Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

189 643 1
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Về bản chất, đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng và đề cao các quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN. Giữa thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Dân chủ và thực hiện dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền; là một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” 21, tr. 47. Ngược lại, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện dân chủ; bởi lẽ, chức năng của Nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hơn nữa, chỉ Nhà nước pháp quyền XHCN mới có cơ chế, các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Có thể khẳng định rằng, một nền dân chủ thực sự với việc phát huy đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân chỉ có thể có được trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nền dân chủ XHCN và việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn được thể chế hóa và đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 03CTTW, ngày 18021998 về Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan khác, Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)để triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng vềvấn đề này, như Nghị định số 291998NĐCP, ngày 1151998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Nghị định số 792003NĐCP, ngày 0772003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và hiện nay là Pháp lệnh Thực hiên dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm không ngừng phát huy dân chủ; đưa dân chủ ở cấp xã, thực sự đi vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Quá trình thực hiện pháp luật (THPL)về dân chủ ở cấp xã đã và đang làm chuyển biến đáng kể nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, phát huy, mạnh mẽ quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân; góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được, việc THPL về dân chủ ở cấp xã trên phạm vi cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” 21, tr. 171. Có nơi, có lúc quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy tối đa. Một bộ phận CBCC các cấp, trong đó có cấp xã, bị thoái hóa, biến chất trước những cám dỗ vật chất, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu người dân. Ở một số địa phương, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ CBCC cấp xã chưa thực sự làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức THPL về dân chủ ở cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tình trạng người dân khiếu kiện, tố cáo vượt cấp kéo dài khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ chưa được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm ngay từ cấp xã.Thực trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cấp xã; tác động tiêu cực tới tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh; làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; từ đó, cản trở việc thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn đề lý luận về THPL về dân chủ ở cấp xã, đánh giá thực trạng, nguyên nhân để từ đó, đề ra các giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học.

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Về bản chất, đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng và đề cao các quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN. Giữa thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Dân chủ và thực hiện dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền; là một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” [21, tr. 47]. Ngược lại, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện dân chủ; bởi lẽ, chức năng của Nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hơn nữa, chỉ Nhà nước pháp quyền XHCN mới có cơ chế, các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Có thể khẳng định rằng, một nền dân chủ thực sự với việc phát huy đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân chỉ có thể có được trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nền dân chủ XHCN và việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn được thể chế hóa và đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 18/02/1998 về Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan khác, Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng về 2 vấn đề này, như Nghị định số 29/1998/NĐ-CP, ngày 11/5/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, ngày 07/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và hiện nay là Pháp lệnh Thực hiên dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm không ngừng phát huy dân chủ; đưa dân chủ ở cấp xã, thực sự đi vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Quá trình thực hiện pháp luật (THPL) về dân chủ ở cấp xã đã và đang làm chuyển biến đáng kể nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, phát huy, mạnh mẽ quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân; góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được, việc THPL về dân chủ ở cấp xã trên phạm vi cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [21, tr. 171]. Có nơi, có lúc quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy tối đa. Một bộ phận CBCC các cấp, trong đó có cấp xã, bị thoái hóa, biến chất trước những cám dỗ vật chất, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu người dân. Ở một số địa phương, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ CBCC cấp xã chưa thực sự làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức THPL về dân chủ ở cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tình trạng người dân khiếu kiện, tố cáo vượt cấp kéo dài khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ chưa được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm ngay từ cấp xã. 3 Thực trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cấp xã; tác động tiêu cực tới tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh; làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; từ đó, cản trở việc thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn đề lý luận về THPL về dân chủ ở cấp xã, đánh giá thực trạng, nguyên nhân để từ đó, đề ra các giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. - Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bao gồm: khái niệm, đặc trưng, hình thức, nội dung, các điều kiện bảo đảm THPL theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN đối với THPL về dân chủ ở cấp xã. Hai là, nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học (ĐTXHH) về THPL về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước; từ đó làm sáng tỏ, đánh giá những kết quả đạt dược, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam trong những năm qua. 4 Ba là, đề xuất, luận giải quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới góc độ khoa học Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Đắl Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; các thành phố: Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. + Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật và đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã từ năm 1998 đến nay (2014). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, về vai trò của quần chúng nhân dân, về dân chủ nói chung; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng kế thừa và tiếp thu quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN và THPL về dân chủ ở cấp xã của các nhà nghiên cứu đi trước. - Phương pháp nghiên cứu của luận án: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống kê - so sánh và ĐTXHH. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng cụ thể trong các chương của luận án như sau: 5 + Để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, phương pháp logic để chỉ ra được những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án; đồng thời xác định được những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu của luận án. + Chương 2 của luận án đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, phương pháp logic và so sánh để nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận án; nghiên cứu vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã ở một số địa phương của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. + Chương 3 của luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với phương pháp so sánh - thống kê, phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể để phân tích, đánh giá lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam; đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ năm 1998 đến nay. + Chương 4 của luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, để phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp khoa học mới của luận án - Luận án đã đưa ra được khái niệm và xác định được đặc điểm của chủ thể, nội dung, các hình thức THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Phân tích và chỉ ra được nội dung của mối quan hệ giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với THPL về dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam. - Trên cơ sở kết quả ĐTXHH về tình hình THPL về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trong cả nước, luận án đã chỉ ra và luận giải có sức thuyết phục những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL 6 về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ năm 1998 đến nay. - Luận án đề xuất được sáu quan điểm và bốn nhóm giải pháp toàn diện, có tính khả thi nhằm bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về phương diện lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về THPL nói chung, về THPH trên một lĩnh vực cụ thể nói riêng, về THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Về phương diện thực tiễn, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận Nhà nước và pháp luật trong phạm vi các vấn đề có liên quan. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan hữu quan của các tỉnh, thành phố sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ việc xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể để bảo đảm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả THPL về dân chủ ở cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Dân chủ là một chủ đề rất lớn trong đời sống chính trị, đời sống nhà nước và xã hội tại hầu khắp các nước khác nhau trên thế giới. Trong phần này tác giả không đề cập, phân tích nội dung của những công trình nghiên cứu về dân chủ nói chung, mà chỉ tập trung khái quát những nội dung cơ bản của một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về thực hiện pháp luật và về dân chủ ở cơ sở/địa phương. 1.1.1.1. Về thực hiện pháp luật THPL là một trong những nội dung quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật; do đó, trong các công trình có tính chất giáo khoa lưu hành tại các cơ sở đào tạo luật ở ngoài nước luôn dành sự quan tâm cho chủ đề này. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu: - Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Liên Xô, Lý luận về nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Sách pháp lý, Mátxcơva, 1974 (tiếng Nga) [122]. Trong cuốn giáo trình này, các tác giả đã dành chương XIII- Áp dụng quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa [122, tr. 558 - tr. 568] để đề cập, phân tích nội dung các hình thức THPL; theo đó, các hình thức THPL thực chất là những hành vi pháp luật được các chủ thể pháp luật thực hiện, bao gồm các hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là hình thức THPL đặc biệt, là giai đoạn đặc biệt của THPL. Ngoài ra, cuốn sách còn đưa ra những yêu cầu đối với văn bản áp dụng pháp luật, trong văn bản phải chỉ rõ: cơ quan, thời gian ban hành, đối tượng thực hiện, quyết định giải quyết vấn đề gì, căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý để ra quyết định, người ký văn bản; các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật 8 - Lý luận nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Pháp lý, Mátxcơva, 2001 (tiếng Nga) [123]. Cuốn sách đã dành chuyên đề 20 để bàn về áp dụng pháp luật [123, tr. 453 - tr. 477], trong đó có nội dung khái quát về THPL. Theo quan niệm của các tác giả, THPL là việc hiện thực hóa những yêu cầu của pháp luật bằng những hành động thực tế của các chủ thể pháp luật (cơ quan, tổ chức, cá nhân). THPL luôn gắn với hành vi pháp luật của con người, được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau: theo tính chất tác động của các chủ thể, mức độ tính tích cực và định hướng của chủ thể; THPL được chia thành bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về THPL và các hình thức THPL. Tuy được trình bày, diễn đạt theo cách khác nhau, nhưng những triết lý căn bản về THPL và áp dụng pháp luật là khá tương đồng, như đều cho rằng có bốn hình thức THPL là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Những nội dung này có giá trị tham khảo cho tác giả khi viết luận án ở chừng mực vấn đề có liên quan. 1.1.1.2. Về dân chủ ở địa phương, dân chủ ở cơ sở Vấn đề dân chủ được các học giả nước ngoài nghiên cứu khá nhiều, song vấn đề dân chủ ở địa phương, dân chủ ở cơ sở ở một số quốc gia mà tác giả tham khảo lại ít được quan tâm nghiên cứu. Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ nhận thức về dân chủ, sự phát triển của nền dân chủ, do truyền thống lịch sử, quy định của pháp luật, do nhu cầu thực tiễn đặt ra đối với mỗi quốc gia qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong phạm vi những tài liệu gắn với chủ đề của luận án cần phải kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), Xây dựng nhà nước xôviết và pháp luật, Nxb. Tư tưởng, Mátxcơva, 1984 (tiếng Nga) [118]. Nội dung cuốn sách, bên cạnh việc luận bàn về nhà nước, tổ chức quyền lực nhà nước, hình thức chính thể, hình 9 thức cấu trúc, chế độ chính trị ; các tác giả đã dành chương IX- Nhà nước và cá nhân [118, tr. 174 - tr. 200] để trình bày khái quát về các quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1977, chia các quyền công dân thành các nhóm: quyền kinh tế - xã hội, các quyền và tự do chính trị, các quyền và tự do cá nhân. Nhóm những quyền và tự do chính trị gồm có: quyền tham gia của công dân vào quản lý nhà nước và xã hội, thảo luận và ban hành luật và các quyết định có ý nghĩa nhà nước và địa phương; quyền bầu cử và ứng cử; tham gia vào các tổ chức xã hội, quyền gửi các kiến nghị, phê bình các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội; tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, mít tinh, tuần hành và biểu tình [118, tr. 189]. Đồng thời, các tác giả coi dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; dân chủ XHCN thể hiện mối quan hệ có tính quy luật giữa nhân dân và quyền lực nhà nước. Nguyên tắc dân chủ trước hết thể hiện ở nội dung: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự tham gia rộng rãi, tích cực và thực tế của tất cả quần chúng nhân dân lao động vào quản lý các công việc nhà nước và xã hội. Việc thực hiện này thông qua dân chủ gián tiếp (Xôviết đại biểu nhân dân) và trực tiếp thông qua việc nhân dân trực tiếp thảo luận các vấn đề thuộc đời sống nhà nước, thông qua trưng cầu ý dân, hoạt động của các tổ chức xã hội, tập thể lao động, sử dụng dư luận xã hội [118, tr. 233]. - Luật Hành chính Xôviết, Nxb. Sách pháp lý, Mátxcơva, 1977 [126]. Cuốn sách tuy không trực tiếp bàn về vấn đề dân chủ hay dân chủ ở cơ sở, nhưng khi viết về pháp chế và kỷ luật trong hoạt động quản lý nhà nước, về các hình thức, phương pháp bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước, các tác giả đã coi việc kiểm tra đảng, giám sát hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước từ phía các tổ chức, đoàn thể xã hội là những phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước và bảo đảm các quyền, tự do dân chủ của công dân; là sự thể hiện của vấn đề thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội; đồng thời, các tác giả cuốn sách cũng phân tích khá kỹ về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhân dân, đặc biệt là những tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập ở các cấp hành chính, đơn vị sự 10 nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, trang trại Thanh tra nhân dân là cơ quan của tổ chức xã hội, do nhân dân trực tiếp bầu nên, thay mặt nhân dân kiểm tra hoạt động của chính quyền các cấp, hoạt động của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, trang trại [126, tr. 272 - tr. 275]. - O. E. Kutaphin, K.Ph. Seremet, Thẩm quyền của Xôviết địa phương, Nxb. Sách pháp lý, Mátxcơva, 1986 (tiếng Nga) [122]. Công trình này tuy không có những nội dung chuyên biệt về dân chủ ở địa phương hay dân chủ cơ sở, nhưng khi nghiên cứu về thẩm quyền của Xôviết đại biểu nhân dân địa phương trên từng lĩnh vực, các tác giả đều đề cập tới quyền tự quyết của từng cấp chính quyền Xôviết (tỉnh, vùng, huyện, xã, thôn), trong đó có những nội dung đề cập tới quyền tham gia, hình thức tham gia của công dân (nông trang viên) vào việc đưa ra các quyết định của nông trường, của các Xôviết đại biểu nhân dân địa phương ở cấp xã, thôn. Khi liệt kê thẩm quyền của Xôviết đại biểu nhân dân có quy định chung rằng mọi quyết định của chính quyền đều phải được phổ biến tới nhân dân địa phương, báo cáo của chính quyền trước nhân dân thông qua việc phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Xôviết đại biểu nhân dân [122, tr. 8]. - B. P. Cerebrennikov, Quản lý địa phương và tự quản ở Pháp, Nxb. Cao đẳng, Minxk, 1981 (tiếng Nga) [127]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu khái niệm, các đặc trưng của quản lý địa phương và tự quản ở Pháp trong sự so sánh với tự quản ở một số quốc gia khác (Mỹ, Anh, Canada ); sự điều chỉnh của Hiến pháp về tự quản địa phương; quản lý công xã và tự quản; địa vị pháp lý của công xã và một số vấn đề khác có liên quan tới tự quản địa phương. So sánh với chế độ tự quản của các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Italia thì chế độ tự quản của Pháp còn nhiều hạn chế bởi những quy định của chính quyền trung ương về các quyền tự quyết của cộng đồng lãnh thổ địa phương. Theo tác giả, ở Pháp, việc thiết lập một nền hành pháp mạnh, tổ chức quyền lực theo truyền thống tập trung nên quyền tự quản, tự quyết của các cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế. [...]... nước pháp quyền XHCN Việt Nam Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ luật học 32 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.1 NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. .. niệm, chủ thể, nội dung, hình thức THPL về dân chủ ở cấp xã; - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với yêu cầu THPL về dân chủ ở cấp xã; mối quan hệ giữa xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với THPL về dân chủ ở cấp xã; - Các điều kiện bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1.2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật và THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu. .. mạnh mẽ ở nước ta hiện nay 1.1.2.4 Vấn đề thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Như đã đề cập ở các phần trên, vấn đề dân chủ đặt trong mối liên hệ với xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã được một số tác giả đề cập và 27 phân tích Song, nếu nhìn vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. .. đề THPL, dân chủ, dân chủ ở cấp xã, THPL về dân chủ ở cấp 31 xã, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều đã được các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập, luận bàn tương đối đầy đủ Song, nếu đặt các vần đề đó một cách lôgíc, hệ thống trong một tên đề tài khoa học Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thì... quan hệ giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam còn chưa được đào sâu, làm rõ Ngoài ra, vấn đề THPL về dân chủ ở cấp xã mới chỉ đặt trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, chứ không phải theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ, dân chủ ở cơ sở, dân chủ ở cấp xã với phạm vi nghiên... xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Những giải pháp này phải bám sát yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, có tính khả thi, có giá trị tham khảo cho các địa phương trong THPL về dân chủ ở cấp xã; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. .. VỚI YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ 2.1.1 Khái niệm, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.1.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Nhà nước pháp quyền là một hình thức (phương thức) tổ chức và vận hành quyền lực - mà quyền lực đó thuộc về nhân dân, dựa trên các nguyên tắc phục tùng tính tối cao của pháp luật, phân công quyền lực, dân chủ, ... của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là phải bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, cũng có nghĩa là phải thực hành nền dân chủ; giữa xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực thi quyền làm chủ của nhân dân có mối liên hệ mật thiết với nhau - Nguyễn Trọng Thóc, Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,... Chuyên, Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ thực tiễn của tỉnh Thái Bình), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011, 312 trang [12] Nội dung cuốn sách gồm 04 chương, tập trung phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Trong cuốn sách này, do sự hạn chế về thời... nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân Không có nhà nước pháp quyền thực sự thì không có nền dân chủ xã hội rộng rãi và bền vững Đối với nước ta, dân chủ hóa xã hội vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, vừa là biện pháp căn bản để đẩy nhanh sự phát triển của đất nước - Ngọ Văn Nhân, Một số điểm mới về xây dựng Nhà nước . THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Phân tích và chỉ ra được nội dung của mối quan hệ giữa THPL về dân chủ ở cấp xã và xây dựng Nhà nước pháp quyền. mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm đề tài luận án Tiến sỹ luật. của pháp luật dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam; đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Ngày đăng: 22/12/2014, 11:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan