Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NGỌC MAI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
8 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NGỌC MAI
MSSV: 4104688
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM XUÂN MINH
8 – 2013
LỜI CẢM TẠ
-------------------Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Đồng Tháp, em đã hoàn thành xong Luận văn tốt nghiệp với đề tài
“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp”. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân em còn nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô
cũng như các Cô Chú và Anh Chị trong Ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh – trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những
kiến thức bổ ích, giúp em có được nền tảng vững chắc. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị trong
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng
Tháp đã tiếp nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực tập tại Ngân hàng.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, cô Phạm Xuân Minh cùng Ban lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị trong
Ngân hàng VietinBank Đồng Tháp luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được
nhiều thành công trong cuộc sống. Chúc Ngân hàng VietinBank ngày một phát
triển.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Mai
i
LỜI CAM ĐOAN
-------------------Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nếu có sao chép thì tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Mai
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-------------------…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………
Đồng Tháp, ngày … tháng … năm 2013
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ..................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian ..............................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2
Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................3
2.1.1 Một số vấn đề chung về tín dụng ..........................................................3
2.1.2 Giới thiệu về ngành và thành phần kinh tế ...........................................7
2.1.3. phân loại các nợ và nhóm nợ ..............................................................8
2.1.4.Một số chỉ tiêu vận dụng trong phân tích hoạt động tín dụng ..............9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 12
Chương 3:KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ................................................... 14
3.1 Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội Tỉnh Đồng Tháp ................................ 14
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 15
3.3 Khái quát về VietinBank Đồng Tháp ........................................................ 16
3.3.1 Lịch sử hình thành .............................................................................. 16
3.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự .................................................................. 17
3.3.3 Bộ máy nhân sự .................................................................................. 17
3.3.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ..................................................... 20
3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 .......................... 21
3.2.5 Thuận lợi và khó khăn ........................................................................ 27
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
ĐỒNG THÁP ................................................................................................. 29
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại VietinBank Đồng Tháp .................. 29
4.2 Phân tích tình hình tín dụng chung tại VietinBank Đồng Tháp ................ 35
4.2.1 Doanh số cho vay................................................................................. 35
4.2.2 Doanh số thu nợ ................................................................................... 37
4.2.3 Dư nợ ................................................................................................... 37
4.2.4 Nợ xấu .................................................................................................. 37
4.3 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp theo
thành phần kinh tế và ngành kinh tế ................................................................ 42
4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế .......................... 43
iv
4.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế .................................. 44
4.3.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ............................................ 49
4.3.4 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .................................................... 49
4.3.5 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ............................................. 54
4.3.6 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ............................................. 54
4.3.7 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp giai đoạn 20102012 ................................................................................................................ 59
4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thông qua
một số chỉ tiêu .................................................................................................. 62
4.4.1 Chỉ tiêu vốn huy động trên dư nợ cho vay ngắn hạn .......................... 62
4.4.2 Hệ số thu nợ ........................................................................................ 64
4.5 Chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro ........................................................................ 65
4.5.1 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn......................................................................... 65
4.5.2 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng ngắn hạn.......................................... 67
CHƯƠNG 5: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ................... 69
5.1 Nguyên nhân .............................................................................................. 69
5.1.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 69
5.1.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 70
5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VietinBank
Đồng Tháp ....................................................................................................... 71
5.2.1 Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng............................................ 71
5.2.2 Biện pháp nhằm hạn chế sự tác động không tốt từ các hoạt động bên
ngoài ngân hàng .............................................................................................. 73
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 74
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 74
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 75
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................. 75
6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam....................................... 76
6.2.3 Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 77
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng Tháp
qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................... 22
Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng
Tháp trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ..................................................... 25
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm ............. 29
Bảng 4.2 Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng 6T2012 và 6T2013 .............. 30
Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ....... 32
Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 6T2012 và 6T2013 ........... 34
Bảng 4.5 Tình hình tín dụng chung tại VietinBank Đồng Tháp giai đoạn 20102012 ................................................................................................................. 36
Bảng 4.6 Tình hình tín dụng chung tại VietinBank Đồng Tháp 6T2012 và
6T2013 ............................................................................................................. 39
Bảng 4.7 Tình hình tín dụng về doanh số cho vay ngắn hạn tại VietinBank
Đồng Tháp qua 3 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế ................... 42
Bảng 4.8 Tình hình tín dụng về doanh số cho vay ngắn hạn tại VietinBank
Đồng Tháp theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế 6T2012 và 6T2013 ..... 46
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm
theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế ........................................................ 48
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp 6T2012 và
6T2013 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế ................................... 51
Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm theo thành
phần kinh tế và ngành kinh tế ......................................................................... 53
Bảng 4.12 Dư nợ ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 6T2012 và 6T2013
theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế ....................................................... 56
Bảng 4.13 Nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp qua ba năm 2010-2012
.......................................................................................................................... 58
Bảng 4.14 Nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp qua 6t2012 và 6T2013
.......................................................................................................................... 61
Bảng 4.15 Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của
Vietinbank Đồng Tháp qua 3 năm ................................................................... 63
Bảng 4.16 Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của
Vietinbank Đồng Tháp 6T2012 và 6T2013 ..................................................... 63
Bảng 4.17 Hệ số thu nợ ngắn hạn của VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm .... 64
Bảng 4.18 Hệ số thu nợ ngắn hạn của VietinBank Đồng Tháp 6T2012 và
6T2013 ............................................................................................................. 65
Bảng 4.19 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp qua 3 năm ...... 65
Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp 6T2012 và
6T2013 ............................................................................................................. 66
Bảng 4.21 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của VietinBank Đồng Tháp qua ba
năm 2010-2012 ................................................................................................ 67
Bảng 4.22 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của VietinBank Đồng Tháp
6T2012 và 6T2013 ........................................................................................... 67
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bộ máy nhân sự của ngân hàng VietinBank Đồng Tháp................. 18
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP: Thương Mại Cổ Phần
CTY CP, TNHH: Công Ty Cổ Phần, Trách Nhiệm Hữu Hạn
DNNN: Doanh Nghiệp Nhà Nước
TM-DV: Thương Mại-Dịch Vụ
DSTN: Doanh Số Thu Nợ
DSCV: Doanh số cho vay
TPKT: Thành Phần Kinh Tế
NHCT: Ngân Hàng Công Thương
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
VNĐ: Việt Nam Đồng
CVQL: Chuyên Viên Quản lý
HTTD: Hỗ Trợ Tín Dụng
CVQHKH: Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng
TSĐB: Tài Sản Đảm Bảo
CVTĐ: Chuyên Viên Thẩm Định
CNghiệp: Công Nghiệp
NHCTVN: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
TCTD: Tổ Chức Tín dụng
DN: Dư Nợ
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng đã gặp không ít biến động, thử thách. Cao trào là cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008 với quy mô hầu như toàn cầu, đây là điểm mốc
đánh dấu sự chững lại của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong suốt một thời
gian dài. Hòa cùng với khó khăn của toàn cầu, Việt Nam cũng đã hứng chịu
những tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên, với vị thế là một nền kinh tế mới nhiều
tiềm năng của Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, Đảng và nhà
nước ta đã có những hoạch định, những giải pháp tích cực phục hồi và duy trì
sự tăng trưởng cho cả nền kinh tế. Và trong những hoạch định ấy, các ngân
hàng thương mại chính là những nhân tố chính, đóng vai trò chủ đạo, là nguồn
lực cung ứng vốn cho sự hồi sinh và phát triển của các doanh nghiệp trong
nước1.
Như đã biết, tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh cũng phát triển
mạnh của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Do đó, để xứng với vị thế của mình cũng như đóng góp vào sự phát
triển chung của cả nước, lãnh đạo tỉnh và nhân dân tỉnh Đồng Tháp luôn tích
cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
theo chiều sâu, nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế, ngay cả hiện
tại và trong tương lai nhu cầu vốn của tỉnh Đồng Tháp là vô cùng lớn. Để đáp
ứng được nhu cầu này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã và đang
không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động, khắc phục những khó khăn
trước mắt, từng bước hoàn thiện để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn này. Và
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp cũng là một
trong những ngân hàng như thế.
Tuy nhiên, do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mà các
chính sách tài chính, tiền tệ của Ngân hàng nhà nước chưa có được sự ổn định,
mang tính ngắn hạn theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Do đó, các doanh
nghiệp, cá nhân có nhu cầu vốn để hạn chế rủi ro cho mình, đã chọn vay ngắn
hạn là một giải pháp tạm thời. Nắm bắt được xu thế này, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồn2g Tháp đã và đang không ngừng nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn, bên cạnh hoạt động tín dụng
trung và dài hạn của mình. Từ những thực tế trên, nên đề tài được đưa vào
nghiên cứu là: ”Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” để làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tạp chí tài chính số 6 – 2013, 25/06/2013,< http://www.baomoi.com/Nhung-diem-nhan-cua-kinh-teViet-Nam-nua-dau-nam-2013/126/11321233.epi>.
1
1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
- Căn cứ vào tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (VIETINBANK ĐỒNG THÁP) qua
các năm, và những định hướng trong tương lai sắp tới.
- Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng 2010.
- Các Quyết định, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc ban hành Quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng.
- Các sách, giáo trình liên quan đến chuyên ngành kinh tế đặc biệt là
lĩnh vực ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động
tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đánh giá
hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Từ đó, có những hiểu
biết nhất định nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cũng như hoạt
động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thông
qua tình hình hoạt động tín dụng, từ đó hiểu cụ thể về tình hình hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại VIETINBANK chi nhánh Đồng Tháp.
- Từ các số liệu cần thiết đánh giá hiệu quả công tác tín dụng ngắn hạn
tại Ngân hàng, đánh giá mức độ kết quả của công tác tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng.
- Tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân
hàng, để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho hoạt động này.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi
nhánh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến quý II năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng ngắn hạn nói riêng theo từng
thành phần kinh tế, và một số chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng.
2
Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả hoạt động tín dụng
ngắn hạn của ngân hàng cũng như một số giải pháp tích cực.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Tín
dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng
khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay
trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Tín dụng phản ánh
mối quan hệ giữa hai bên, một bên là người cho vay, và một bên là người đi
vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian
cho vay, lãi suất phải trả.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
2.1.1.2 Bản chất
Tín dụng biểu hiện bên ngoài là sự chuyển quyền sử dụng tài sản giữa
người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất ở bên trong nó chứa đựng mối
quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Chính mối quan hệ này quyết
định bản chất của tín dụng, người đi vay không có quyền sở hữu vốn ấy, chỉ có
quyền sử dụng nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến hạn thoả thuận.
Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời. Sự hoàn trả này không những
là sự bảo tồn về lượng giá trị đã cho vay mà còn phải tăng thêm dưới hình thức
lợi tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính hoàn trả của tín dụng là biểu hiện
đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các quan hệ kinh tế khác.
Tóm lại: quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế
xã hội, nhưng nó luôn luôn mang ba đặc trưng cơ bản:
+ Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn.
+ Thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và
người đi vay.
+ Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình
thức lợi tức.
2.1.1.3 Vai trò
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có những vai trò sau
đây:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất vốn liên tục, đồng
thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân bổ vốn tín dụng đã góp
phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản
4
xuất liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực
kích thích tiết kiệm, đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
và phát triển.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: hoạt động của
Ngân hàng là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho
vay lại hộ sản xuất và các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng
không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện
với những chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện với những chủ thể
có đủ điều kiện vay vốn.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong nền kinh tế nước ta, nông nghiệp là nền sản
xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, vì thế đầu tư cho lĩnh vực này là
điều tất yếu phải làm.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh
tế của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
2.1.1.4 Phân loại tín dụng trong ngân hàng
Theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng
nhằm giúp khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động
tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
- Tín dụng trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm
đến 5 năm nhằm để cho doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư vào
những dự án vừa và nhỏ.
- Tín dụng dài hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm nhằm
giúp các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào những dự án lớn.
Theo mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân như
mua sắm phương tiện sinh hoạt.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố
định của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được hình thành dưới hình thức cho
vay trung và dài hạn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng
5
-Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng ngân hàng đòi hỏi khi cho vay
khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm
bảo cho món vay.
-Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay chủ yếu dựa vào uy tín và
tình hình tài chính của người vay, lợi tức có thể có được trong tương lai, tình
hình trả nợ trước đây… mà không cần tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của
bên thứ ba.
Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
-Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
biểu hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hóa.
-Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ tín dụng
giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân.
-Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa
Nhà nước với nhân dân và các tổ chức tín dụng khác, trong đó Nhà nước chủ
động vay tiền để tăng nguồn thu cho ngân sách.
2.1.1.5 Nguyên tắc tín dụng
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng: theo nguyên tắc này tiền vay phải được người đi vay sử dụng đúng theo
mục đích thỏa thuận với ngân hàng. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước hạn
để tránh rủi ro do sự thất tín của người đi vay.
- Tiền vay phải được trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, người đi vay phải chủ động trả
nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Nếu đến hạn mà người đi vay không
chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản
tiền gởi của khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản tiền gởi tại ngân hàng)
chuyển nợ quá hạn hoặc sử dụng biện pháp cứng rắn hơn là phát mãi tài sản để
thu hồi nợ. Trường hợp nhiều khách hàng không có khả năng hoặc không
muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ có thể làm ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá
sản.
2.1.1.6 Điều kiện cấp tín dụng và quy trình cấp tín dụng
* Điều kiện cấp tín dụng
Khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn phải có các điều kiện cơ
bản sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
6
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
* Các bước trong quy trình cấp tín dụng
Quy trình cho vay là tập hợp các hoạt động có thứ tự nhằm mục đích
cung cấp dịch vụ của VietinBank cho khách hàng. Quy trình cấp tín dụng của
VietinBank gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng
Chuyên viên khách hàng tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu
vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tư vấn cho khách hàng về việc sử
dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ liên quan tại VietinBank. Tiến hành thu
thập thông tin và tài liệu từ khách hàng.
Bước 2: Thực hiện phân tích, thẩm định tín dụng
Chuyên viên thẩm định (CVTĐ) sẽ tiến hàng thẩm định tư cách khách
hàng (cá nhân/pháp nhân), tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính,
xếp hạng tín dụng khách hàng, nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng…Sau đó, CVTĐ sẽ lập báo cáo thẩm định, trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo (TSĐB) đối với từng trường
hợp cụ thể theo quy định của VietinBank.
Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng (CVQL&HTTD) sẽ kiểm định
và đánh giá tài sản đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của VietinBank và
pháp luật về TSĐB.
Thời gian tiến hành bước 1 và bước 2 trong vòng 5 ngày tính từ ngày
tiếp nhận hồ sơ cho đến ngày trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Xét duyệt
Thời gian để ban lãnh đạo tiến hành xem xét, phê duyệt các khoản vay là
2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Sau khi nhận lại hồ sơ đã phê duyệt, CVQL&HTTD sẽ lâp thông báo tín
dụng kịp thời gởi khách hàng.
Ngay sau khi phê duyệt, chuyên viên quan hệ khách hàng (CVQHKH)
căn cứ ý kiến xét duyệt mà tiến hành hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu
cầu của cấp xét duyệt.
Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng, thế
chấp, cầm cố, đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba, các hợp đồng, chứng từ có
liên quan khác làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trong vòng
1 ngày.
Trưởng các đơn vị kinh doanh hoặc người được ủy quyền sẽ ký hợp
đồng tín dụng/hợp đồng đảm bảo sau khi có đầy đủ chữ ký kiển soát của cán
bộ kiểm soát quản lý và hỗ trợ tín dụng.
Bước 4: Thực hiện giải ngân cho khách hàng
7
Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng kiểm tra điều kiện giải ngân,
đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt, lập và trình ký khế
ước/giấy nhận nợ khi hồ sơ vay hợp lệ và đầy đủ. Sau đó tiến hành nhập liệu
và giải ngân vào tài khoản khách hàng.
Kế toán giao dịch sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ nhận tiền
vay,thực hiện hạch toán giải ngân tiền vay chính xác.
Bước 5: Theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ vay
Chuyên viên quản lý khách hàng và CVQL&HTTD kiểm tra khách hàng
sử dụng vốn vay, sử dụng các dịch vụ khác tại VietinBank, tiến hành kiểm tra
tài sản thế chấp, cầm cố, tình hình sản xuất kinh doanh, lập biên bản kiểm tra
lưu hồ sơ tín dụng, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý khi khách hàng hàng
không thực hiện các yêu cầu đã thỏa thuận với VietinBank. Theo dõi lịch trình
trả nợ của khách hàng, thông báo khách hàng trả nợ gốc và lãi.
Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng thực hiện thanh lý hợp đồng tín
dụng khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi.
2.1.2 Giới thiệu về ngành và thành phần kinh tế
2.1.2.1 Các ngành kinh tế
Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng
hóa và dịch vụ. Ngành kinh tế bao gồm ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ,
ngành công nghiệp và xây dựng.
Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành, trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Ngành dịch vụ
Dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ) nhằm thỏa mãn trực
tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư. Quan
niệm này cho rằng dịch vụ không chỉ trong lĩnh vực phi sản xuất mà có dịch
vụ sản xuất. Ví dụ: dịch vụ cơ khí, dịch vụ nông nghiệp.
Ngành công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản
xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu
dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế,
sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ
về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
8
2.1.2.2 Thành phần kinh tế
* Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân
sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do
doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và
có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể
pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty
là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50
thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của
công ty.
* Doanh nghiệp tư nhân và cá thể
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi
nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc
quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân
hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh
nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh
nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh
nghiệp khác.
Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ
doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số
vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
9
2.1.3 Phân loại các nợ và nhóm nợ
Ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm theo Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2
theo quy định;
- Các khoản nợ được giảm miễn lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
10
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờI
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
2.1.4 Một số chỉ tiêu vận dụng trong phân tích hoạt động tín dụng
Tỷ Lệ Nợ Xấu/ Tổng Dư Nợ (%)
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
* 100% (2.1)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao
thì rủi ro tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại. Các ngân hàng nên duy trì
tỷ lệ này ở dưới mức 3%.
Hệ số thu hồi nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ =
* 100%
(2.2)
Doanh số cho vay
Đây là chỉ số đo lường khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, nghĩa là cứ
100 đồng vốn cho vay thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng doanh
thu.
Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
(2.3)
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì càng tốt.
11
Dư nợ /Nguồn vốn huy động (%)
Dư nợ
Dư nợ /Nguồn vốn huy động =
* 100%
(2.4)
Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng dư nợ. Hay nói cách khác, cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng từ
nguồn vốn huy động. Nói lên, khả năng huy động vốn và khả năng sử dụng
vốn huy động trong cho vay của ngân hàng.
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (lần)
Dự phòng RRTD
(2.5)
Dự phòng RRTD / Nợ Xấu =
Nợ Xấu
Khả năng bù đắp rủi ro ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện một đồng nợ xấu
được bù đắp bằng bao nhiêu đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Nếu chỉ số này
quá cao thì làm chi phí ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt
động. Nếu chỉ số này thấp sẽ làm tăng rủi ro trong ngân hàng, vì nếu nợ xấu
xảy ra thì sẽ không bù đắp được.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện bằng nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Các số liệu về kinh tế xã hội Tỉnh Đồng Tháp
- Các số liệu về quy mô, phương hướng hoạt động của ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Số liệu được thu thập từ hai nguồn: Nguồn bên trong Ngân hàng và
nguồn bên ngoài Ngân hàng.
- Nguồn bên trong Ngân hàng: Đây là nguồn số liệu chính của đề tài
được thu thập từ các báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân
đối kế toán, Bảng lưu chuyển tiền tệ qua các năm từ 2010 đến quý II năm
2013.
- Nguồn bên ngoài Ngân hàng: Cục thống kê Tỉnh Đồng Tháp và các
website chuyên ngành tài chính khác.
12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 và mục tiêu 2
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm thống kê các bảng số liệu
biểu đồ, sơ đồ để mô tả, tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và
tín dụng ngắn hạn nói riêng tại VietinBank Đồng Tháp.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương
pháp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc
lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Trong phương pháp này có 2 kỹ thuật so sánh:
* So sánh số tuyệt đối:
Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ
so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ
này với thực hiện kỳ trước.
∆F = F1 – F0
Với ∆F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ
F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
* So sánh số tương đối:
Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói
lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó
phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
∆F=(
F1
x 100 ) – 100
F0
2.2.2.2 Đối với mục tiêu 3
Dựa vào kết quả phân tích mục tiêu 1, mục tiêu 2 và suy luận để từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
13
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu
nguồn sông Tiền nên hàng năm đều chịu ảnh hưởng triều cường của sông
thượng nguồn đổ về gây ngập úng, lũ lụt kéo dài. Dòng nước lũ đổ về mang
theo một lượng phù sa cùng với một lượng cá rất lớn để bù đắp những thiệt
thòi mà hàng năm Tỉnh phải gánh chịu. Với đặc điểm này, Đồng Tháp có thế
mạnh về nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước. Hiện nay Tỉnh đang có xu thế
phát triển mạnh ngành thuỷ sản đặc biệt là chăn nuôi cá để xuất khẩu với một
trữ lượng khá lớn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế.
Đồng Tháp có vị trí khá thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Phía Bắc
giáp Long An, cách Hồ Chí Minh 155km về phía Tây Nam, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Preyveng - Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ, có đường
biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 500km từ huyện Hồng Ngự đến
huyện Tân Hồng với 4 cửa khẩu. Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2, dân số
khoảng 1,7 triệu dân ( hơn 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp
Mười; với 9 huyện, 2 thị xã là Sa Đéc và Hồng Ngự và 1 Thành phố là Cao
Lãnh (được nâng cấp lên Thành phố từ đầu năm 2007). Trong khoảng 10 năm
qua, nền kinh tế Đồng Tháp đã phát triển khá ổn định. GDP bình quân đầu
người năm 2009 đạt 7,631 triệu đồng, tương đương 691USD tăng 12,2% so
với 2008.
Cơ cấu kinh tế theo ngành :
+ Công nghiệp - xây dựng là 24,54%
+ Nông lâm - ngư nghiệp là 44,03%,
+ Thương mại - dịch vụ là 31,43%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 439
triệuUSD.
Thực hiện theo nghị quyết của Trung Ương và địa phương về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, Tỉnh đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
khối ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối ngành nông - lâm nghiệp.
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, kinh tế nông nghiệp vẫn còn giữ vai
trò chủ đạo, đóng góp 2/3 GDP toàn tỉnh - mức cao nhất của các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long. Tổng dân số khoảng 1,7 triệu người, trong đó khoảng
923.582 người đang làm việc trong các ngành kinh tế (tại thời điểm 1/7/2009).
Tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo giáo dục, tình hình chính trị và trật tự an
toàn xã hội những năm qua tương đối ổn định. Các tệ nạn xã hội từng bước
được đẩy lùi, đời sống tinh thần được các ngành, các cấp quan tâm và cải thiện
dần.
14
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
VietinBank có tên giao dịch là Incombank(Industrial and Commercial
Bank of Vietnam), viết tắt là ICBV là một trong 4 NHTM quốc doanh đầu tiên
được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Thủ tướng
Chính phủ.
VietinBank có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Khách hàng chính của
VietinBank là các tổ chức kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ… và các khách hàng cá
nhân. Với phương châm hoạt động : “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà,
mọi doanh nghiệp”. VietinBank đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và
thành đạt nhiều doanh nghiệp.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách tích luỹ được rất nhiều bài học kinh nghiệm đến nay tăng
trưởng nhanh, xây dựng được một ngân hàng lớn mạnh, đa năng với mạng
lưới kinh doanh phân bổ rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành phố trong cả
nước góp phần không nhỏ trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ
quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngày 23/09/2008 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 1354/QĐ- TTG phê duyệt phương án cổ phần
hoá VietinBank.
Trước những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh
tế quốc tế, VietinBank quyết định xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm
phát triển VietinBank thành một tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - con, đa sở hữu, đa ngành nghề, phát triển bền vững.
Một trong những nhân tố mang lại sự thành công của VietinBank là sớm
thực hiện triết lý kinh doanh hiện đại “ nâng cao trách nhiệm xã hội với cộng
đồng” không chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế mà còn quan tâm đến
vấn đề xã hội góp phần nâng cao cuộc sống cho cộng đồng.
Ngày 15/04/2008 VietinBank chính thức ra mắt thương hiệu mới với tên
pháp lý, tên đầy đủ, tên thương hiệu và logo như sau :
Tên pháp lý
Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên đầy đủ( Tiếng anh)
Vietnam bank for Industry and Trade
Tên thương hiệu( giao dịch quốc tế)
VietinBank
Câu định vị thương hiệu
Nâng cao giá trị cuộc sống
Mẫu logo
15
Logo thương hiệu của VietinBank gồm 2 phần : các chữ cái VietinBank
kết hợp với biểu tượng Trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hài
hoà kết hợp với Trời và Đất, Âm và Dương. Hình ảnh một ban mai tươi sáng
với vần dương đang lên và quỹ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động
và tiếp nối giữa Trời và Đất trong vũ trụ.
Câu định vị thương hiệu“ nâng cao giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính
hiệu quả là mục tiêu hoạt động của VietinBank, thể hiện sự tận tâm của
VietinBank trong việc hỗ trợ và đảm bảo thành công cho khách hàng cũng như
nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, đầy ý nghĩa.
Thương hiệu mới thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các sản phẩm
và dịch vụ mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt với các ngân hàng
khác nhưng cũng tạo cảm giác gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách
hàng. VietinBank với thông điệp“ tin cậy, hiệu quả, hiện đại” khẳng định tính
cách của thương hiệu là nơi đáng tin cậy cho khách hàng đồng thời cũng bao
hàm sự hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ tối ưu. Thông điệp trên cũng hàm ý VietinBank có sự vững
vàng về tài chính và có công nghệ hiện đại trong hoạt động cung cấp những
sản phẩm cho khách hàng.
3.3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.3.1 Lịch sử hình thành
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó
có VietinBank là chặng đường cả đất nước thực hiện nghị quyết của Đại hội
VI của Đảng - Nghị quyết của sự đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước ta là
“chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa”.
Theo quyết định số 38/NH-TCCB ngày 23/06/1988 của Tổng Giám đốc
NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN), VietinBank Đồng Tháp được
thành lập trên cơ sở tách phòng tín dụng Công – Thương Nghiệp trực thuộc
NHNN tỉnh Đồng Tháp sáp nhập chi nhánh Ngân hàng nhà nước Thị xã Sa
Đéc thành lập VietinBank Đồng Tháp đóng tại thị xã Sa Đéc.
Ngày 01/07/1998 VietinBank Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động.
Mô hình tổ chức gồm các phòng ban: phòng tổ chức hành chính, phòng nghiệp
vụ kinh doanh, phòng khách hàng cá nhân, phòng kế toán tài chính, phòng
ngân quỹ, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng thông tin điện toán, phòng
quản lí rủi ro.
Hiện nay mô hình tổ chức chi nhánh VietinBank Đồng Tháp gồm 1 trụ
sở trung tâm tại Thành phố Cao Lãnh và 07 phòng giao dịch trực thuộc gồm :
phòng giao dịch số 1, phòng giao dịch số 2, phòng giao dịch số 4, phòng giao
giao dịch số 5, phòng giao dịch số 6, phòng giao dịch số 7, phòng giao dịch
Tháp Mười. Riêng phòng giao dịch số 3 hiện nay đã trực thuộc Chi nhánh Sa
Đéc (kể từ ngày 15/07/2006 chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sa Đéc được
nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc VietinBank Việt Nam).
16
3.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
VietinBank Đồng Tháp ra đời trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Tỉnh
gặp nhiều khó khăn và thử thách. Với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp thuộc
vùng sâu vùng xa, dân trí thấp, thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra, lĩnh
vực công nghiệp và thương mại kém phát triển, tỷ trọng chỉ chiếm khoảng
40% cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, trước những khó khăn của từng giai
đoạn cùng với sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của các cấp uỷ, chính quyền địa
phương các cấp nhất là sự quan tâm giúp đỡ của VietinBank, cùng với nỗ lực
cao độ và tinh thần phấn đấu vươn lên của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
công nhân viên, VietinBank Đồng Tháp đã từng bước khắc phục những khó
khăn. Từ năm 1995 trở đi, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đạt hiệu
quả cao. Đặc biệt từ năm 1996 VietinBank Đồng Tháp luôn là đơn vị khá giỏi
trong hệ thống VietinBank.
3.3.3 Bộ máy nhân sự
3.3.3.1 Cơ cấu tổ chức
17
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Phòng
Tổ chức hành chính
Giao dịch số 1
Phòng
Phòng
Khách hàng doanh
Giao dịch số 2
nghiệp
Phòng
Phòng
Khách hàng cá nhân
Giao dịch số 4
Phòng
Phòng
Kế toán
Giao dịch số 5
Phòng
Phòng
Kiểm tra
Giao dịch số 6
Phòng
Phòng
Giao dịch số 7
Tiền tệ ngân quỹ
Phòng
Phòng
Giao dịch Tháp Mười
Thông tin điện toán
Phòng
Quản lý rủi ro
Sơ đồ 3.1 Bộ máy nhân sự của ngân hàng VietinBank Đồng Tháp
(Nguồn: phòng tổ chức hành chánh của ngân hàng VietinBank Đồng Tháp)
3.3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
*Giám đốc
- Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, nghiệp vụ và kế hoạch kinh
doanh theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.
- Quyết định các chương trình, hoạt động, kế hoạch công tác của chi
nhánh
18
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ thanh toán trong phạm vi hoạt động
của chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, nghiệp
vụ của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam và các vấn đề liên quan do
Nhà nước, Bộ thương mại, Bộ tài chính, NHNN và các Bộ ban nghành quản
lý.
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, vốn, tổ chức cán bộ và kết quả
kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm về chi tiêu tài chính, trích lập quỹ
theo quy định của nhà nước, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch của chi nhánh.
- Đại diện pháp nhân của chi nhánh Đồng Tháp trước pháp luật và trong
quan hệ tố tụng.
* Phòng tổ chức hành chính
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo Chi nhánh theo chủ trương chính sách của Nhà nước
và quy định của VietinBank. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho
Chi nhánh.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là doanh nghiệp (pháp nhân), để khai thác vốn bằng VND
và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm
cho vay cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Nhà nước,
của Ngân hàng và của VietinBank. Là phòng tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh, thực
hiện tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, viết báo cáo
các hoạt động hàng quý, 6 tháng và cả năm của Chi nhánh. Ngoài ra tổ còn
thực hiện các giao dịch về các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu như:
nghiệp vụ tín dụng thư (L/C), nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong và ngoài
nước, thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ… Tổ chức thực hiện nghiệp
vụ tài trợ thương mại tại Chi nhánh theo quy định của VietinBank.
* Phòng khách hàng cá nhân
- Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các
nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, quản lý các sản
phẩm dịch vụ phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn
của VietinBank.
* Phòng kế toán –tài chính
- Phòng kế toán - tài chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch
trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp
vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và
VietinBank. Quản lý chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,
quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách
19
hàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. Đồng thời giúp Ban giám đốc
thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ Chi
nhánh đúng quy định của Nhà nước và của VietinBank.
* Phòng tiền tệ-kho quỹ
- Phòng tiền tệ - kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,
quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và VietinBank. Ứng và thu tiền cho
các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy, thu - chi tiền mặt
cho các doanh nghiệp có thu - chi tiền mặt lớn.
* Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ
- Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát,
đôn đốc các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng. Đây
cũng là nơi giải quyết mọi thắc mắc khiếu nại và tư vấn vấn đề đầu tư cho
khách hàng.
* Phòng thông tin – điện toán
- Phòng thông tin - điện toán: thực hiện công tác quản lý quy trình hệ
thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo
thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh.
* Phòng quản lý rủi ro
- Phòng quản lý rủi ro: là phòng nghiệp vụ có chức năng thẩm định rủi
ro, xử lý rủi ro và đồng thời đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro..
3.3.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, đơn vị
bằng VND, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định
của NHNN.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay cổ phần hóa, cho vay thấu chi,
cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay
theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ với điều kiện thuận lợi và thủ tục
đơn giản.
- Dự án tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (JBIC, IBIC3,…)
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Sport), hoán
đổi (Swap), kỳ hạn (Forward).
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ,
thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước (bão lãnh thanh toán, thanh toán
thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, ứng trước,…)
- Dịch vụ xác minh năng lực tài chính du học, du lịch.
20
- Tài trợ xuất khẩu: trước khi giao hàng chiết khấu hối phiếu kèm theo
bộ chứng từ hàng xuất khẩu, cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ
chứng từ hàng xuất khẩu.
- Tài trợ nhập khẩu
- Cung cấp các dịch vụ Home Banking, Mobile Banking, Internet
Banking.
3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 đến 2012
Lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể
kinh doanh trong nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng cũng không
nằm ngoài nguyên tắc này. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế
nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
VietinBank Đồng Tháp là một trong những ngân hàng có tuổi đời lâu so
với một số ngân hàng khác. Chính vì thế mà khả năng cạnh tranh với các ngân
hàng có tuổi đời trẻ cũng như quy mô nhỏ trong khu vực cũng có lợi thế hơn.
Đây chính là động lực rất lớn đối với toàn thể cán bộ và nhân viên của
VietinBank Đồng Tháp trong việc hoàn thành chỉ tiêu do Hội sở giao phó
cũng như gầy dựng niềm tin nơi khách hàng. Tuy nhiên, áp lực này cũng chính
là động lực thúc đẩy tập thể VietinBank Đồng Tháp không ngừng nỗ lực và cố
gắng đến gần hơn với khách hàng. Và minh chứng cho điều này chính là kết
quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong nhiều năm gần đây.
21
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Năm 2011
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ
Năm 2012
Số tiền
So sánh 2011/2010
Tỷ lệ
Số tiền
%
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
1. Thu nhập
166.593
100
191.088
100
242.699
100
24.495
14,70
51.611
27,01
Thu lãi CV
122.446
73,50
142.284
74,46
188.397
77,63
19.838
16,20
46.113
32,41
Thu phí DV
3.452
2,07
4.255
2,23
5.597
2,31
803
23,26
1.342
31,54
Thu lãi TG
3.341
2,00
3.548
1,86
3.859
1,59
207
6,20
311
8,77
36.069
21,65
39.684
20,77
43.494
17,92
3.615
10,02
3.810
9,60
Thu khác
1.285
0,77
1.317
0,69
1.352
0,56
32
2,49
35
2,66
2. Chi phí
125.626
100
141.537
100
159.148
100
15.911
12,67
17.611
12,44
Trả lãi TG
88.144
70,16
97.282
68,73
107.483
67,54
9.138
10,37
10.201
10,49
CP khác
37.482
29,84
44.255
31,27
51.665
32,46
6.773
18,07
7.410
16,74
3. Lợi nhuận
40.967
100
49.551
100
83.551
100
8.584
20,95
34.000
68,62
Thu lãi về
KD ngoại tệ
Nguồn:tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2010, 2011, 2012
22
* Thu nhập
Thu lãi cho vay: đây là nguồn thu nhập chính chủ yếu trong hoạt động
của ngân hàng (luôn chiếm tỷ lệ >70% trong tổng thu nhập của ngân hàng).
Nguồn thu này chủ yếu từ hoạt động thu lãi cho vay khách hàng và điều
chuyển vốn nội bộ, một phần nhỏ từ việc thu lãi cho vay của nợ quá hạn và
nguồn thu lãi khác nhưng không đáng kể. Nhìn chung trong giai đoạn 20102012, nguồn thu nhập này có sự biến động tăng lên. Cụ thể, năm 2010 thu
nhập từ hoạt động tín dụng của VietinBank Đồng Tháp đạt 122.446 triệu đồng,
chiếm hơn 73,50% tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012 tỷ lệ này tăng,
chiếm 77,63% tổng thu nhập, tương đương 188.397 triệu đồng, tăng 32,41%
so với năm 2011. Tuy nhiên đà tăng này lại duy trì được trong năm 2012. Mặc
dù nguồn thu này tăng đã phản ánh một thực trạng tốt đang diễn ra ở
VietinBank Đồng Tháp, vì theo tình hình chung, hệ thống NHTM năm 2012
đã có một năm không “xuôi chèo mát mái”, đa phần các tổ chức ngân hàng
đều có sự suy giảm trong hoạt động tín dụng. Ngày 27/12/2012, NHNN đã
công bố một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng “kỷ lục” trong năm 2012 đối với hệ
thống NHTM 7% một tỷ lệ thấp chưa từng có. Vì thế, hầu hết tổ chức tín dụng
đều gặp khó khăn trong công tác tín dụng, dẫn đến sự suy giảm của nguồn thu
nhập này, nhưng năm 2012 của VietinBank vẫn tăng so với 2010 cho thấy
ngân hàng đang hoạt động tốt.
Thu phí dịch vụ: trong quá trình hoạt động của mình VietinBank Đồng
Tháp luôn chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ để có thể cho khách hàng sự
hài lòng cao nhất và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Thu từ hoạt động
dịch vụ của ngân hàng bao gồm các khoản thu về thực hiện dịch vụ thanh toán
như thanh toán kiều hối, thanh toán trong nước: dịch vụ bảo lãnh, chiết
khấu…các khoản thu này không ngừng tăng trưởng ổn định trong suốt giai
đoạn 2010-2012, chứng tỏ dịch vụ của ngân hàng ngày càng mở rộng và
chiếm được lòng tin của khách hàng. Cụ thể năm 2011 khoản thu này tăng
23,26% so với năm 2010 (3.452 triệu đồng) đạt mức 4.255 triệu đồng. Sang
năm 2012, tỉ lệ này còn cao hơn khi đạt mốc tăng trưởng 5.597 triệu đồng,
tăng 31,54% so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này là do sự cố gắng sáng
tạo không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ ngân hàng trong việc đa dạng hóa các
hoạt động dịch vụ như dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, chuyển
tiền, thanh toán điện, nước…hay các nghiệp vụ về chiết khấu. Các dịch vụ của
ngân hàng hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội, phục vụ nhu cầu của từng cá
nhân, do đó ngày càng tạo được niềm tin cũng như sự hài lòng của khách
hàng, từ đó mang lại những nguồn thu khả quan.
Thu lãi tiền gửi: nhìn chung qua 3 năm thì thu lãi tiền gửi tăng không
đáng kể. Cụ thể năm 2011 khoản thu này tăng 6,20% so với năm 2010
(3.341triệu đồng) đạt mức 3.548 triệu đồng. Sang năm 2012 thì tỷ lệ này tăng
nhưng không đáng kể tăng 3.859 triệu đồng , tăng 8,77% so với năm 2011.
Thu lãi tiền gửi tăng không nhiều là do từ năm 2010 đã bắt đầu xuất hiện một
số chi nhánh ngân hàng khác như MHB, VietcomBank, HDBank……đã chia
thị phần của ngân hàng.
23
Thu lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu khác: cũng chiếm tỷ trọng đáng
kể, đạt 39.684 triệu đồng tăng 10,02% tương ứng với số tiền là 3.615 triệu
đồng so với năm 2010. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của VietinBank
Đồng Tháp chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu khác chủ yếu phát
sinh từ các nghiệp vụ hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro cho thấy hoạt động tín
dụng của VietinBank Đồng Tháp ngày càng cải thiện tốt hơn, đạt chất lượng
ngày càng cao hơn.
* Chi phí
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh năm 2011 là 141.537 triệu đồng, so
với năm 2010 tăng 15.911 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,67%. Trong đó gồm chi
phí trả lãi tiền gửi là 97.282 triệu đồng, tăng 9.138 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng là 10,37% so với 2010, và chi phí khác chiếm 44.255 triệu đồng tăng
6.773 triệu đồng so với 2010. Nguyên nhân tăng chi phí là do lãi suất huy
động vốn tăng trong khi lãi suất cho vay tăng chậm hoặc thậm chí không tăng
do hợp đồng tín dụng ký từ đầu năm với lãi suất thấp (không thay đổi). Dư nợ
của những món vay này chiếm 70% tổng dư nợ của Chi nhánh, chênh lệch lãi
suất đầu ra và đầu vào thấp. Mặc khác Ngân hàng còn chi cho những khoản
chi phí khác như: chi phí đào tạo nhân viên, đầu tư trang thiết bị khang trang
hiện đại phục vụ cho Ngân hàng, do đó dẫn đến lợi nhuận năm 2011 không
cao chỉ đạt 49.551 triệu đồng tỷ lệ tăng là 20,95% tương ứng với số tiền là
8.584 triệu đồng.
* Lợi Nhuận
Qua phân tích thu nhập, chi phí và tình hình lợi nhuận của VietinBank
Đồng Tháp, có thể thấy lợi nhuận trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng có
chiều hướng biến động tăng dần. Năm 2010, mức lợi nhuận đạt 40.967 triệu
đồng, một mức lợi nhuận tương đối cao so với nhiều ngân hàng cùng khu vực
trong thời điểm có nhiều biến động về giá cả cũng như một số bất ổn của nền
kinh tế. Không những ngừng ở đó mà năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng đạt
83.551 triệu đồng, tăng 68,62%, tương đương 34.000 triệu đồng so với năm
2011. Để đạt được những kết quả đó cũng nhờ công tác thẩm định và cho vay
của VietinBank rất chú trọng đến tính an toàn vốn vay và lợi ích mang lại
trong tương lai nên hầu như tình trạng nợ xấu rất thấp, khả năng thu hồi vốn
cao, từ đó làm lợi nhuận đạt được con số lý tưởng.
24
Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng
Tháp trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
6T2012
Chỉ tiêu
Số tiền
6T2013
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
6T2013/6T2012
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
%
1. Thu nhập
121.349
100
143.650
100
22.301
18,38
Thu lãi CV
94.198
77,63
113.039
78,69
18.841
20,00
Thu phí DV
2.798
2,31
3.221
2,25
423
15,12
Thu lãi TG
1.929
1,58
2.180
1,52
251
13,01
21.748
17,92
24.465
17,03
2.717
12,49
Thu khác
676
0,56
745
0,51
69
10,21
2. Chi phí
79.574
100
91.282
100
11.708
14,71
Trả lãi TG
53.741
67,54
62.608
68,59
8.867
16,50
CP khác
25.833
32,46
28.674
31,41
2.841
11,00
3. Lợi nhuận
41.775
100
48.041
100
6.266
15,00
Thu lãi về
KD ngoại tệ
Nguồn: tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng 2012 và 2013
* Thu nhập
Thông qua bảng 3.1 và 3.2 ở trên ta thấy được thu nhập của ngân hàng
gần như tăng liên tục qua các năm và thu nhập chủ yếu của ngân hàng là cho
vay. Do ngân hàng đã thành lập từ lâu gắn bó với người dân trên địa bàn nên
có được lợi thế hơn so với ngân hàng khác. Nhìn chung qua các năm từ 2010
đến tháng 6 năm 2013 doanh thu từ cho vay chiếm hơn 70% tổng thu nhập.
Năm 2010, tổng thu nhập của ngân hàng 166.593 triệu đồng, năm 2011
đạt 191.088 triệu đồng tăng 14,7% tương đương 24.495 triệu đồng và đến năm
2012 tăng lên khá cao 242.699 triệu đồng, cao hơn năm 2011, tương đương
51.611 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 17,01%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh
thu của ngân hàng 143.650 triệu đồng tăng 18,38% và cao hơn 22.301 triệu
đồng so với cùng kì năm trước. Ta thấy nguồn thu qua các năm mà chủ yếu là
thu lãi từ tiền cho vay luôn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn thu nhập của ngân
hàng, năm 2012 và 6 tháng năm 2013 thu nhập tăng cao chủ yếu thu từ lãi cho
vay chiếm tỷ trọng hơn 70% điều này tương ứng với tình hình dư nợ cho vay
của ngân hàng tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó là lãi suất cho vay năm
2012 có phần tăng so với các năm trước. Đồng thời tăng thu phí, dịch vụ, hoa
hồng …..cũng góp phần tăng thu nhập cho đơn vị.
25
Thu phí dịch vụ: các khoản thu này không ngừng tăng trưởng ổn định
trong suốt giai đoạn 2010-2012 cho đến tháng 6 năm 2013 vẫn tăng. Cụ thể
năm 2011 khoản thu này tăng 23,26% so với năm 2010 (3.452 triệu đồng) đạt
mức 4.255 triệu đồng. Sang năm 2012, tỉ lệ này còn cao hơn khi đạt mốc tăng
trưởng 5.597 triệu đồng, tăng 31.54% so với cùng kỳ đến 6 tháng 2013 khoản
thu này tăng 15,1% so với 6 tháng năm 2012 đạt mức 423 triệu đồng. Điều
này cho thấy trong xã hội ngày nay phát triển nhu cầu của người dân cũng
ngày càng phát triển cho nên chi phí dịch vụ ngày càng tăng.
Thu lãi tiền gửi: qua 3 năm thì thu lãi tiền gửi tăng không đáng kể. Cụ
thể năm 2011 khoản thu này tăng 6,20% so với năm 2010 (3.341triệu đồng)
đạt mức 3.548 triệu đồng, năm 2012 thì tỷ lệ này tăng nhưng không đáng kể
tăng 3.859 triệu đồng, tăng 8,77% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm
2013 thì tỷ lệ này tăng 251 triệu đồng, tăng 13,01% so với 6 tháng năm 2012.
Thu lãi tiền gửi tăng là do trong thời gian này ngân hàng VietinBank không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như đầu tư các trang thiết bị máy móc, xây
dựng cở sở hạ tầng,đa dạng hóa các loại hình dịch vụ….nhằm thu hút nhiều
khách hàng và đẩy mạnh sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Thu lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu khác: nhìn chung qua 3 năm đều
tăng cụ thể năm 2011 đạt 39.684 triệu đồng tăng 10,02% tương ứng với số tiền
là 3.615 triệu đồng so với năm 2010. Cho đến 6 tháng năm 2013 đạt 24.465
triệu đồng tăng 12,5% tương ứng với số tiền là 2.717 triệu đồng so với 6 tháng
năm 2013. Các khoản thu này tăng cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu
của ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt bởi ngân hàng đã mở rộng hoạt động của
mình vào lĩnh vực kinh doanh mới hơn. Bởi hiện nay, người dân đã sử dụng
nhiều dịch vụ cung cấp từ ngân hàng nhiều hơn chẳng hạn như sử dụng hình
thức thẻ thanh toán tiền hàng hóa qua tài khoản mở tại ngân hàng, sử dụng thẻ
thanh toán, rút tiền mặt, ATM…..đặc biệt là cá nhân, doanh nghiệp.
* Chi phí
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như bất kỳ hoạt động
kinh doanh của các tổ chức kinh doanh khác, để tạo ra nguồn thu cho mình thì
cần phải tốn chi phí. Cùng với sự tăng lên từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013
của thu nhập, chi phí cũng có xu hướng biến động như vậy: năm 2011 chi phí
hoạt động của ngân hàng là 141.537 triệu đồng, tăng 15,9% so với năm 2010
(126.626 triệu đồng). 6 tháng năm 2013 chi phi hoạt động của ngân hàng
91.282 triệu đồng tăng 14,71% tương ứng với số tiền là 11.708 triệu đồng so
với 6 tháng 2012.
Chi phí khác: chủ yếu là các chi phí về hoàn nhập lãi, phần chi phí này
chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong ngân hàng và ít có sự biến động.
* Lợi Nhuận
6T2012 và 6T2013 cũng có chiều hướng tăng dần mặc dù chi phí tăng
nhưng ngân hàng vẫn duy trì được mức lợi nhuận là do sự nổ lực không ngừng
của toàn thể cán bộ ngân hàng nên đạt dược kết quả tốt cụ thể: 6T2013 đạt
48.041 triệu đồng tăng 15% so với 6T2012.
26
3.2.5 Thuận lợi và khó khăn
3.2.5.1 Thuận lợi
Về mặt tổng thể, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Đồng Tháp nói
riêng hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, thúc đẩy nền kinh tế gia
tăng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông, thủy sản. Đây chính là thế mạnh
của Tỉnh, vì vậy việc huy động cũng như cung ứng nguồn vốn cho các doanh
nghiệp là hết sức quan trọng, điều này góp phần mang lại thu nhập cho Ngân
hàng.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ngày càng được ổn
định. Hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn nhìn chung phát triển
thuận lợi, việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, chế độ, thể lệ của ngành luôn kịp thời và đầy đủ, nhờ vậy việc thực thi
nghiệp vụ đảm bảo đúng chế độ quy định. Hoạt động của các tổ chức tín dụng
đã góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong Tỉnh.
Đối với hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng Tháp trong năm đã
vượt qua những khó khăn thử thách, trước hết là sự cạnh tranh của các NHTM
và tổ chức tín dụng trên địa bàn về lãi suất huy động vốn của VNĐ cũng như
ngoại tệ… Song nhờ sự đoàn kết thống nhất cao trong hành động, kết hợp nắm
vững chủ trương phát triển kinh tế xã hội và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Tỉnh, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời vốn cho các thành phần kinh tế, đẩy
mạnh phát triển kinh tế gia đình, cải thiện nâng cao đời sống sinh hoạt. Nhìn
chung vốn mà Ngân hàng đầu tư đã mang lại hiệu quả kinh tế cho cả hai phía
là người cho vay và người đi vay.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Chi nhánh đã có những định hướng đúng
đắn trong chiến lược hoạt động kinh doanh, trình độ cán bộ - công nhân viên
Ngân hàng ngày càng được nâng lên, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
Ngân hàng được đổi mới hiện đại đáp ứng kịp thời với công nghệ mới.
Sản phẩm đa dạng, nhiều chính sách ưu đãi đã giúp cho VietinBank
Đồng Tháp dễ dàng thu hút một lượng lớn khách hàng, nhất là khách hàng
tiềm năng.
Sự hiện đại hóa, áp dụng công nghệ tin học hiện đại (sử dụng phần mềm
InCas) vào trong hoạt động của Ngân hàng, giúp cho các giao dịch được
nhanh chóng và tiện lợi.
3.2.5.2 Khó khăn
Hoạt động của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Đồng
Tháp nói riêng vẫn bị chi phối bởi những bất ổn kinh tế như lạm phát, biến
động giá vàng, ngoại hối…, bị tác động bởi những chính sách thắt chặt tiền tệ
của NHNN.
27
Tình hình cạnh tranh khách hàng trên địa bàn giữa các ngân hàng càng
tăng, vấn đề đáng quan tâm là cạnh tranh không lành mạnh như giảm lãi suất
cho vay, tăng lãi suất huy động.
Do phát triển mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, đặc biệt là
kinh tế ở địa bàn nông thôn, với số lượng khách hàng nhiều, hệ thống giao
thông nông thôn chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là kênh rạch, nên đã hạn chế phần
nào công tác kiểm tra giám sát món vay, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
tín dụng.
Do trình độ dân trí còn yếu kém và không đồng đều, đặc biệt là ở địa bàn
nông thôn đã ảnh hưởng không ít đến việc khai thác, mở rộng quy mô hoạt
động của Ngân hàng.
Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng VietinBank Đồng Tháp luôn tìm
được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng.
28
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
ĐỒNG THÁP
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
Qua những thống kê, tính toán từ bảng số liệu, có thể thấy rằng ngân
hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, chiếm tỉ lệ hơn 70% tổng
vốn hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010-2012, nguồn vốn của
ngân hàng có sự tăng giảm không đều, tăng ở giai đoạn 2010-2011 nhưng sau
đó lại giảm ở giai đoạn 2011-2012. Cụ thể, nguồn vốn hoạt động của ngân
hàng năm 2011 đạt 9.916.705 triệu đồng, tăng 43,22% so với năm 2010
(2.992.584 triệu đồng). Tuy nhiên, bước sang năm 2012, nguồn vốn huy động
của ngân hàng lại có dấu hiệu suy giảm xuống còn 8.804.342 triệu đồng, tương
đương giảm (1.112.363 triệu đồng) so với cùng kỳ. Mặc dù tỷ lệ giảm chỉ là
11,90%, có thể coi là một tỷ lệ không quá lớn, tuy nhiên sự suy giảm này ít
nhiều gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng số liệu
có thể thấy nguyên nhân của sự suy giảm này chính là do sự suy giảm của
nguồn vốn huy động (giảm 11,22%), vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ
hơn ở những phần sau.
29
Bảng 4.1Tình hình nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
2011
So sánh
2011/2010
Năm 2012
So sanh 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Vốn huy
động
6.924.121
76,65
9.916.705
73,98
8.804.342
74,56 2.992.584 43,22 (1.112.363)
(11,22)
2. Vốn điều
hoà
2.108.743
23,34
3.487.118
26,02
3.004.167
25,44 1.378.375 65,36
(482.951)
(13,85)
Tổng cộng
9.032.864
100
13.403.823
100
11.808.509
100 4.370.959 48,39 (1.595.314)
(11,90)
Số tiền
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010, 2011 và 2012
30
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ %
Bảng 4.2 Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng 6T2012 và 6T2013
ĐVT:triệu đồng
6T2012
6T2013
6T2013/6T2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
%
1. Vốn
4.908.713
huy động
77,88 5.976.550
75,09 1.067.837
21,75
2. Vốn
điều hoà
22,12 1.983.006
24,91
528.980
37,95
100 1.656.817
26,29
Tổng
cộng
1.394.026
6.302.739
100 7.959.556
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 6T2012 và 6T2013
Vốn huy động tăng là dấu hiệu tốt cho ngân hàng, cụ thể 6T2013 đạt
5.976.550 triệu đồng tăng 21,75% so với 6T2012 tương đương 1.067.837 triệu
đồng tuy nhiên0.141
vốn điều hòa vẫn tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân
hàng vì vốn điều hòa có chi phí vốn cao hơn chi phí vốn huy động rất nhiều.
Nhưng nhìn chung công tác huy động vốn có nhiều tiến bộ, vốn huy động tăng
hàng năm và tỷ trọng vốn huy động qua các năm cũng tăng lên.
31
Bảng 4.3:Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Số tiền
%
So sánh 2012/2011
ĐVT: triệu đồng
Số tiền
%
So sánh 2011/2010
Năm
2012
+Tiền gửi
không kỳ hạn
1.397.265 2.290.150 1.928.547
892.887
63,90
(361.603)
(15,79)
+Tiền gửi có
kỳ hạn-ngắn
hạn
4.913.707 6.908.125 6.241.061 1.994.418
40,59
(667.064)
(9,66)
17,17
(83.696)
(11,65)
43,22 (1.112.363)
(11,22)
+Tiền gửi có
kỳ hạn-trung,
dài hạn
Tổng vốn
huy động
613.149
718.430
634.734
105.281
6.924.121 9.916.705 8.804.342 2.992.584
Nguồn: Bảng cân đối kế toán ba năm 2010, 2011, 2012
32
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM, nguồn vốn huy
động luôn là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó tiền gởi
có kỳ hạn ngắn hạn là khoản mục mang lại nhiều nguồn thu nhất cho ngân
hàng. Và VietinBank Đồng Tháp cũng không là một ngân hàng ngoại lệ
Qua phân tích ta thấy, trong giai đoạn 2010-2012, tình hình huy động
vốn của VietinBank Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn, tổng vốn huy động tăng
trưởng không đều và thiếu tính ổn định. Năm 2011, vốn huy động tăng
43,22% một tỷ lệ tương đối cao, nhưng sau đó lại quay đầu giảm 11,22% trong
năm 2012. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, do tình hình biến động cũng như sự phục hồi một cách “chậm
chạp” của toàn nền kinh tế, nhiều công ty rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn
tới thiếu hoặc mất vốn. Đặc biệt là sự kiện “thủy sản Thanh Hải” và “thủy sản
Phương Nam” đã tạo ra một món nợ lớn với các NHTM, đẩy nhiều NHTM rơi
vào tình thế khó khăn. Trước tình thế đó, nhiều doanh nghiệp cũng như cá
nhân bắt đầu dè dặt hơn với nguồn vốn trong tay mình đang sở hữu, bởi lòng
tin của họ vào các NHTM ít nhiều đã bị giảm sút, và VietinBank Đồng Tháp
cũng đã chịu ảnh hưởng. Nguồn vốn huy động từ cá nhân của ngân hàng bắt
đầu giảm sút do tâm lý bị ảnh hưởng, nhiều cá nhân e dè không muốn mạo
hiểm với món tiền mình đang có vào ngân hàng. Từ đó, làm nguồn vốn huy
động của ngân hàng giảm.
Thứ hai là do sự ảnh hưởng khách quan của một số quy định của NHNN
về huy động và cho vay, gây ra một số khó khăn nhất định trong hoạt động
cho vay của ngân hàng. Cụ thể, thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định về
mức lãi suất tối đa bằng đồng Việt Nam, áp dụng ngày 03/03/2011. Theo
thông tư này thì mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức và
cá nhân không được vượt quá 14%/năm, bao gồm các khoản chi khuyến mãi
dưới mọi hình thức. Với quy định này đã phần nào không đem đến sự hài lòng
trong một bộ phận dân cư có vốn nhàn rỗi, vì họ kỳ vọng một mức sinh lợi cao
hơn thay vì gởi tiền vào ngân hàng và trong trường hợp này ngân hàng cũng
không thể linh động trong việc thu hút vốn do bị giới hạn về lãi suất. Một
thông tư nữa gây ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng là
thông tư số 11/2011/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/05/2011 quy định về việc
chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng đối với các tổ chức tín dụng. Theo
đó, NHTM không được huy động vốn bằng vàng cũng như không được
chuyển vốn huy động bằng vàng trước đây thành đồng Việt Nam. Khó khăn ở
đây chính là lượng vàng trong dân cư là vô cùng lớn và người dân lại không
muốn chuyển đổi vàng thành tiền mặt do lo ngại sự giảm giá. Vì vậy, nguồn
vốn huy động của VietinBank bị giảm. Cụ thể vốn huy động ngắn hạn năm
2011 đạt 6.908.125 triệu đồng, tăng 40,59% so với năm 2010. Sang năm 2012
giảm nhưng không đáng kể 9,66% tương đương 667.064 triệu đồng, kéo theo
đó làm cho tổng nguồn vốn huy động lại giảm 11,22% so với 2011 với số tiền
là 1.112.363 triệu đồng.
33
Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 6T2012 và 6T2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
6T2012
Năm
6T2013
So sánh 2011/2010
Số tiền
%
+Tiềngửi không
1.003.485 1.180.225
kỳ hạn
176.740
17,61
+Tiền gửi có kỳ
3.191.746 4.010.753
hạn-ngắn hạn
819.007
25,66
72.090
10,10
1.067.837
21,75
+Tiền gửi có kỳ
hạn-trung,dài
hạn
Tổng vốn huy
động
713.482
785.572
4.908.713 5.976.550
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 6T2012 và 6T2013
Mặc dù nguồn vốn huy động biến động rõ rệt, nhưng chúng ta có thể
thấy được sự ổn định của nguồn vốn huy động ngắn hạn qua khoản mục tiền
gởi có kỳ hạn-ngắn hạn. Từ năm 6T2012 đến 6T2013, vốn huy động ngắn hạn
luôn được duy trì và không có quá nhiều thay đổi. 6T2013 vốn huy động ngắn
hạn đạt 4.010.753 triệu đồng, tăng 25,66% so với 6T2012. Đối diện với sự ì
ạch và khó khăn của nền kinh tế, bằng những nổ lực của mình VietinBank
Đồng Tháp đã duy trì được sự tăng trưởng cho nguồn vốn huy động ngắn hạn
nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung cũng tăng 21,75%.
34
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG TẠI VIETINBANK
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
4.2.1 Doanh số cho vay
Nhìn chung, hầu hết Ngân hàng hiện nay có thu nhập chủ yếu từ hoạt
động tín dụng ngắn hạn và dịch vụ, nhưng chủ yếu vẫn là tín dụng ngắn hạn.
Thật vậy, khi nhìn vào cơ cấu tín dụng của VietinBank nói chung và
VietinBank Đồng Tháp nói riêng thì tín dụng ngắn hạn vẫn là chủ yếu.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách
hàng bằng tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định.
Cùng với định hướng hoạt động hòa nhập cùng cơ chế thị trường, kinh doanh
đa năng, đa dạng, mở rộng phạm vi và đối tượng cấp tín dụng trên tinh thần an
toàn, ổn định và phát triển. Chính vì thế mà VietinBank Đồng Tháp đã có
những bước tiến không ngừng trong quá trình hoạt động tín dụng của mình, cụ
thể như sau:
- Nếu xét vào cơ cấu giữa ngắn hạn và trung và dài hạn, có thể thấy
doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với doanh số cho vay
trung và dài hạn, và tỷ lệ này luôn được duy trì trong quá trình hoạt động của
ngân hàng. Năm 2010, chênh lệch giữa hai tỷ lệ này là 50,06%. Đến năm
2011, cùng với những bước ổn định ban đầu của toàn nền kinh tế nói chung và
kinh tế khu vực Đồng Tháp nói riêng, cho vay ngắn hạn cũng tăng lên chênh
lệch giữa hai tỷ lệ này là 58,24%. Tuy nhiên sang năm 2012 sự chênh lệch của
doanh số cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn lại tăng lên đến 71,24% trong
sự tăng trưởng chậm chạp của toàn nền kinh tế. Như vậy có thể thấy, trong
những giai đoạn ổn định, cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều mang lại
hiệu quả kinh doanh tốt cho ngân hàng, nhưng trong những bất ổn về kinh tế,
hay những rủi ro trong thị trường xảy ra thì cho vay ngắn hạn lại biến động
hơn cho vay trung dài hạn, và phù hợp cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
- Nếu xét dựa vào doanh số qua từng năm. Doanh số cho vay năm 2011
tăng 10,50% so với năm 2010 (6.225.084 triệu đồng), đạt 6.878.447 triệu
đồng. Năm 2012 trung và dài hạn, con số lại quay đầu giảm xuống còn
352.261 triệu đồng, mức suy giảm khá cao. Theo đó, từ bảng số liệu ta thấy
rằng, sự biến động của doanh số cho vay là hệ quả của sự tăng giảm doanh số
cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung dài hạn, tuy nhiên doanh số cho
vay ngắn hạn lại có sự biến động ít hơn, nếu không nói là duy trì khá ổn định.
Trong giai đoạn 2010-2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 16,52% trong khi
doanh số cho vay trung dài hạn giảm 7,60%. Đến giai đoạn 2011-2012, doanh
số cho vay trung dài hạn giảm đến 24,53% nhưng doanh số cho vay ngắn hạn
tăng 18,59%. Qua đó có thể thấy, cho vay trung dài hạn mang lại nhiều rủi ro
hơn cho ngân hàng vì sự biến động khi kinh tế thay đổi là rất lớn. Ngược lại
nghiệp vụ cho vay ngắn hạn sẽ tạo tính ổn định cho Ngân hàng trong từng thời
gian cụ thể, bên cạnh sự thay đổi khôn lường của thị trường.
35
Bảng 4.5 Tình hình tín dụng chung tại Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
%
Số tiền
2012
Số tiền
%
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2011/2010
%
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Doanh số cho vay
6.225.084
100
6.878.447
100
7.537.959
100
653.363
10,50
659.512
9,59
-Ngắn hạn
4.670.681
75,03
5.442.228
79,12
6.454.001
85,62
771.547
16,52 1.011.773
18,59
-Trung, dài hạn
1.554.403
24,97
1.436.219
20,88
1.083.958
14,38 (118.184)
2.Doanh số thu nợ
5.896.612
100
5.455.788
100
5.114.217
100 (440.824)
-Ngắn hạn
4.227.604
71,70
4.202.255
77,16
4.052.064
79,23
-Trung, dài hạn
1.669.008
28,30
1.253.533
22,84
1.062.153
20,76 (415.475)
3.Dư nợ
2.315.734
100
3.738.393
100
6.162.135
100 1.422.659
61,43 2.423.742
64,83
-Ngắn hạn
1.849.809
79,88
3.089.782
82,65
5.491.719
89,12 1.239.973
67,03 2.401.937
77,74
465.925
20,12
648.611
17,35
670.416
10,88
182.686
39,21
21.805
(3,36)
24.667
16.278
100
100
124.532
100
9.653
39,13
90.212
262,86
66,00
34.320
24.100
70,22
99.850
79,96
7.822
48,05
75.750
314,32
8.389
34,00
10.220
29,78
24.952
20,04
1.831
21,83
14.732
144,15
-Trung, dài hạn
4.Nợ xấu
-Ngắn hạn
-Trung, dài hạn
Nguồn: Báo cáo cho vay 2010-2012
36
(25.349)
(7,60) (352.261) (24,53)
(7,48) (341.571)
(6,26)
(0,60) (150.191)
(3,57)
(24,89) (191.380) (15,27)
4.2.2 Doanh số thu nợ
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân
hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và
tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và
nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của
cán bộ tín dụng thể hiện uy tín của khách hàng là việc khách hàng có sử dụng
vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đồng thời
phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Như đã phân tích, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so
với doanh số cho vay trung, dài hạn, do đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng
chiếm phần lớn tổng doanh số thu nợ. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012,
doanh số thu nợ luôn có chiều hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ
đạt 5.442.228 triệu đồng (trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 4.202.255 triệu
đồng), giảm 7,48% so với năm 2010 (440.824 triệu đồng). Năm 2012, doanh
số thu nợ tiếp tục giảm, cụ thể năm 2012 đạt 5.114.217triệu đồng (trong đó
doanh số thu nợ ngắn hạn 4.052.064 triệu đồng, trung và dài hạn là 1.062.153
triệu đồng), tiếp tục giảm 6,26% so với năm 2011. Thực tế thấy, trong đà tăng
trưởng của doanh số thu nợ qua từng năm, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng
giảm nhưng không đáng kể năm 2011 giảm 0,60% so với năm 2010, đến năm
2012 thì có sự tăng lên của nợ ngắn hạn từ 0,60% đến 3,57%. Nhưng đây cũng
không phải là tình trạng đáng lo ngại cho ngân hàng vì như đã biết, doanh số
cho vay ngắn hạn năm 2010 giảm ít nên sang năm 2012 các khoản nợ đa phần
chưa tới thời hạn thu hồi trong năm này.
4.2.3 Dư nợ
Ta biết dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và quá trình thu nợ, thể
hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu hồi được tính đến thời
điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng
tín dụng qua từng thời kỳ. Dư nợ năm 2011 là 3.738.393 triệu đồng, tăng
1.422.659 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, theo cùng xu thế 2011, dư
nợ tăng khá mạnh 64,83%, tương đương 2.423.742 triệu đồng. Chính sự biến
động của doanh số cho vay đã dẫn tới chiều hướng biến động của dư nợ tín
dụng. Doanh số cho vay tăng thì dư nợ cũng tăng, và ngược lại.
Bên cạnh đó có thể thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so
với dư nợ trung và dài hạn vì cho vay ngắn hạn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng
cao trong ngân hàng. Qua quan sát, dư nợ ngắn hạn qua ba năm 2010, 2011,
2012 lần lượt là 79,88%; 82,89%; 89,12%; dư nợ ngắn hạn có chiều hướng
biến động tăng, đồng nghĩa với chiều hướng giảm của dư nợ trung dài hạn.
4.2.4 Nợ Xấu
Nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng
khi đến hạn thanh toán (bao gồm nợ quá hạn và nợ xấu). Từ bảng số liệu, ta
thấy nợ xấu tại VietinBank tăng không ngừng trong từng năm, giai đoạn 20102011 tăng với tốc độ chậm, tuy nhiên giai đoạn 2011-2012 lại tăng với tốc độ
khá cao, nợ xấu 2012 gần gấp nhiều lần nợ xấu 2010. Cụ thể nợ xấu năm 2011
37
tăng 39,13% so với năm 2010, năm 2012 tăng 262,86% so với năm 2011, một
tỷ lệ tăng khá cao. Nếu như giai đoạn 2010-2012, nợ xấu tăng là một điều hiển
nhiên vì doanh số cho vay của ngân hàng tăng thì tất yếu dẫn đến nợ xấu tăng,
đó là một xu thế tất yếu. Nguyên nhân là do nhiều khách hàng gặp khó khăn
trong kinh doanh do chi phí đầu vào tăng trong khi giá cả đầu ra không khả
quan, thị trường bất động sản vẫn chưa hết ảm đạm, từ đó không ít khách hàng
khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu. Tuy
nhiên đây không phải là khó khăn riêng của VietinBank mà là một hệ quả
chung của toàn ngành ngân hàng, khi tăng trưởng tín dụng năm 2012 của toàn
ngành ngân hàng chỉ đạt 7%. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng
cao hơn so với nợ xấu trung, dài hạn là điều hiển nhiên vì cho vay ngắn hạn
nhiều hơn cho vay trung, dài hạn cho nên nợ xấu ngắn hạn cao hơn.
Từ những phân tích trên có thể thấy trong tình trạng nền kinh tế chưa có
được sự ổn định cần thiết thì tín dụng ngắn hạn vẫn mang lại hiệu quả cao, rủi
ro ít hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Vì thế, quan tâm chú trọng phát
triển nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, bên cạnh giảm thiểu rủi ro đến mức thấp
nhất là một mục tiêu cấp thiết với ngân hàng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề
đó trước hết ta cần đi sâu phân tích những chỉ số cơ bản như doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu cũng như một vài chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tín dụng ngắn hạn để có thể thấy được thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại ngân hàng, từ đó có thể tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động này.
38
Bảng 4.6 Tình hình tín dụng chung tại Vietinbank Đồng Tháp
6T2012và 6T2013
ĐVT: triệu đồng
6T2012
Chỉ tiêu
Số tiền
6T2013
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh số cho
vay
- Ngắn hạn
3.049.223
100
2.097.255
- Trung, dài hạn
Số tiền
4.945.337
6T2013/6T2012
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
100
1.896.114 62,18
68,78
3.962.204 80,12
1.864.949 88,92
951.967
31,22
987.132 19,88
2. Doanh số thu nợ
2.005.590
100
- Ngắn hạn
1.520.237
3,69
100
551.114 27,48
75,80
2.201.833 86,12
681.596 44,83
485.352
24,20
354.870 13,88
3. Dư nợ
2.993.007
100
-Ngắn hạn
2.260.013
- Trung, dài hạn
2.556.704
35.165
100
(26,8
8)
639.111 21,35
75,61
3.099.649 85,34
839.636 37,15
729.994
24,39
532.468 14,66
4. Nợ xấu
43.751
100
- Ngắn hạn
30.136
- Trung, dài hạn
13.615
- Trung, dài hạn
3.632.118
(130.482)
100
(27,0
5)
18.906 43,21
68,88
45.602 72,78
15.466 51,32
31,12
17.055 27,22
3.440 25,27
62.657
(197.526)
Nguồn: Báo cáo cho vay 6T2012-6T2013
Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp
luôn được mở rộng cho đến nay đây là một trong những Ngân hàng có thị
phần lớn nhất trong Tỉnh, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực cung cấp tài
chính để phát triển Tỉnh nhà. Góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã
hội của Đồng Tháp. Nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn chế biến xuất khẩu
thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho
cả doanh nghiệp và người lao động. Đối với Chi nhánh hoạt động tín dụng
luôn giữ được tốc tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát đã trở thành một trong
những sản phẩm chính mang lại lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng.
Xét về doanh số cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn. Trong nền kinh tế
thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn
lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói
đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các
ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần
39
kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho
Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh
số cho vay qua 6T2012 tăng liên tục đến 6T2013. Cụ thể: 6T2013 là
3.962.204triệu đồng, 6T2012 là 2.097.255triệu đồng, tăng 1.864.949 triệu
đồng, tương ứng tăng 88,92% so với 6T2012. Hoạt động cho vay và tài trợ
thương mại là những mảng tín dụng lớn nhất của Chi nhánh. Trong đó chủ yếu
là cho vay tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu.
Tổng doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do Chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa
như: Công ty Thương nghiệp Đồng Tháp, kinh doanh hàng kim khí điện máy,
công nghệ phẩm xăng dầu. Đặc biệt cho vay các thương lái mua lúa, Công ty
Nông sản thực phẩm để thu mua gạo xuất khẩu. Hình thức cho vay trung, dài
hạn cũng tăng . Cụ thể 6T2012 là 951.967 triệu đồng, 6T2013 có chiều hướng
tăng lên 987.132triệu đồng, tăng 35.165triệu đồng, tương ứng tăng 3,69% so
với cùng kì. 6T2013 tăng là do các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nâng cao
máy móc kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó một nguyên
nhân là do Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp cho vay nhằm đáp
ứng vốn cho đầu tư dự án mới, dự án mở rộng sản xuất, dự án ứng dụng khoa
học, công nghệ và mua sắm các tài sản cố định phù hợp với sự phát triển
chung của khu vực và cả nước.
Doanh số thu nợ
Cũng như đã phân tích ở phần trên doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ lệ vượt trội so với doanh số cho vay trung và dài hạn, và tỷ lệ này
luôn được duy trì trong quá trình hoạt động của ngân hàng. 6T2013 chênh lệch
giữa hai tỷ lệ này là 27,48%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 44,83% so với
6T2012 cụ thể 6T2012 là 1.520.237 và 6T2013 là2.201.833, tương đương
681.596 triệu đồng. Bên cạnh đó thì doanh số thu nợ trung,dài hạn có sự giảm
nhẹ (26,88%) so với 6T2012. Nguyên nhân của sự giảm này là do dự án chưa
hoàn thành nên chưa đưa vào hoạt động, mua sắm các tài sản cố định chưa
được nên làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm xuống.
Dư nợ
Dự nợ phản ánh thực trạng tín dụng của ngân hàng tại một thời hạn nhất
định. Do đó dư nợ của ngân hàng càng cao cùng với doanh số cho vay và
doanh số thu nợ ngày càng tăng cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy
mô hoạt động, khả năng thu lợi ngày càng tăng vì dư nợ là phần vốn mà ngân
hàng cho vay chưa tới hạn sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Dự nợ 6 tháng
năm 2013 là 2.260.013 triệu đồng tăng 21,35% tương đương 639.111 triệu
đồng so với 6 tháng 2012 dư nợ tăng đồng nghĩa lợi nhuận cũng tăng.
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao cụ thể 6T2013 là 3.099.649
triệu đồng, tăng 37,15% tương đương 839.636 triệu đồng so với 6T2013 ngân
hàng đang tiến hành mở rộng mạng lưới, hoạt động tín dụng ngắn hạn tăng lên
ngược lại với dư nợ ngắn hạn là dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp có xu
hướng tăng trong 6T2012 đến 6T2013 là do dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt
động có hiệu quả nên đã làm cho dư nợ trung, dài hạn tăng
40
Nợ xấu
Nợ xấu là một trong những rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hoạt
động của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bi ứ động, vòng quay
vốn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy ngân
hàng cần có biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu nhằm hạn chế được rủi ro.
So với 6 tháng đầu năm 2013 thì ở 6 tháng 2012, nợ xấu tăng từ
43.751triệu đồng lên 62.657 triệu đồng tăng 18.906 triệu đồng, còn nợ xấu
ngắn hạn và trung,dài hạn cũng tăng lên. Nguyên nhân là do ngân hàng chưa
chủ động trong công tác thu hồi nợ, phải xử lí tài sản đảm bảo của khách hàng
hoàn toàn không còn khả năng trả nợ.
41
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI VIETINBANK ĐỒNG THÁP
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ
Bảng 4.7 Tình hình tín dụng DSCV ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
%
Số tiền
2012
%
Số tiền
%
So sánh
2011/2010
Số tiền
%
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
1. DSCV ngắn hạn
theo thành phần kinh tế.
4.670.681
- DN nhà nước
1.412.881 30,25
- Cty CP, TNHH
- DN tư nhân và cá thể
theo theo thành
2. DSCV ngắn hạn
theo ngành kinh tế
100
100
771.547 16,52
1.011.773
18,59
1.782.874 32,76
1.636.735 25,36
369.993 26,19
(146.139)
(8,20)
822.040 17,60
1.089.534 20,02
1.248.204 19,34
267.494 32,54
158.670
14,56
2.435.760 52,15
2.569.820 47,22
3.569.062 55,30
134.060
5,50
999.242
38,88
4.670.681
5.442.228
100
6.454.001
100
771.547 16,52
1.011.773
18,59
642.173
9,95
3,04
93.052
16,95
100
5.442.228
100
6.454.001
- Ngành nông nghiệp
và thủy sản
532.925 11,41
549.121 10,09
- CNghiệp và xây dựng
822.507 17,61
974.159 17,90
1.064.910 16,50
151.652 18,44
90.751
9,32
3.315.249 70,98
3.918.948 72,01
4.747.918 73,55
603.699 18,21
828.970
21,15
- TM-DV và ngành
khác
Nguồn: Báo cáo cho vay 2010-2012
42
16.196
4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Đặc điểm của Vietinbank Đồng Tháp là cho vay TM-DV bên cạnh đó thì
cũng cho vay theo thời vụ lúa gạo và thời vụ cá tra, cá Basa xuất khẩu. Nếu
lúa và cá trúng mùa thì nhu cầu vay vốn tiền mặt của khách hàng càng lớn.
Hơn nữa, với thị phần hoạt động rộng lớn nên khách hàng quan hệ tín dụng
với Ngân hàng, rất đa dạng, đủ các Thành phần kinh tế trong đó chủ yếu vẫn là
các thành phần kinh tế DN tư nhân và cá thể mà nòng cốt là DN tư nhân Xuất
nhập khẩu thủy hải sản, nông sản. Ngoài ra, Chi nhánh cũng đầu tư tín dụng
với các đơn vị khác trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.
Đối với DNNN. Tổng doanh số cho vay DNNN liên tục tăng giảm qua 3
năm, năm 2010 là 1.412.881 triệu đồng, năm 2011 là 1.782.874 triệu đồng,
tăng 369.993 triệu đồng tương ứng tăng 26,19% so với năm 2010. Năm 2012
giảm mạnh, còn ở mức 1.636.735 triệu đồng, giảm (146.139) triệu đồng tương
ứng giảm 8,20 %. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thực hiện
Quyết định 187/2004/NĐCP về cổ phần hóa các DNNN, các DNNN đã đi lên
cổ phần hóa, còn một số khác thì làm ăn kém hiệu quả và ngày càng thua lỗ có
nguy cơ bị giải thể nên Chi nhánh hạn chế cho vay. Vì vậy, doanh số cho vay
đối với doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm.
Đối với Cty CP, TNHH năm 2010 là 822.040 triệu đồng, năm 2011 là
1.089.534 triệu đồng, tăng 267.494 triệu đồng tương ứng tăng 33,54% so với
năm 2010, năm 2012 tăng lên 1.248.204 triệu đồng, tăng 158.670 triệu đồng,
tăng 14,56% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là một phần do các TPKT
này làm ăn hiệu quả tăng nhu cầu vay vốn Ngân hàng.
Doanh nghiệp tư nhân, cá thể. Gọi chung là các TPKT khác. Doanh số
cho vay TPKT này tăng liên tục qua 3 năm 2011 là 2.569.820 triệu đồng, tăng
134.060 triệu đồng, tăng 5,50% so với năm 2010 đến năm 2012 vẫn tăng tiếp
tục năm 2012 là 3.569.062 triệu đồng, tăng 999.242 triệu đồng, tăng 38,88%
so với năm 2011. Do trong những năm gần đây, các TPKT này có xu hướng
phát triển mạnh, cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Thêm vào đó nhờ sự linh
hoạt và nhạy bén, trong việc nắm bắt tình hình biến động thị trường ngày càng
tỏ rõ sự năng động trong nền kinh tế thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay
đối với các TPKT này chiếm khá cao. Do TPKT khác ngày càng được mở
rộng về số lượng cũng như chất lượng nên đòi hỏi vốn càng nhiều để đầu tư.
Bên cạnh đó do tỷ lệ lạm phát những năm gần đây tăng khá cao, nguồn nguyên
liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh có giá ngày càng tăng nên các doanh
nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn hơn để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Qua phân tích tình hình cho vay, ta thấy VietinBank Đồng
Tháp đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng. Đó là giữ vững thị
trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay các TPKT khác, ưu tiên
cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ngừng mở rộng các đối tượng khách
hàng tiềm năng, nhờ đó mà NHCT Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp tạo được
tiền đề cho một định hướng đúng. Cho vay đa TPKT, một hướng đi đã đem lại
hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho
43
Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã nắm bắt được thay đổi trong chủ
trương chính sách của Chính Phủ và kịp thời có định hướng cho vay phù hợp
với tình hình đổi mới nên đã giữ được mức cho vay phù hợp với nguyên tắc
“an toàn - hiệu quả - tăng trưởng”.
4.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo nghành kinh tế
Ngành nông nghiệp Ngành thuỷ sản. Đồng Tháp là một vùng đất
vô cùng trù phú, màu mỡ, nước lũ hàng năm mang về một lượng phù sa đáng
kể, rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo, hoa màu và các loại
trái cây ăn quả đặc sản của vùng. Vì vậy doanh số cho vay ngành nông nghiệp
luôn tăng. Vì thế doanh số cho vay ngành này tăng lên rất nhiều so với năm
2011 đạt 549.121 triệu đồng, tăng 3,04% tương ứng với số tiền là 16.196 triệu
đồng. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng như vậy là
do Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cho vay thấp hơn so với những ngân
hàng khác trên cùng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh
doanh của khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý, từ đó đã thu
hút được đông đảo khách hàng đến vay vốn, đẩy doanh thu tăng vượt qua các
năm. Đến năm 2012 doanh số cho vay này cũng tiếp tục tăng đạt 642.173 triệu
đồng, với tỷ lệ tăng là 16,95% tương ứng với số tiền là 93.052 triệu đồng.
Ngành thuỷ sản với lợi thế địa phương được bao bọc bởi hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu nên rất thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển. Do đó,
Ngân hàng cũng mở rộng cho vay ngành kinh tế này. Ngành nghề này giúp
người dân chuyên môn hoá nuôi trồng thuỷ sản. Doanh số cho vay tăng dần
qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành này tăng cao là
do hiện nay các tổ chức kinh tế đã tìm ra được nguồn tiêu thụ cung cấp sản
phẩm, giá cá tra đầu ra tăng lên, và một phần người dân đã chuyển đổi cơ cấu
làm ruộng sang ngành thuỷ sản này để nuôi cá như: cá tra, cá basa, cá
lóc…cho nên doanh số cho vay tăng khá rõ rệt. Đây là ngành kinh tế giàu tiềm
năng của Tỉnh, vì vậy mà Chi nhánh rất chú trọng để phát triển trong tương lai.
Ngành công nghiệp chế biến, Ngành xây dựng: nhìn chung
doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến liên tục tăng qua các năm. Năm
2011 tăng 151.652 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 18,44% so với năm 2010. Bước
sang năm 2012 doanh số này tăng 90.750 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,32% so
với năm 2011. Ngành công nghiệp chế biến là ngành có nhiều triển vọng phát
triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là một trong những khách hàng
truyền thống của Ngân hàng như: Công ty xuất nhập khẩu, Công ty dược,
Doanh nghiệp vật tư nông nghiệp…. Sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh phong
phú và đa dạng nhưng công nghệ bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch còn
nhiều hạn chế, nên gặp nhiều trở ngại trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông
sản, thuỷ hải sản. Chính vì vậy đây là ngành rất cần nguồn vốn đầu tư trang
thiết bị hiện đại để có thể cạnh tranh với công nghệ chế biến của nước ngoài,
đưa các mặt hàng nông và thuỷ hải sản ở nước ta đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy
nhiên, cho vay thu mua chế biến xuất khẩu là theo mùa vụ, theo nhu cầu từng
thời kỳ, do đó cần nắm bắt được chu kỳ sản xuất, có kế hoạch huy động vốn
kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng theo từng mùa vụ. Ngành xây
dựng, đây là ngành Ngân hàng cũng chú trọng cho vay, với tốc độ tăng trưởng
khá cao. Nguyên nhân là do với hướng phát triển mạnh công nghiệp và thương
44
mại - dịch vụ để từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn, đã tạo điều kiện cho xây dựng phát triển, để trang bị cơ sở hạ tầng. Cơ sở
hạ tầng phát triển vững chắc là nền tảng tốt để thúc đẩy các ngành nghề khác
phát triển.
Ngành thương mại - dịch vụ, ngành khác: Là một trong những
ngành được nhà nước quan tâm và hỗ trợ hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho
người dân phát triển. Mặc khác nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có vị
trí giao thông thuận lợi về đường sông lẫn đường bộ, có nhiều khu di tích lịch
sử, khu du lịch như: Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, rừng
Tràm Tam Nông, khu du lịch Gáo Giồng…Chính vì vậy mà ngành thương mại
- dịch vụ được sự quan tâm của các ngành các cấp. Xác định được tính trọng
điểm của ngành này, trong những năm vừa qua VietinBank Đồng Tháp đã đầu
tư phần lớn nguồn vốn để phát triển ngành đưa doanh số cho vay ngành
thương mại - dịch vụ tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2011 doanh số
cho vay tăng 603.699 triệu đồng tỷ lệ tăng là 18,21% so với năm 2010. Đến
năm 2012 doanh số này tăng 828.970 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 21,15% so
với năm 2011. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành mà
Ngân hàng đầu tư. Ngành khác: bao gồm ngành vận tải kho bãi và thông tin
liên lạc, hoạt động cá nhân phục vụ cộng đồng
45
Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế và ngành kinh
tế 6T2012 và 6T2013.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6T2012
Số tiền
1. DSCV ngắn hạn
theo thành phần
kinh tế.
2.097.255
6T2013
Tỷ lệ
(%)
100
Số tiền
3.962.204
6T2013/6T2012
Tỷ lệ
(%)
100
Số tiền
1.864.949
%
88,92
1. DN nhà nước
277.257 13,22
626.029 15,80
348.772 125,79
2.Cty CP, TNHH
478.384 22,81
994.116 25,09
515.732 107,81
3. DN tư nhân và
cá thể
1.341.614 63,97
2.342.059 59,11
1.000.445
74,57
2.DSCV ngắn hạn
theo ngành kinh tế
2.097.255
3.962.204
1.864.949
88,92
100
100
Ngành nông nghiệp
và thủy sản
218.744 10,43
550.350 13,89
331.606 151,60
CNghiệp và xây
dụng
412.739 19,68
1.112.587 28,08
699.848 169,56
1.465.772 69,89
2.299.267 58,03
833.495
TM-DV và ngành
khác
ngành khác
56,86
Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
* Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Đối với DNNN: doanh số cho vay DNNN tăng 6 tháng đầu năm 2012
và 2013, 6T2013 là 626.029 triệu đồng, tăng 348.772 triệu đồng tương ứng
tăng 125,79% so với 6T2012. Tình hình của ngân hàng thời gian qua luôn
tăng. Điều này là do doanh số cho vay đối với DNNN tăng lên, ngân hàng
đang mở rộng quy mô hoạt động trên diện rộng kể cả thành thị và nông thôn.
Điều này cũng cho thấy ngân hàng đã cung cấp vốn nhiều hơn cho nền kinh tế,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Đối với Cty CP, TNHH: 6T2013 doanh số cho vay đối với thành phần
kinh tế Cty CP tăng đáng kể, đạt 994.116 triệu đồng, tức tăng 107,81% so với
6T2012, doanh số cho vay đối với. Những kết quả trên là hệ quả của nhiều
46
nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, tình hình kinh tế trên địa bàn mặc dù vẫn
còn gặp nhiều thử thách nhưng nhiều Cty CP mở ra hoạt động.
DN tư nhân và cá thể 6T2013 đạt 2.342.059 triệu đồng, tăng 74,57%,
tương ứng 1.000.445 triệu đồng so với 6T2012. DN tư nhân và cá thể đã bắt
đâu khôi phục hoạt động trở lại, đồng thời cũng xuất hiện thêm nhiều cá nhân
kinh doanh nhỏ ra đời, đáp ứng nhu cầu của một vùng nông thôn do đó nhu
cầu vốn của thành phần này tăng lên đáng kể. Thứ hai, những khách hàng
truyền thống (đặc biệt là ở khu vực Thị xã Hồng Ngự) kinh doanh có hiệu quả
nên có nhu cầu vốn mở rộng sản xuất. Thêm vào đó, giai đoạn này ngân hàng
đang thực hiện phương châm “đa dạng hóa đối tượng khách hàng”, trong đó
chú trọng vào thành phần kinh tế này (do thành phần này tập trung rất nhiều
dạng khách hàng có nhu cầu vốn khác nhau), cho nên thực hiện nhiều chính
sách ưu đãi, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, nghiệp vụ
cho vay đối với cá nhân phục vụ được mở rộng, thủ tục đơn giản, điều này đã
làm gia tăng không ít lượng khách hàng này cho ngân hàng.
* Doanh số cho vay ngắn hạn theo nghành kinh tế
Như đã biết, VietinBank tọa lạc tại Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp.
Ở đây, các hoạt động mang tính thương mại, dịch vụ như khách sạn, nhà
hàng,…là chiếm đa số. Đặc điểm của ngành kinh tế này là có vòng lưu chuyển
vốn lớn, sản xuất, kinh doanh liên tục và thường xuyên, đồng thời cũng có lợi
nhuận tương đối ổn định, khả năng trả nợ cao. Còn đối với nông nghiệp, đây
cũng là ngành có khả năng thu hồi nợ tốt nhưng thời gian lại quá dài, thường
phải thu theo mùa vụ, và chịu sự chi phối mạnh mẽ của thời tiết, khí hậu và
đặc biệt là giá cả - những yếu tố không dự báo được. Bên cạnh đó, đa phần các
hộ sản xuất nông nghiệp nằm ở các huyện ở xa do đó công tác đánh giá tài sản
đảm bảo cũng như kiểm tra các món vay không thuận tiện. Đối với xây dựng,
công nghiệp, ngân hàng vẫn đang duy trì một tỷ trọng tương đối, phù hợp với
quy mô cho vay của ngân hàng, nhằm đem lại lợi ích cao nhất từ nhóm ngành
này.
Trở lại bảng số liệu nhìn chung doanh số cho vay của 3 nhóm ngành
nông nghiệp và thủy sản, CNghiệp và xây dựng, thương mại- dịch vụ và ngành
khác có sự biến động theo chiều hướng chung của doanh số cho vay nói
chung, tức là tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Cụ thể, đối với
thương mại, dịch vụ doanh số cho vay 6T2013 tăng 56,86% so với năm 2012,
đạt mốc 833.495 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 6T2013 trên địa bàn Thị
Xã Hồng Ngự đã có nhu cầu phát triển về dịch vụ như nhà hàng, khách sạn đã
vay vốn để đầu tư cở sở của mình, nhằm thu được lợi ích cao nhất, vì thế làm
cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.
47
Bảng 4.9 DSTN ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
%
Số tiền
2012
Số tiền
%
So sánh 2011/2010
%
Số tiền
100
(25.349)
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
(0,60)
(150.191)
(3,57)
(170.674) (12,52)
%
1.DSTN ngắn hạn theo
thành phần kinh tế
4.227.604
100
4.202.255
100
- DN nhà nước
1.131.730
26,77
1.362.791
32,43
1.192.117 29,42
231.061
20,42
962.202
22,76
806.833
19,20
824.596 20,35
(155.369)
(16,15)
17.763
2,20
- DN tư nhân và cá thể
2.133.671
50,47
2.032.631
48,37
2.035.351 50,23
(101.040)
(4,74)
2.720
0,13
2.DSTN ngắn hạn theo
ngành kinh tế
4.227.604
100
4.202.255
100
4.052.064
100
(25.349)
(0,60)
(150.191
(3,57)
- Ngành nông nghiệp và
thủy sản
622.726
14,73
584.953
13,92
311.603
7,69
(37.773)
(6,07)
- CNghiệp và xây dựng
819.309
19,38
796.328
18,95
718.431 17,73
(22.981)
(2,81)
(77.897)
(9,78)
2.785.569
65,89
2.820.974
67,13
3.022.024 74,58
35.405
1,27
201.050
7,13
-Cty CP, TNHH
- TM-DV và ngành
khác
4.052.064
Nguồn: Báo cáo cho vay 2010-2012
48
(273.350) (46,73)
4.3.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Đối với DNNN. Năm 2011 là 1.362.791 triệu đồng, năm 2010 là
1.131.730 triệu đồng, tăng 231.061 triệu đồng, tương ứng tăng 20,41% so với
năm 2010. Năm 2012 thu nợ giảm (170.674) triệu đồng, tương ứng giảm
12,52% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh số cho vay năm 2011 ở các
DNNN tăng lên nên doanh số thu nợ tăng lên và ngược lại.
Đối với Cty CP, TNHH năm 2011 là 806.833 triệu đồng, giảm (155.369
triệu đồng), tương đương giảm 16,15%, năm 2012 là 824.596 triệu đồng, tăng
17.763 triệu đồng, tương ứng tăng 2,20% là đối với Cty CP, TNHH. Năm
2011 là 2.032.631 triệu đồng, tăng 2.035.351 triệu đồng, tương ứng với tăng
0,13% so với năm 2011. Do chưa thu hồi nợ được một số khoản nợ của năm
2011, nhưng đến năm 2012 thì với sự nỗ lực của ngân hàng đã thu được các
khoản nợ của năm 2011 và các năm trước đó, làm cho doanh số thu nợ tăng
lên.
Đối với DNTN và cá thể. Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao
nhất của ngân hàng, doanh số cho vay đối với thành phần này cũng chiếm tỷ
trọng cao nhất và có sự gia tăng qua các năm. Nhìn chung trong giai đoạn
2010-2012, doanh số thu nợ của nhóm thành phần kinh tế này đều tăng giảm,
nhưng tốc độ không đều nhau giữa các thời kỳ. Như vậy qua phân tích tình
hình thu hồi nợ của VietinBank Đồng Tháp, ta thấy thu nợ có sự gia tăng giảm
qua các năm, tuy nhiên mức độ không đều. Nhưng đến năm 2012 đã tăng so
với năm 2011. Điều này cho thấy một nỗ lực rất lớn của ngân hàng nhằm thu
hồi nợ tối đa, giảm nợ quá hạn và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên,
trong tương lai ngân hàng cần có chính sách chặt chẽ hơn trong công tác quản
trị nhằm duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, từ đó giúp ngân hàng kinh doanh
tốt, giảm rủi ro.
4.3.4 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Ngành nông nghiệp và Ngành thuỷ sản: Do không đạt được
hiệu quả cao trong sản xuất, không trúng mùa, không trúng giá, không thu hồi
vốn nhanh chóng và đa số hộ nông dân không thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ
đúng hạn theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Từ đó làm doanh số thu nợ
của ngành giảm theo tốc độ của doanh số cho vay. Năm 2011 thu nợ đạt
584.953triệu đồng giảm (37.773) triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là
6,07%. Bước sang năm 2012 tình hình thu nợ tiếp tục giảm (273.350) triệu
đồng với tỷ lệ tăng là 46,73% so với năm 2011. Ngành thủy sản đối với ngành
này mức thu nợ đều giảm qua các năm. Không đạt kết quả tốt là do người dân
nuôi cá ở địa phương không gia tăng về số lượng và cả chất lượng, người dân
đã chưa có những kinh nghiệm trong nuôi cá, đề ra những phương án chưa có
tính khả thi cho việc nuôi trồng thuỷ sản của mình. Và năm 2011 giá cá giảm
nên người dân bị thua lỗ nên đã làm cho doanh số thu nợ giảm dần qua các
năm.
Ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng: Đây là ngành
tương đối mới, có tiềm năng phát triển do có nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn
ở địa bàn, nhưng hiệu quả hoạt động của ngành này trong những năm qua
49
không khả quan, không góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho
Ngân hàng, nên đã làm cho doanh số thu nợ giảm qua các năm đáng kể. Năm
2011 giảm (22.981) triệu đồng tỷ lệ giảm là 2,81%. Bước sang năm 2012 tốc
độ giảm xuống 9,78% tương ứng với số tiền là (77.897) triệu đồng. Ngành
xây dựng doanh số thu nợ ngành này cũng giảm qua các năm. Doanh số thu nợ
giảm là do một phần doanh số cho vay tăng lên không nhiều, công tác xử lý
nợ, nợ quá hạn chưa có hiệu quả. Ngoài ra đội ngũ cán bộ công nhân viên
VietinBank Đồng Tháp chưa có sự tích cực trong công tác thu hồi nợ nên đã
làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.
Ngành thương mại - dịch vụ, ngành khác: Trong những năm
vừa qua, thương mại - dịch vụ là ngành được Ngân hàng quan tâm đầu tư
nhiều nhất. Nhờ hoạt động hiệu quả nên doanh số thu nợ cũng tăng theo tốc độ
của doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số thu nợ ngành này đạt 2.820.974
triệu đồng tăng 1,27%, tăng 35.405 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm
2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 3.022.024 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
7,13%, tăng 201.050 triệu đồng so với năm 2011. Từ kết quả như trên, cho
thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực này được nâng cao,
cho thấy xu hướng cho vay lĩnh vực này là đúng đắn, góp phần làm tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua. Tóm lại, đây
là ngành mũi nhọn và là một khách hàng lớn của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng
cho vay và thu nợ khá cao. Do đó bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này,
Ngân hàng cần thường xuyên xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh
có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư thích hợp,
đảm bảo nguồn vốn cho vay được an toàn và hiệu quả.
50
Bảng 4.10 DSTN ngắn hạn tại VietinBank Đồng tháp theo thành phần kinh
tế và ngành kinh tế 6T2012 và 6T2013.
ĐVT: Triệu đồng
6T2012
Chỉ tiêu
1.DSTN ngắn hạn
theo thành phần
kinh tế
Số tiền
6T2013
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
6T2013/6T2012
Tỷ lệ
(%)
%
100
681.596
44,83
1.520.237
100
- DN nhà nước
307.696
20,24
500.256 22,72
192.560
62,58
-Cty CP, TNHH
489.060
32,17
839.118 38,11
350.058
71,58
-DN tư nhân và cá
thể
723.481
47,59
862.458 39,17
138.977
19,21
100
681.596
44,83
2.DSTN ngắn
hạn theo ngành
kinh tế
-Ngành nông
nghiệp và thủy
sản
-CNghiệp và xây
dụng
-TM-DV và
ngành khác
1.520.237
100
2.201.833
Số tiền
2.201.833
192.918
12,69
421.651 19,15
421.651
18,56
446.494
29,37
723.082 32,84
276.588
61,95
867.143
57,94
1.057.100 48,01
189.957
21,91
Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
* Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn chung cả doanh số thu nợ ngắn hạn của DNNN, Cty CP, TNHH DN tư nhân và cá thể đều tăng.
DNNN. 6T2012 là 307.696 triệu đồng, 6T2013 là 500.256 triệu đồng, tăng
192.560 triệu đồng, tương ứng răng 62,58% so với năm 6T2013. Nguyên nhân
51
do doanh số cho vay 3 năm ở các DNNN tăng nên doanh số thu nợ tăng, thêm
vào đó là do tình hình nền kinh tế nên các DNNN làm ăn hiệu quả thu hồi nợ
tăng.
Đối với Cty CP, TNHH 6T2013 tăng 71,58%, tức đạt 839.118 triệu
đồng, tương ứng 350.058 triệu đồng so với 6T2012. Cho thấy Cty CP, TNHH
làm ăn có hiệu quả nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng theo.
Còn doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DN tư nhân và cá thể cũng có sự
gia tăng đáng kể, tốc độ tăng còn cao hơn cả doanh số thu nợ ngắn hạn của
DNNN. Theo đó, 6T2013 doanh số này là 862.458 triệu đồng, tăng 19,21% so
với 6T2012, tương đương với số tiền là 138.977 triệu đồng, bằng những nỗ lực
của cả tập thể VietinBank, doanh số thu hồi nợ tăng so với 3 năm trước.
Những kết quả trên phần nào phản ánh đúng thực trạng hoạt động của
ngân hàng khi hoạt động thu hồi nợ luôn là hoạt động được ngân hàng quan
tâm đặc biệt, một mặt giảm rủi ro và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, mặt
khác là duy trì được nguồn vốn đảm bảo cho vay khách hàng. Đặc biệt, trong
thời gian này, ngoài việc thu hồi các khoản cho vay trong từng năm, ngân
hàng còn thu hồi được một số khoản vay quá hạn trước đó.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Như đã biết, công tác thu hồi nợ rất quan trọng, do đó doanh số thu hồi
nợ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 đã có sự cải thiện so với 3 năm trước. Nếu
xét về mức độ biến động tương đối, nhìn chung có thể thấy, doanh số thu nợ
ngắn hạn của ba nhóm ngành tăng đều đặn.
Ngành nông nghiệp và thủy sản: Có tỷ lệ thu hồi nợ khá tốt. 6T2013
doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 421.651 triệu đồng, tăng 18,56% so với 6T2012
(421.651triệu đồng). Do đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trúng mùa trúng
giá, thu hồi vốn nhanh chóng và đa số hộ nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ trả
nợ đúng hạn theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Từ đó làm doanh số thu
nợ của ngành tăng theo tốc độ của doanh số cho vay. Ngành thủy sản đối với
ngành này mức thu nợ đều tăng qua các năm. Đạt kết quả tốt là do người dân
nuôi cá ở địa phương gia tăng về số lượng và cả chất lượng, người dân đã có
những kinh nghiệm trong nuôi cá, đề ra những phương án có tính khả thi cho
việc nuôi trồng thuỷ sản của mình dẫn đến doanh s thu nợ tăng.
Ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng: Đây là ngành tương đối
mới, có tiềm năng phát triển do có nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn ở địa
bàn, nên hiệu quả hoạt động của ngành này trong những năm qua khả quan,
góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, làm cho
doanh số thu nợ tăng qua 6 tháng đầu năm đáng kể. 6T2013 tăng 276.588
triệu đồng tỷ lệ giảm là 61,95%. Cho thấy công tác xử lý nợ, nợ quá hạn có
hiệu quả. Ngoài ra đội ngũ cán bộ công nhân viên VietinBank Đồng Tháp có
sự tích cực trong công tác thu hồi nợ nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng lên.
Ngành thương mại - dịch vụ, ngành khác: 6T2013 doanh số thu nợ
ngành này đạt 723.082 triệu đồng tăng 21,91%, tăng 189.957 triệu đồng so
với 6T2012. Ngân hàng đã duy trì được doanh số thu nợ được trong lĩnh vực
52
này, cho thấy xu hướng cho vay lĩnh vực này là đúng đắn, góp phần làm tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.
53
Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Dư nợ ngắn hạn
theo thành phần
kinh tế
2010
Số tiền
1.849.809
2011
%
100
Số tiền
3.089.782
2012
Số tiền
%
100
5.491.719
So sánh 2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
100
1.239.973
67,03
2.401.937
77,74
%
DN nhà nước
557.532 30,14
899.126 29,10
1.129.646 20,57
341.594
61,27
230.520
25,64
Cty CP, TNHH
338.145 18,28
639.894 20,71
1.408.076 25,64
301.749
89,24
768.182
DN tư nhân và cá
thể
2.Dư nợ ngắn hạn
theo ngành kinh tế
954.133 51,58
1.550.762 50,19
2.953.997 53,79
596.629
62,53
1.403.235
120,0
5
90,49
3.089.782
5.491.719
1.239.973
67,03
2.401.937
77,74
538.891 423,44
363.540
54,57
Ngành nông nghiệp
và thủy sản
CNghiệp và xây
dựng
TM-DV và ngành
khác
1.849.809
100
100
127.266
6,88
666.157 21,56
606.368 32,78
339.258 10,98
1.116.175 60,34
2.084.367 67,46
100
1.029.697 18,75
502.493
9,15
(267.110)
(44,05
)
163.235
48,12
3.959.529 72,10
968.192
86,74
1.875.162
89,96
Nguồn: Báo cáo cho vay 2010-2012
54
4.3.5 Dự nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà Nước: Biến động dư nợ của các năm có xu hướng
tăng dần năm 2011 tăng 899.126 triệu đồng tương ứng tăng 67,03% so với
năm 2010 và năm 2012 đạt 1.129.646 triệu đồng tăng 230.520 triệu đồng
tương ứng tăng 25,64% so với năm 2011. Trong thời gian này, ngoài việc thu
hồi các khoản cho vay trong từng năm, ngân hàng còn thu hồi được một số
khoản vay quá hạn trước đó.
Đối với Cty CP, TNHH: Dư nợ thành phần kinh tế Cty CP, TNHH này
có sự tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 639.894 triệu đồng tăng mạnh so
với năm 2010 cụ thể tăng 301.749 triệu đồng, tương ứng tăng 89,24% so với
năm 2010. Năm 2012 tăng 230.520 triệu đồng, tương ứng tăng 25,64%. Cho ta
thấy thành phần kinh tế này làm ăn ngày càng hiệu quả.
Dư nợ thành phần kinh tế DN tư nhân và cá thể cũng đều tăng qua các
năm 2011 đạt 1.550.762 triệu đồng, tương ứng tăng 596.629 triệu đồng, tăng
62,53% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 1.403.235 triệu đồng, tăng 90,49%
so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về dư nợ này là do các
thành phần kinh tế này hoạt động ngày càng hiệu quả giữ được uy tín, tạo lòng
tin với ngân hàng nên dư nợ ngày càng nhiều đặc biệt là những khoản nợ dài hạn chưa đến hạn thu hồi.
4.3.6 Dự nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Từ hình trên ta thấy thời gian qua dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng
trưởng khá tốt, điều đó đồng nghĩa với quy mô hoạt động tín dụng của Ngân
hàng liên tục được mở rộng trong những năm vừa qua.
Ngành nông nghiệp: dư nợ cho vay ngành nông nghiệp tăng liên
tục. Cụ thể: năm 2011 tăng 423,44%, tương đương với số tiền tăng là 538.891
triệu so với năm 2010. Sang năm 2012 dư nợ này vẫn tiếp tục tăng lên, tăng
54,57% tương đương tăng 363.540 triệu đồng so với năm 2011. Đạt được kết
quả như trên là do Ngân hàng đã mở rộng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, cho vay cải tạo vườn cây ăn trái, tích cực tìm kiếm
khách hàng ở mọi thành phần kinh tế. Mặc khác do nông nghiệp là ngành đặc
thù của Tỉnh, nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng
tăng, lượng khách là nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều,
đẩy dư nợ của ngành tăng liên tục qua các năm. Ngành thuỷ sản: do nền kinh
tế ngày càng phát triển nên việc nuôi trồng thuỷ sản: cá tra, cá basa đã trở
thành một ngành nghề không thể thiếu ở địa phương, là một hoạt động có hiệu
quả cao nhưng cũng gặp không ít trở ngại do giá cá có sự biến động liên tục và
đa số người dân đều có nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô hoạt động của
mình, vì thế mà Ngân hàng đã tăng trưởng dư nợ cho vay đối với ngành nghề
này là một hướng đầu tư đúng với xu thế thị trường. Tuy nhiên cần xem xét
mức độ rủi ro khi đầu tư cho ngành này do yếu tố biến động giá cả thị trường
diễn ra hết sức phức tạp.
Công nghiệp chế biến: do các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh đầu
tư máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến nông sản, thuỷ sản xuất khẩu, do vậy
nhu cầu vốn lưu động cho ngành công nghiệp chế biến trong đó có vốn đầu tư
55
cho vay của Chi nhánh nên dư nợ ngành này giảm ở năm 2011. Năm 2011 tốc
độ giảm của dư nợ là 44,05% tương đương giảm (267.110)triệu đồng so với
năm 2010. Bước sang năm 2012 tỷ lệ tăng là 48,12% tương đương tăng
1.875.162 triệu đồng so với 2011. Đây là ngành có tiềm năng phát triển ở
tương lai. Ngành xây dựng: đây là ngành có tỷ lệ dư nợ luôn tăng giảm qua
các năm. Nguyên nhân tăng là sự phát triển nhanh chóng của ngành thương
mại - dịch vụ nên kéo theo sự thay đổi tất yếu của ngành xây dựng.
Ngành thương mại - dịch vụ và Ngành khác: đây là khách hàng
truyền thống và là ngành trọng điểm được Ngân hàng đặc biệt quan tâm đầu
tư, điều đó thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng cao nhất so với
các ngành khác và liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 dư nợ tăng
86,74% so với năm 2010, năm 2011 tăng 89,96% so với năm 2011. Ngành
khác: bao gồm khách sạn, nhà hàng, ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc,
hoạt động phục vụ cho cá nhân và cộng đồng… Ngành này có dư nợ cho vay
chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh, nhưng Chi
nhánh vẫn duy trì dư nợ cho vay với những ngành nghề này, do vậy mà dư nợ
cũng tăng qua các năm.
Tóm lại: tổng dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng tăng vượt bậc
trong thời gian qua, trong đó dư nợ cao nhất là ngành thương mại - dịch vụ,
điều này chứng tỏ công tác sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng được mở
rộng và nâng cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể hàng năm. Quy mô hoạt
động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng đã cung cấp lượng vốn đáng kể
đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh nhà. Việc tăng trưởng tổng dư nợ như
trên cho ta thấy được phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank
Đồng Tháp đã từng bước tăng trưởng ổn định trong bối cảnh cạnh tranh khốc
liệt giữa các Ngân hàng hiện nay.
56
Bảng 4.12 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế
6T2012 và 6T2013.
ĐVT: Triệu đồng
6T2012
Chỉ tiêu
1. Dư nợ ngắn hạn theo
thành phần kinh tế
6T2013
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
2.260.013
100
3.099.649
6T2013/6T2012
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
%
100
839.636
37,15
1. DN nhà nước
492.683 21,80
713.229 23,01
220.546
44,76
2.Cty CP, TNHH
771.116 34,12
1.090.766 35,19
319.650
44,76
41,45
3. DN tư nhân và cá thể
996.214 44,08
1.295.654 41,80
299.440
30,06
3.099.649
100
839.636
37,15
475.796 15,35
347.202
269,99
8,57
(517.456)
(66,08)
2.234.227 72,08
885.903
65,70
2. Dư nợ ngắn hạn theo
ngành kinh tế
Ngành nông nghiệp và
thủy sản
CNghiệp và xây dựng
Thương mại dịch vụ và
Ngành khác
2.260.013
100
128.594
5,69
783.095 34,65
1.348.324 59,66
265.639
Nguồn:Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T201
* Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của DNNN, Cty CP, TNHH - DN tư nhân
và cá thể có cùng chiều hướng biến động, tức là tăng lên trong 6 tháng đầu
năm.
Doanh nghiệp nhà nước dư nợ cũng tăng nhưng tăng ít hơn so với các
thành phần kinh tế. Nguyên nhân là do các DNNN đã mở rộng phạm vi hoạt
độnd làm cho dư nợ tăng lên.
Cty CP, TNHH: có sự biến động theo chiều hướng tích cực. Cụ thể
6Tnăm 2013 đạt 713.229 triệu đồng, tăng 220.546 triệu đồng, tương ứng tăng
44,76% đố là đối vơi DNNN, còn đối với Cty CP, TNHH thì năm 2013 đạt
1.090.766 triệu đồng, tăng 41,45%, tương ứng 319.650 triệu đồng. Nguyên
nhân là do dư nợ ngắn hạn có liên quan mật thiết với doanh số cho vay ngắn
hạn, do đó, khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì dư nợ ngắn hạn cũng tăng
theo. Mặt khác, nếu xét về tỷ trọng, ta thấy dư nợ ngắn hạn của thành phần
kinh tế này có tỷ trọng trong dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng theo thời gian.
57
DN tư nhân và cá thể. Đây là thành phần kinh tế có doanh số cho vay
ngắn hạn cũng như doanh số thu nợ ngắn hạn là rất cao được ngân hàng quan
tâm chú trọng phát triển. Do đó, DN tư nhân, cá nhân luôn có phần vượt trội
hơn so với thành phần kinh tế DNNN, Cty CP, TNHH. Trở lại với bảng số
liệu, 6T2013, dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này là 1.295.654 triệu
đồng, tăng 30,06% so với năm 6T2012(299.440triệu đồng). Nguyên nhân là
do doanh số cho vay ngắn hạn cao từ đó làm tăng dư nợ ngắn hạn.
* Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Dư nợ ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp và ngành thủy sản đã tăng
269,99% (tăng từ 128.594 triệu đồng năm 2010 lên 475.796 triệu đồng năm
2011), một mức tăng vô cùng lớn. Điều này được lý giải là do vào năm 2011,
VietinBank ưu tiên cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay
của VietinBank sẽ được vay bằng tiền đồng với lãi suất thấp hơn so với biểu
lãi suất cho vay thông thường từ 9% đến 11% của VietinBank ban hành theo
từng thời kỳ. Không những thế, đối với các khách hàng hoạt động nông nghiệp
nếu có các món vay trước đó với ngân hàng sẽ được ưu đãi thời hạn trả nợ nếu
gặp khó khăn chính đáng, đây được xem là giải pháp hỗ trợ người nông dân
của VietinBank Đồng Tháp.
Ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng. Dư nợ ngắn hạn nhóm
ngành xây dựng và công nghiệp giảm (66,08) %. Sự biến động này là có lợi
cho ngân hàng, vì ngân hàng thu hồi được nhiều nợ, rủi ro giảm hẳn. Tốt vì
ngân hàng thu hồi được nhiều nợ từ các khách hàng làm cho dư nợ giảm.
Thương mại, dịch vụ và ngành khác là ngành kinh tế quan trọng của
Đồng Tháp, nó đã và đang không ngừng phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng
gia tăng nơi đây. Nắm bắt được nhu cầu đó, VietinBank đã và đang đẩy mạnh
thị phần của mình vào nhóm thị trường đầy tiềm năng này. Và thực tế cũng đã
chứng minh điều đó khi dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ hoạt động của ngân
hàng. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn thương mại, dịch vụ và ngành khác 6T2012 là
1.348.324 triệu đồng, sau đó tăng lên 2.234.227 triệu đồng vào 6T2013, một
nguyên nhân khiến dư nợ có sự thay đổi nhanh chóng là do sự biến động của
giá cả, đặc biệt là giá xăng dầu làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của
nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vận tải.
58
4.3.7 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế và nhóm.
Bảng 4.13 Nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp qua ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
Nợ xấu ngắn hạn
2011
%
Số tiền
ĐVT: Triệu đồng
2012
Số tiền
%
So sánh 2011/2010
%
Số tiền
%
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
16.278
100
24.100
100
99.850
100
7.822
48,05
75.750
314,32
- Nhóm 3
9.532
58,56
14.883
61,75
72.401
72,51
5.351
56,14
57.518
386,47
- Nhóm 4
4.856
29,83
7.138
29,62
12.531
12,55
2.282
46,99
5.393
75,55
- Nhóm 5
1.890
11,61
2.079
8,63
14.918
14,94
189
10
12.839
617,56
- DN nhà nước
1.369
8,41
2.032
8,43
8.837
8,85
663
48,43
6.805
334,89
- Cty CP, TNHH
1.934
11,88
4.311
17,89
11.303
11,32
2.377
122,91
6.992
162.19
12.975
79,71
17.757
73,68
79.710
79,83
4.782
36,86
61.953
348.89
2.435
14,96
4.043
16,78
13.469
13,49
1.608
66,04
9.426
233,14
-TM-DV và ngành khác
11.147
68,48
15.329
63,60
70.395
70,50
4.182
37,52
55.066
359,23
-Xây dựng, công nghiệp
2.696
16,56
4.728
19,62
15.985
16,01
2.032
75,37
11.257
238,09
1. Theo nhóm nợ
2.Theo thành phần kinh tế
- DN tư nhân và cá thể
3.Theo ngành kinh tế
- Nông nghiệp và thủy sản
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay từ 2010 đến 2012
59
4.3.7.1 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ
Tất cả các ngân hàng trong quá trình hoạt động thì luôn luôn tồn tại nợ
xấu, còn ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Chính sách khách hàng,
chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ,… Do đó vấn đề nợ
xấu là dấu hiệu cảnh báo cho biết doanh nghiệp, khách hàng đang gặp khó
khăn về tài chính, nên khó có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, nợ xấu
càng lớn thì rủi ro tín dụng càng lớn, và tất nhiên là hiệu quả kinh doanh
không hiệu quả, nên trong quá trình hoạt động kinh doanh thì Chi nhánh cần
kiểm soát chặt chẽ nợ xấu. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung, quy định về việc phân loại nợ thì
nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu theo ba nhóm đều tăng qua từng năm, tùy vào
điều kiện kinh tế xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, cá nhân. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn nhóm 3, 4, 5 lần lượt là
58,56%; 29,83% và 11,61% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2011, tỷ lệ nợ giữa
các nhóm nợ lại có sự thay đổi, tuy nhiên sự biến động tỷ lệ không khác biệt
theo chiều hướng tốt so với năm 2010.
Đến năm 2012, tỷ lệ này có sự thay đổi, theo đó nợ nhóm 3 tăng lên
72,75%, nợ nhóm 4 tăng 12,55% và nợ nhóm 5 tăng lên 14,94%. Sự dịch
chuyển này là do trong năm, ngân hàng có nhiều khoản cho vay để các khách
hàng doanh nghiệp đầu tư sản xuất, hay các khách hàng cá nhân mua sắm xe,
xây nhà…nhưng do một số nguyên nhân, các khách hàng này, đặc biệt là
khách hàng cá nhân trả tiền cho ngân hàng còn chậm trễ, một số người thay
đổi công việc, và một số khác bị sa thải. Do đó ngân hàng phải chuyển nhóm
nợ cho các khoản cho vay này, nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời trong năm
2011, ngân hàng thu hồi được một số khoản nợ cũ trước đó, một số khác được
chuyển sang theo dõi ở nhóm 5 làm nợ nhóm 5 tăng đáng kể.
4.3.7.2 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Như đã tìm hiểu ở các phần trước đó, thành phần kinh tế DN tư nhân và
cá thể, Cty CP, TNHH có tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn của
ngân hàng, do đó nợ xấu nhóm này cũng cao hơn so với DN nhà nước
Cty CP, TNHH, DN nhà nước. Nợ xấu của các này chiếm tỷ trọng
tương đối cao liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2011 là 4.311 triệu đồng, tăng
2.377 triêu đồng, tăng 122,91% so với năm 2010 đến năm 2012 con số này
vẫn tăng tiếp tục lên đến 6.992 triệu đồng, tăng 162,19% so với năm 2011 đó
là đối với Cty CP, TNHH. Còn đối với DN nhà nước thì vẫn tăng như thế cụ
thể năm 2011 tăng 663 triệu đồng, tăng 48,43% so với năm 2010. Năm 2012
tăng 6.805 triệu đồng, tăng 334,89% so với năm 2011. Từ đây cho thấy tình
hình quản lý nợ xấu ở ngân hàng chưa tốt. Các khách hàng kinh doanh, sản
xuất chưa có hiệu quả chưa tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng, qua các năm
như phân tích ở trên là DSCV, dư nợ của ngân hàng liên tục tăng nhưng nợ
xấu cũng tăng nên ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa tốt.
60
DN tư nhân và cá thể. Ta thấy nợ xấu của nhóm thành phần này luôn
chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng nợ xấu của các TPKT khác. Nợ xấu của
DN tư nhân có sự biến động tăng qua các năm. Năm 2010 là 12.975 triệu
đồng, năm 2011 là 17.757 triệu đồng tăng 4.782 so với năm 2010. Năm 2012,
tình hình chưa được cải thiện tốt hơn, nợ xấu của các DN tư nhân và cá thể và
ngành khác tăng lên ở mức 79.710 triệu đồng, tăng 61.953 triệu đồng, tương
đương tăng 348,89% so với năm 2011. Đó là do các DN tư nhân và cá thể,
ngành khác còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đồng vốn
chậm thu hồi.
4.3.7.7.3 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và thủy sản: Mặc dù nợ xấu có sự gia tăng đáng kể trong
giai đoạn 2010-2012, tuy nhiên có thể thấy tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trong
tổng nợ xấu ngắn hạn của nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản là ít dao động
nhất, vẫn duy trì tỷ trọng từ 14,96% đến 16,78 %. Điều này cũng dễ hiểu vì
nông nghiệp và thủy sản là ngành kinh tế ít biến động nhất trong tất cả các
ngành kinh tế, nếu không có những ảnh hưởng bất thường từ khí hậu, thời tiết
thì nông nghiệp và thủy sản là ngành rất ít rủi ro, nên khả năng thu hồi nợ của
nhóm ngành này là ổn định (mặc dù thu hồi nợ chậm). Xây dựng, công
nghiệp.Cơn sóng nhà đất vẫn còn khá lớn, công nghiệp vẫn còn phát triển
chưa xứng tầm, do đó không thể đòi hỏi nhóm ngành này có được một kết quả
thật tốt VietinBank đã tung ra một số chương trình cho vay ưu đãi lãi suất
nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thoát khỏi
khủng hoảng và vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để nợ
xấu giảm dần trong những năm tới.
Thương mại dịch vụ và ngành khác: là nhóm ngành kinh tế có tỷ trọng
trong cho vay cao nhất của VietinBank, do đó nợ xấu của nhóm ngành này
cũng lớn nhất. Tuy nhiên đa phần nợ xấu của nhóm ngành thương mại, dịch vụ
thường rơi vào nhóm 3, 4, vì khách hàng do tình hình sản xuất có chút khó
khăn, không bán được hàng hóa nên chưa trả nợ được cho ngân hàng, nên các
nhóm này thường chưa được theo dõi ở nhóm 5.
61
Bảng 4.14 Nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp 6T2012 và 6T2013
ĐVT: Triệu đồng
6T2012
Chỉ tiêu
Nợ xấu ngắn hạn
Số tiền
30.136
6T2013
%
Số tiền
%
6T2013/6T201
2
Số
%
tiền
100
45.602
100 15.466
51,32
-Nhóm 3
21.465 71,23
33.490
73,44 12.025
56,02
-Nhóm 4
7.218 23,95
8.933
19,59
1.715
23,76
-Nhóm 5
1.453
4,82
3.179
6,97
1.726
18,79
2.Theo thành phần kinh
tế
- DN nhà nước
6.317 20,96
10.493
23,01
4.176
66,11
- Cty CP, TNHH
4.234 14,05
7.228
15,85
2.994
70,71
19.585 64,99
27.881
61,14
8.296
42,35
3.902 12,95
6.404
14,04
2.502
64,12
-TM-DV và ngành khác
17.939 59,53
27.529
60,37
9.590
53,46
-Xây dựng, công nghiệp
8.296 27,52
11.669
25,59
3.373
40,66
1.Theo nhóm nợ
- DN tư nhân và cá thể
3.Theo ngành kinh tế
-Nông nghiệp
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo cho vay 6T2012 và 6T201
* Nợ xấu phân theo nhóm nợ
Cũng như đã phân tích ở bảng 4.13 thì nhìn chung tỷ lệ nợ xấu theo ba
nhóm đều tăng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tùy vào
điều kiện kinh tế xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, cá nhân. 6T2013, nợ xấu ngắn hạn nhóm 3, 4, 5 lần lượt là
73,44%; 19,59% và 6,97% trong tổng nợ xấu. Sang 6T2013 tỷ lệ nợ giữa các
nhóm nợ có sự thay đổi, tuy nhiên sự biến động tỷ lệ không khác biệt theo
chiều hướng tốt .
* Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Cty CP, TNHH, DN nhà nước. Nợ xấu tăng đều qua 6 tháng đầu năm.
6T2013 nợ xấu tăng 4.176 triệu đồng, đạt mức 10.493 triệu đồng so với
6T2012 đó là đối với DN nhà nước. Còn đối với Cty CP TNHH 6T2013 nợ
xấu cũng tăng 2.994 triệu đồng, tăng 70,71%. Đây là điều bình thường vì
doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì nợ xấu cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, cũng
do số lượng hàng hóa được sản xuất ra quá lớn trong khi nhu cầu thị trường lại
giảm vì người dân thắt chặt chi tiêu, một điều nằm ngoài dự báo của doanh
nghiệp. Hậu quả là hàng hóa, dịch vụ không có đầu ra hợp lý, dẫn đến không
62
có khả năng chi trả nợ cho ngân hàng. Vì thế nợ xấu trong ngân hàng tăng
đáng kể, nằm ngoài tầm dự báo của ngân hàng.
DN tư nhân và cá thể. Cũng có cùng sự biến động như: Cty CP, TNHH,
DN nhà nước, tức là nợ xấu tăng qua 6 tháng đầu năm. Trong hiện tại và
tương lai, ngân hàng cần có giải pháp thiết thực hơn để giải quyết tình trạng
này, rà soát lại các món vay, nâng cao chặt chẽ công tác thẩm định, hạn chế
tình trạng tương tự xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng.
* Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và thủy sản: Như đã phân tích ở bảng 4.14 trên thì nợ xấu
vẫn tăng qua 6 tháng đầu do ngành nông nghiệp và thủy sản ít gặp rủi ro mà
khả năng thu hồi nợ lại chậm dẫn đến nợ xấu tăng.
Xây dựng, công nghiệp: Ngành này cũng như các ngành khác cho vay
nhiều mà khả năng thu nợ không được cao thì sẽ dẫn đến nợ xấu tăng lên đó là
điều diễn nhiên cụ thể 6T2013 tăng 3.373triệu đồng, tăng 40,66% so với
6T2012, từ đó cho ta thấy ngành xây dựng và công nghiệp làm ăn chưa hiệu
quả nên khả năng trả nợ còn trậm hoặc có một số khách hàng không trả mà
kéo dài thời gian trả nợ .
Thương mại, dịch vụ và ngành khác. Là nhóm ngành kinh tế có tỷ trọng
trong cho vay cao nhất, do đó nợ xấu của nhóm ngành này cũng lớn nhất. Tuy
nhiên đa phần nợ xấu của nhóm ngành thương mại, dịch vụ thường rơi vào
nhóm 3, 4, cũng như 3 năm trước vì khách hàng là do tình hình sản xuất có
chút khó khăn, không bán được hàng hóa nên chưa trả nợ được cho ngân hàng,
nên các nhóm này thường chưa được theo dõi ở nhóm 5.
4.4 Các chỉ tiêu về hoạt động cho vay ngắn hạn
4.4.1 Chỉ tiêu vốn huy động trên dư nợ cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ cho vay ngắn hạn cho biết có
bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay. Nó giúp cho nhà phân
tích đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng, tỷ lệ này còn cho biết lượng
vốn huy động được có đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng hay
không.
Chỉ tiêu này cao quá hay thấp quá đều không tốt cho ngân hàng. Nếu cao
quá chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, nếu thấp quá thì chứng
tỏ ngân hàng huy động vốn không tốt.
63
Bảng 4.15 Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của
Vietinbank Đồng Tháp qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
1.Vốn huy động ngắn
hạn
Triệu đồng 4.913.707 6.908.125
2.Dư nợ cho vay ngắn
hạn
Triệu đồng 1.849.809 3.089.782 5.491.719
3.Vốn huy động ngắn
hạn/Dư nợ ngắn hạn(1/2)
Lần
2,66
6.241.061
2,23
1,14
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 2010-2012
Từ bảng số liệu chứng tỏ tỷ lệ này ở VietinBank Đồng Tháp là khá tốt và
có chiều hướng tăng dần trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, tỷ lệ này là
2,66 cho thấy ngân hàng dùng 2,66 đồng vốn huy động để tạo ra 1 đồng dư nợ
và còn dư ra để đầu tư vào một số hoạt động khác. Điều này phản ánh tình
hình huy động vốn ổn định của VietinBank Đồng Tháp. Sang các năm 2011 và
2012, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống 2,23 và 1,14. Chỉ tiêu này giảm liên tục
qua 3 năm cho thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng trong việc cho
vay ngày càng tốt hơn. Sự giảm xuống của tỷ lệ này cho thấy khả năng huy
động vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
Bảng 4.16 Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của
Vietinbank Đồng Tháp 6T2012 và 6T2013
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Vốn huy động ngắn hạn
Triệu đồng
2.Dư nợ cho vay ngắn hạn
Triệu đồng
3.Vốn huy động ngắn
hạn/Dư nợ ngắn hạn(1/2)
Lần
6T2012
6T2013
3.191.746
4.010.753
2.260.013
3.632.118
1,41
1,10
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
64
Nhận xét thấy trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 giảm dần tình hình
huy động vốn của ngân hàng còn thấp thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy
động vào dư nợ. 6T2012 chỉ tiêu này là 1,41, tức là bình quân 1,41 đồng dư nợ
có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang 6T2013 công tác huy động vốn chưa
tốt hơn 6T2012 , bình quân 1,10 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động trong đó.
4.4.2 Hệ số thu nợ
Bảng 4.17 Hệ số thu nợ ngắn hạn của Vietinbank Đồng Tháp qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Doanh số
cho vay ngắn
hạn
Triệu đồng
2.Doanh số
thu nợ ngắn
hạn
Triệu đồng
3.Hệ số thu
nợ ngắn
hạn(2/1)
%
2010
2011
2012
4.670.681
5.442.228
6.454.001
4.227.604
4.202.255
4.052.064
90,51
77,22
62,78
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 2010-2012
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ
số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Quan sát bảng 4.17 ta
thấy năm 2010 hệ số thu nợ là 90,51%, năm 2010 là 77,22%, năm 2011 là
62,78%. Cho thấy thu nợ của Ngân hàng là khá tốt trên 50%, đây là biểu hiện
đáng mừng doanh số thu nợ tăng, đạt gần bằng doanh số cho vay. Đặc biệt,
Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều nên hệ số này càng cao càng tốt. Cho thấy
Ngân hàng luôn tích cực tìm những biện pháp đúng đắn bảo đảm việc thu hồi
nợ nhanh chóng và đầy đủ đồng thời cũng cho thấy không chỉ thu được nợ
trong năm hiện tại mà Ngân hàng còn thu được nợ cho vay các năm trước đến
hạn. Điều này nói lên rằng công tác thu hồi nợ của ngân hàng luôn được quan
tâm chú trọng, doanh số thu nợ đạt kết quả cao còn nhờ vào quá trình thẩm
định, xét duyệt cho vay được tiến hành nghiêm túc, đầy đủ.
65
Bảng 4.18 Hệ số thu nợ ngắn hạn của Vietinbank Đồng Tháp
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Doanh số cho vay ngắn
hạn
Triệu đồng
2.Doanh số thu nợ ngắn hạn
Triệu đồng
3.Hệ số thu nợ ngắn hạn(2/1)
%
6T2012
6T2013
2.097.255
3.962.204
1.520.237
2.201.833
72,49
55,57
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
Trong 6 tháng đầu năm hoạt động khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
ngày càng giảm. Hệ số thu nợ ngắn hạn của VietinBank 6T2012 đạt tỷ lệ
72,49%, sau đó giảm dần ở mức 55,57%. Kết quả đó cũng phản ánh thực tế
hoạt động của ngân hàng khi công tác thu hồi nợ rất được chú trọng và công
tác thẩm định món vay cũng ngày càng chặt chẽ. 6T2013 giảm so với 6T2012
Có thể lý giải sự gia tăng này qua hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, 6T2012
ngân hàng thu hồi được nhiều món vay tới hạn và cả những món vay quá hạn
trước đó. Thứ hai, là do đặc điểm của tình hình kinh tế xã hội 6T2012, các
hoạt động kinh tế đa phần diễn ra trong thời hạn ngắn và mang tính quay vòng
cao, tức là các thành phần kinh tế trong xã hội có vòng quay vốn lớn nên các
món vay được gia tăng nhiều trong cùng năm đối với cùng một tổ chức kinh
tế.
4.5 Chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro
4.5.1 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn
Bảng 4.19 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Nợ xấu ngắn hạn
Triệu đồng
16.278
24.100
99.850
2.Dư nợ ngắn hạn
Triệu đồng
1.849.809
3.089.782
5.491.719
0,87
0,78
1,81
3.Tỷ lệ nợ xấu ngắn
hạn (1/2)
2010
%
2011
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 2010-2012
66
2012
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại VietinBank Đông Tháp trong ba
năm 2010-2012 là tốt vì theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khống chế ở
mức dưới 3% là an toàn cho ngân hàng. Theo đó, nợ xấu ngắn hạn của
VietinBank Đồng Tháp luôn khống chế và chưa vượt mức 3%. Cụ thể năm
2010, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0,87%, một tỷ lệ khá nhỏ. Nó giúp ngân hàng
duy trì được uy tín của mình đối với khách hàng và ngày càng mở rộng hoạt
động kinh doanh. Sang đến năm 2011, tình hình sản xuất kinh doanh được tốt
hơn, doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn
đều tăng cao nhưng nợ xấu ngắn hạn lại tăng rất ít, do đó làm giảm tỷ lệ nợ
xấu tại ngân hàng, xuống còn 0,78%. Năm 2012 nợ xấu có sự gia tăng khá
mạnh so với tình hình chung của ngân hàng là 1,81%. Tuy chưa vượt quá cao
có thể gây rủi ro cho ngân hàng, nhưng nó cũng làm cho lợi nhuận ngân hàng
giảm khá rõ rệt (nguyên nhân của sự gia tăng bất thường này đã được trình bày
ở phần trên). Trong tương lai ngân hàng cần có giải pháp khắc phục để không
cho tỷ lệ này tăng thêm, đảm bảo an toàn cho ngân hàng của mình.
Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp
6T2012 và 6T2013
Chỉ tiêu
1.Nợ xấu ngắn hạn
2.Dư nợ ngắn hạn
3.Tỷ lệ nợ xấu
ngắn hạn(1/2)
ĐVT
6T2012
Triệu đồng
Triệu đồng
%
6T2013
30.136
45.602
2.260.013
3.099.649
1,33
1,47
Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ của ngân hàng. Những ngân
hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao. Nhìn bảng trên ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 tỷ lệ nợ xấu
của ngân hàng đều rất thấp, tăng dần qua các năm và luôn dưới 3%, tức là hợp
lý. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt. 6T2013 có tỷ
lệ cao hơn 6T2012 trong thời gian tới ngân hàng phải đề ra các giải pháp hữu
hiệu và triệt để thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một
cách tốt nhất.
67
4.5.2 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng ngắn hạn
Bảng 4.21 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của VietinBank Đồng Tháp qua ba
năm 2010-2012
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
1.Dự phòng
RRTD được
trích lập
Triệu đồng
7.868
10.773
37.652
2.Nợ xấu
ngắn hạn
Triệu đồng
16.278
24100
99.850
2,07
2,24
2,65
3.Khả năng
bù đắp
RRTD ngắn
hạn(2/1)
Lần
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 2010-2012
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của VietinBank tăng dần qua 3 năm
2010-2012. Ở giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ này tăng từ 2,07 lên 2,24 lên 2,65.
Điều này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng tăng đáng kể. Tuy
nhiên trích lập dự phòng nhiều làm nguồn vốn ngân hàng bị ảnh hưởng.
Bảng 4.22 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Vietinbank Đồng Tháp
6T2012 và 6T 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Dự phòng RRTD được
trích lập
2.Nợ xấu ngắn hạn
3.Khả năng bù đắp
RRTD ngắn hạn(1/2)
6T2012
Triệu đồng
Triệu đồng
Lần
6T2013
10.285
15.916
30.136
45.602
0,34
0,35
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013
Nhìn vào bảng 4.22 ta thấy ngân hàng tăng dần qua 6 tháng đầu năm
nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể 6T2012 0,34 6T2013 tăng lên 0,35. Có được
kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và trích lập dự
phòng ít hơn so với 3 năm trước làm cho nguồn vốn ngân hàng không bị ảnh
hưởng nhiều.
68
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH ĐỒNG THÁP
5.1 NGUYÊN NHÂN
Sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền
kinh tế, mọi biến động kinh tế - xã hội đều có tác động nhanh chóng đến Ngân
hàng. Vì vậy hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, do đó để
đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải tìm ra
nguyên nhân, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Dưới
đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
5.1.1. Nguyên nhân do khách hàng
-Đối với khách hàng doanh nghiệp: Sử dụng vốn sai mục đích, không có
thiện chí trong việc trả nợ vay. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân
hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh
nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài
sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên
quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác
- Đối với khách hàng cá thể:
+Hoạt động kinh doanh không thuận lợi.
+Gặp biến cố như mất việc hay tai nạn lao động, mất năng lực tài chính.
+Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa gạt, chiếm đoạt tiền của ngân
hàng.
5.1.2. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập. Nước
ta đang trong quá trình hoàn thiện dần hệ thống pháp luật và môi trường kinh
doanh để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nên tính
ổn định còn thấp. Hệ thống pháp luật về quản lý doanh nghiệp hiện hành còn
nhiều quy định bất hợp lý, trái với thông lệ và quy ước của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm
hiểu, vận dụng và chấp hành chính sách pháp luật, đồng thời kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp.
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế còn chưa hiệu quả, thiếu
ổn định. Các doanh nghiệp luôn phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh song
cũng khó theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách vĩ mô, từ đó dẫn đến
kinh doanh không hiệu quả hoặc không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự đủ mạnh để giúp các
doanh nghiệp phát triển. Một số chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát
triển các doanh nghiệp chậm đưa vào cuộc sống. Nhà nước chưa quan tâm hỗ
trợ đúng mức đối với các doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ nhiều khi
không phù hợp, thiếu thống nhất, mang nặng tính tự phát, không có sự phối
hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan.
69
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng còn có nhiều hạn chế về vốn,
công nghệ, trình độ quản lý, tài sản đảm bảo. ở Việt Nam, nền kinh tế đang
trong thời kỳ tích lũy tư bản nên hầu hết các doanh nghiệp đều có mức vốn
thấp. Thêm vào đó là công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, khả năng
cạnh tranh hạn chế làm cho uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng thấp.
Hơn nữa, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu kinh
nghiệm và thông tin từ thị trường, đa số các doanh nghiệp chưa xác định được
chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, lâu dài.
- Báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp không đầy đủ, chính xác. Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm
túc các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, kiểm toán nên số liệu
trong báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình thực trạng kinh doanh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng chưa ý thức được tầm quan trọng
của việc lập phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án sản xuất kinh
doanh còn rất sơ sài, chung chung nên không có đủ cơ sở đẻ đánh giá tính khả
thi và hiệu quả của dự án vay vốn khiến cho các ngân hàng có tâm lý rất thận
trọng khi quyết định cho vay.
5.1.3. Nguyên nhân do ngân hàng
Ngân hàng còn quá thận trọng trong việc chọn khách hàng để cấp vốn,
tuy rằng điều đó giúp Ngân hàng đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín
dụng, nhưng nếu quá dè dặt trong việc lựa chọn khách hàng thì vô hình thị
phần tín dụng của Ngân hàng không thể mở rộng do nguồn khách hàng có chất
lượng còn hạn chế.
Do việc mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế
ở địa bàn nông thôn với số lượng khách hàng nhiều, hệ thống giao thông nông
thôn chưa hoàn chỉnh chủ yếu là kênh rạch nên đã hạn chế phần nào công tác
kiểm tra giám sát món vay, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động
thu nợ và quản lý món vay.
Công tác maketing của Ngân hàng tuy đã được áp dụng nhưng vẫn chưa
được rộng rãi vì hiện nay Ngân hàng chủ yếu chỉ giới thiệu các sản phẩm
thông qua các tờ bướm để tại Ngân hàng, như vậy chỉ có những khách hàng
đến Ngân hàng thì mới biết được các sản phẩm cụ thể mà Ngân hàng cung
cấp.
Đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng còn ít, chưa đáp
ứng nhu cầu công việc, trong khi nhân viên mới thì hạn chế về kinh nghiệm và
cần có thời gian để thích ứng. Tuy nhiên, khách hàng của ngân hàng là những
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và có thể kinh doanh trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề, vì vậy, đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải là người
không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn là người am hiểu về các lĩnh vực, ngành
nghề sản xuất kinh doanh, về thị trường trong và ngoài nước, và quan trọng là
có kinh nghiệm cùng nhiều mối quan hệ để phục vụ việc huy động và cho vay.
70
5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI VIETINBANK ĐỒNG THÁP.
Chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.
Khi chất lượng tín dụng cao thì tạo đà cho hoạt động kinh doanh tiến triển tốt
đẹp, ngược lại nếu chất lượng thấp sẽ đưa ngân hàng đến chỗ mất ổn định,
chậm phát triển. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng tại các
ngân hàng thương mại luôn là yêu cầu bức thiết.
Nhìn chung nền kinh tế Đồng Tháp hiện nay đang trên đà phát triển, đây
cũng là thuận lợi cho Chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp đầu tư mở rộng quy
mô. Cho nên vấn đề tín dụng ở địa bàn này là hết sức quan trọng cần phải có
những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
5.2.1 Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng
5.2.1.2 Biện pháp nâng cao hoạt động thu nợ
- Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng không
được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm
tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với
khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối
với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú
hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc
thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:
+ Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không?
+ Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng
vốn vay, nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục.
+ Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp giải
quyết kịp thời đảm bảo thu hồi được nợ.
- Đối với những khách hàng kinh doanh các ngành nghề truyền thống có
dư nợ lớn và trồng lúa, nuôi trồng thủy sản không hiệu quả gây thất thu do
chưa áp dụng kỹ thuật đúng thì Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng
dễ dàng trả nợ.
- Đa số những hộ nông dân đều ít học nên họ ít khi đọc những gì ghi
trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ thì họ
cứ nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả được nợ. Vì lúc họ làm xong một
mùa vụ thì chưa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi
đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc hiểu
sai quy định này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Do đó
cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ
đúng hạn và giải thích sau khi khách hàng trả hết nợ hoàn toàn thì làm hồ sơ
vay lại không phải mất uy tín với Ngân hàng.
- Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách
hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần
71
có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi
đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy
công tác thu nợ của Ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn.
- Đối với DN tư nhân và cá thể, TM-DV và ngành khác Chi Nhánh nên tích
cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ như: bám sát tình hình
hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ
thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi
kiện... Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực khác Chi Nhánh nên
rà soát lại các khoản phải thu, làm việc ba bên giữa khách hàng.
5.2.1.1 Biện pháp nâng cao hoạt động cho vay
- Luôn tìm hiểu chính sách, định hướng phát triển kinh tế tại địa phương
để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị
phần phù hợp và kịp thời. Củng cố và giữ vững mối quan hệ gắn bó với khách
hàng truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp, phát triển
mở rộng mới một số khách hàng sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản có
tiềm năng phát triển.
- Tăng trưởng tín dụng đối với DN tư nhân và cá thể: do những lợi thế về
quy mô đem lại nên trong nền kinh tế các doanh nghiệp lớn thường đóng vai
trò chủ đạo, nhưng để nền kinh tế phát triển một cách cân đối và bền vững
hơn, thì cần có doanh nghiệp tư nhân và cá thể. Thực tế các doanh nghiệp tư
nhân và cá thể không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt
và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày càng cao, các doanh nghiệp và cá thể
này đã được nhận xét là đứng vai trò đặc biệt quan trọng vì nhiều lý do: Tạo ra
hàng hóa dịch vụ lớn cho nền kinh tế phát triển, góp phần tập trung vốn của xã
hội tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế, thu hút lao động, giải
quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hơn nữa trong nhiều năm
qua nhiều cải cách về cơ chế, chính sách Nhà nước đã khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân và cá thể phát triển.
- Tiến hành phân loại khách hàng: Phân loại khách hàng theo tình hình
tài chính nhằm đề ra các giải pháp phù hợp cho từng loại khách hàng trong
việc mở rộng tín dụng
Khách hàng tốt có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả
nợ đúng hạn. Đối với khách hàng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi
suất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để động viên khuyến khích họ. Đây cũng
là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.
Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng
vay vốn và khuyến khích họ để trở thành khách hàng tốt.
Đối với khách hàng yếu: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi
ro.
72
Về hoạt động marketing, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu
các sản phẩm tín dụng một cách rộng rãi: thực hiện các chương trình kèm theo
như bốc thăm trúng thưởng tặng phiếu mua hàng.
5.2.1.3 Biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nhân lực có hiệu quả chất
lượng cao: Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự
thành bại trong quan hệ tín dụng. Xã hội càng phát triển đòi hỏi cán bộ tín
dụng phải ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau trong
hoạt động kinh doanh tín dụng. Người làm công tác tín dụng và quản lý phải
biết vận dụng kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên xã hội cũng như công
nghệ ngân hàng để có thể xem xét các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phương thức
tổ chức kinh doanh, quan hệ xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật,
phương án và trả nợ… Đồng thời, họ phải có tinh thần trách nhiệm, có đạo
đức tốt. Muốn vậy, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng của cán
bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ, sắp xếp
họ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người
5.2.2 Biện pháp nhằm hạn chế sự tác động không tốt từ các hoạt
động bên ngoài ngân hàng.
- Thực hiện tốt việc phân tán rủi ro : Chi nhánh Ngân hàng không nên
tập trung cho vay một khu vực, một lĩnh vực kinh tế nào đó và không nên tập
trung cho vay số lượng quá lớn với một hoặc một số đối tượng khách hàng.
Điều này có thể làm giảm mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
Việc phân tán rủi ro được thực hiện bằng nhiều hình thức: bảo lãnh, bảo đảm,
tận dụng hoạt động của ngành bảo hiểm, tham gia đồng tài trợ,…
- Sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa, san sẻ rủi ro: Ngân hàng
nên sử dụng các công cụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để
phòng ngừa các rủi ro mang tính truyền thống.
- Đề nghị Ngân hàng nhà nước thành lập các câu lạc bộ ngân hàng trên
địa bàn nhằm giảm rủi ro trong cho vay cùng một khách hàng.
73
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động của Ngân
hàng ở các nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền
kinh tế của một quốc gia, nó ngày càng được mở rộng và phát triển cả về chất
lượng lẫn số lượng. Do đó, mặc dù nền kinh tế của Việt Nam nước ta nói
chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong những năm qua đã gặp rất nhiều khó
khăn gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Nhưng với
quyết tâm phấn đấu không ngừng, Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh
phù hợp với tình hình thực tế nên đã đạt được những thành công đáng khích
lệ. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, 6 tháng đầu năm 2011
lợi nhuận cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2010. Để đạt được kết quả trên,
đòi hỏi có sự nổ lực phấn đấu hết mình của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân
viên và sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo trong việc thay đổi chiến lược
hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung Ngân hàng đã đạt được những kết quả rất khả quan. Thành
quả này của Ngân hàng đã đóng góp rất lớn vào việc cải thiện từng bước bộ
mặt nông thôn Đồng Tháp trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện
dại hóa, hoàn thành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy
nhiên trong môi trường kinh doanh đầy rẫy những rủi ro và đối thủ cạnh tranh
luôn không cho phép Ngân hàng có thể thỏa mãn với những gì mình đạt được
mà cần phải luôn cố gắng nổ lực hơn nữa để không ngừng hoàn thiện bộ máy
hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang trên đà phát triển mạnh,
nhiều Công ty, Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất
kinh doanh, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Từ đó nhu cầu
vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ngày càng lớn. Và Ngân hàng
đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cung cấp vốn kịp thời và hiệu quả
cho thị trường. Thể hiện vai trò đó Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng
Tháp trong thời gian qua đã đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
qua hoạt động tín dụng của mình.
Qua phân tích hoạt động tín dụng của NHCTVN Chi nhánh Đồng Tháp
ta thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu sau:
- Quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với tổng nguồn vốn tăng
qua các năm.
- Nghiệp vụ tín dụng giữ được khách hàng, giữ được tốc độ phát triển
trong phạm vi kiểm soát. Thực hiện tốt chủ trương sàng lọc khách hàng yếu
kém lựa chọn khách hàng tốt, an toàn, hiệu quả.
- Công tác thu nợ được thực hiện tốt, doanh số thu nợ luôn rất cao.
- Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 3%.
74
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Chi nhánh vẫn còn một số
vấn đề sau:
- Tỷ lệ nợ xấu tuy ở mức dưới 3% nhưng có sự tăng giảm không đều
qua các năm.
- Doanh số thu nợ ở khu vực DN tư nhân và cá thể năm 2012 giảm so
với năm 2011 có sự giảm xuống. Sự giảm xuống này cho ta thấy việc thu nợ
đối với khu vực này cần được quan tâm hơn nữa.
- Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà Chi
nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nổ lực không những để góp phần thúc
đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin
vững chắc trong từng khách hàng và đến nay khách hàng trong Tỉnh đã thừa
nhận rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp
thời của Ngân Hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp. Hy vọng rằng trong
tương lai khi Ngân hàng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các ngành các
cấp thì hiện biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên sẽ được
Ngân hàng ứng dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và toàn diện để Ngân
hàng khắc phục phần nào những hạn chế, dần đi đến hoàn thiện và tiến xa hơn
nữa trong vai trò là “ xương sống” cho nền kinh tế của Tỉnh để tiếp tục sánh
vai với các khách hàng trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng TMCP
Công Thương Đồng Tháp, từ tình hình hoạt động của Chi nhánh cũng như
thực trạng tín dụng của các NHTM khác trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp tôi xin
có một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Cần thống nhất cơ chế tín dụng cũng như biên độ lãi suất thấp nhất trên
địa bàn, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giảm lãi suất cho vay để
lôi kéo khách hàng để dẫn đến thực tế là một khách hàng có dư nợ tại nhiều
Ngân hàng, vay vốn nhằm mục đích đảo nợ, gây khó khăn cho cán bộ chuyên
quản, tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình và bộ máy quản lý theo hướng phát triển
tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương, nâng cao năng lực điều hành của
chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở nâng cao năng lực dự báo, sử dụng hợp
lý và linh hoạt các công cụ chính sách trước hết là các công cụ về kinh tế, tập
trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
ổn định tiền tệ, tỷ giá, khống chế lạm phát và tăng trưởng hợp lý.
- Làm tốt hơn nữa chức năng quản lý nhà nước, trước hết là hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp lý và tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện theo các
thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chỉ đạo các NHTM báo cáo rõ các vướng mắc tồn tại, bất cập (nếu có)
trong các văn bản pháp lý đã ban hành và những yêu cầu về những vấn đề
trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật để
75
điều chỉnh, để Ngân hàng Nhà nước kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành
mới tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế.
- Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ để chỉ đạo các luật Ngành
thống nhất thủ tục giao dịch, đảm bảo khi cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, và thủ tục cấp giấy chứng nhận, sở
hữu bất động sản cho rõ.
Ngân hàng Nhà nước có những hình thức thông báo thường xuyên về
tình hình biến động kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các
NHTM trong nước và quốc tế, để các NHTM làm cơ sở tổ chức hoạt động
kinh doanh và công tác nghiên cứu phát triển của mình, cảnh báo những nguy
cơ rủi ro đối với hệ thống NHTM, có cơ chế bảo vệ cácc NHTM trước những
tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
6.2.2. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Điều chỉnh một số qui định cho vay: Cần ban hành quy chế thực hiện
đảm bảo tiền vay phù hợp với tình hình tín dụng hiện nay để áp dụng trong
toàn hệ thống. Do có quá nhiều văn bản qui định về vấn đề này nên các chi
nhánh Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực thi.
Lãi suất cho vay của hệ thống hiện nay chưa linh hoạt. Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam nên cho phép các Chi nhánh tự quyết định mức lãi suất cho
vay và phí dịch vụ cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, để đảm bảo
tính cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác. Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam cũng có thể áp dụng mức lãi suất cho vay có kèm theo biên
độ để thuận tiện cho chi nhánh khi quyết định cấp tín dụng.
6.2.3 Đối với chính quyền địa phương
- Cần phải có biện pháp kiên quyết hơn và thực tế hơn tập trung giải
quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa
các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, từ
đó đưa các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng sau khi thu hồi vốn được bổ
sung vào nội bảng, tăng tiềm lực tài chính thực sự cho Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo và có chủ trương
cụ thể đối với các ngành chức năng, có biện pháp xử lý dứt điểm các món nợ
cố tình dây dưa không chịu trả nợ nhằm ngăn chặn tình trạng chay lỳ lây lan
tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng tín dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình tại địa phương.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thái Văn Đại (2010). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng
thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng, Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
Các Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCPCT Đồng Tháp qua các năm
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng.
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ
sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, quy địng về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Website: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam
http://www.vcbs.com.vn/Research/Company.aspx?tab=4&subTab=&sto
ck_symbol=CTG&year=2012&quater=5&period=2
77
[...]... như hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thông qua tình hình hoạt động tín dụng, từ đó hiểu cụ thể về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VIETINBANK chi nhánh Đồng Tháp - Từ các số liệu cần thiết đánh giá hiệu quả công tác tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng, đánh giá mức độ kết quả của công tác tín dụng ngắn. .. tạm thời Nắm bắt được xu thế này, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồn2g Tháp đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn, bên cạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn của mình Từ những thực tế trên, nên đề tài được đưa vào nghiên cứu là: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp để làm đề tài luận văn tốt... mục tiêu 3 Dựa vào kết quả phân tích mục tiêu 1, mục tiêu 2 và suy luận để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng 13 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,... tế xã hội Tỉnh Đồng Tháp - Các số liệu về quy mô, phương hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp - Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Số liệu được thu thập từ hai nguồn: Nguồn bên trong Ngân hàng và nguồn bên ngoài Ngân hàng - Nguồn bên trong Ngân hàng: Đây là nguồn số liệu chính của đề tài được thu thập từ các báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,... quả của công tác tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng - Tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho hoạt động này 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề... http://www.baomoi.com/Nhung-diem-nhan-cua-kinh-teViet -Nam- nua-dau -nam- 2013/126/11321233.epi> 1 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn - Căn cứ vào tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (VIETINBANK ĐỒNG THÁP) qua các năm, và những định hướng trong tương lai sắp tới - Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Các Quyết định, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban... Quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng - Các sách, giáo trình liên quan đến chuyên ngành kinh tế đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Từ đó, có những hiểu biết nhất định... Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng ngắn hạn nói riêng theo từng thành phần kinh tế, và một số chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng 2 Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cũng như một số giải pháp tích cực 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm Tín. .. trong quan hệ tín dụng -Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hóa -Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân -Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức tín dụng khác,... này Và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp cũng là một trong những ngân hàng như thế Tuy nhiên, do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mà các chính sách tài chính, tiền tệ của Ngân hàng nhà nước chưa có được sự ổn định, mang tính ngắn hạn theo từng thời kỳ của nền kinh tế Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vốn để hạn chế rủi ro cho mình, đã chọn vay ngắn hạn là