Hình thức thực hiện pháp luật về thu hồi đất

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất là một lĩnh vực cụ thể của thực hiện pháp luật nói chung, do đó nó cũng thể hiện đầy đủ những hình thức mà lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã chỉ ra. Bao gồm: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.

- Tuân thủ pháp luật về thu hồi đất.

Tuân thủ pháp luật đất đai là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Hình thức này có ở tất cả các chủ thể pháp luật, ở mỗi công dân, mọi cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội. Thông qua hình thức tuân thủ pháp luật đất đai mà đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống. Chẳng hạn, trong thu hồi đất tuân thủ pháp luật thu hồi đất được thể hiện qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một quyết định hành chính về việc thu hồi một thửa đất cụ thể. Quyết định này phải được ban hành phù hợp với Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với người có

quyền sử dụng đất khi nhận được quyết định phải nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quyết định đó. Nếu người có quyền sử dụng đất chống lại quyết định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất theo đúng pháp luật.

- Thi hành pháp luật về thu hồi đất

Đây là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Khác với hình thức tuân thủ, chủ thể pháp luật phải kiềm chế không thực hiện những hành vi pháp luật ngăn cấm trong quá trình thu hồi đất. Còn hình thức thi hành pháp luật lại đòi hỏi phải thực hiện trách nhiệm pháp lý một cách tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy định nghĩa vụ phải thực hiện hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này. Ví dụ: Hội đồng thu hồi đất phải thông báo trực tiếp tới người có đất bị thu hồi và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã nơi có đất bị thu hồi về phương án thu hồi đất. Cách thức, thủ tục, trình tự thu hồi đất theo đúng thời gian đã quy định...

- Sử dụng pháp luật về thu hồi đất

Đây là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi pháp luật cho phép). Hình thức này khác với hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ: chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, không bị ép buộc phải thực hiện. Ví dụ: Người bị thu hồi đất có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được khiếu nại, tố cáo của mình về quá trình thu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Hoặc trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có quyền chuyển đến hoặc không chuyển đến khu đất ở, nhà ở tái định cư mà không phụ thuộc vào bất kỳ ý chí của cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Họ được toàn quyền tự quyết định, trên cơ sở xem xét những điều kiện của bản thân và gia đình cũng như môi trường xã hội của khu tái định cư.

có quyền yêu cầu hỗ trợ về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp... Nhưng trong thực tế người bị thu hồi đất yêu cầu hỗ trợ về vấn đề này là rất ít.

- Áp dụng pháp luật về thu hồi đất

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật. Như vậy, hình thức áp dụng pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, những chủ thể được Nhà nước trao quyền để ban hành những quyết định cá biệt cần phải tuân thủ triệt để những quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất không đúng quy định của pháp luật, thì người bị thu hồi đất có quyền khởi kiện quyết định đó ra toà án để yêu cầu toà án giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi cá nhân khởi kiện đến toà án và toà án tiến hành giải quyết cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nói chung và Luật Tố tụng hành chính nói riêng.

Như vậy, thực hiện pháp luật về thu hồi đất cũng được thể hiện thông qua 4 hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sự khác biệt với các hình thức còn lại. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền).

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w