5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
Với mục tiêu phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập nền kinh tế thị trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đổi mới mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư XDCB được sử dụng dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, đáp ứng những nhu cầu cần thiết theo hướng trọng điểm, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, huyện cần rà soát các dự án đầu tư để loại bỏ các dự án chưa cần thiết theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ trong đó thực hiện nội dung cắt giảm đầu tư công, giành nguồn vốn cho các dự án cấp bách có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội; cần bám sát kế hoạch kinh tế, xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh để xây dựng chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của huyện, giao kế hoạch cho từng ngành sao cho sát mục tiêu của tỉnh đề ra; cần đẩy nhanh công tác quy hoạch. Trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Phú Lương cần xem xét khai thác thế mạnh, hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, xem xét, tính toán kỹ chi phí đầu tư và thị trường tiêu thụ sao cho sản phẩm đầu ra mang lại lợi ích cho nhân dân.
Huyện cần biết khai thác nguồn lực từ tỉnh và Trung ương phục vụ cho công tác đầu tư phát triển, quan tâm công tác giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng về công tác tại địa phương. Đây được coi là giải pháp cơ bản để huyện khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trước mắt cũng như lâu dài…
Để đạt được mục tiêu trên, huyện cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó công tác đầu tư xây dựng cũng cần chú trọng đến các dự án, công trình trọng điểm. Đồng thời, giải quyết triệt để các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị và hạ tầng xã hội, trong đó có công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng cần phải quan tâm, đi trước một bước để tạo tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư về sau.
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Phú Lương, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước cần có sự chỉ đạo đầu tư một cách có trọng tâm để từng bước hỗ trợ việc chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đặc biệt quan tâm với mức đầu tư cao nhất. Trong giai đoạn 2011-2015, sau 3 năm thực hiện huyện đã triển khai hoàn thành một số dự án sau:
+ Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng những khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Trong năm 2011-2013, Phú Lương đã có những kế hoạch xây dựng nhằm phát triển ngành nông nghiệp. Với đặc điểm về dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, phần lớn lao động của huyện tham gia hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp và năng suất lao động còn thấp, nên việc hỗ trợ sản xuất cho ngành này rất được tỉnh quan tâm, chú trọng, nên lượng vốn cho đầu tư XDCB tập trung thuộc ngành này luôn chiếm một tỷ trọng khá trong tổng vốn đầu tư XDCB của huyện. Thông qua nguồn vốn đầu tư XDCB cho ngành này, cho thấy trong giai đoạn 2011-2013 lượng vốn này có sự đầu tư khá lớn.
Với điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, thuỷ văn và nguồn nhân lực, trong gia đoạn 2011-2013, huyện đã rất chú trọng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc...nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân thì huyện đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh, trồng các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao: Chè, rau sạch... không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong huyện mà còn đem tiêu thụ ở các nơi khác trong cả nước, đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngân sách địa phương.
Từ năm 2011 - 2013 lượng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp dùng để đầu tư nhằm hiện đại, đồng bộ hệ thống thuỷ lợi: kênh, mương, hồ chứa nước, kè, đập…phục vụ công tác tưới tiêu cho cánh đồng và vườn chè, còn lại để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp.…Một số dự án đầu tư của ngành nông nghiệp được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện và của tỉnh, trung ương.
Bảng 3.5: Danh mục một số dự án đầu tƣ XDCB ngành nông nghiệp
STT Tên dự án Vốn ĐT
(Tr.đ) Năm TH
1 Hồ Khe Ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương 7.000 2011
2 Sửa chữa, nâng cấp hồ Nà Mạt, đập Khe Dạt,
huyện Phú Lương 3.540 2011
3 Kênh mương xóm Suối Hang, xã Yên Ninh,
huyện Phú Lương 645 2011
4 Đập Gốc Cọ, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 5.000 2013
5 Sửa chữa, nâng cấp cụm hồ xã Na Biểu, Đầm
Mèng, 3/2 huyện Phú Lương 4.328 2011-2013
6 Sửa chữa, nâng cấp đập, kênh Vai Dịch xã Ôn Lương 500 2012
Tổng 20.923
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Lương)
+ Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật và văn hoá xã hội
Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải có vai trò rất lớn trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, trong những năm qua huyện Phú Lương đã rất chú trọng đến việc phát triển mạng lưới giao thông, chủ yếu là giao thông đường bộ. Giao thông đường bộ gắn phát triển mạng lưới giao thông của Phú Lương với Thành phố Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng để gia tăng giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong cả nước nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của Phú Lương và tạo điều kiện thu hút đầu tư vào huyện. Bên cạnh việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, gắn với các tuyến quốc lộ chính, huyện còn đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường cấp huyện, liên xã và các đường đến từng thôn xóm. Xuất phát từ tầm quan trọng của giao thông vận tải trong việc phát triển kinh tế - xã hội nên huyện rất quan tâm, chú trọng đến việc đầu tư, xây dựng sao cho hệ thống giao thông vận tải được chỉnh trang và đồng bộ. Điều đó được thể hiện thông qua lượng vốn đầu tư XDCB cho ngành này luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư XDCB của huyện. Sở dĩ nguồn vốn dành cho ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư bởi bên cạnh việc tiến hành nhiều các dự án hơn thì bản thân giá thành mỗi công trình giao thông vận tải rất tốn kém, mặt khác do đặc điểm của công trình không chỉ nằm trên phạm vi hẹp, mà trải dài chạy qua nhiều địa phương nên để tiến hành công tác thi công xây dựng đường giao thông phải mất rất nhiều chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng. Qua bảng số liệu 2.3.1.2, lượng vốn đầu tư xây dựng hang năm đều tăng, đó là do không chỉ tiến hành thực hiện các dự án chuyển tiếp từ các năm trước mà còn tiến hành thực hiện các dư án mới để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường… để nâng cao chất lượng đường giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư và là động lực để các ngành khác phát triển.
Hầu hết nguồn vốn cho ngành này được sử dụng phát triển hệ thống giao thông đường bộ, dùng để tiến hành xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường bộ. Dưới đây là một số dự án được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư XDCB cho ngành này:
Bảng 3.6: Danh mục một số dự án đầu tƣ XDCB ngành giao thông vận tải
Số
TT Tên dự án
Vốn ĐT
(Tr.đ) Năm TH
1 Đường Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn 5.000 2011
2 Đường Làng Phan - Cổ Lũng - Vô Tranh 2.000 2011, 2012
3 Đường giao thông liên xã
Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ 7.000 2011, 2012
4 Đường Dốc Võng - Vô Tranh 3.000 2011, 2012
5 Đường Phủ Lý - ATK - Hợp Thành 4.000 2011, 2012
6 Đường GTNT liên xã QL3 – Phấn Mễ - Tức Tranh 8.000 2013
7 Đường giao thông Na Hiên - Na Mẩy - Khuân
Lặng, Na Pháng xã Yên Trạch 7.500 2013
Tổng 36.500
Hạ tầng - Đô thị - Cấp nƣớc: Vốn đầu tư XDCB cho lĩnh vực công
cộng, hạ tầng đô thị biến động thất thường lên xuống qua các năm. Nhìn chung, về quy mô lượng vốn cho ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư XDCB. Đó là do, các dự án XDCB của lĩnh vực này ít. Chủ yếu là một số dự án về xử lý rác thải của huyện và số còn lại là các dự án về cấp nước chữa cháy và hệ thống đèn đường. Mặt khác, những dự án này cần lượng vốn đầu tư thấp không cao như một số ngành khác. Trong giai đoạn 2011-2013 nguồn vốn đầu tư XDCB dùng để thực hiện các dự án sau:
Bảng 3.7: Danh mục một số dự án đầu tƣ XDCB lĩnh vực Hạ tầng - Đô thị - Cấp nƣớc
STT Tên dự án Vốn ĐT
(Tr.đ) Năm TH
1 Bãi rác thải huyện Phú Lương 5.000 2011 2 Bãi đổ rác thải thị trấn Đu 2.000 2011 3 Cấp nước SHTT xóm Đồng Mỏ - Yên Lạc 1.000 2011 4 Cấp nước SHTT xóm Ao Lác - Yên Lạc 1.000 2012 5 Sửa chữa thay thế lưới điện chiếu sang TT
Đu, TT Giang Tiên 2.000 2012
6 Cấp nước SHTT xóm Khe Nác 2 - Yên Đổ 1.000 2013
Tổng 12.000
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Lương)
Văn hoá - Thông tin - Thể dục thể thao: Thái Nguyên nói chúng và huyện Phú Lương nói riêng có nền văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và cũng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Vì vậy, trong những năm qua huyện đã tăng cường bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. Dưới đây là một số dự án được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư XDCB trong 3 năm qua.
Bảng 3.8: Danh mục một số dự án đầu tƣ XDCB thuộc lĩnh vực Văn hoá - Thông tin - Thể dục thể thao
STT Tên dự án Vốn ĐT
(Tr.đ) Năm TH
1 Nhà văn hóa thư viện huyện Phú Lương 10.715 2011
2 Cột ăng ten truyền hình Phú Lương 500 2011
3 Trung tâm học tập cộng đồng Phú Đô 3.000 2012
4 Nhà văn hóa đa năng xã Cổ Lũng 3.000 2012
5 Nhà văn hóa đa năng xã Phấn Mễ 3.000 2013
6 Nhà văn hóa đa năng xã Phủ Lý 3.000 2013
Tổng 23.215
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Lương)
Trụ sở quản lý nhà nƣớc: Năm 2011-2013 nguồn vốn đầu tư XDCB dành công tác quản lý nhà nước có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Qua đó ta thấy được huyện đã rất chú trọng vào đầu tư XDCB của lĩnh vực quản lý nhà nước. Sở dĩ lượng vốn này lại có xu hướng tăng mạnh vì hầu hết các trụ sở làm việc, đặc biệt là trụ sở xã đã xuống cấp trầm trọng, không còn đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng. Vì vậy cần phải xây dựng, cải tạo, nâng cấp chúng. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước hiện nay cần phải có cơ sở hạ tầng tốt để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra, có đủ điều kiện để tiến hành các hội nghị, họp, bàn, cũng như tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước. Chủ yếu nguồn vốn này dùng để xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở, nhà làm việc, trung tâm chính trị…Cụ thể là các công trình sau:
Bảng 3.9: Danh mục một số dự án đầu tƣ XDCB khối quản lý nhà nƣớc
STT Tên dự án Vốn ĐT
(Tr.đ) Năm TH
1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện 1.700 2011
2 Trụ sở UBND xã Yên Lạc 2.500 2011 - 2012
3 Trụ sở UBND xã Động Đạt 2.600 2011
4 Cải tạo, nâng cấp nhà làm việc các phòng, ban huyện 7.500 2012 2013
Tổng 14.300
* Định hƣớng 02 năm tiếp theo trong giai đoạn 2011-2015:
Với mục tiêu phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập nền kinh tế thị trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đổi mới mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, huyện cần rà soát các dự án đầu tư để loại bỏ các dự án chưa cấp bách, giành nguồn vốn cho các dự án cấp bách có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội; cần bám sát kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; giao kế hoạch cho từng ngành sao cho sát mục tiêu của tỉnh đề ra; cần đẩy nhanh công tác quy hoạch. Trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện cần xem xét khai thác thế mạnh, hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, xem xét, tính toán kỹ chi phí đầu tư và thị trường tiêu thụ sao cho sản phẩm làm ra là hàng hóa mang lại lợi ích cho nhân dân.
Huyện cần biết khai thác nguồn lực từ tỉnh và Trung ương phục vụ cho công tác đầu tư phát triển, quan tâm công tác giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng về công tác tại địa phương. Đây được coi là giải pháp cơ bản để huyện khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trước mắt cũng như lâu dài…
Để đạt được mục tiêu trên, huyện cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó công tác đầu tư xây dựng cũng cần chú trọng đến các dự án, công trình trọng điểm. Đồng thời giải quyết triệt để các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị và hạ tầng xã hội, trong đó có công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu
tư, giải phóng mặt bằng cần phải quan tâm, đi trước một bước để tạo tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư về sau.
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Phú Lương, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước cần có sự chỉ đạo đầu tư một cách có trọng tâm để từng bước hỗ trợ việc chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho