1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay

83 1,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

nước thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ năm 2011; Đỗ QuangDương, “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất giải phóng mặt bằng

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

NGUYỄN PHÚC THIỆN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn đến tập thể các giáo sư, các nhà khoa học, các

thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức chỉ

bảo tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đã dành nhiều

tâm huyết, trí tuệ của mình, giúp định hướng khoa học và luôn động viên khích lệ

tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học

Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã giúp tôi tìm kiếm

tài liệu, cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài, cũng như góp ý kiến để luận văn

của tôi được tốt hơn

Hà Nội, tháng 04 năm 2014

Tác giả luận văn

NGUYỄN PHÚC THIỆN

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1.1 Quan niệm thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 10

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất 10

1.1.2 Mục đích thu hồi đất 11

1.1.3 Sự cần thiết phải thu hồi đất 12

1.1.4 Các trường hợp bị thu hồi đất 15

1.2 Quan niệm về các dự án phát triển kinh tế - xã hội 16

1.2.1 Các quan niệm khác nhau về dự án 16

1.2.2 Đặc điểm của dự án phát triển kinh tế - xã hội 17

1.2.3 Tầm quan trọng của các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phát triển đất nước 18

1.3 Quan niệm về thực hiện pháp luật về thu hồi đất 19

1.3.1 Các quan niệm khác nhau về thực hiện pháp luật về thu hồi đất 19

1.3.2 Chủ thể, khách thể, hình thức, cơ chế điều chỉnh và vai trò của thực hiện pháp luật về thu hồi đất 22

1.3.2.1 Chủ thể thực hiện pháp luật về thu hồi đất 22

1.3.2.2 Khách thể của thực hiện pháp luật thu hồi đất 24

1.3.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật về thu hồi đất 24

1.3.2.4 Cơ chế thực hiện pháp luật về thu hồi đất 26

1.3.2.5 Vai trò của thực hiện pháp luật về thu hồi đất 28

Trang 4

1.4 Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật khi

Nhà nước thu hồi đất 31

1.4.1 Điều kiện đảm bảo về chính trị, tư tưởng 31

1.4.2 Điều kiện đảm bảo về pháp lý 32

1.4.3 Điều kiện đảm bảo về kinh tế và việc làm cho người bị thu hồi đất 33

1.4.4 Điều kiện đảm bảo về cơ chế chính sách và trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức 34

Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 35

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội 35

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thực hiện thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội 35

2.1.2 Thẩm quyền thu hồi đất 38

2.1.3 Trình tự, thủ tục thu hồi đất 40

2.1.3.1 Trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất 40

2.1.3.2 Trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dụng đất 45

2.1.3.3 Trình tự, thủ tục thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 45

2.1.4 Vấn đề bồi thường, hỗ trỡ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 46

2.1.4.1 Đối tượng bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 46

2.1.4.2 Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 46

2.1.4.3 Giá đất để tính bồi thường 48

2.1.4.4 Một số chính sách hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 49

2.1.4.5 Chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 49

2.1.4.6 Cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 50

2.1.5 Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất 51

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 53

2.2.1 Những thành tựu đạt được 53

Trang 5

2.2.2 Những tồn tại, bất cập 56

2.2.2.1 Quy định giá đất để tính bồi thường còn thấp bộc lộ nhiều hạn chế 56

2.2.2.2 Cơ chế tự thỏa thuận trong việc thu hồi đất còn nhiều bất cập 58

2.2.2.3 Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ 59

2.2.2.4 Vấn đề tái định cư còn chậm chưa được quan tâm đúng mức 61

2.2.2.5 Ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa tốt 62

2.2.2.6 Một số vấn đề khác phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật 63

Kết luận chương 2 65

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67

3.1 Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay 68

3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 68

3.2.1 Cần gấp rút hoàn thành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 68

3.2.2 Rà soát các loại quy hoạch 69

3.2.3 Công khai, minh bạch trình tự, thủ tục thu hồi đất 70

3.2.4 Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế định giá đất cho phù hợp với giá thị trường đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất 70

3.2.5 Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân khi thu hồi đất 70

3.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thu hồi đất 71

3.2.7 Nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất 72

3.2.8 Giải pháp về tổ chức bộ máy 72

3.2.9 Phải có chính sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội 72

Kết luận chương 3 73

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất không gì có thể thay thế được của sản xuất nông – lâm nghiệp, là nềntảng để xây dựng các khu kinh tế, các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các côngtrình sản xuất kinh doanh, xây dựng các khu đô thị và khu dân cư Cùng với sự pháttriển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên Việc sử dụng hiệu quảđất đai, đảm bảo sự bền vững về môi trường và hiệu quả về kinh tế - xã hội ngàycàng có ý nghĩa

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật, chính sách về đất đai nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi íchcủa người sử dụng đất, lợi ích của của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng

có hiệu quả nguồn đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và thamnhũng đất đai”[41, tr109-110]

Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức,

cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc

phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu

hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; vấn đề pháttriển kinh tế - xã hội được coi là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu,đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Để triểnkhai được các dự án đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nướcphải thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân cóđất bị thu hồi Tuy nhiên, công tác thu hồi đất vẫn đang là vấn đề hết sức phức tạp

và nhạy cảm, có nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc bởi nó liên quan đến quyền vàlợi ích của nhiều chủ thể và để lại một số hạn chế như: giảm sút đáng kể diện tíchđất nông nghiệp, người dân mất đất, mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.Đặc biệt khi thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn gặpkhông ít các khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, khó khăn trong vấn

Trang 8

đề định giá đất, bồi thường thiệt hại chưa phù hợp từ đó gây ra sự căng thẳng, bứcxúc trong nhân dân Điển hình có một số vụ việc nổi cộm gần đây gây xôn xao dưluận là việc thu hồi đất như dự án Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hay

vụ một người nông dân nổ sung bắn một số cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đấtthành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình… [30] Qua đó cho thấy, có nhiều trường hợpngười dân không chấp nhận việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định thuhồi đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, dẫn đến khiếu kiện kéo dài,nhiều dự án phải thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất

Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về thu hồi đất, trong đó

đã quy định cụ thể về trình tự thủ tục, thẩm quyền, các mức bồi thường, tài sản vàcác chính sách hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao nhiệm vụ, tráchnhiệm cho các cơ quan chức năng có liên quan đến việc thu hồi đất; nghĩa vụ quyềnlợi của người bị thu hồi đất Có thể nói một cách khái quát rằng, tuy các quy địnhpháp luật về thu hồi đất nhiều và thường xuyên thay đổi, nhưng còn thiếu đồng bộ,chưa hoàn chỉnh, chưa thống nhất và chưa tạo được đầy đủ căn cứ pháp lý để triểnkhai trong thực tiễn, đặc biệt là cơ chế thực hiện pháp luật về thu hồi đất khôngđược đảm bảo thống nhất, thiếu công khai, công bằng và minh bạch

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm

luận văn thạc sĩ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thực hiện pháp luật về thu hồi đất có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam,nhất là đối với nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việcthu hồi đất trực tiếp đụng chạm đến lợi ích người bị thu hồi đất, lợi ích của nhànước, lợi ích của nhà đầu tư và nên thời gian qua đã nhận được sự quan tâm nghiêncứu của giới khoa học pháp lý

Nhiều các công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về vấn đề này dưới khíacạnh lý luận và thực tiễn; tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu của các tác giả:Đinh Thị Huê, “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

Trang 9

nước thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ năm (2011); Đỗ QuangDương, “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất giải phóng mặt bằng ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” Luận văn thạc

sĩ năm (2013); Nguyễn Thị Phương Thảo, “Pháp luật về bồi thường về đất khi thựchiện các dự án kinh tế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”,Luận văn thạc sĩ (2012); Nguyễn Văn Diện, “Pháp luật về bồi thường thiệt hại khiNhà nước thu hồi đất”, Luận văn thạc sĩ năm 2006; Hoàng Thị Nga, “Pháp luật vềthu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sĩnăm 2011; Nguyễn Minh Tuấn, “Thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiệnnay”, Luận văn thạc sĩ năm 2013; Ts Nguyễn Thị Nga, “Pháp luật về trình tự, thủtục thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nay sinh

trong quá trình áp dụng”, Tạp chí Luật học, số 11/2010; Ts Trần Quang Huy,

“Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, số 10/2010; Ts

Nguyễn Quang Tuyến, “Công khai minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu

hồi đất”, Tạp chí Luật học, số 3/2012… Nhìn chung, các công trình này đã đi sâu

nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất hoặc tập trung nghiên cứu về thực trạng pháp luật

về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số địa phương nhất định Kế thừanhững thành quả nghiên cứu của các công trình kể trên, Luận văn đi sâu tìm hiểumột cách hệ thống, toàn diện và tập trung về thực hiện pháp luật về thu hồi đất đốivới các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn:

Luận văn có mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật vềthu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, thông qua thựctiễn, đánh giá thực trạng pháp luật để đưa ra giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật

về thu hồi đất nhằm giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa Nhànước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư

Trang 10

Nhiệm vụ của luận văn:

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về thu hồiđất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Phân tích, đánh giá và luận giải thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi đất

ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những yếu kém, khó khăn, bất cập, yêu cầu và đòi hỏi

từ thực tiễn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao bảo đảm thực hiện pháp luật về thuhồi đất ở Việt Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thựchiện pháp luật về thu hồi đất

- Các văn bản quy phạm pháp luật thực định về thực hiện thu hồi đất đối vớicác dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Thực tiễn, thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh

tế - xã hội

* Phạm vi nghiên cứu:

Do tính phức tạp rộng lớn của đề tài, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ởviệc tìm hiểu các quy phạm pháp luật về thực hiện pháp luật về thu hồi đất, thờigian đánh giá từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay, trên phạm vi cả nước, trong đó

đi sâu phân tích các quy định hiện hành về thu hồi đất

5 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn nghiên cứu dựa trên cơ

sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm tư tưởng của Đảng cộng sản ViệtNam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới vàhội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 11

Mác-Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh…để tìm hiểu về một số vấn đề

lý luận về thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế

-xã hội

- Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp để tìm hiểu

về thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế

-xã hội ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thu hồi đấtđối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

Đồng thời, tác giả kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật nhữngvấn đề hiện tại với nội dung các quy định pháp luật được nghiên cứu Việc kết hợpcác phương pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn cho phépnhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan trong các mối quan hệqua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhấtđịnh đối với vấn đề nghiên cứu

6 Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật

về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án pháttriển kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật khiNhà nước thu hồi đất

- Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các cơ quan đưa ra những quyếtsách đảm bảo cho pháp luật về thu hồi đất được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh,thống nhất trên địa bàn cả nước trong thời gian tới

- Luận văn còn là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, và các nhàquản lý, sinh viên, học viên… và tất cả những ai quan tâm đến việc thực hiện phápluật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Trang 12

7 Cơ cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương sau đây:

Trang 13

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Quan niệm thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế

-xã hội ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

và thống nhất quản lý, nắm giữ quyền quyết định số phận pháp lý về đất đai Đây làquyền năng duy nhất và tuyệt đối của đại diện chủ sở hữu, nó bao trùm lên toàn bộvốn đất trong phạm vi quốc gia, ngoài Nhà nước không ai được phép định đoạt Thuhồi đất là một trong những hành vi pháp lý thể hiện quyền định đoạt đó Nếu giaođất, cho thuê đất làm phát sinh quan hệ đất đai thì thu hồi đất để lại hậu quả làmchấm dứt quan hệ đất đai đối với người sử dụng đất

Từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa:“Thu hồi là việc thu về lại, lấy lại cái trước đó đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay kẻ khác”[38, tr881] Từ đó,

ta có thể hiểu thu hồi đất là việc Nhà nước lấy lại đất đã giao, đã cho thuê vì lý donào đó Thu hồi đất thể hiện quyền lực Nhà nước, người đại diện chủ sở hữu toàndân về đất đai

Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm thu hồi đất: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”.

Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 đưa ra khái niệm:“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.

Các khái niệm nêu trên, thu hồi đất xét về mặt hình thức là văn bản hành

Trang 14

chính; nhưng xét về mặt nội dung, là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lạiquyền sử dụng đất đã được giao cho cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ lợi ích của Nhànước và xã hội Thu hồi đất có những đặc điểm sau đây:

- Việc thu hồi đất do cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành theomột thủ tục, trình tự nhất định Thẩm quyền thu hồi đất được xác định theo thẩmquyền giao đất, cơ quan có thẩm quyền giao đất nào thì có quyền thu hồi đối vớiloại đất đó

- Thu hồi đất được thực hiện thông qua quyết định thu hồi đất của cơ quan nhànước có thẩm quyền Xác định rõ chủ thể bị thu hồi, lý do thu hồi, diện tích thu hồi,mục đích thu hồi làm căn cứ cho việc chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhànước và người sử dụng đất

- Phương pháp mệnh lệnh được dùng trong mọi trường hợp thu hồi đất Đây làquan hệ một bên là Nhà nước với một bên là người sử dụng đất, hai chủ thể nàykhông có sự bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Tuy nhiên, bên cạnh phương phápmệnh lệnh hành chính là phương pháp thuyết phục, giáo dục đặc biệt là thu hồi đất

để phục vụ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và lợi ích công cộng

- Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữutoàn dân đối với đất đai mà nhà nước là người đại diện chủ sở hữu Để thực hiện nộidung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước,

xã hội và lập lại kỷ cương của Nhà nước trong trường hợp vi phạm Luật Đất đai

1.1.2 Mục đích thu hồi đất

Cùng với các biện pháp thực hiện chức năng quản lý về đất đai như: điều tra,

đo đạc, lập bản đồ địa chính; quy hoạch, ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtđất đai, tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật này; thanh tra, kiểm traviệc sử dụng đất … thì thu hồi đất có mục đích sau:

Thứ nhất, tạo quỹ đất để phục vụ cho các dự án kinh tế - xã hội và các dự án

khác Thu hồi đất góp phần vào việc giải phóng mặt bằng, phân phối lại quỹ đất để

sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 15

Thứ hai, thu hồi đất là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng

cường sự quản lý nhà nước đối với đất đai, đảm bảo cho việc sử dụng đất đai mộtcách hợp lý và tiết kiệm, đặc biệt trong một số trường hợp, thu hồi đất giúp cho việcngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về đất đai như: đất không sử dụng đúngmục đích, người sử dụng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước, lấn,chiếm đất, đất được giao không đúng thẩm quyền

Thứ ba, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp khác như tổ chức kinh tế

được nhà nước giao đất không thu tiền mà giải thể, phá sản, người sử dụng đất tựnguyện trả lại đất khi không có nhu cầu sử dụng …

Nhà nước là đại diện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, chính vì vậy Nhànước thu hồi đất vì mục đích của quốc gia, vì cộng đồng xã hội Thu hồi đất là mộttrong những hoạt động thể hiện quyền định đoạt đất đai của Nhà nước Do đó, thuhồi đất là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ

sở hữu

1.1.3 Sự cần thiết phải thu hồi đất

“Đất là mẹ, sức lao động là cha đã sản sinh ra mọi của cải vật chất” Mác đãkhẳng định như vậy [8, tr189] Đúng là như thế, cha ông ta đã từng nói “tấc đất, tấcvàng” Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của dân tộc ta, nó còn là tư liệusản xuất không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất trong cả nước hiện nay có khoảng 33.096 nghìn ha, đứng thứ 59trong hơn 200 nước trên thế giới, là một trong những nước có diện tích đất đai bìnhquân đầu người thấp trên thế giới (khoảng 0,37 ha đất tự nhiên/người và 0,28 ha đấtnông nghiệp/người) Trong đó diện tích đất nông nghiệp là trên 26.226 nghìn ha(chiếm 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước), diện tích đất phi nôngnghiệp là trên 3.705 nghìn ha (chiếm 11,20% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước),diện tích đất chưa sử dụng là trên 3.164 nghìn ha (chiếm 9,56% tổng diện tích đất tựnhiên của cả nước) [6] Qua đó ta thấy diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều màchỉ tập trung vào khu vực có điều kiện khó khăn Mặt khác, dân số với khoảng gần

Trang 16

90 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới Nhưng dân cư phân bố khôngđồng đều, phần lớn là tập trung vào các khu đô thị, các thành phố lớn: đặc biệt là HàNội sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây (3490 người/km2, gấp gần 100 lần mật độ chuẩn),thành phố Hồ Chí Minh (2909 người/km2)[18] Dân cư chủ yếu tập trung đông ởnhững nơi kinh tế phát triển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi Trong khi những khuvực vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, điều kiện khó khăn thì dân cư ít sinh sống vàđây cũng là những vùng mà có diện tích đất bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng còn rấtlớn Ngược lại, ở những thành phố lớn thì tình trạng “đất chật, người đông” màngười dân chưa thích ứng với việc ở chung cư đã gây trở ngại rất lớn trong quá trìnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển đất nước

Sau khi Việt Nam gia nhập (WTO), chúng ta đã đạt được những thành tựu tolớn về kinh tế - xã hội, đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo ranhiều cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư trong và ngoài nước Khi nắm được thôngtin Việt Nam sẽ gia nhập (WTO), nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã “đón đầu” sựkiện, tích cực đầu tư vào Việt Nam Chính vì vậy, từ năm 2006 nguồn vốn FDI vàoViệt Nam đã tăng mạnh Tính đến 12/2013, cả nước đã có 289 Khu công nghiệp(KCN) được thành lập hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất tựnhiên khoảng 81.068 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 52.838 ha(chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên) Các Khu công nghiệp được thànhlập trên 60 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằmphát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng Ngoài ra,

để tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương, một số KCN được thành lập tạicác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn như khu vực Trung du miền núiphía Bắc, Tây Nguyên Các KCN được thành lập phù hợp với quy hoạch phát triểncác KCN cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển công nghiệp của địaphương Vùng Đông Nam Bộ có số lượng Khu công nghiệp được thành lập nhiềunhất với 98 KCN (chiếm 34% cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với

73 KCN (chiếm 25% cả nước) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 54 KCN(chiếm 19% cả nước) [5] Dự kiến từ nay đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 113khu công nghiệp được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch là 29.200 ha và

Trang 17

27 khu công nghiệp mở rộng với tổng diện tích hơn 6.000 ha Các KCN chủ yếu tậptrung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm: Nam - Trung - Bắc, đặc biệt là ở một số tỉnh, thànhphố có điều kiện kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi như: Thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng, QuảngNinh, Vĩnh Phúc [9] Chính vì vậy, nhu cầu về đất đai cho các dự án đầu tư trong vàngoài nước là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên việc chuyểnđổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án lớn để phát triển kinh tế - xã hội diễn

ra mang tính quy luật Vì vậy, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xâydựng khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội chung của đất nước Tuy nhiên, việc lấy đất nông nghiệp đã giao chonông dân sử dụng ổn định lâu dài để chuyển thành đất xây dựng là một vấn đề hết sứcnhạy cảm và phức tạp, cần cân nhắc và đòi hỏi có sự giải quyết thấu tình, đạt lý củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thu hồi đất

Hoạt động thu hồi đất đã hiện thực hóa quyền quản lý của Nhà nước về đất đai,đảm bảo lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất Đồng thời việc thu hồi đất đảmbảo tiến độ của các dự án pháp triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụngđất của Nhà nước và xã hội cũng như thể hiện thái độ của Nhà nước trong trườnghợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chấp hành quyết định thu hồiđất đúng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó góp phần rất quantrọng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Thông qua hoạt động thu hồi đất,quyền lực của Nhà nước được thể hiện nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của Nhànước, của xã hội, thiết lập kỷ cương trong quan lý nhà nước về đất đai

Các quy định của Luật Đất đai về thu hồi đất đã phần nào phù hợp với điềukiện mới của đất nước và đã được thực thi trong cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh

tế góp phần ổn định chính trị xã hội Việc sử dụng đất có hiệu quả hơn trong việcxây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị hóalàm thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng văn minh hiện đại Quản lý nhà nước về đấtđai có phần tiến bộ, phát huy tốt nguồn nội lực to lớn và quý giá của đất nước vàocông cuộc phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của nước ta

Trang 18

1.1.4 Các trường hợp bị thu hồi đất

Thứ nhất, thu hồi đất vì mục đích, nhu cầu Nhà nước và xã hội Đất nước ta đang

trong tiến trình hội nhập, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Nhà nước với tưcách là chủ đầu tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng xãhội, cơ sở kinh tế, sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng, mục đích công cộng,bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu về sử dụng đất rấtlớn Trong khi đó, diện tích đất mà Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do các cá nhân, tổchức, hộ gia đình đang có quyền sử dụng do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Vìvậy, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Nhà nước sửdụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; Nhà nước sử dụng đất vào mục đích côngcộng, lợi ích quốc gia; Nhà nước sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội

để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao

Thứ hai, thu hồi đất vì lý do đương nhiên Trường hợp này, không xuất phát từ

nhu cầu của Nhà nước, cũng không phải do lỗi của người sử dụng đất mà đơn thuần

là các lý do đương nhiên dẫn tới việc Nhà nước thu hồi đất Nhà nước tiến hành thuhồi đất trong các trường hợp sau: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất mà bị giải thể, phá sản Người sử dụng tự nguyện trả lại đất Cá nhân sửdụng đất chết mà không có người thừa kế Đất đai được Nhà nước giao, cho thuê cóthời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn

Thứ ba, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai Trong quá trình sử dụng

đất, người sử dụng do vô ý hoặc cố ý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Thu hồiđất được xem là một biện pháp chế tài của Nhà nước nhằm tước đi quyền sử dụngđất của người vi phạm Các vi phạm này rất đa dạng nhưng có thể khái quát thànhmột số trường hợp cụ thể như sau: người sử dụng đất không đúng mục đích, không

có hiệu quả; người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất đai; đất được giao không đúng đốitượng và không đúng thẩm quyền; đất bị lấn chiếm; người sử dụng cố ý không thựchiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trongmười hai tháng liền, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong mười tám

Trang 19

tháng, đất trồng rừng không được sử dụng trong vòng hai bốn tháng; đất được Nhànước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thờihạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất hơn hai bốn tháng liền so với tiến

độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa và không được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó

Như vậy, có thể thấy các dạng vi phạm rất đa dạng và phức tạp Nhằm hạn chếtình trạng lãng phí đất, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai cần rà soát

để thu hồi đất nhanh chóng và có biện pháp thiết thực, phối hợp đồng bộ giữa BộTài nguyên và các Bộ, ngành liên quan trong việc thu hồi đất

1.2 Quan niệm về các dự án phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Các quan niệm khác nhau về dự án

Từ khi có thuật ngữ dự án ra đời, người ta thường dùng nó để chỉ những quátrình, những hoạt động rất khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể Chúng ta đã đượcbiết đến rất nhiều dự án như dự án “Xây dựng đường cao tốc Láng – Hòa lạc, đườngcao tốc Thăng Long – Nội Bài, đường cao tốc Hà nội – Lào Cai, xây dựng cầu NhậtTân, cầu Vĩnh Tuy”, dự án “Xây dựng đường dây 500kw xuyên Bắc Nam”, dự án

“Xây dựng thủy điện Sơn La”, dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dự án cảicách hệ thống hành chính, dự án cải tạo nâng cấp môi trường đô thị, dự án tăngcường tiềm lực và phát triển công nghệ quốc phòng… Các dự án này được tiếnhành trong những lĩnh vực khác nhau, với nội dung và hoạt động cụ thể cũng khácnhau, nhưng chúng ta đều gọi là dự án Mỗi dự án đều được xác định rõ thời gianbắt đầu và kết thúc, cũng như thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của nền kinh tế hoặc một

tổ chức nhất định

Các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế cũng như các nhà quản lý đã đưa ranhiều quan niệm khác nhau về dự án Mỗi một quan niệm nhấn mạnh về một sốkhía cạnh của một dự án cùng các đặc điểm quan trọng của nó trong từng hoàn cảnh

cụ thể [ 34, tr79]

Nếu xét về hình thức, dự án là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chitiết và có hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lai

Trang 20

Nếu xét ở góc độ nội dung, dự án được hiểu là một ý đồ để tiến hành một côngviệc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực nhất định

và khoảng thời gian nhất định

Nếu xét về góc độ kế hoạch, dự án được hiểu là một kế hoạch chi tiết về đầu tưphát triển, là đơn vị kế hoạch độc lập nhỏ nhất trong hệ thống kế hoạch hóa, làm cơ

sở cho việc ra quyết định về đầu tư phát triển

Xét từ giác độ quan sát các hoạt động cần thiết cho một dự án thì dự án đượchiểu là hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm xác định mục tiêu, tiến hành cácnghiên cứu khả thi, dự đoán chi phí, hoàn thiện các thủ tục và thiết kế cuối cùng,cũng như việc lắp đặt và hoàn thiện các điều kiện làm việc Một dự án nhất định sẽ

bị giới hạn về thời gian, về con người cùng các nguồn lực khác để hoàn thành mụctiêu đã được xác định

Luật Đấu thầu năm 2005 tại khoản 7 Điều 4 đưa ra khái niệm về dự án như

sau: “Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định”

Như vậy, một dự án có thể được xem xét như là một chuỗi các công việc vànhiệm vụ: Có mục tiêu cụ thể được hoàn thành trong những điều kiện nhất định;được xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc; có hạn chế nhất định về tài chính; sửdụng các nguồn lực nhất định về phương tiện, thiết bị, con người

Đến nay dự án đã được dùng rất rộng rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Với mỗi lĩnh vực, dự án được phân chia thành các loại dự án khácnhau, sẽ được cụ thể hóa một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm riêng có củalĩnh vực đó Tuy nhiên tính chất chung vốn có của dự án thì vẫn tồn tại và được thểhiện rõ nét trong tất cả các lĩnh vực

1.2.2 Đặc điểm của dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu phải đạt được, thời hạn bắt đầu vàthời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có với một số lượng, cơ cấu, chất lượng

Trang 21

và thời điểm giao nhận.

- Dự án là một thực thể độc lập trong một môi trường xác định với các giới hạnnhất định về quyền hạn và trách nhiệm

- Dự án có tính logic được thể hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phậncấu thành dự án Một dự án thường có 4 bộ phận:

Một là: Mục tiêu của dự án bao gồm có hai cấp mục tiêu: Mục tiêu phát triển

và mục tiêu trực tiếp Mục tiêu phát triển là mục tiêu dự án góp phần thực hiện,được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,của vùng Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuônkhổ nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định

Hai là: Kết quả dự án là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạt

động của dự án, kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án

Ba là: Các hoạt động của dự án là những công việc do dự án tiến hành nhằm

chuyển hóa các nguồn lực thành các kết quả của dự án Mỗi hoạt động dự án đềuđem lại kết quả tương ứng

Bốn là: Nguồn lực cho dự án là các đầu vào về vật chất, tài chính, sức lao

động cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án Nguồn lực là tiền đề để tạo nên

dự án

1.2.3 Tầm quan trọng của các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phát triển đất nước

Dự án phát triển kinh tế - xã hội là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm

vụ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển một cách hiệu quảnhất Là phương tiện để gắn kết giữa kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thicủa kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xácđịnh của kế hoạch Góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát tiểnkinh tế - xã hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.Cải thiện đời sống dân cư và cải biến bộ mặt kinh tế - xã hội của từng vùng và của

cả nước

Do có tầm quan trọng như trên, dự án phát triển kinh tế - xã hội được xem như

Trang 22

một công cụ triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển những vấn đề bức xúc vềkinh tế và xã hội Là một phương pháp kế hoạch hóa được áp dụng nhiều nước trênthế giới, trong quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế hệ thống kế hoạch hóa rấtđược coi trọng ở Việt Nam hiện nay Nó là công cụ để triển khai thực hiện nhiệm

vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất

1.3 Quan niệm về thực hiện pháp luật về thu hồi đất

1.3.1 Các quan niệm khác nhau về thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Khi ban hành quy phạm pháp luật Nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điềuchỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi ích và mục đích của Nhà nước và xã hội Điều đóchỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và

cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ Do vậy, vấn đề không phảichỉ là ban hành nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện phápluật, làm cho các yêu cầu quy định của chúng trở thành hiện thực

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật dân chủ vànhân đạo Việc thực hiện chúng chính xác, đầy đủ càng thể hiện tính dân chủ vànhân đạo thực sự của xã hội chúng ta Chính vì thế việc thực hiện chính xác, đầy đủpháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm không chỉ từ phía Nhà nước xã hội chủnghĩa mà từ cả mỗi người dân trong xã hội Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòihỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác

và đầy đủ Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động) củacon người phù hợp với những quy định của pháp luật Nói khác đi, các hoạt độngcủa con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thìđều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật

Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp Hành vi đókhông trái, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, phù hợp với quyđịnh của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước và cho các cá nhân

Pháp luật gồm rất nhiều các loại quy phạm pháp luật khác nhau và với mỗi loạithì có những cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau: có thể đó là xử sự chủđộng (hành động) nhằm đạt được một cái gì đó như sử dụng quyền hoặc làm nghĩa

Trang 23

vụ pháp lý Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ yêu thương nuôi dưỡng, giáo dục con cái …;

có thể là xử sự thụ động (không hành động) kiềm chế không làm những điều màpháp luật cấm… Do vậy, hành vi hợp pháp cũng rất đa dạng chúng có thể được thựchiện phụ thuộc ý chí của mỗi cá nhân, nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc ý chí củaNhà nước Hành vi hợp pháp có thể thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủthể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo Cũng có thểchúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thấy người kháclàm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặckhông nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy Còn có thể có những hành vihợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhànước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó Thực hiện pháp luật có thể là hành

vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổchức xã hội … Trong khoa học pháp lý, có nhiều quan niệm khác nhau về thực hiện

pháp luật Mặc dù vậy, quan niệm phổ biến hiện nay thừa nhận: “Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống”[35, tr183].

Căn cứ vào tính chất các hoạt động thực hiện pháp luật, lý luận chung về nhànước và pháp luật thừa nhận 4 hình thức thực hiện pháp luật:

- Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể

pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm Cácquy phạm pháp luật cấm được thực hiện ở hình thức này

- Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp

luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực Các quy phạm phápluật bắt buộc được thực hiện ở hình thức này

- Sử dụng pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể

pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi pháp luật chophép) Khác với hình thức thi hành pháp luật, ở hình thức này, các chủ thể có thểthực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình,

Trang 24

không bị bắt buộc phải thực hiện.

- Áp dụng pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà

nước thông qua các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thểpháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào cácquy định pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan

hệ pháp luật cụ thể Hình thức này luôn có sự tham gia của Nhà nước

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

là thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật, theo đó cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành một quyết định hành chính cá biệt để áp dụng đối vớiviệc thu hồi một diện tích đất cụ thể phục vụ cho việc triển khai một dự án kinh tế -

xã hội cụ thể Ví dụ, Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thu hồi 20ha đất nôngnghiệp của 50 hộ gia đình để phục vụ cho dự án xây dựng khu đô thị mới Nhà nướcthu hồi đất của cá nhân, tổ chức vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu:dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Do đó, Nhà nước chỉtiến hành thu hồi đất của cá nhân, tổ chức để góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu đó Tuyệt đối ngăn cấm những trường hợp thu hồi đất phục vụ lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm Thực tế, trong thời gian qua đã có không ít những dự án thu hồi đấtnhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện một cách không minh bạch,đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội không đáng kể, hoặc vì lợi ích nhóm, có những dự

án đã tiến hành thu hồi đất nhưng lại không triển khai gây ảnh hưởng xấu đến đờisống của nhân dân, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài Do vậy, để đảm bảohài hoà giữa lợi ích chung của đất nước với lợi ích của người có đất bị thu hồi, Nhànước cần quy định cụ thể những trường hợp thu hồi đất Bên cạnh đó cần phải tổchức thực hiện thu hồi đất một cách công khai, minh bạch và công bằng

Sẽ là không hiệu quả nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc quy định một cách cụthể, chi tiết về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội mà không làmtốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Quá trình tiến hành thu hồi đất phải bảođảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi Đặc biệt đối vớitrường hợp giao nhà ở, đất ở khu tái định cư phải quán triệt theo nguyên tắc: đảm

Trang 25

bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Từ sự phân tích trên, có thể nêu ra khái niệm thực hiện pháp luật về thu

hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội như sau: Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với cá dự án phát triển kinh tế - xã hội là quá trình hoạt động có mục đích, thể hiện ý chí của Nhà nước, do cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thu hồi đất bằng hành vi của mình làm cho những quy định pháp luật về thu hồi đất đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng.

1.3.2 Chủ thể, khách thể, hình thức, cơ chế điều chỉnh và vai trò của thực hiện pháp luật về thu hồi đất

1.3.2.1 Chủ thể thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Khi tham gia quan hệ pháp luật về thu hồi đất chủ thể bao gồm: Cơ quan nhànước; Tổ chức phát triển quỹ đất; Người có đất bị thu hồi;

Cơ quan nhà nước: tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật về thu hồi đất

gồm UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện và UBND cấp xã

UBND cấp tỉnh thu hồi đất của các tổ chức UBND cấp huyện thu hồi đất của

hộ gia đình và cá nhân UBND cấp xã thu hồi đất công ích của xã bị lấn chiếm, hoặccho thuê đã hết thời hạn mà không giao lại

UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình địa phương giao việc bồi thường, hỗ trợ,tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện và tổ chức phát triểnquỹ đất UBND cấp huyện và cấp xã tham gia trực tiếp vào Hội đồng bồi thường, hỗtrợ, tái định cư huyện Thành viên của Hội đồng này gồm: Chủ tịch là lãnh đạoUBND cấp huyện; Các thành viên là: đại diện cơ quan tài chính; đại diện cơ quantài nguyên và môi trường; đại diện cơ quan kế hoạch và đầu tư; chủ đầu tư; đại diệnUBND cấp xã có đất bị thu hồi; đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ 1đến 2 người; một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợpvới thực tế địa phương

Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: giúp UBND cùng

Trang 26

cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Chủtịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiệnphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịchHội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bảo đảm đầy đủ kinh phí

để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện những người bị thuhồi đất có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải

di chuyển chỗ ở và vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển giảiphóng mặt bằng đúng tiến độ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phâncông và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành Hộiđồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của

số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ

Tổ chức phát triển quỹ đất: là đơn vị sự nghiệp có thu do UBND cấp tỉnh

quyết định thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện Tổ chức này có nhiệm vụ: tạo quỹ đất

để đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng; tổchức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật; chủ trì hoặc phốihợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng và bồithường; dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức phát triển các khu táiđịnh cư; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của UBND cấp tỉnh

Người có đất bị thu hồi: Là một chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về thu hồi

đất Khi tham gia phải thực hiện một số quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền: Đăng ký đến nơi ở tái định cư bằng văn bản Được ưu tiên đăng ký hộkhẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiênchuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học Được từ chốivào khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yếtcông khai Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí Được quyền khiếu nại, tố cáoliên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất và giải phóng mặtbằng Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian quy định Xây dựngnhà, công trình đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của

Trang 27

pháp luật Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

1.3.2.2 Khách thể của thực hiện pháp luật thu hồi đất

Đối với Nhà nước, khách thể mà nhà nước hướng tới khi thu hồi đất là pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người có đất bị thu hồi, đồngthời bảo đảm trật tự xây dựng theo một quy hoạch nhất định làm cho vùng đô thịcũng như vùng nông thôn của Việt nam văn minh hơn, thuận lợi hơn, an toàn hơn

Đối với người sử dụng đất, khách thể mà họ hướng tới là từng thửa đất của họ bị thu

hồi có được đền bù hoặc được tái định cư một cách công bằng và hợp lý

Đối với mỗi chủ đầu tư, một khi họ đã nhận đất để đầu tư thì họ luôn hướng tớimục tiêu “lợi nhuận tối đa, chi phí tối thiểu’ Như Mác đã từng viết rằng, đối vớinhà tư bản, nếu lợi nhuận lên tới 130% thì có “treo cổ” họ vẫn làm

Xét tới khách thể, ta đã thấy mục đích của các chủ thể là khác nhau, nhiều khimâu thuẫn nhau, vì vậy Nhà nước cần điều tiết các mâu thuẫn này

1.3.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất là một lĩnh vực cụ thể của thực hiện phápluật nói chung, do đó nó cũng thể hiện đầy đủ những hình thức mà lý luận chung vềnhà nước và pháp luật đã chỉ ra Bao gồm: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sửdụng pháp luật; áp dụng pháp luật

- Tuân thủ pháp luật về thu hồi đất.

Tuân thủ pháp luật đất đai là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cácchủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăncấm Hình thức này có ở tất cả các chủ thể pháp luật, ở mỗi công dân, mọi cơ quannhà nước và tổ chức xã hội Thông qua hình thức tuân thủ pháp luật đất đai mà đưapháp luật đất đai vào cuộc sống Chẳng hạn, trong thu hồi đất tuân thủ pháp luật thuhồi đất được thể hiện qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một quyếtđịnh hành chính về việc thu hồi một thửa đất cụ thể Quyết định này phải được banhành phù hợp với Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành Đối với người có

Trang 28

quyền sử dụng đất khi nhận được quyết định phải nghiêm chỉnh chấp hành theođúng quyết định đó Nếu người có quyền sử dụng đất chống lại quyết định thì cơquan nhà nước có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hànhquyết định thu hồi đất theo đúng pháp luật.

- Thi hành pháp luật về thu hồi đất

Đây là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luậtthực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực Khác với hình thứctuân thủ, chủ thể pháp luật phải kiềm chế không thực hiện những hành vi pháp luậtngăn cấm trong quá trình thu hồi đất Còn hình thức thi hành pháp luật lại đòi hỏiphải thực hiện trách nhiệm pháp lý một cách tích cực Những quy phạm pháp luật bắtbuộc (những quy định nghĩa vụ phải thực hiện hành vi tích cực nhất định) được thựchiện ở hình thức này Ví dụ: Hội đồng thu hồi đất phải thông báo trực tiếp tới người cóđất bị thu hồi và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã nơi có đất bị thu hồi vềphương án thu hồi đất Cách thức, thủ tục, trình tự thu hồi đất theo đúng thời gian đãquy định

- Sử dụng pháp luật về thu hồi đất

Đây là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luậtthực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi pháp luật cho phép).Hình thức này khác với hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ:chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo

ý chí của mình, không bị ép buộc phải thực hiện Ví dụ: Người bị thu hồi đất có thểthực hiện hoặc không thực hiện quyền được khiếu nại, tố cáo của mình về quá trìnhthu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo

Hoặc trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có quyền chuyểnđến hoặc không chuyển đến khu đất ở, nhà ở tái định cư mà không phụ thuộc vàobất kỳ ý chí của cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào Họ được toàn quyền tự quyếtđịnh, trên cơ sở xem xét những điều kiện của bản thân và gia đình cũng như môitrường xã hội của khu tái định cư

Tương tự như vậy, pháp luật về thu hồi đất có quy định: người bị thu hồi đất

Trang 29

có quyền yêu cầu hỗ trợ về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp Nhưng trong thực tếngười bị thu hồi đất yêu cầu hỗ trợ về vấn đề này là rất ít.

- Áp dụng pháp luật về thu hồi đất

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nướcthông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước traoquyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định cá biệt làmphát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật Như vậy, hình thức áp dụngpháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước Tuynhiên, những chủ thể được Nhà nước trao quyền để ban hành những quyết định cábiệt cần phải tuân thủ triệt để những quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự,thủ tục, hình thức nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụthể Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất không đúngquy định của pháp luật, thì người bị thu hồi đất có quyền khởi kiện quyết định đó ratoà án để yêu cầu toà án giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Khi

cá nhân khởi kiện đến toà án và toà án tiến hành giải quyết cần phải tuân thủ đúngcác quy định của pháp luật nói chung và Luật Tố tụng hành chính nói riêng

Như vậy, thực hiện pháp luật về thu hồi đất cũng được thể hiện thông qua 4hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng phápluật Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sự khác biệt với các hình thức cònlại Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước (thôngqua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền)

1.3.2.4 Cơ chế thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Trong lĩnh vực thu hồi đất hiện nay có 2 cơ chế thực hiện gồm :

- Cơ chế Nhà nước thu hồi đất áp dụng đối với các trường hợp sau:

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,

lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (quy định tại điều 39 Luật Đất đai 2003) Cụ thểthu hồi đất trong các trường hợp: Sử dụng đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; sử

Trang 30

dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình được Nhà nước giao đất khôngthu tiền sử dụng đất; đất dùng để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao; sử dụng đất phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn; sử dụngđất phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; sử dụng đất vào nghĩa trang, nghĩa địa;

sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;

Điều 40 khoản 1 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.”

Trường hợp thứ nhất, Nhà nước thực hiện cơ chế hành chính từ khi ra quyếtđịnh thu hồi và triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền Người sử dụng đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất,được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nhà nước Trường hợp nàokhông tuân thủ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị ápdụng các biện pháp cưỡng chế

Thứ hai, theo cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất áp

dụng đối với các trường hợp sau đây:

Dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xétduyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận gópvốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân quy địnhtại khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai năm 2003

Điều 40 khoản 2 quy định: “Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp

với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.”

Trang 31

Tại Điều 40 Nghị định số 84/2007 của Chính phủ quy định: các dự án đầu tưthuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhưng nhà đầu tư đề nghị và UBND cấptỉnh có văn bản chấp thuận cho thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận với người

sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất,góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định Luật Đất đai năm 2003 cơ chế thu hồi đất đã góp phần giảiquyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư LuậtĐất đai năm 1993 chỉ theo cơ chế thu hồi đất bắt buộc Việc Luật Đất đai 2003 chophép thực hiện cơ chế thỏa thuận để nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã thể hiện những ưu điểm sau đây: Khi đạt được

sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất thì cơ chế thực hiện thời gianngăn hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắnthời gian giải phóng mặt bằng, hạn chế khiếu kiện; tăng quyền lợi của người dân khiphải nhượng quyền cho dự án Trên cơ cở giải quyết tốt bài toán chia sẻ lợi ích, tạo

ra sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội Khi thực hiện cơ chế này các nhà đầu tư

và người đang sử dụng đất có liên quan đất cơ quan công chứng và văn phòng đăng

ký quyền sử dụng đất làm giảm đáng kể chi phí, khắc phục được tình trạng quanliêu, hách dịch, cửa quyền của bộ máy cơ quan hành chính, loại bỏ được các nhàđầu tư đưa ra dự án nhằm mục đích chiếm đất chờ giá tăng lên để chuyển nhượng

1.3.2.5 Vai trò của thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Trong đời sống xã hội có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi Nhà nước phảixây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh cácquan hệ xã hội đó Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật pháthuy tác dụng tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, bên cạnh đó, vẫncòn không ít văn bản quy phạm pháp luật chưa phát huy được hiệu lực thi hành,không đem lại hiệu quả như mong muốn Mặt tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, trong

đó có nguyên nhân là do chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật

Khi giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có khoảng cách

Trang 32

lớn, tức là pháp luật được ban hành với số lượng lớn mà ít đi vào cuộc sống, thì sẽdẫn đến tình trạng pháp luật bị coi thường, không hiệu quả Vì vậy, thực hiện phápluật có vai trò to lớn trong việc chuyển văn bản pháp luật của Nhà nước được thựcthi trong đời sống thực tiễn.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vị trí và tầm quantrọng đặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật Thực hiện pháp luật là hoạtđộng đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thànhnhững hành vi, chuẩn mực xử sự thực tế, hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chứctrong xã hội Nếu không tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật thì ý chí của Nhà nước

sẽ không đi vào đời sống thực tiễn, pháp luật sẽ không phát huy được hiệu lực và sẽkhông đạt được hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội Vai trò việc thực hiệnpháp luật về thu hồi đất được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước

Pháp luật đất đai quy định, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ chomục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Khi thu hồi đất,Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất

bị thu hồi để giải phóng mặt bằng Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội,phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và an ninh đòihỏi quỹ đất khá lớn Nhà nước cần phải thu hồi Mức trung bình mỗi năm Nhà nước

đã cho chuyển khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích nêutrên Nói chung, ý thức tự giác của người dân khá cao trong chấp hành quyết địnhthu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạtầng kỹ thuật (đường giao thông, công trình thuỷ lợi ), xây dựng cơ sở hạ tầng xãhội (như công viên, trường học, bệnh viện ) Nhiều trường hợp người bị thu hồi đấtchịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn vui lòngmuốn được đóng góp chung để xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại

Do vậy, thông qua việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất của các cơ quan nhà

Trang 33

nước có thẩm quyền, đặc biệt là sự tự giác, hợp tác, nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh pháp luật của người có đất bị thu hồi đã góp phần quan trọng vào thành công của

dự án, giúp dự án được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; đó là cơ sở quantrọng để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thứ hai, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nói riêng.

Thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật

về thu hồi đất nói riêng chúng ta mới có cơ sở để tổng kết, đánh giá thực tiễn mức

độ hoàn thiện, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật Bởi vì thực tiễn là tiêuchuẩn, là thước đo của lý luận Trên thực tế thực hiện pháp luật về thu hồi đất trongnhững năm qua đã chứng minh có rất nhiều quy định của pháp luật không còn phùhợp với thực tế cuộc sống, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện.Chẳng hạn, vấn đề xác định giá đất để bồi thường; nguyên tắc bồi thường; tài sảnđược bồi thường; dự án khu tái định cư và chất lượng nhà tái định cư Những vấn đề

đó cần được tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới hiện nay

Thứ ba, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của cơ quan nhà nước về công tác thu hồi đất

Thông qua việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất, đặc biệt là hình thức áp dụngpháp luật về thu hồi đất của cơ quan nhà nước, bằng việc thanh tra, kiểm tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền, sự giám sát của các cơ quan dân cử, các phương tiệntruyền thông và quan trọng hơn là sự giám sát của nhân dân, chúng ta sẽ kịp thời pháthiện ra những sai phạm, yếu kém của các cơ quan cũng như cán bộ có thẩm quyềntrong quá trình tổ chức thực hiện việc thu hồi đất Trên cơ sở đó cấp có thẩm quyềnkịp thời uốn nắn và có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, yếu kém

đã phát hiện

Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước Do đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuyệt đối

Trang 34

tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước Thực hiện đúng pháp luật trênthực tế sẽ làm cho pháp chế được bảo đảm Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

về thu hồi đất, các chủ thể (đặc biệt là cơ quan nhà nước) phải thực hiện đầy đủcác quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, nhất là các quy định củapháp luật về thu hồi đất

Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa là nghiêm cấm mọi sự vi phạm pháp luật

từ phía các chủ thể trong quá trình này, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi viphạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức Thựchiện pháp luật về thu hồi đất tốt, hiệu quả sẽ làm cho yêu cầu này được thực hiện.Vai trò chính góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hiệnpháp luật về thu hồi đất, chủ yếu thuộc về các cơ quan nhà nước và người có thẩmquyền trong hoạt động áp dụng pháp luật Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa luônbuộc các chủ thể này phải sử dụng có hiệu quả, phát huy cao độ hiệu lực pháp luật

để pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào cuộc sống, để đảm bảo lợi íchnhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có đất bị thu hồi

Có thể thấy, thực hiện pháp luật về thu hồi đất có vai trò quan trọng, được thểhiện trên nhiều khía cạnh như đã phân tích Trong các vai trò cụ thể này, không cóvai trò nào quan trọng hơn mà chúng tác động lẫn nhau, thể hiện những khía cạnhkhác nhau đối với thực hiện pháp luật về thu hồi đất

1.4 Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất

1.4.1 Điều kiện đảm bảo về chính trị, tư tưởng

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về thu hồi đất có hiệu quả, yêu cầu trước hết làcác đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này thông suốt

về chính trị, tư tưởng Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng bằng những đường lốichủ trương chính sách đúng đắn, phản ánh đúng các yêu cầu thực tiễn đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và công tác thu hồi đất nói riêng Đặcbiệt là các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với những người bị thu hồi đất Đó

là cơ sở chính trị quan trọng cho các cơ quan nhà nước thể chế hoá thành hệ thống

Trang 35

văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu hồi đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc đưanhững chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống

Đồng thời, Đảng còn quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo cán

bộ chuyên sâu về công tác thu hồi đất; lãnh đạo tuyên truyền chủ trương đường lốicủa Đảng về công tác này để cho các đối tượng thuộc diện Nhà nước thu hồi đấthiểu rõ, đầy đủ hơn quan điểm của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhànước Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng và chính sách pháp luậtcủa Nhà nước khi thực hiện pháp luật về thu hồi đất

1.4.2 Điều kiện đảm bảo về pháp lý

Chất lượng của hệ thống pháp luật liên quan đến thu hồi đất là một trongnhững điều kiện quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về vấn đề này Hiện nay,

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi đất bao gồm: Hiến pháp 1992 (sửađổi, bổ sung năm 2001); Hiến pháp 2013 có hiệu lực pháp luật 1/1/2014; Luật Đấtđai năm 2003 và các văn bản pháp quy hướng dẫn một số quy định về thu hồi đấtcủa Luật Đất đai năm 2003 như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thihành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, quy định bổsung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư, cũng như một số thông tư liên tịch và các văn bản của chính quyền địa phươngquy định về vấn đề thu hồi đất Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chứcthực hiện việc thu hồi đất Nhưng để thực hiện pháp luật về vấn đề này có hiệu quảthì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đây cần đảm bảo một số yêu cầu cơbản sau:

- Tính hợp hiến của văn bản: thể hiện ở chỗ các văn bản quy phạm pháp luậtnói chung không chỉ phù hợp với các quy định của Hiến pháp mà còn phải phù hợpvới tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp

Trang 36

Bên cạnh yêu cầu tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản quyphạm pháp luật còn phải tuân thủ yêu cầu về thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bảntrong hệ thống pháp luật Nguyên tắc này tồn tại song song với nguyên tắc: văn bảnquy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Tính toàn diện, đồng bộ: thể hiện ở chỗ từng quy định pháp luật có cấu trúcchặt chẽ, mỗi chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh; thể hiện

ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết để khi văn bản luật có hiệulực thì có thể tổ chức thực hiện ngay trên thực tế Tránh trường hợp luật chờ nghịđịnh Thực tế đã chứng minh, nhiều văn bản luật chưa thể đi vào cuộc sống vì chưa

có văn bản dưới luật hướng dẫn

- Tính thống nhất: được thể hiện các văn bản do cùng một cơ quan ban hànhkhông được mâu thuẫn với nhau; văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hànhkhông được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Tính thống nhấtcòn phải được thể hiện trong cùng một văn bản - nghĩa là thống nhất giữa các nộidung trong cùng văn bản, thống nhất giữa nội dung với hình thức của văn bản

- Sự phù hợp của pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng

- Sự tương thích của pháp luật với các công cụ điều chỉnh xã hội khác

Ngoài ra, chất lượng của hệ thống pháp luật tốt còn phải đáp ứng yêu cầu vềthể thức, kỹ thuật trình bày

1.4.3 Điều kiện đảm bảo về kinh tế và việc làm cho người bị thu hồi đất

Thực hiện pháp luật đất đai nói chung và thực hiện pháp luật về thu hồi đất nóiriêng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí, vật chất khá lớn Những chi phí này bao gồmchi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; chi phí cho cơ quan nhà nước

tổ chức triển khai thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt là các chi phí chobồi thường, hỗ trợ và xây dựng các khu vực tái định cư cho người bị thu hồi đất.Như vậy, để có nguồn kinh phí này Nhà nước cần phải có nguồn vốn lớn; đồng thờicần phải có các chủ trương phát triển kinh tế tốt, có chính sách tạo công ăn việc làm

Trang 37

cho những người bị thu hồi đất Đây là bảo đảm quan trọng cho thực hiện có hiệuquả pháp luật về thu hồi đất trong đời sống.

1.4.4 Điều kiện đảm bảo về cơ chế chính sách và trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức

Lĩnh vực thu hồi đất rất nhạy cảm dễ bị lợi dụng, cám dỗ Do đó, để thực hiệntốt pháp luật trong lĩnh vực này đồi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải trung thực,tận tâm trong công việc Đồng thời phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cóphẩm chất chính trị đạo đức tốt…Muốn như vậy, phải xây dựng được hệ thống cơchế chính sách đồng bộ từ quy hoạch, đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cả

về phẩm chất chính trị, cả về chuyên môn và khả năng thực thi công việc Bên cạnh

đó, cần phải có chế độ tiền lương phù hợp

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề chương 1 luận văn có rút ra các kết luận sau đây:

1 Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất củangười được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất

vi phạm pháp luật về đất đai Thu hồi đất trong điều kiện hiện nay là cần thiết đểthực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Tuy vậy khi thu hồi đất cần phải đảm bảo minh bạch, công khaiđược thể hiện qua các công đoạn của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật vềthu hồi đất

2 Việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế

-xã hội phải có cơ chế điều chỉnh hợp lý có hiệu quả mà đặc biệt là chủ thể, kháchthể, hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về thu hồi đất

3 Để thực hiện pháp luật về thu hồi đất có hiệu quả đáp ứng được mục đíchphát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo các điều kiện về chính trị tư tưởng, pháp lýkinh tế và việc làm, chính sách và trình độ năng lực phẩm chất của cán bộ côngchức Riêng điều kiện về mặt pháp lý cần đảm bảo tính hợp hiến, tính toàn diệnđồng bộ, tính thống nhất của các văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn thi hànhliên quan đến thu hồi đất Ngoài ra, pháp luật về thu hồi đất phải phù hợp với đường

Trang 38

lối chính sách của Đảng và sự tương thích với công cụ điều chỉnh xã hội khác

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thực hiện thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất thực chất là một quá trình áp dụng trình tự,thủ tục về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ sử dụng đất

và người bị thu hồi đất Các căn cứ pháp lý này chủ yếu thực hiện là các văn bảncủa cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương và các văn bản của cấp địa phương banhành Để khắc phục hạn chế những văn bản trước đó và sửa đổi một số quy định củapháp luật đất đai cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Tại kỳhọp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai 2003 thay thế cho Luật Đấtđai năm 1993, trong đó có các quy định sửa đổi, bổ sung về hỗ trợ, bồi thường, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất Để cụ thể hóa các quy định này, Chính phủ banhành Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất và được hướng dẫn thực hiện bằng Thông tư 116/2004/TT-BTC của BộTài nguyên và Môi trường Các quy định về vấn đề này có những sửa đổi, bổ sungđáng chú ý sau: Quy định rõ các trường hợp người bị Nhà nước thu hồi đất được bồithường về đất và tài sản trên đất và các trường hợp người bị thu hồi đất không đượcbồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại đối với tài sản trên đất Quyđịnh nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất; Quy định chính sách

hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới cho người bị thu hồi đất

Để xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thu hồi đất, giải phóngmặt bằng, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, đượcquy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực

Trang 40

hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và được hướng dẫn thực hiện chitiết hơn bằng Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 và Thông tư liêntịch 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/1/2008 Mặc dù thường xuyên được sửađổi, bổ sung song những quy định trên đây cũng chỉ giải quyết được một số vấn đềbức xúc nảy sinh trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thuhồi đất Đây là công việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp củangười dân, các quy định này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và được xây dựngkhông hợp lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định vềchính trị, kinh tế xã hội Nhận thức được vấn đề này, Nghị định 69/2009/ NĐ-CPngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồiđất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Văn bản 181/ĐC-CP của Chính phủ về đínhchính Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quy định bổsung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư ngày 23/10/2009 Nghị định này được coi là chính sách, giải pháp có tính độtphá lớn và toàn diện đã tháo gỡ căn bản những vướng mắc trong công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Bộ Tài nguyên và môi trườngban hành Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồithường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất cho thuê đấtnhằm xử lý những tình huống mới phát sinh trong quá trình thu hồi đất

Hiến pháp 2013, vấn đề thu hồi đất đã được Hiến định tại khoản 3 Điều 54:

“Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế

- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp: “1.Thực hiện các dự

án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;2 Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. GS.TS. Vũ Quang Việt (2012), “Phân tích dự án Văn Giang”, truy cập 18/01/2013tạiđịachỉ:http://phapluattp.vn/20120516070021403p0c1014/phan-tich-du-an-van-giang.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS. Vũ Quang Việt (2012), "“Phân tích dự án Văn Giang”
Tác giả: GS.TS. Vũ Quang Việt
Năm: 2012
26. Nguồn: VOV News “Khu công nghiệp, khu kinh tế còn dàn trải, thiếu quy hoạch” (02/02/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn: VOV News “Khu công nghiệp, khu kinh tế còn dàn trải, thiếu quyhoạch
28. Nguyễn Thị Phượng (2010) “Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và những vấn đề đặt ra hiện nay”. Tạp chí Quản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Phượng (2010) “Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất và những vấn đề đặt ra hiện nay
29. Những bất cập trong thu hồi đất và một số kiến nghị http://noichinh.vn/nghiencuu-trao-doi/201308/nhung-bat-cap-trong-thu-hoi-dat-va-mot-so-kien-nghi-291983/ Thứ Hai, 12/08/2013, 09:07 [GMT+7] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bất cập trong thu hồi đất và một số kiến nghịh
30. Quốc Đô, Hé lộ căn nguyên vụ nổ súng tại Thái Bình, http://dantri.com.vn/phap-luat/he-lo-can-nguyen-vu-no-sung-tai-thai-binh-779003.htm, Thứ Bẩy, 14/09/2013 - 20:37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc Đô, Hé lộ căn nguyên vụ nổ súng tại Thái Bình
34. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hôi, Nxb. Thống kê, Hà nội, 1999, tr.79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. "Giáo trình Chương trình và dự án pháttriển kinh tế - xã hôi
Nhà XB: Nxb. Thống kê
35. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân 2013, tr.183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Luật Hà Nội, "Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật,Nxb
Nhà XB: Nxb." Công an nhân dân 2013
36. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Luật Hà Nội. "Giáo trình Luật Đất đai
Nhà XB: Nxb. Công an nhândân
37. TS Nguyễn Thị Nga. “Pháp luật về trình tự, thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng”. Tạp chí Luật học, số 11/2010, tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Nguyễn Thị Nga. "“Pháp luật về trình tự, thu hồi đất, bồi thường vàgiải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình ápdụng”
1. Báo cáo tình hình thực hiện dự án GPMB trên địa bàn quận Hoàng Mai, UBND quận Hoàng Mai, 8/2013 Khác
2. Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai ngày 06/9/2012, tr.17,18,25 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
3. Bộ chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, đính hướng đến năm 2020 Khác
4. Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Lao Động – Hà Nội 2011, tr.81 Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
6. Bộ TN&MT, Báo cáo số 193/BC-BTNMT Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, ngày 6/9/2012 Khác
7. Bộ Xây dựng, Tình hình chung về thị trường bất động sản và kết quả triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, ngày 01 tháng 8 năm 2013, tr.13 Khác
8. Các – Mác – Anggghen, tuyển tập. NXB Sự thật năm 1979, tập 23, tr189 Khác
9. Chính phủ, Báo cáo 154/BC-CP Tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ngày 16 tháng 4 năm 2013, tr.11 Khác
10. Chính phủ, Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
11. Doanh nghiệp thất bại khi tự thỏa thuận đền bù. Tạp chí Đầu tư chứng khoán (2012), truy cập ngày 26/12/2013 tại địa chỉ:http://tinnhanhchungkhoan.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w