CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
VietinBank có tên giao dịch là Incombank(Industrial and Commercial Bank of Vietnam), viết tắt là ICBV là một trong 4 NHTM quốc doanh đầu tiên được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Thủ tướng Chính phủ.
VietinBank có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Khách hàng chính của VietinBank là các tổ chức kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ… và các khách hàng cá nhân. Với phương châm hoạt động : “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”. VietinBank đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thành đạt nhiều doanh nghiệp.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách tích luỹ được rất nhiều bài học kinh nghiệm đến nay tăng trưởng nhanh, xây dựng được một ngân hàng lớn mạnh, đa năng với mạng lưới kinh doanh phân bổ rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước góp phần không nhỏ trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngày 23/09/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1354/QĐ- TTG phê duyệt phương án cổ phần hoá VietinBank.
Trước những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, VietinBank quyết định xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm phát triển VietinBank thành một tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, đa sở hữu, đa ngành nghề, phát triển bền vững. Một trong những nhân tố mang lại sự thành công của VietinBank là sớm thực hiện triết lý kinh doanh hiện đại “ nâng cao trách nhiệm xã hội với cộng đồng” không chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế mà còn quan tâm đến vấn đề xã hội góp phần nâng cao cuộc sống cho cộng đồng.
Ngày 15/04/2008 VietinBank chính thức ra mắt thương hiệu mới với tên pháp lý, tên đầy đủ, tên thương hiệu và logo như sau :
Tên pháp lý Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên đầy đủ( Tiếng anh) Vietnam bank for Industry and Trade
Tên thương hiệu( giao dịch quốc tế) VietinBank
Câu định vị thương hiệu Nâng cao giá trị cuộc sống
16
Logo thương hiệu của VietinBank gồm 2 phần : các chữ cái VietinBank kết hợp với biểu tượng Trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hài hoà kết hợp với Trời và Đất, Âm và Dương. Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vần dương đang lên và quỹ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giữa Trời và Đất trong vũ trụ.
Câu định vị thương hiệu“ nâng cao giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính hiệu quả là mục tiêu hoạt động của VietinBank, thể hiện sự tận tâm của VietinBank trong việc hỗ trợ và đảm bảo thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, đầy ý nghĩa.
Thương hiệu mới thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các sản phẩm và dịch vụ mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt với các ngân hàng khác nhưng cũng tạo cảm giác gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng. VietinBank với thông điệp“ tin cậy, hiệu quả, hiện đại” khẳng định tính cách của thương hiệu là nơi đáng tin cậy cho khách hàng đồng thời cũng bao hàm sự hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tối ưu. Thông điệp trên cũng hàm ý VietinBank có sự vững vàng về tài chính và có công nghệ hiện đại trong hoạt động cung cấp những sản phẩm cho khách hàng.
3.3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.3.1 Lịch sử hình thành
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó
có VietinBank là chặng đường cả đất nước thực hiện nghị quyết của Đại hội
VI của Đảng - Nghị quyết của sự đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước ta là “chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa”.
Theo quyết định số 38/NH-TCCB ngày 23/06/1988 của Tổng Giám đốc
NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN), VietinBank Đồng Tháp được
thành lập trên cơ sở tách phòng tín dụng Công – Thương Nghiệp trực thuộc NHNN tỉnh Đồng Tháp sáp nhập chi nhánh Ngân hàng nhà nước Thị xã Sa Đéc thành lập VietinBank Đồng Tháp đóng tại thị xã Sa Đéc.
Ngày 01/07/1998 VietinBank Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động.
Mô hình tổ chức gồm các phòng ban: phòng tổ chức hành chính, phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng khách hàng cá nhân, phòng kế toán tài chính, phòng ngân quỹ, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng thông tin điện toán, phòng quản lí rủi ro.
Hiện nay mô hình tổ chức chi nhánh VietinBank Đồng Tháp gồm 1 trụ sở trung tâm tại Thành phố Cao Lãnh và 07 phòng giao dịch trực thuộc gồm : phòng giao dịch số 1, phòng giao dịch số 2, phòng giao dịch số 4, phòng giao giao dịch số 5, phòng giao dịch số 6, phòng giao dịch số 7, phòng giao dịch Tháp Mười. Riêng phòng giao dịch số 3 hiện nay đã trực thuộc Chi nhánh Sa Đéc (kể từ ngày 15/07/2006 chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sa Đéc được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc VietinBank Việt Nam).
17
3.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
VietinBank Đồng Tháp ra đời trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Tỉnh gặp nhiều khó khăn và thử thách. Với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng sâu vùng xa, dân trí thấp, thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra, lĩnh vực công nghiệp và thương mại kém phát triển, tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 40% cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, trước những khó khăn của từng giai đoạn cùng với sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của các cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp nhất là sự quan tâm giúp đỡ của VietinBank, cùng với nỗ lực cao độ và tinh thần phấn đấu vươn lên của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
công nhân viên, VietinBank Đồng Tháp đã từng bước khắc phục những khó
khăn. Từ năm 1995 trở đi, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt từ năm 1996 VietinBank Đồng Tháp luôn là đơn vị khá giỏi trong hệ thống VietinBank.
3.3.3 Bộ máy nhân sự
18
Sơ đồ 3.1 Bộ máy nhân sự của ngân hàng VietinBank Đồng Tháp
(Nguồn: phòng tổ chức hành chánh của ngân hàng VietinBank Đồng Tháp)
3.3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc *Giám đốc
- Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.
- Quyết định các chương trình, hoạt động, kế hoạch công tác của chi nhánh Phòng Tổ chức hành chính Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch số 2 Phòng Giao dịch số 4 Phòng Khách hàng cá nhân BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Kiểm tra Phòng
Tiền tệ ngân quỹ Phòng
Thông tin điện toán Phòng Quản lý rủi ro Phòng Giao dịch số 5 Phòng Giao dịch số 1 Phòng Giao dịch số 6 Phòng Giao dịch số 7 Phòng Giao dịch Tháp Mười
19
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ thanh toán trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, nghiệp vụ của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam và các vấn đề liên quan do Nhà nước, Bộ thương mại, Bộ tài chính, NHNN và các Bộ ban nghành quản lý.
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, vốn, tổ chức cán bộ và kết quả kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm về chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của nhà nước, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch của chi nhánh.
- Đại diện pháp nhân của chi nhánh Đồng Tháp trước pháp luật và trong quan hệ tố tụng.
* Phòng tổ chức hành chính
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo Chi nhánh theo chủ trương chính sách của Nhà nước
và quy định của VietinBank. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho
Chi nhánh.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp (pháp nhân), để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Nhà nước,
của Ngân hàng và của VietinBank. Là phòng tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh, thực hiện tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, viết báo cáo các hoạt động hàng quý, 6 tháng và cả năm của Chi nhánh. Ngoài ra tổ còn thực hiện các giao dịch về các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu như: nghiệp vụ tín dụng thư (L/C), nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong và ngoài nước, thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ… Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Chi nhánh theo quy định của VietinBank.
* Phòng khách hàng cá nhân
- Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, quản lý các sản phẩm dịch vụ phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của VietinBank.
* Phòng kế toán –tài chính
- Phòng kế toán - tài chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và VietinBank. Quản lý chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách
20
hàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. Đồng thời giúp Ban giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ Chi nhánh đúng quy định của Nhà nước và của VietinBank.
* Phòng tiền tệ-kho quỹ
- Phòng tiền tệ - kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và VietinBank. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy, thu - chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu - chi tiền mặt lớn.
* Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ
- Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng. Đây cũng là nơi giải quyết mọi thắc mắc khiếu nại và tư vấn vấn đề đầu tư cho khách hàng.
* Phòng thông tin – điện toán
- Phòng thông tin - điện toán: thực hiện công tác quản lý quy trình hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh.
* Phòng quản lý rủi ro
- Phòng quản lý rủi ro: là phòng nghiệp vụ có chức năng thẩm định rủi ro, xử lý rủi ro và đồng thời đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro..
3.3.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủyếu
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, đơn vị
bằng VND, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của NHNN.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay cổ phần hóa, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ với điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Dự án tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (JBIC, IBIC3,…) - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Sport), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward).
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước (bão lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, ứng trước,…)
21
- Tài trợ xuất khẩu: trước khi giao hàng chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu, cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
- Tài trợ nhập khẩu
- Cung cấp các dịch vụ Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking.
3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 đến 2012
Lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
VietinBank Đồng Tháp là một trong những ngân hàng có tuổi đời lâu so với một số ngân hàng khác. Chính vì thế mà khả năng cạnh tranh với các ngân hàng có tuổi đời trẻ cũng như quy mô nhỏ trong khu vực cũng có lợi thế hơn. Đây chính là động lực rất lớn đối với toàn thể cán bộ và nhân viên của VietinBank Đồng Tháp trong việc hoàn thành chỉ tiêu do Hội sở giao phó cũng như gầy dựng niềm tin nơi khách hàng. Tuy nhiên, áp lực này cũng chính là động lực thúc đẩy tập thể VietinBank Đồng Tháp không ngừng nỗ lực và cố gắng đến gần hơn với khách hàng. Và minh chứng cho điều này chính là kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong nhiều năm gần đây.
22
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn:tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền % Số tiền %
1. Thu nhập 166.593 100 191.088 100 242.699 100 24.495 14,70 51.611 27,01 Thu lãi CV 122.446 73,50 142.284 74,46 188.397 77,63 19.838 16,20 46.113 32,41 Thu phí DV 3.452 2,07 4.255 2,23 5.597 2,31 803 23,26 1.342 31,54 Thu lãi TG 3.341 2,00 3.548 1,86 3.859 1,59 207 6,20 311 8,77 Thu lãi về KD ngoại tệ 36.069 21,65 39.684 20,77 43.494 17,92 3.615 10,02 3.810 9,60 Thu khác 1.285 0,77 1.317 0,69 1.352 0,56 32 2,49 35 2,66 2. Chi phí 125.626 100 141.537 100 159.148 100 15.911 12,67 17.611 12,44 Trả lãi TG 88.144 70,16 97.282 68,73 107.483 67,54 9.138 10,37 10.201 10,49 CP khác 37.482 29,84 44.255 31,27 51.665 32,46 6.773 18,07 7.410 16,74 3. Lợi nhuận 40.967 100 49.551 100 83.551 100 8.584 20,95 34.000 68,62
23
* Thu nhập
Thu lãi cho vay: đây là nguồn thu nhập chính chủ yếu trong hoạt động
của ngân hàng (luôn chiếm tỷ lệ >70% trong tổng thu nhập của ngân hàng). Nguồn thu này chủ yếu từ hoạt động thu lãi cho vay khách hàng và điều chuyển vốn nội bộ, một phần nhỏ từ việc thu lãi cho vay của nợ quá hạn và nguồn thu lãi khác nhưng không đáng kể. Nhìn chung trong giai đoạn 2010- 2012, nguồn thu nhập này có sự biến động tăng lên. Cụ thể, năm 2010 thu nhập từ hoạt động tín dụng của VietinBank Đồng Tháp đạt 122.446 triệu đồng, chiếm hơn 73,50% tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012 tỷ lệ này tăng, chiếm 77,63% tổng thu nhập, tương đương 188.397 triệu đồng, tăng 32,41%