làm mất thời gian của công tác thẩm định, kéo dài thời gian thực hiện dự án.
- Nhiều nhà tư vấn, tư duy kiến trúc chưa tốt khiến việc bố trí mặt bằng tổng thể dự án và không gian kiến trúc của các công trình còn sơ sài, không hợp lý.
Để công tác chuẩn bị đầu tư đạt được hiệu quả cao hơn cần quán triệt một số nội dung sau:
- Công tác quy hoạch cần chủ động đi trước một bước và đồng bộ với việc triển khai các dự án đầu tư. Việc rà soát thường xuyên các quy hoạch còn thiếu tạo cơ sở cho các dự án đầu tư liên quan được thực hiện có hiệu quả.
- Công tác tư vấn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu, vì chất lượng tư vấn làm ảnh hưởng lớn đến các bước tiếp theo của dự án. Có dự án trong quá trình triển khai phải bổ sung phê duyệt lại nhiều lần do khâu chuẩn bị ban đầu còn sơ sài, thiếu nghiêm túc, các yêu cầu của dự án chưa đưa vào đầy đủ. Ngoài ra, còn do trong quá trình thực hiện khối lượng phát sinh nhiều, giá vật tư, vật liệu, đơn giá nhân công thay đổi dẫn đến phải phê duyệt điều chỉnh dự án.
Năng lực của Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư nhất là ở cấp xã cần được nâng cao để đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ được giao.