Vai trò của thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 82)

Trong đời sống xã hội có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật phát huy tác dụng tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, bên cạnh đó, vẫn còn không ít văn bản quy phạm pháp luật chưa phát huy được hiệu lực thi hành, không đem lại hiệu quả như mong muốn. Mặt tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật.

lớn, tức là pháp luật được ban hành với số lượng lớn mà ít đi vào cuộc sống, thì sẽ dẫn đến tình trạng pháp luật bị coi thường, không hiệu quả. Vì vậy, thực hiện pháp luật có vai trò to lớn trong việc chuyển văn bản pháp luật của Nhà nước được thực thi trong đời sống thực tiễn.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thành những hành vi, chuẩn mực xử sự thực tế, hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Nếu không tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật thì ý chí của Nhà nước sẽ không đi vào đời sống thực tiễn, pháp luật sẽ không phát huy được hiệu lực và sẽ không đạt được hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vai trò việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Pháp luật đất đai quy định, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng. Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và an ninh đòi hỏi quỹ đất khá lớn Nhà nước cần phải thu hồi. Mức trung bình mỗi năm Nhà nước đã cho chuyển khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích nêu trên. Nói chung, ý thức tự giác của người dân khá cao trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, công trình thuỷ lợi...), xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (như công viên, trường học, bệnh viện...). Nhiều trường hợp người bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn vui lòng muốn được đóng góp chung để xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

nước có thẩm quyền, đặc biệt là sự tự giác, hợp tác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của người có đất bị thu hồi đã góp phần quan trọng vào thành công của dự án, giúp dự án được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; đó là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ hai, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nói riêng.

Thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nói riêng chúng ta mới có cơ sở để tổng kết, đánh giá thực tiễn mức độ hoàn thiện, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Bởi vì thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo của lý luận. Trên thực tế thực hiện pháp luật về thu hồi đất trong những năm qua đã chứng minh có rất nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Chẳng hạn, vấn đề xác định giá đất để bồi thường; nguyên tắc bồi thường; tài sản được bồi thường; dự án khu tái định cư và chất lượng nhà tái định cư. Những vấn đề đó cần được tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới hiện nay.

Thứ ba, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của cơ quan nhà nước về công tác thu hồi đất

Thông qua việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất, đặc biệt là hình thức áp dụng pháp luật về thu hồi đất của cơ quan nhà nước, bằng việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sự giám sát của các cơ quan dân cử, các phương tiện truyền thông và quan trọng hơn là sự giám sát của nhân dân, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện ra những sai phạm, yếu kém của các cơ quan cũng như cán bộ có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện việc thu hồi đất. Trên cơ sở đó cấp có thẩm quyền kịp thời uốn nắn và có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã phát hiện.

Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuyệt đối

tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng pháp luật trên thực tế sẽ làm cho pháp chế được bảo đảm. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về thu hồi đất, các chủ thể (đặc biệt là cơ quan nhà nước) phải thực hiện đầy đủ các quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, nhất là các quy định của pháp luật về thu hồi đất.

Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa là nghiêm cấm mọi sự vi phạm pháp luật từ phía các chủ thể trong quá trình này, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Thực hiện pháp luật về thu hồi đất tốt, hiệu quả sẽ làm cho yêu cầu này được thực hiện.

Vai trò chính góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hiện pháp luật về thu hồi đất, chủ yếu thuộc về các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật. Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa luôn buộc các chủ thể này phải sử dụng có hiệu quả, phát huy cao độ hiệu lực pháp luật để pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào cuộc sống, để đảm bảo lợi ích nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có đất bị thu hồi.

Có thể thấy, thực hiện pháp luật về thu hồi đất có vai trò quan trọng, được thể hiện trên nhiều khía cạnh như đã phân tích. Trong các vai trò cụ thể này, không có vai trò nào quan trọng hơn mà chúng tác động lẫn nhau, thể hiện những khía cạnh khác nhau đối với thực hiện pháp luật về thu hồi đất.

1.4. Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất

1.4.1. Điều kiện đảm bảo về chính trị, tư tưởng

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về thu hồi đất có hiệu quả, yêu cầu trước hết là các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này thông suốt về chính trị, tư tưởng. Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng bằng những đường lối chủ trương chính sách đúng đắn, phản ánh đúng các yêu cầu thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và công tác thu hồi đất nói riêng. Đặc biệt là các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với những người bị thu hồi đất. Đó là cơ sở chính trị quan trọng cho các cơ quan nhà nước thể chế hoá thành hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu hồi đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống.

Đồng thời, Đảng còn quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thu hồi đất; lãnh đạo tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng về công tác này để cho các đối tượng thuộc diện Nhà nước thu hồi đất hiểu rõ, đầy đủ hơn quan điểm của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước khi thực hiện pháp luật về thu hồi đất.

1.4.2. Điều kiện đảm bảo về pháp lý

Chất lượng của hệ thống pháp luật liên quan đến thu hồi đất là một trong những điều kiện quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi đất bao gồm: Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Hiến pháp 2013 có hiệu lực pháp luật 1/1/2014; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp quy hướng dẫn một số quy định về thu hồi đất của Luật Đất đai năm 2003 như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cũng như một số thông tư liên tịch và các văn bản của chính quyền địa phương quy định về vấn đề thu hồi đất... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện việc thu hồi đất. Nhưng để thực hiện pháp luật về vấn đề này có hiệu quả thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đây cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

- Tính hợp hiến của văn bản: thể hiện ở chỗ các văn bản quy phạm pháp luật nói chung không chỉ phù hợp với các quy định của Hiến pháp mà còn phải phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp.

Bên cạnh yêu cầu tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuân thủ yêu cầu về thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc này tồn tại song song với nguyên tắc: văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Tính toàn diện, đồng bộ: thể hiện ở chỗ từng quy định pháp luật có cấu trúc chặt chẽ, mỗi chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh; thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết để khi văn bản luật có hiệu lực thì có thể tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Tránh trường hợp luật chờ nghị định. Thực tế đã chứng minh, nhiều văn bản luật chưa thể đi vào cuộc sống vì chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn.

- Tính thống nhất: được thể hiện các văn bản do cùng một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với nhau; văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Tính thống nhất còn phải được thể hiện trong cùng một văn bản - nghĩa là thống nhất giữa các nội dung trong cùng văn bản, thống nhất giữa nội dung với hình thức của văn bản.

- Sự phù hợp của pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng.

- Sự tương thích của pháp luật với các công cụ điều chỉnh xã hội khác.

Ngoài ra, chất lượng của hệ thống pháp luật tốt còn phải đáp ứng yêu cầu về thể thức, kỹ thuật trình bày.

1.4.3. Điều kiện đảm bảo về kinh tế và việc làm cho người bị thu hồi đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện pháp luật đất đai nói chung và thực hiện pháp luật về thu hồi đất nói riêng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí, vật chất khá lớn. Những chi phí này bao gồm chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; chi phí cho cơ quan nhà nước tổ chức triển khai thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt là các chi phí cho bồi thường, hỗ trợ và xây dựng các khu vực tái định cư cho người bị thu hồi đất. Như vậy, để có nguồn kinh phí này Nhà nước cần phải có nguồn vốn lớn; đồng thời cần phải có các chủ trương phát triển kinh tế tốt, có chính sách tạo công ăn việc làm

cho những người bị thu hồi đất. Đây là bảo đảm quan trọng cho thực hiện có hiệu quả pháp luật về thu hồi đất trong đời sống.

1.4.4. Điều kiện đảm bảo về cơ chế chính sách và trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức

Lĩnh vực thu hồi đất rất nhạy cảm dễ bị lợi dụng, cám dỗ. Do đó, để thực hiện tốt pháp luật trong lĩnh vực này đồi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải trung thực, tận tâm trong công việc. Đồng thời phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt…Muốn như vậy, phải xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ từ quy hoạch, đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cả về phẩm chất chính trị, cả về chuyên môn và khả năng thực thi công việc. Bên cạnh đó, cần phải có chế độ tiền lương phù hợp.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề chương 1 luận văn có rút ra các kết luận sau đây:

1. Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Thu hồi đất trong điều kiện hiện nay là cần thiết để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy khi thu hồi đất cần phải đảm bảo minh bạch, công khai được thể hiện qua các công đoạn của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về thu hồi đất.

2. Việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có cơ chế điều chỉnh hợp lý có hiệu quả mà đặc biệt là chủ thể, khách thể, hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về thu hồi đất.

3. Để thực hiện pháp luật về thu hồi đất có hiệu quả đáp ứng được mục đích phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo các điều kiện về chính trị tư tưởng, pháp lý kinh tế và việc làm, chính sách và trình độ năng lực phẩm chất của cán bộ công chức. Riêng điều kiện về mặt pháp lý cần đảm bảo tính hợp hiến, tính toàn diện đồng bộ, tính thống nhất của các văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến thu hồi đất. Ngoài ra, pháp luật về thu hồi đất phải phù hợp với đường

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thực hiện thu hồi đất đối với các dự án phát

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 82)