Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 53)

Đặc điểm của Vietinbank Đồng Tháp là cho vay TM-DV bên cạnh đó thì cũng cho vay theo thời vụ lúa gạo và thời vụ cá tra, cá Basa xuất khẩu. Nếu lúa và cá trúng mùa thì nhu cầu vay vốn tiền mặt của khách hàng càng lớn. Hơn nữa, với thị phần hoạt động rộng lớn nên khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng, rất đa dạng, đủ các Thành phần kinh tế trong đó chủ yếu vẫn là các thành phần kinh tế DN tư nhân và cá thể mà nòng cốt là DN tư nhân Xuất nhập khẩu thủy hải sản, nông sản. Ngoài ra, Chi nhánh cũng đầu tư tín dụng với các đơn vị khác trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.

Đối với DNNN. Tổng doanh số cho vay DNNN liên tục tăng giảm qua 3 năm, năm 2010 là 1.412.881 triệu đồng, năm 2011 là 1.782.874 triệu đồng, tăng 369.993 triệu đồng tương ứng tăng 26,19% so với năm 2010. Năm 2012 giảm mạnh, còn ở mức 1.636.735 triệu đồng, giảm (146.139) triệu đồng tương ứng giảm 8,20 %. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 187/2004/NĐCP về cổ phần hóa các DNNN, các DNNN đã đi lên cổ phần hóa, còn một số khác thì làm ăn kém hiệu quả và ngày càng thua lỗ có nguy cơ bị giải thể nên Chi nhánh hạn chế cho vay. Vì vậy, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm.

Đối với Cty CP, TNHH năm 2010 là 822.040 triệu đồng, năm 2011 là 1.089.534 triệu đồng, tăng 267.494 triệu đồng tương ứng tăng 33,54% so với năm 2010, năm 2012 tăng lên 1.248.204 triệu đồng, tăng 158.670 triệu đồng, tăng 14,56% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là một phần do các TPKT này làm ăn hiệu quả tăng nhu cầu vay vốn Ngân hàng.

Doanh nghiệp tư nhân, cá thể. Gọi chung là các TPKT khác. Doanh số cho vay TPKT này tăng liên tục qua 3 năm 2011 là 2.569.820 triệu đồng, tăng 134.060 triệu đồng, tăng 5,50% so với năm 2010 đến năm 2012 vẫn tăng tiếp tục năm 2012 là 3.569.062 triệu đồng, tăng 999.242 triệu đồng, tăng 38,88% so với năm 2011. Do trong những năm gần đây, các TPKT này có xu hướng phát triển mạnh, cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Thêm vào đó nhờ sự linh hoạt và nhạy bén, trong việc nắm bắt tình hình biến động thị trường ngày càng tỏ rõ sự năng động trong nền kinh tế thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với các TPKT này chiếm khá cao. Do TPKT khác ngày càng được mở rộng về số lượng cũng như chất lượng nên đòi hỏi vốn càng nhiều để đầu tư. Bên cạnh đó do tỷ lệ lạm phát những năm gần đây tăng khá cao, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh có giá ngày càng tăng nên các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tóm lại: Qua phân tích tình hình cho vay, ta thấy VietinBank Đồng Tháp đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng. Đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay các TPKT khác, ưu tiên cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng tiềm năng, nhờ đó mà NHCT Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp tạo được tiền đề cho một định hướng đúng. Cho vay đa TPKT, một hướng đi đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho

44

Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã nắm bắt được thay đổi trong chủ trương chính sách của Chính Phủ và kịp thời có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã giữ được mức cho vay phù hợp với nguyên tắc “an toàn - hiệu quả - tăng trưởng”.

4.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo nghành kinh tế

 Ngành nông nghiệp Ngành thuỷ sản. Đồng Tháp là một vùng đất

vô cùng trù phú, màu mỡ, nước lũ hàng năm mang về một lượng phù sa đáng kể, rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo, hoa màu và các loại trái cây ăn quả đặc sản của vùng. Vì vậy doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn tăng. Vì thế doanh số cho vay ngành này tăng lên rất nhiều so với năm 2011 đạt 549.121 triệu đồng, tăng 3,04% tương ứng với số tiền là 16.196 triệu đồng. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng như vậy là do Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cho vay thấp hơn so với những ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý, từ đó đã thu hút được đông đảo khách hàng đến vay vốn, đẩy doanh thu tăng vượt qua các năm. Đến năm 2012 doanh số cho vay này cũng tiếp tục tăng đạt 642.173 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 16,95% tương ứng với số tiền là 93.052 triệu đồng. Ngành thuỷ sản với lợi thế địa phương được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu nên rất thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển. Do đó, Ngân hàng cũng mở rộng cho vay ngành kinh tế này. Ngành nghề này giúp người dân chuyên môn hoá nuôi trồng thuỷ sản. Doanh số cho vay tăng dần qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành này tăng cao là do hiện nay các tổ chức kinh tế đã tìm ra được nguồn tiêu thụ cung cấp sản phẩm, giá cá tra đầu ra tăng lên, và một phần người dân đã chuyển đổi cơ cấu làm ruộng sang ngành thuỷ sản này để nuôi cá như: cá tra, cá basa, cá lóc…cho nên doanh số cho vay tăng khá rõ rệt. Đây là ngành kinh tế giàu tiềm năng của Tỉnh, vì vậy mà Chi nhánh rất chú trọng để phát triển trong tương lai.

 Ngành công nghiệp chế biến, Ngành xây dựng: nhìn chung

doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 151.652 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 18,44% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 doanh số này tăng 90.750 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,32% so với năm 2011. Ngành công nghiệp chế biến là ngành có nhiều triển vọng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là một trong những khách hàng truyền thống của Ngân hàng như: Công ty xuất nhập khẩu, Công ty dược, Doanh nghiệp vật tư nông nghiệp…. Sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh phong phú và đa dạng nhưng công nghệ bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch còn nhiều hạn chế, nên gặp nhiều trở ngại trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ hải sản. Chính vì vậy đây là ngành rất cần nguồn vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại để có thể cạnh tranh với công nghệ chế biến của nước ngoài, đưa các mặt hàng nông và thuỷ hải sản ở nước ta đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, cho vay thu mua chế biến xuất khẩu là theo mùa vụ, theo nhu cầu từng thời kỳ, do đó cần nắm bắt được chu kỳ sản xuất, có kế hoạch huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng theo từng mùa vụ. Ngành xây dựng, đây là ngành Ngân hàng cũng chú trọng cho vay, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Nguyên nhân là do với hướng phát triển mạnh công nghiệp và thương

45

mại - dịch vụ để từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đã tạo điều kiện cho xây dựng phát triển, để trang bị cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển vững chắc là nền tảng tốt để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.

 Ngành thương mại - dịch vụ, ngành khác: Là một trong những

ngành được nhà nước quan tâm và hỗ trợ hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển. Mặc khác nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có vị trí giao thông thuận lợi về đường sông lẫn đường bộ, có nhiều khu di tích lịch sử, khu du lịch như: Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, rừng Tràm Tam Nông, khu du lịch Gáo Giồng…Chính vì vậy mà ngành thương mại - dịch vụ được sự quan tâm của các ngành các cấp. Xác định được tính trọng điểm của ngành này, trong những năm vừa qua VietinBank Đồng Tháp đã đầu tư phần lớn nguồn vốn để phát triển ngành đưa doanh số cho vay ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 603.699 triệu đồng tỷ lệ tăng là 18,21% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này tăng 828.970 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 21,15% so với năm 2011. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành mà Ngân hàng đầu tư. Ngành khác: bao gồm ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, hoạt động cá nhân phục vụ cộng đồng

46

Bảng 4.8Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế 6T2012 và 6T2013.

ĐVT: Triệu đồng

Báo cáo cho vay 6T2012 và 6T2013

* Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Đối với DNNN: doanh số cho vay DNNN tăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013, 6T2013 là 626.029 triệu đồng, tăng 348.772 triệu đồng tương ứng tăng 125,79% so với 6T2012. Tình hình của ngân hàng thời gian qua luôn tăng. Điều này là do doanh số cho vay đối với DNNN tăng lên, ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động trên diện rộng kể cả thành thị và nông thôn. Điều này cũng cho thấy ngân hàng đã cung cấp vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Đối với Cty CP, TNHH: 6T2013 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế Cty CP tăng đáng kể, đạt 994.116 triệu đồng, tức tăng 107,81% so với 6T2012, doanh số cho vay đối với. Những kết quả trên là hệ quả của nhiều

Chỉ tiêu 6T2012 6T2013 6T2013/6T2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền % 1. DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế. 2.097.255 100 3.962.204 100 1.864.949 88,92 1. DN nhà nước 277.257 13,22 626.029 15,80 348.772 125,79 2.Cty CP, TNHH 478.384 22,81 994.116 25,09 515.732 107,81 3. DN tư nhân và cá thể 1.341.614 63,97 2.342.059 59,11 1.000.445 74,57 2.DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế 2.097.255 100 3.962.204 100 1.864.949 88,92 Ngành nông nghiệp và thủy sản 218.744 10,43 550.350 13,89 331.606 151,60 CNghiệp và xây dụng 412.739 19,68 1.112.587 28,08 699.848 169,56 TM-DV và ngành khác ngành khác 1.465.772 69,89 2.299.267 58,03 833.495 56,86

47

nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, tình hình kinh tế trên địa bàn mặc dù vẫn còn gặp nhiều thử thách nhưng nhiều Cty CP mở ra hoạt động.

DN tư nhân và cá thể 6T2013 đạt 2.342.059 triệu đồng, tăng 74,57%, tương ứng 1.000.445 triệu đồng so với 6T2012. DN tư nhân và cá thể đã bắt đâu khôi phục hoạt động trở lại, đồng thời cũng xuất hiện thêm nhiều cá nhân kinh doanh nhỏ ra đời, đáp ứng nhu cầu của một vùng nông thôn do đó nhu cầu vốn của thành phần này tăng lên đáng kể. Thứ hai, những khách hàng truyền thống (đặc biệt là ở khu vực Thị xã Hồng Ngự) kinh doanh có hiệu quả nên có nhu cầu vốn mở rộng sản xuất. Thêm vào đó, giai đoạn này ngân hàng đang thực hiện phương châm “đa dạng hóa đối tượng khách hàng”, trong đó chú trọng vào thành phần kinh tế này (do thành phần này tập trung rất nhiều dạng khách hàng có nhu cầu vốn khác nhau), cho nên thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, nghiệp vụ cho vay đối với cá nhân phục vụ được mở rộng, thủ tục đơn giản, điều này đã làm gia tăng không ít lượng khách hàng này cho ngân hàng.

* Doanh số cho vay ngắn hạn theo nghành kinh tế

Như đã biết, VietinBank tọa lạc tại Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp. Ở đây, các hoạt động mang tính thương mại, dịch vụ như khách sạn, nhà hàng,…là chiếm đa số. Đặc điểm của ngành kinh tế này là có vòng lưu chuyển vốn lớn, sản xuất, kinh doanh liên tục và thường xuyên, đồng thời cũng có lợi nhuận tương đối ổn định, khả năng trả nợ cao. Còn đối với nông nghiệp, đây cũng là ngành có khả năng thu hồi nợ tốt nhưng thời gian lại quá dài, thường phải thu theo mùa vụ, và chịu sự chi phối mạnh mẽ của thời tiết, khí hậu và đặc biệt là giá cả - những yếu tố không dự báo được. Bên cạnh đó, đa phần các hộ sản xuất nông nghiệp nằm ở các huyện ở xa do đó công tác đánh giá tài sản đảm bảo cũng như kiểm tra các món vay không thuận tiện. Đối với xây dựng, công nghiệp, ngân hàng vẫn đang duy trì một tỷ trọng tương đối, phù hợp với quy mô cho vay của ngân hàng, nhằm đem lại lợi ích cao nhất từ nhóm ngành này.

Trở lại bảng số liệu nhìn chung doanh số cho vay của 3 nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản, CNghiệp và xây dựng, thương mại- dịch vụ và ngành khác có sự biến động theo chiều hướng chung của doanh số cho vay nói chung, tức là tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Cụ thể, đối với thương mại, dịch vụ doanh số cho vay 6T2013 tăng 56,86% so với năm 2012, đạt mốc 833.495 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 6T2013 trên địa bàn Thị Xã Hồng Ngự đã có nhu cầu phát triển về dịch vụ như nhà hàng, khách sạn đã vay vốn để đầu tư cở sở của mình, nhằm thu được lợi ích cao nhất, vì thế làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.

48

Bảng 4.9DSTN ngắn hạn tại VietinBank Đồng Tháp qua 3 năm theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế

ĐVT:Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo cho vay 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế 4.227.604 100 4.202.255 100 4.052.064 100 (25.349) (0,60) (150.191) (3,57) - DN nhà nước 1.131.730 26,77 1.362.791 32,43 1.192.117 29,42 231.061 20,42 (170.674) (12,52) -Cty CP, TNHH 962.202 22,76 806.833 19,20 824.596 20,35 (155.369) (16,15) 17.763 2,20 - DN tư nhân và cá thể 2.133.671 50,47 2.032.631 48,37 2.035.351 50,23 (101.040) (4,74) 2.720 0,13 2.DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế 4.227.604 100 4.202.255 100 4.052.064 100 (25.349) (0,60) (150.191 (3,57) - Ngành nông nghiệp và thủy sản 622.726 14,73 584.953 13,92 311.603 7,69 (37.773) (6,07) (273.350) (46,73) - CNghiệp và xây dựng 819.309 19,38 796.328 18,95 718.431 17,73 (22.981) (2,81) (77.897) (9,78) - TM-DV và ngành khác 2.785.569 65,89 2.820.974 67,13 3.022.024 74,58 35.405 1,27 201.050 7,13

49

4.3.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Đối với DNNN. Năm 2011 là 1.362.791 triệu đồng, năm 2010 là 1.131.730 triệu đồng, tăng 231.061 triệu đồng, tương ứng tăng 20,41% so với năm 2010. Năm 2012 thu nợ giảm (170.674) triệu đồng, tương ứng giảm 12,52% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh số cho vay năm 2011 ở các DNNN tăng lên nên doanh số thu nợ tăng lên và ngược lại.

Đối với Cty CP, TNHH năm 2011 là 806.833 triệu đồng, giảm (155.369 triệu đồng), tương đương giảm 16,15%, năm 2012 là 824.596 triệu đồng, tăng 17.763 triệu đồng, tương ứng tăng 2,20% là đối với Cty CP, TNHH. Năm 2011 là 2.032.631 triệu đồng, tăng 2.035.351 triệu đồng, tương ứng với tăng 0,13% so với năm 2011. Do chưa thu hồi nợ được một số khoản nợ của năm 2011, nhưng đến năm 2012 thì với sự nỗ lực của ngân hàng đã thu được các khoản nợ của năm 2011 và các năm trước đó, làm cho doanh số thu nợ tăng lên.

Đối với DNTN và cá thể. Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất của ngân hàng, doanh số cho vay đối với thành phần này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất và có sự gia tăng qua các năm. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ của nhóm thành phần kinh tế này đều tăng giảm, nhưng tốc độ không đều nhau giữa các thời kỳ. Như vậy qua phân tích tình hình thu hồi nợ của VietinBank Đồng Tháp, ta thấy thu nợ có sự gia tăng giảm qua các năm, tuy nhiên mức độ không đều. Nhưng đến năm 2012 đã tăng so

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 53)