phân tích mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
1,61 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LA TẤN NGHỊ
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 12 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LA TẤN NGHỊ
MSSV: 4104693
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI LÊ THÁI HẠNH
Tháng 12 – 2013
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô
trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt khoảng thời gian được học tập tại trường,
thầy cô đã luôn tận tình dạy dỗ chúng em. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến
cô Bùi Lê Thái Hạnh, em cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những
vướng mắc cho em từ khi chọn đề tài cho đến hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em kính chúc cô luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, các anh chị đang
công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi
nhánh Cần Thơ, đặc biệt là phòng giao dịch Nguyễn Trãi. Các cô, các anh chị
đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và cho em những lời khuyên quý báu giúp
em hoàn thật thật tốt luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý khách hàng,
những người góp phần quan trọng cho luận văn này thông qua đánh giá một
cách thực tế và khách quan chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe và thành
công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy. Kính chúc các cô, các anh chị tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ
nhiều sức khỏe và thăng tiến trong công việc. Chúc ngân hàng ngày càng lớn
mạnh và khẳng định được vị thế, uy tín của mình tại Việt Nam cũng như trên
trường Quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn ! Trân trọng
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
La Tấn Nghị
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
La Tấn Nghị
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................3
1.3.2 Phạm vi không gian ........................................................................................3
1.3.3 Phạm vi thời gian............................................................................................3
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................4
2.1 Cơ sở lý luận......................................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về dịch vụ ..............................................................................4
2.1.2 Sự hài lòng của khách hàng ..........................................................................15
2.1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng .........15
2.1.4 Tổng quan về ngân hàng điện tử ..................................................................16
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................................25
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................26
3.1 Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ..................32
3.2 Vài nét về ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ ............32
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................32
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý ............................................................................33
3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng.............................................36
3.2.4 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ..................................................................37
3.2.5 Tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ..................................................................41
3.2.6 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ ......................................................................................................55
Chương 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ .............................................................................................................57
4.1 Thông tin chung đáp viên ................................................................................57
4.2 Phân tích thang đo ...........................................................................................60
4.3 Phân tích mô tả ................................................................................................62
4.3.1 Chất lượng dịch vụ E-Banking .....................................................................62
4.3.2 Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ E-banking ...............................64
4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................64
4.4.1 Chất lượng dịch vụ E-Banking .....................................................................64
4.4.2 Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ E-banking ...............................66
4.5 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................67
4.5.1 Phần tích nhân tố lần 1 .................................................................................67
4.5.2 Phân tích nhân tố lần 2 .................................................................................67
Trang
4.4.3 Phân tích nhân tố sự hài lòng .......................................................................69
Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ .......................................................................................................................72
5.1 Giải pháp nâng cao thành phần “sự đồng cảm” ..............................................72
5.2 Giải pháp nâng cao thành phần “phương tiện hữu hình” ................................73
5.3 Giải pháp nâng cao thành phần “năng lực phục vụ” .......................................73
5.4 Giải pháp nâng cao thành phần “sự tin cậy” ...................................................74
5.5 Giải pháp nâng cao thành phần “sự đáp ứng” .................................................75
5.6 Nhóm giải pháp bổ sung ..................................................................................75
5.6.1 Tách biệt chiến lược phát triển dịch vụ E-Banking với chiến lược phát triển
các dịch vụ ngân hàng khác ...................................................................................75
5.6.2 Chú trọng các nhiệm vụ cho các phòng ban.................................................75
5.6.3 Xây dựng động lực đủ mạnh đối với nhân viên để thúc đẩy dịch vụ ...........76
5.6.4 Xây dựng chính sách giá cả ..........................................................................76
5.6.5 Chính sách ưu đãi .........................................................................................76
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................77
6.1 Kết luận ...........................................................................................................77
6.2 Kiến nghị .........................................................................................................78
6.2.1 Kiến nghị đối với hội sở VietinBank ...........................................................78
6.2.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước..............................................................78
6.2.3 Kiến nghị với Chính phủ ..............................................................................79
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ......... 38
Bảng 3.2 Hạn mức các loại thẻ ghi nợ E-partner của VietinBank .................. 42
Bảng 3.3 Tinh hình triển khai dịch vụ thẻ tại VietinBank Cần Thơ từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................... 45
Bảng 3.4 Mạng lưới giao dịch thẻ của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 47
Bảng 3.5 Biểu phí dịch vụ VietinBank iPay.................................................... 49
Bảng 3.6 Tình hình triển khai dịch vụ iPay tại VietinBank Cần Thơ từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................... 50
Bảng 3.7 Biểu phí dịch vụ SMS Banking của VietinBank .............................. 52
Bảng 3.8 Tình hình triển khai dịch vụ SMS Banking tại VietinBank Cần Thơ
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................... 53
Bảng 3.9 Biểu phí dịch vụ Mobile BankPlus của VietinBank ........................ 54
Bảng 4.1 Đặc điểm chung của khách hàng ...................................................... 57
Bảng 4.2 Thông tin chung khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của ngân
hàng.................................................................................................................. 59
Bảng 4.3 Mã hóa các thang đo ........................................................................ 61
Bảng 4.4 Thống kê mô tả thang đo chất lượng dịch vụ ................................... 62
Bảng 4.5 Thống kê mô tả thang đo sự hài lòng ............................................... 64
Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo chất lượng
dịch vụ E-Banking ........................................................................................... 64
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 của thành phần năng lực phục vụ ... 66
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần thang đo sự hài lòng của
khách hàng ....................................................................................................... 66
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1 ........................................ 67
Bảng 4.10 Phân tích nhân tố khám phá lần 2 .................................................. 68
Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA thành phần sự hài lòng ............................. 69
Bảng 4.12 Các biến còn lại sau khi phân tích EFA ......................................... 69
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi phân tích nhân tố ... 70
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ ......................................... 6
Hình 2.2 Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ ..................................... 11
Hình 2.3 Mô hình SERVQUAL ...................................................................... 13
Hình 2.4 Mô hình SERVPERF ........................................................................ 14
Hình 2.5 Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 8/2011 đến tháng 6/2013 19
Hình 2.6 Tốc độ gia tăng số người sử dụng internet ở Việt Nam 2003-2011 . 20
Hình 2.7 Mô hình lý thuyết của đề tài ............................................................. 26
Hình 2.8 Tiến trình nghiên cứu........................................................................ 31
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam CN Cần Thơ
......................................................................................................................... 34
Hình 3.2 Số lượng thẻ phát hành của VietinBank Cần Thơ từ 2010-2012 ..... 46
Hình 3.3 Tỷ trọng các loại thẻ của VietinBank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm
2012, 2013 ....................................................................................................... 47
Hình 3.4 Số lượng thuê bao điện thoại ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 6 tháng
đầu năm 2013 ................................................................................................... 51
Hình 3.5 Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking tại
VietinBank Cần Thơ từ 2010-2012 ................................................................. 53
Hình 4.1 Mức độ quan trọng của nguồn thông tin........................................... 60
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLDV
:
Chất lượng dịch vụ
CN
:
Chi nhánh
CNTT
:
Công nghệ thông tin
CMND
:
Chứng minh nhân dân
ĐVCNT
:
Đơn vị chấp nhận thẻ
E-Banking
:
Dịch vụ ngân hàng điện tử
KH
:
Khách hàng
NH
:
Ngân hàng
NHĐT
:
Ngân hàng điện tử
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
:
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCPCTVN:
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
OTP
:
One Time Password
TB
:
Trung bình
TDQT
:
Tín dụng quốc tế
TMCP
:
Thương mại cổ phần
Vietinbank
:
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, một trong những lĩnh vực được chính phủ coi
là trọng tâm khi thực hiện đề án tái cơ cấu thị trường tài chính, đó là ngành
Ngân hàng. Thực hiện Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg và Quyết định số
734/2012/QĐ-NHNN về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiến hành các giải pháp đồng bộ
và quyết liệt để chấn chỉnh hệ thống các tổ chức tín dụng vốn đang đứng trước
rủi ro và nhiều vấn đề cấp bách bắt nguồn từ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Để tạo nên sự tăng trưởng bền vững cho ngân hàng như hiện nay thì phải
đổi mới trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển. Trong những năm
qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang tích cực nâng cao
tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mang lại, đặc biệt là
ở mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thách thức lớn nhất ở mảng này là việc áp
lực cạnh tranh gia tăng ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội
nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng, các NHTM của Việt Nam buộc
phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao, phong phú của khách hàng. Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng
hiện đại, các NHTM Việt Nam đã cho ra đời một phương thức cung ứng sản
phẩm dịch vụ mới, đó là việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh
phân phối bằng mạng lưới viễn thông và internet, được gọi là “ngân hàng điện
tử”. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối
quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ và ngân hàng. Trước đây, khách hàng
phải đến giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng, thì nay họ có thể thực
hiện rất nhiều giao dịch với ngân hàng từ xa, mang lại tiện ích và giảm chi phí
cho khách hàng. Theo khảo sát mới nhất (10/2012) của WeAreSocial, một tổ
chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu
thì số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người và là nước
đứng thứ 3 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về tốc độ phát triển thương
mại điện tử, điều này đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử
tại Việt Nam. Ngân hàng điện tử đã được hầu hết các ngân hàng lớn trên thế
giới triển khai mạnh, và các Ngân hàng trong nước đang không ngừng học hỏi
để hoàn thiện dần hệ thống dịch vụ cho khách hàng, thực hiện chính sách hạn
chế tiêu dùng tiền mặt của Nhà nước. Do đó, Đầu tư và phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử là một trong những biện pháp gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao
vị thế của một ngân hàng trên thị trường sôi động hiện nay. Song song đó, các
1
ngân hàng thương mại nhận ra rằng khách hàng là một yếu tố quan trọng để
đem lại sự thành công và sự hài lòng của khách hàng là một vũ khí chiến lược
đem lại cho họ thị phần và lơi nhuận. Một khách hàng rất hài lòng có thể trở
thành khách hàng trung thành và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho những
khách hàng khác. Do vậy, bên cạnh việc chạy đua việc cung cấp dịch vụ ngân
hàng điện tử, các NHTM Việt Nam cũng phải nâng cao chất lượng dịch vụ sao
cho đáp ứng và thỏa mãn được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Trong tương lai hứa hẹn sẽ tiếp tục có bùng nổ và phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục chạy
đua với nhau trong lĩnh vực còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng này. Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những
ngân hàng lớn ở Việt Nam và là đầu tàu cho toàn hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam nên cần có những bước đi cụ thể tạo sự tăng trưởng bền vững.
Vietinbank không chỉ tập trung hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng thương
mại truyền thống, mà đồng thời còn phát nghiệp vụ về NHĐT nhằm bắt kịp sự
phát triển của xã hội và đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa qua đó mở ra xu hướng mới cho các NHTM khác tại Việt Nam. Là một
chi nhánh lớn của VietinBank, VietinBank chi nhánh Cần Thơ cũng không
ngừng nâng cao công nghệ, kỹ thuật để thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn
trong dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó, việc xác định mức độ hài lòng và tìm
ra các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ ngân hàng điện tử, làm thỏa mãn và hài lòng khách hàng tăng tính cạnh
tranh của ngân hàng cũng như phát huy những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng
điện tử mang lại. Muốn thành công thì chi nhánh phải có câu trả lời thỏa đáng
cho câu hỏi: khách hàng có thực sự hài lòng với những dịch vụ của ngân hàng
hay không? Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Phân tích mức độ hài
lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân
hàng điện tử (E-Banking) của ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Từ đó đánh giá chất lượng dịch
vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ E-Banking và nâng cao sự hài lòng của
khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của VietinBank Cần Thơ.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình triển
khai dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013.
- Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại
VietinBank Cần Thơ thông qua việc đo lường sự hài lòng của khách hàng cá
nhân đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng.
- Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
ngân hàng điện tử để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ
ngân hàng điện tử của VietinBank Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đối với khách
hàng là cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ, nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của
ngân hàng.
1.3.2 Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại trên phạm vi địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là thành phố trực thuộc trung ương, là địa
bàn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nhiều và đa dạng, điều này
giúp cho quá trình thu thập số liệu thuận lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo tính đại
diện.
1.3.3 Phạm vi thời gian
Đề tài thu thập:
- Số liệu thứ cấp từ NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013.
- Số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn 96 khách hàng tại thời điểm nghiên
cứu từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013.
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của
VietinBank Cần Thơ.
- Tập trung nghiên cứu nhóm khách hàng cá nhân, những người dân đang
sống và làm việc tại thành phố Cần Thơ, đặc biệt là những người đang hoặc đã
từng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về dịch vụ
Dịch vụ đã có từ lâu và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội. Kinh tế ngày càng phát triển, dịch vụ ngày càng giữ vị trí quan trọng
2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu,
giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản
của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ
có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.
Từ quan niệm trên chúng ta thấy rằng dịch vụ phải gắn với hoạt động để
tạo ra nó. Các nhân tố cấu thành dịch vụ không như những hàng hóa hiện hữu,
chúng không tồn tại dưới dạng hiện vật. Sản phẩm dịch vụ nằm trong trạng
thái vật chất, nguời ta có thể nghe được và một số giác quan có thể cảm nhận
được.
Như vậy dịch vụ là một loại sản phẩm vô hình. Khách hàng nhận được
sản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận.
Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất lượng
của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng.
Mỗi loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng một giá trị nào đó. Giá trị
của dịch vụ gắn liền với lợi ích mà họ nhận được từ giá trị dịch vụ. Như vậy ở
đây chưa bàn tới hàng hóa của giá trị dịch vụ mang tính học thuật như trong
kinh tế chính trị, cũng chưa phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng có phạm
vi rộng lớn hơn. Giá trị ở đây thỏa mãn giá trị mong đợi của người tiêu dùng,
nó có quan hệ mật thiết với lợi ích tìm kiếm và động cơ mua dịch vụ. Những
giá trị của hệ thống dịch vụ được gọi là chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị mang lại lợi
ích tổng thể cho người tiêu dùng dịch vụ. Trong chuỗi giá trị có giá trị của
dịch vụ chính do những hoạt động chủ yếu trong dịch vụ tạo ra và mang lại lợi
ích cơ bản cho người tiêu dùng. Tương tự, giá trị của dịch vụ phụ do những
hoạt động phụ trợ tạo nên và mang lại lợi ích phụ thêm. Đối với cùng loại dịch
vụ có chuỗi giá trị chung thể hiện mức trung bình mà xã hội có thể đạt được
và được thừa nhận. Song bên cạnh những chuỗi giá trị chung đó có chuỗi giá
trị riêng của từng nhà cung cấp.
Để hiểu rõ sâu hơn dịch vụ, chúng ta tiểu hiểu những vấn đề liên quan
đến sản xuất cung ứng dịch vụ:
4
- Dịch vụ cơ bản: là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi ích cốt
lõi của người tiêu dùng. Đó chính là mục tiêu tìm kiếm của người mua
- Dịch vụ bao quanh: là những dịch vụ phụ hoặc các khâu độc lập của
dịch vụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng. Dịch
vụ bao quanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi
ích cốt lõi hoặc có thể là lợi ích độc lập mang lại lợi ích phụ thêm.
- Dịch vụ sơ đẳng: bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ bao quanh của
doanh nghiệp phải đạt tới một mức độ nào đó và tương ứng người tiêu dùng
nhận được một chuỗi giá trị xác định nào đó phù hợp với chi phí mà khách
hàng đã thanh toán. Dịch vụ sơ đẳng gắn liền với cấu trúc dịch vụ, với các
mức và các quy chế dịch vụ của những nhà cung cấp.
- Dịch vụ tổng thể: là hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ
bao quanh, dịch vụ sơ đẳng. Dịch vụ tổng thể thường không ổn định, nó phụ
thuộc vào các dịch vụ thành phần hợp thành. Doanh nghiệp cung ứng cho
khách hàng dịch vụ tổng thể khi tiêu dùng nó. Dịch vụ tổng thể thay đổi thì lợi
ích cũng thay đổi.
2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ là một hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà
hàng hóa hữu hình không có. Dịch vụ có 4 đặc điểm nổi bậc của nó đó là:
- Dịch vụ có tính không hiện hữu: Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ.
Với đặc điểm này cho thấy dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật
thể. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ mang nặng tính vật chất. Tính không hiện hữu
được biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ. Nhờ đó người ta có thể xác
định được mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và các mức độ trung
gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu.
Trên thực tế từ hàng hóa hiện hữu tới dịch vụ phi hiện hữu có 4 mức độ
sau:
+ Hàng hóa hiện hữu hoàn hảo.
+ Hàng hóa hoàn hảo: bao gồm hàng hóa hiện hữu khi tiêu dùng phải có
dịch vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn.
+ Dịch vụ chủ yếu, được thỏa mãn thông qua sản phẩm hàng hóa hiện
hữu.
+ Dịch vụ hoàn hảo: hoàn toàn không hiện hữu.
Để nhận biết dịch vụ thông thường phải tìm hiểu qua những đầu mối vật
chất trong môi trường hoạt động dịch vụ.
- Dịch vụ có tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn
5
hóa được. Trước hết do hoạt động cung ứng. Các nhân viên cung cấp dịch vụ
không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong những khoảng thời gian làm
việc khác nhau. Hơn nữa khách hàng tiêu dùng là những người quyết định
chất lượng dịch vụ dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ. Trong những thời gian
khác nhau sự cảm nhận cũng khác nhau, những khách hàng khác nhau cũng
có sự cảm nhận khác nhau. Sản phẩm dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn
nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Như vậy trong cung cấp dịch vụ thường
thực hiện cá nhân hóa, thoát ly khỏi những quy chế. Điều đó càng làm tăng
thêm sự khác biệt giữa chúng.
- Dịch vụ có đặc tính không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt
động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể là không đồng nhất nhưng mang
tính hệ thống, đều từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản
phẩm dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và kết quả của quá trình hoạt
động của hệ thống cấu trúc đó.
- Sản phẩm dịch vụ mau hỏng: Dịch vụ không thể tồn kho, không cất giữ
và không thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Dịch vụ có tính mau hỏng
như vậy nên việc sản xuất mua bán và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi thời
gian. Đặc tính mau hỏng của dịch vụ quy định sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
phải đồng thời, trực tiếp, trong một thời gian giới hạn
Hình 2.1 Mô hình bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ
2.1.1.3 Sự khác biệt của dịch vụ so với sản phẩm hữu hình
Theo Ghobadian, Speller & Jones, 1993; Groth& Dye, 1994; Zeithaml et
al., 1990, dẫn theo Thongsamak, 2001. Dịch vụ và sản phẩm hữu hình có
những sự khác biệt sau:
+ Vô hình: Sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi. Khách hàng không thể
thấy, nếm, sờ, ngửi.. .trước khi mua.
+ Không đồng nhất: Gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn
giống
6
nhau.
+ Không thể chia tách: Quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch
vụ, do vậy, không thể dấu được các sai lỗi của dịch vụ.
+ Dễ hỏng: Dịch vụ không thể tồn kho. Không thể kiểm tra chất lượng
trước khi cung ứng, người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm
đúng mọi lúc.
+ Không thể hoàn trả: Nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể được
hoàn tiền nhưng không thể hoàn dịch vụ.
+ Nhu cầu bất định: Độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu
hình nhiều.
+ Quan hệ qua con người: Vai trò con người trong dịch vụ rất cao và
thường được khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ.
+ Tính cá nhân: Khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân
của mình rất nhiều.
+ Tâm lý: Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của
khách hàng.
2.1.1.4 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ lâu đã là mối quan
tâm của nhiều người. Chất lượng dịch vụ khó xác định và chưa có chiến lược
quản lý hiệu quả. Vấn đề nhận thức, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong dịch
vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Chất lượng thực tế và
những yếu tố chi phối nó hiện nay chưa lượng hóa được. Tầm quan trọng của
chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp và khách hàng có sự khác nhau rất
lớn. Chất lượng dịch vụ chi phối mạnh đến việc tăng thị phần, tăng khả năng
thu hồi vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối
cùng là tăng lợi nhuận. Đó là những lợi ích có tính chiến lược lâu dài đối với
doanh nghiệp dịch vụ. Chúng ta không thể sử dụng phương pháp kiểm tra,
kiểm soát và quản trị chất lượng của hàng hóa hiện hữu sang áp dụng cho dịch
vụ bởi vì dịch vụ có những đặc tính riêng biệt nó chi phối quá trình hình
thành, vận động chất lượng.
- Nhận thức chung về dịch vụ
Theo Zeithaml (1987): Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng
về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Nó là một dạng
của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và
nhận thức về những thứ ta nhận được.
Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ
được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến
7
đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách
hàng một cách đồng nhất.
Từ ngữ chất lượng có nhiều nghĩa và có thể sử dụng nhiều cách. Garvin
(1984) xác định năm phương cách để hiểu ý niệm về chất lượng.
+ Phương cách siêu việt theo định nghĩa của Pocket Orford Dictionry là
“mức độ siêu việt, bản chất tương đối”. Chất lượng trong trường hợp này là sự
siêu việt nội tại. Nó phản ảnh điều gì đó tốt nhất.
+ Phương cách dựa trên sản xuất liên quan đến sự phù hợp với thiết kế
hay qui cách. Một dịch vụ hay sản phẩm chất lượng sẽ không có một sai sót
nào so với qui cách.
+ Phương cách dựa theo người sử dụng chấp nhận rằng một dịch vụ hay
sản phẩm nào đó đáp ứng những đòi hỏi của người sử dụng thì đó là một dịch
vụ hay sản phẩm chất lượng. Một cụm từ cho phương cách này là đáp ứng
đúng mục đích.
+ Phương cách dựa trên sản phẩm là một phương cách dựa trên số
lượng và chỉ xét đến những đặc tính đo lường được.
+ Phương cách dựa trên giá trị đưa chi phí hay giá cả vào phương trình.
Một mặt hàng nào đó sẽ được cung cấp ít hay nhiều tùy theo giá của nó.
- Những đặc điểm của dịch vụ chi phối đến chất lượng dịch vụ
Như đã trình bày phần trên, dịch vụ có 4 đặc điểm cơ bản và 4 đặc điểm
này chi phối đến chất lượng.
Thứ nhất, dịch vụ có đặc tính không hiện hữu (vô hình) vì chúng là tập
hợp chứ không phải các yếu tố vật chất hiện hữu do vậy rất khó quán xuyến
đến chất lượng động bộ. Hầu hết các dịch vụ không đếm được, không đo
lường được, không dự trữ, không kiểm nghiệm được. Đặc biệt dịch vụ không
thể kiểm tra trước khi bán để đảm bảo chất lượng. Do tính không hiện hữu
nên các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn để hiểu khách hàng tiếp nhận dịch
vụ và đánh giá dịch vụ như thế nào.
Thứ hai, dịch vụ đặc biệt là với hàm lượng lao động lớn thường không
đồng nhất. Việc thực hiện dịch vụ khó thay đổi đối với từng người cung cấp,
từng khách hàng và từng thời điểm cụ thể. Sự tương thích về hành vi của các
nhân viên dịch vụ là rất khó đảm bảo. Dịch vụ doanh nghiệp dự định cung cấp
cho khách hàng khác với dịch vụ thực tế mà khách hàng nhận được.
Thứ ba, sản xuất và dịch vụ đồng thời, không chia tách, kết quả là chất
lượng dịch vụ không được thiết kế và tạo ra tại nhà máy sau đó phân phối
rộng rãi cho khách hàng. Trong các dịch vụ sử dụng nhiều lao động, chất
lượng xuất hiện trong khi chuyển giao phân phối dịch vụ, khi tác động qua lại
8
giữa nhân viên cung cấp dịch vụ và khách hàng. Doanh nghiệp dịch vụ thực
hiện kiểm soát với mức độ nhất định lên chất lượng dịch vụ đối với những
dịch vụ có mật độ có khách hàng tham gia lớn bởi vì khách hàng ảnh hưởng
đến quá trình dịch vụ đó. Trong những tình huống cụ thể, đầu vào là khách
hàng đã thể hiện nhu cầu đối với người cung cấp nên trở thành một yếu tố
quyết định chất lượng dịch vụ được cung cấp.
Từ những đặc điểm của dịch vụ và đặc điểm của hệ thống dịch vụ sáng
tạo dịch vụ, các nhà nghiên cứu đã thống nhất một số vấn đề chung nhất về
chất lượng dịch vụ:
+ Khách hàng khó đánh giá và nhận biết chất lượng dịch vụ. Khi trao đổi
hàng hóa hiện hữu, khách hàng sử dụng rất nhiều tiêu chuẩn hữu hình để đánh
giá chất lượng như mẫu mã, độ bền , màu sắc, nhãn mác, cảm giác, bao gói, sự
phù hợp. Khi chuyển giao dịch vụ các đầu mối hữu hình tồn tại ít hơn. Trong
hầu hết những trường hợp các bằng chứng hữu hình được giới hạn trong các
phương tiện vật chất của nhà cung cấp và nhân viên cung cấp. Với sự thiếu
thốn của các yếu tố hữu hình để đánh giá chất lượng dịch vụ, khách hàng phải
dựa vào những yếu tố khác như giá cả, mức độ sẵn sàng của dịch vụ, vị trí nơi
cung cấp dịch vụ. Do đặc tính không hiện hữu của dịch vụ mà một doanh
nghiệp cảm thấy khó khăn để hiểu được khách hàng đã tiếp nhận dịch vụ và
chất lượng dịch vụ dịch vụ đó như thế nào. Khi một nhà cung cấp hiểu được
khách hàng của họ đánh giá dịch vụ đó như thế nào, họ sẽ có khả năng tạo ra
những tác động vào những đánh giá theo hướng mong muốn.
+ Chất lượng là một sự so sánh giữa sự mong đợi về giá trị một dịch vụ
trong khách hàng với giá trị thực tế nhận được (sự thỏa mãn) do doanh nghiệp
cung cấp. Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý các doanh nghiệp dịch vụ
đều thống nhất quan điểm cho rằng chất lượng dịch vụ bao hàm một sự so
sánh giữa sự mong đợi và thực tế. Đó là sự đo lường phân phối dịch vụ phù
hợp với sự mong đợi của khách hàng tốt tới một mức nào đó. Phân phối dịch
vụ có nghĩa là thực hiện sự chuyển giao dịch vụ sao cho phù hợp với những
mong đợi của khách hàng trên một nền tảng tương thích với mức độ mong đợi.
Từ suy nghĩ định hướng này chúng ta có thể phát triển theo mức như sau:
Dịch vụ nhận được
Sự mong đợi
Giá trị dịch vụ nhận được >
Giá trị mong đợi
Rất cao
Giá trị dịch vụ nhận được >
Giá trị mong đợi
Cao
Giá trị dịch vụ nhận được <
Giá trị mong đợi
Thấp
9
Chất lượng dịch vụ
Sự hài lòng của khách hàng có liên quan đến chất lượng dịch vụ. Nếu
chất lượng dịch vụ rất cao, mức độ thỏa mãn vượt quá sự mong đợi, khách
hàng sẽ rất hài lòng. Chất lượng dịch vụ cao, mức độ thỏa mãn đạt được sự
mong đợi, khách hàng cảm thấy vui vẻ hài lòng. Ngược lại nếu chất lượng
dịch vụ thấp, mức độ thỏa mãn thấp hơn giá trị mong đợi, khách hàng sẽ thất
vọng. Giá trị khách hàng nhận được do chuỗi giá trị của dịch vụ tổng thể mà
công ty chuyển giao phụ thuộc vào một số yếu tố như: dịch vụ tổng thể được
cung cấp, nhân viên cung cấp dịch vụ, những hoạt động của các đối thủ cạnh
tranh, các mức độ đơn vị mong đợi, tầm hiểu biết và sự am tường về dịch vụ
của người tiêu dùng dịch vụ.
+ Những đánh giá dịch vụ ở các đầu ra và ở quá trình. Chất lượng dịch
vụ không chỉ đánh giá ở đầu ra với giá trị mong đợi của khách hàng mà nó còn
bao gồm hoạt động của toàn bộ hệ thống cung cấp và sự hoạt động đó hình
thành nên phương cách phân phối. Từ đó dẫn tới việc thừa nhận có sự tồn tại
hai loại chất lượng dịch vụ: chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà
khách hàng thực sự nhận được từ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và chất
lượng chức năng bao gồm phương cách phân phối.
Tiền đề cơ sở của chất lượng dịch vụ là sự chuyển giao dịch vụ với
khách hàng và các yếu tố trong tổ chức dịch vụ, sự hiểu biết nói chung của
khách hàng và sự hiểu biết về dịch vụ của họ. Cũng từ tiền đề này có thể tiếp
cận chất lượng dịch vụ với ba mảng lớn: chất lượng vật lý (vật chất) của dịch
vụ bao gồm trang thiết bị, dụng cụ, nhà quầy...chính là môi trường vật chất của
dịch vụ; chất lượng tổ chức bao gồm phương thức quản lý tổ chức điều hành,
uy tín, hình ảnh, tiểu sử công ty; chất lượng chuyển giao dịch vụ bao gồm
những tác động qua lại giữa nhân viên cung cấp và khách hàng.
Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình
cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại
chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong
hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra.
10
2.1.1.5 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuraman
(SERVQUAL)
Parasuramen được xem là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về
dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách chất
lượng dịch vụ. Mô hình này được trình bày theo hình sau:
Nguồn: Parasuraman & Ctg 1985
Hình 2.2 Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ
Khoảng cách 1: xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng của
khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty dịch vụ không
hiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình cũng
như cách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của
hàng.
Khoảng cách 2: xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn, trở ngại
khách quan lẫn chủ quan trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ
vọng của khách hàng thành những tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao
chúng đúng kỳ vọng. Các tiêu chí trở thành thông điệp tiếp thị đến khách
hàng. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể nhận thức được kỳ vọng của
khách hàng thành nhưng không phải công ty luôn có thể chuyển đổi kỳ vọng
11
này thành những tiêu chí cụ thể về chất lượng và chuyển giao chúng theo đúng
kỳ vọng cho khách hàng những đặc tính của chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân
chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ
cũng như dao động quá nhiều về cầu dịch vụ. Có những lúc cầu về dịch vụ quá
cao làm cho công ty không đáp ứng kịp.
Khoảng cách 3: xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển giao
dịch vụ cho những khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong
dịch vụ, các nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, đóng vai trò quan
trọng trong quá trình tạo ra chất lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các
nhân viên cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ theo tiêu chí đã đề ra.
Khoảng cách 4: là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà
khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể
làm giảm chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng
những gì đã cam kết.
Khoảng cách 5: hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và
chất lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Mô hình Parasuraman et
al. (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ 5 và khoảng
cách này phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách
thứ 5 và gia tăng chất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nổ lực rút ngắn
các khoảng cách này.
Bộ thang đo của mô hình bao gồm 2 phần, mỗi phần có 22 phát biểu.
Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng đối với loại dịch vụ của
doanh nghiệp nói chung. Nghĩa là không quan tâm đến một doanh nghiệp cụ
thể nào, người được phỏng vấn cho biết mức độ mong muốn của họ đối với
dịch vụ của doanh nghiệp khảo sát. Nghĩa là căn cứ vào dịch vụ cụ thể của
một doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá. Kết quả nghiên cứu nhằm nhận
ra các khoảng cách giữa cảm nhận khách hàng về chất lượng dịch vụ do doanh
nghiệp thực hiện và kỳ vọng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ đó. Cụ
thể theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng
Thang đo này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên
thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt
trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo
SERVQUAL gồm 5 thành phần:
12
Sự hữu hình
Sự tin cậy
CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ
Sự đáp ứng
SỰ HÀI
LÒNG
Năng lực phục vụ
Sự đồng cảm
Hình 2.3 Mô hình SERVQUAL
- Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật
chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin.
- Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác
với những gì đã cam kết, hứa hẹn.
- Đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ
khách hàng một cách kịp thời.
- Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách
lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.
- Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân
khách hàng.
2.1.1.6 Mô hình mức độ cảm nhận (SERVPERF)
Mô hình SERVPERF do Cronin và Taylor xây dựng vào năm 1992 nhằm
khắc phục những hạn chế của mô hình SERVQUAL. Cả hai mô hình đều được
sử dụng rộng rãi trong đo lường chất lượng dịch vụ. Mô hình nào tốt hơn mô
hình nào vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Theo mô hình SERVPERF thì:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận
Bộ thang đo SERVPERF cũng sử dụng 22 mục phát biểu tương tự như
phần hỏi về cảm nhận của KH trong mô hình SERVQUAL, bỏ qua phần hỏi
về kỳ vọng.
13
Sự hữu hình
Sự tin cậy
SỰ HÀI
LÒNG
Sự đáp ứng
Năng lực phục vụ
Sự đồng cảm
Hình 2.4 Mô hình SERVPERF
Trong bài nghiên cứu “SERVQUAL hay SERVPERF - một nghiên cứu
trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam” của Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc
Thúy, các tác giả kết luận sử dụng mô hình SERVPERF sẽ cho kết quả tốt hơn
mô hình SERVQUAL. Trong nghiên cứu của mình, tác giả nhận thấy đa số
người trả lời ghi mức kỳ vọng của họ về một siêu thị chất lượng tốt chỉ ở hai
mức 4 và 5 (thang đo 5 mức độ) cho tất cả các phát biểu. Có thể thấy tâm lý
của KH bao giờ cũng mong muốn ở mức cao, nhưng lại quên rằng mức chi
tiêu của họ có giới hạn. Thêm vào đó, bản câu hỏi theo mô hình SERVPERF
ngắn gọn hơn phân nửa so với SERVQUAL, không gây nhàm chán và mất
thời gian cho người trả lời, giảm thiểu được chi phí khảo sát. Ngoài việc bản
câu hỏi dài thì khái niệm sự kỳ vọng cũng khá mơ hồ đối với người trả lời,
người được hỏi tỏ ra bối rối khi trả lời câu hỏi hai lần trên phiên bản kỳ vọng
và cảm nhận của SERVQUAL (Bouman và Van der Wiele, 1992).
Do đó, đo lường sự mong đợi của KH là rất khó khăn. Điều này khiến
việc sử dụng thang đo SERVQUAL có thể ảnh hưởng tới chất lượng dữ liệu
thu thập, dẫn đến giảm độ tin cậy và tính không ổn định của các biến quan sát.
Ngoài ra, thang đo SERVPERF tuy đơn giản nhưng cho kết quả tốt hơn là do
khi được hỏi mức độ cảm nhận KH thường có xu hướng so sánh giữa mong
muốn và cảm nhận trong đầu để trả lời bản câu hỏi. Thêm nữa, những bằng
chứng từ thực nghiệm của Cronin và Taylor khi thực hiện các nghiên cứu so
sánh trong bốn lĩnh vực NH, kiểm soát sâu bệnh, làm khô và thức ăn nhanh, và
các nghiên cứu của Parasuraman cũng cho thấy SERVPERF đều tốt hơn
SERVQUAL.
Vì những thuận lợi và ưu điểm của mô hình SERVPERF so với
SERVQUAL mà SERVPERF. Do vậy, tác giả quyết định sử dụng mô hình
SERVPERF cho bài nghiên cứu này.
14
2.1.2 Sự hài lòng của khách hàng
Theo Philip Kotler & Armstrong (2004) thì “Sự hài lòng của khách hàng
là trạng thái cảm nhận của một người thông qua việc tiêu dùng sản phẩm về
mức độ lợi ích mà một sản phẩm thực tế mang lại so với những gì người đó kỳ
vọng (mong đợi)”. Hay theo Oliver (1997) thì “Hài lòng khách hàng là sự
phản hồi của người tiêu dùng, là những nhận xét về đặc tính của sản phẩm,
dịch vụ hay chính bản thân sản phẩm, dịch vụ này”.
Như vậy, chất lượng sản phẩm nói chung hay chất lượng dịch vụ nói
riêng là một vấn đề then chốt và nền tảng, và là cơ sở để đưa ra những quyết
định chiến lược kinh doanh. Bởi lẽ chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu,
chính sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng là thước đo để đánh giá chất
lượng.
Khi chất lượng dịch vụ đáp ứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng,
ngân hàng sẽ củng cố mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện tại, cũng như
có cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng thông qua những nhận xét, đánh
giá tích cực của khách hàng hiện tại. Ngược lại, khi dịch vụ không thỏa mãn
khách hàng, ngân hàng sẽ mất dần hình ảnh, uy tín và dẫn tới thất bại nặng nề.
Mức độ thỏa mãn chất lượng dịch vụ E-Banking của VietinBank sẽ được
đo lường bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi của khách hàng và chất
lượng do VietinBank cung cấp. Rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng mong
đợi và chất lượng cung ứng chính là mục tiêu của việc phát triển dịch vụ EBanking tại VietinBank.
2.1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng
Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân
biệt nhưng có quan hệ gần với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách
quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết
hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc (Shemwell et
al, 1998, dẫn theo Thongsamak, 2001).
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn
là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo
Zeithaml & Bitner, sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói
lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch
vụ là quan tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ. Oliver cho rằng chất
lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Tức là, chất
lượng dịch vụ được xác định bởi nhiều nhân tố khác nhau là một phần nhân tố
15
quyết định của sự thỏa mãn. Các nghiên cứu của Cronin & Taylor,1992;
Spreng & Mackoy, 1996 và Ruyter, Bloemer, Peeters, 1997 đã kết luận rằng
chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn, là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến sự thỏa mãn.
2.1.4 Tổng quan về ngân hàng điện tử
2.1.4.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử
Theo khoản 6 và khoản 10 điều Luật giao dịch điện tử được Quốc hội
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005: “Giao dịch điện tử là giao dịch được
thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương
tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền
dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Khái niệm này
được mở rộng cho tất cả các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện
tử, do đó, giao dịch điện tử trong dịch vụ ngân hàng gọi là dịch vụ ngân hàng
điện tử.
Theo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), dịch vụ
ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng
được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân
viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đây là sự kết hợp giữa một số hoạt
động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn
thông. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin
học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao
dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử,
kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ
tương tự).
2.1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Khoảng hơn một thập kỉ trước đây, hàng loạt các NH bắt đàu cung ứng
một chương trình phần mềm cho KH nhằm giúp KH có thể xem số dư tài
khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho một số dịch vụ mới như
tiền điện, tiền nước,...Đến năm 1995, nghiệp vụ Ngân hàng điện tử E-Banking
chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty
Intruit.Inc., với sự tham gia của 16 NH lớn nhất nước Mỹ. Khi đó KH chỉ cần
một máy vi tính, một modem, một phần mềm Quicken là có thể sử dụng được
dịch vụ này. Ngày nay, dịch vụ e- banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài
nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác, ở các nước phát triển dịch vụ này trở
nên khá quen thuộc vì tính tiện lợi cũng như hiệu quả của nó. Nhìn chung hệ
thống ngân hàng điện tử phát triển qua những giai đoạn sau:
16
- Website quảng cáo (Brochure-ware): là hình thái đơn giản nhất của
ngân hàng điện tử, hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng
điện tử là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên là xây dựng một website
chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng
cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc… Thực chất ở đây là một kênh quảng cáo mới
ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình… Mọi giao
dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống tại các
địa điểm giao dịch, trực tiếp giữa người với người và thông qua các loại chứng
từ giấy.
- Thương mại điện tử (E-commerce): trong hình thái thương mại điện
tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch
vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng
khoán… Internet ở đây đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự
thuận lợi thêm cho khách hàng.
- Quản lý điện tử (E-business): trong hình thái này, các xử lý cơ bản
của ngân hàng có từ phía khách hàng và phía người quản lý đều được tích hợp
với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự
gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm
theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.
- Ngân hàng điện tử (E-bank): là mô hình lý tưởng của một ngân hàng
trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình
kinh doanh và phong cách quản lí. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức
mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài
chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.
2.1.4.3 Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
a) Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất
cứ ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng
đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch
của nền kinh tế” và để huyết mạch hoạt động thông suốt thì môi trường pháp
lý phải hoàn thiện và ổn định.
Đặc biệt môi trường pháp lý ổn định và minh bạch sẽ có tác động tích
cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng điện tử
vì nó đảm bảo cho loại hình dịch vụ này được bảo vệ, khuyến khích phát triển
cạnh tranh công bằng với các loại hình dịch vụ khác.
17
- Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức
được áp dụng vào ngày 01/03/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một
số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử:
- Ngày 09/06/2006: ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi
hành Luật giao dịch điện tử.
- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
về thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Ngày 08/03/2007: ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao
dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng.
b) Hướng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Xu thế chung của các ngân hàng thương mại hiện nay đó là việc hướng
tới ngân hàng bán lẻ. Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng
đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng quay sang tập trung
vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là một mảng rất lớn trong ngành ngân hàng.
Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ tích của bộ
phận ngân hàng bán lẻ mang lại 750 tỷ đôla doanh thu mỗi năm, tương đương
khoảng trên 20% tổng doanh thu ngành ngân hàng toàn cầu. Và tại Châu Âu,
nơi thị trường vốn kém phát triển hơn so với ở Mỹ, lợi nhuận của phần lớn các
tập đoàn ngân hàng lớn trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào thành tích của bộ
phận ngân hàng bán lẻ.
Những ngân hàng dựa vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp sẽ buộc
phải trả lãi cao hơn, có xếp hạn tín dụng thấp hơn và bị cơ quan điều tiết giám
sát chặt chẽ. Bên cạnh yêu cầy ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, Basel 3 cũng
sẽ khuyến khích họ huy động vốn từ những nguồn ổn định hơn so với thị
trường tiền tệ. Trong đó tốt nhất là tiền gửi từ khách hàng cá nhân. Cơ quan
điều tiết thích tiền gửi vì khách gửi tiền bình thường ít khi chuyển tài khoản
của mình qua ngân hàng khác. Vì thế ngân hàng sẽ phải tích cực cạnh tranh
hơn để tiếp cận
c) Xu thế cạnh tranh bằng dịch vụ
Trong suốt một thời kì dài, các ngân hàng thương mại cạnh tranh chủ yếu
bằng lãi suất thông qua việc điều chỉnh lãi suất. Các ngân hàng thu hút các
khách hàng cá nhân thông qua việc tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho
vay. Nhưng hiện nay, lãi suất chỉ là một trong những công cụ cạnh tranh của
các ngân hàng.
18
Ở thị trường Việt Nam, lãi suất thường được sử dụng như là một công cụ
chính để huy động vốn. Ngày 25/05/2010, Ngân hàng Nhà Nước ban hành
thông tư 13/TT-NHNN thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng
mức CAR lên 9%. Hơn nữa, ngày 03/03/2011 NHNN ban hành thông tư
02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động đồng Việt Nam của các tổ
chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 14%. Những biện pháp
mạnh mẽ trên của NHNN khiến cho các ngân hàng không thể sử dụng lãi suất
để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Một khi lãi suất của các ngân hàng gần như
tương đương nhau, thì sẽ chuyến sang cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Đối
với thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng cũng không thể đi vay rồi
cho vau ra quá nhiều khi NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng
không quá 20%/năm. Như vậy, việc đồng loạt phải thực hiện nâng hệ số an
toàn vốn tối thiểu và tuân thủ mức trần lãi suất tiền gửi, hạn mức tăng trưởng
tín dụng, cộng với mức lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng hiện nay
khoảng 20%/năm, doanh thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có những hướng đi
mới trong quá trình phát triển của mình.
Nguồn: VNexpress.net
Hình 2.5 Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 8/2011 đến tháng 6/2013
Các ngân hàng hiện nay khuyến khích giảm cơ cấu doanh thu từ hoạt
động tín dụng, tăng doanh thu dịch vụ. Hơn nữa, sự thay đổi của công nghệ
thông tin hiện nay diễn ra rất nhanh nên ngân hàng luôn phải thích nghi, nắm
bắt các kĩ thuật, công nghệ mới nhằm tại ra những dịch vụ có thể đáp ứng nhu
19
cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm bớt sự không hài lòng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng.
d) Sự phát triển của Internet
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng tính theo số người sử dụng
internet nhanh nhất châu Á và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng
cao nhất trên thế giới.
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển và sử dụng internet ở Việt Nam, Cimigo NetCitizens
2012
Hình 2.6 Tốc độ gia tăng số người sử dụng internet ở Việt Nam 2003-2011
WeAreSocial (một tổ chức có trụ sở tại Anh nghiên cứu độc lập về
truyền thông xã hội toàn cầu) cho hay họ đã tiến hành cuộc khảo sát mới nhất
(tháng 10-2012) về tình hình phát triển internet, truyền thông xã hội, kỹ thuật
số và điện thoại di động ở châu Á. WeAreSocial cho biết số người dùng
Internet Việt Nam là 30.8 triệu người. Tỷ lệ người dùng Internet trên tổng số
dân là 35% hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt
Nam có thêm 1.59 triệu người dùng mới.
Chính sự phát triển của internet là nhân tố tiền đề, tạo đà phát triển cho
hoạt động kinh doanh trực tuyến và ngân hàng điện tử.
Trong thời gian tới, khi khung pháp lý về thương mại điện tử hoàn thiện
hơn, công nghệ về bảo mật tốt sẽ hứa hẹn những bước phát triển mạnh mẽ hơn
của các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Do đó, các dịch vụ vốn đóng góp
một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội
để phát triển hơn nữa.
20
e) Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, thương mại điện tử
Sự thay đổi công nghệ thông tin hiện nay diễn ra rất nhanh nên ngân
hàng luôn phải thích nghi, nắm bắt các kĩ thuật, công nghệ mới nhằm tạo ra
những dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng,
giảm bớt sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng.
Mặt khác chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ,
thương mại điện tử là tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng điện tử. Vì thế
cần phải phát triển đồng bộ và có sự kết hợp giữa công nghệ, thương mại điện
tử với ngân hàng điện tử.
An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành Ngân hàng
trong thời đại điện tử hóa hiện nay. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm
hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt.
f) Điều kiện con người
- Mức sống của người dân: Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát
triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Phát triển kinh tế và cải thiện mức sống
luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT. Mức
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2012 là 1.749 USD/người,
tăng 15,3% so với năm 2011 (1.517 USD/người). Điều đó tạo tiền đề phát
triển dịch vụ NHĐT.
- Sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử: Thói quen sử
dụng tiền mặt của khách hàng là trở ngại chính cho việc phát triển dịch vụ
NHĐT. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ NHĐT và lợi ích
của các dịch vụ này là hết sức cần thiết.
- Nguồn nhân lực của ngân hàng: Các hệ thống thanh toán điện tử đòi
hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và
truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ và
chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp.
2.1.4.4 Ưu điểm, nhược điểm của dịch vụ E-Banking
a) Đối với khách hàng
- Ưu điểm:
+ Giúp cho KH có thể thông tin liên lạc với NH nhanh hơn. KH sẽ nắm
được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất...
+ Giúp KH có thể thực hiện giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi,
xoá bỏ mọi khoảng cách giữa các quốc gia. Qua điện thoại hoặc máy tính, KH
21
có thể giao dịch trực tiếp với NH để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền,
thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du
lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng
và kể cả kinh doanh chứng khoán với NH.
+ KH có thể tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể. Phí giao dịch với
NH điện tử được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch
khác. Sở dĩ có được điều này là nhờ NH tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi
triển khai E- banking, xây dựng NH ảo ( hoạt động thông qua internet hoặc
các thiết bị từ xa) giúp giảm chi phí nhiều hơn so với giao dịch tại trụ sở, chi
nhánh của NH, đồng thời cùng một lúc có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều KH
ở nhiều nơi khác nhau.
+ Tiết kiệm thời gian cho KH. KH không càn đến trực tiếp NH nên có
thể tiết kiệm được chi phí đi lại, không phải xếp hàng để chờ tới lượt mình
giao dịch. Các giao dịch với NH từ Internet được thực hiện và xử lý một cách
nhanh chóng và hết sức chính xác. Như vậy, với E-Banking KH có thể tiếp
cận với bất kỳ một giao dịch nào của NH vào bất cứ thời điểm nào mà họ
muốn.
+ Chất lượng dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào KH. Chỉ càn họ thực hiện
đúng các thao tác khi giao dịch với thiết bị máy móc là có thể được cung cấp
dịch vụ một cách tốt nhất. Không phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân
viên.
Tóm lại, E-Banking đem lại “sự tiện lợi” cho KH, họ có thể có tất cả
những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất, có thể giao dịch ở
bất kỳ nơi đâu. Nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa
và nhỏ vì nhiều khi đối tượng KH này không có đủ nhân lực để đi đến văn
phòng trực tiếp giao dịch với NH, do đó E-Banking sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
- Nhược điểm
+ Đòi hỏi KH phải có trình độ nhât định. Vì giao dịch với E-Banking,
chủ yêu thông qua internet, đòi hỏi họ phải biết cách sử dụng máy tính. KH
muốn sử dụng E-Banking đòi hỏi phải có máy tính để kết nối internet hoặc
điện thoại hoặc các thiết bị khác, đây là một khoản chi phí đầu tư ban đầu
không nhỏ đối với KH.
+ Tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking. Dữ liệu, tài khoản
của KH có thể bị “Hacker” đánh cắp nhờ công nghệ cao. KH ngần ngại khi sử
dụng E- banking vì lo lắng về mức độ an toàn, họ yên tâm hơn khi nắm trong
tay các chứng từ giao dịch bằng giấy cụ thể. Với giao dịch điện tử, KH phải
22
chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch chứng từ vì khi xảy ra tranh chấp,
chứng từ là bằng chứng đáng tin cậy hơn.
+Đôi lúc KH vẫn càn sự hướng dẫn của nhân viên NH. Vì có những giao
dịch phức tạp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn mới thực hiện được. Nhiều
KH muốn giao dịch trực tiếp với cán bộ NH để có thể diễn giải hoặc giải quyết
được những vấn đề phức tạp hơn, khai thác những thông tin mà NHĐT không
thể cung cấp đầy đủ...
b) Đối với ngân hàng
- Ưu điểm
+ Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. E-Banking giúp NH có thể
giảm chi phí về văn phòng do chiếm ít giấy tờ, ít diện tích hơn. Đồng thời giúp
giảm chi phí về nhân viên, một máy rút tiền tự động hay mạng internet có thể
làm việc 24/24 và thay thế cho rất nhiều nhân viên.
+ Giúp NH đa dạng hoá các loại sản phẩm và dịch vụ. Khi nói đến dịch
vụ NH mọi người thường nghĩ đến việc đi vay, cho vay, gửi tiền và các dịch
vụ bán buôn khác như: thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ. Ngày
nay dịch vụ NH đang vươn tới từng người dân, chỉ có NH điện tử với sự trợ
giúp của công nghệ thông tin mới cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với
tốc độ cao và liên tục.
+ Giúp NH có thể thực hiện chiến lược “Toàn cầu hoá” mà không cần
mở thêm chi nhánh. Vừa tiết kiệm được chi phí văn phòng, chi phí nhân viên,
vừa có thể phục vụ một khối lượng KH lớn hơn.
+ Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của NH. Do dịch vụ được cung cấp
một cách nhanh chóng, chính xác, đem lại sự hài lòng cho KH cao hơn.
trì
+ Tăng khả năng cạnh tranh cho NH. E-Banking giúp các NH tạo và duy
một hệ thống KH rộng rãi và bền vững hơn.
+ Giúp NH nâng cao hình ảnh của mình. Thông qua E-Banking, cụ thể là
Internet banking, NH có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá
trị tài sản, các dịch vụ của NH, phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo. Nhờ
vậy NH có thêm một kênh quảng cáo hiệu quả.
- Nhược điểm
+ Tốn chi phí đàu tư ban đàu lớn. Đòi hỏi NH phải đàu tư các máy móc
thiết bị hiện đại, chi phí đào tạo nhân lực với trình độ chuyên môn cao, chí phí
bảo trì và duy trì hệ thống máy móc.
23
+ Đối mặt với nhiều loại rủi ro như: rủi ro về chiến lược, rủi ro trong quá
trình hoạt động, rủi ro về an toàn bảo mật.... Đặc biệt là rủi ro công nghệ, do
công nghệ chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên khả năng nắm bắt và kiểm
soát rủi ro còn thấp, phải mời chuyên gia tốn kém nhiều chi phí.
+ Chữ ký điện tử chưa được sử dụng rộng rãi, các giao dịch vẫn còn phụ
thuộc vào các chứng từ lưu trữ truyền thống nên chưa thể hiện điện tử hoá
trong mọi giao dịch.
+ Chưa thể đáp ứng tất cả các dịch vụ cho KH. Do còn nhiều vấn đề khó
khăn nên nhiều dịch vụ phức tạp đòi hỏi KH phải trực tiếp giao dịch với nhân
viên NH.
+ Phải sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài. Đó là các công ty thứ ba, chủ
yếu là các công ty cung cấp phần mềm nên dễ rò rỉ thông tin của KH. Đây là
một vấn đề hết sức khó khăn vì NH đòi hỏi tính bảo mật cao.
c) Đối với toàn thể nền kinh tế
E-Banking không những đem lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn
đem lại những lợi ích tiềm tàng cho toàn thể nền kinh té, như:
- Giảm một khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Việc tiêu
dùng chủ yếu bằng tiền mặt còn nhiều hạn chế như: nhà nước phải bỏ ra một
chi phí để in và quản lý số tiền in ra cho thị trường. Việc khó xác định chính
xác lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường khiến cho nhà nước gặp khó
khăn trong việc đưa ra các chính sách tài khoá để ổn định thị trường tài chính.
Nhờ có E-Banking, tài khoản cá nhân và tiền điện tử được sử dụng phổ biến
góp phàn tháo gỡ những khó khăn này.
- Giúp nhà nước có thông tin đầy đủ về việc nộp thuế một cách nhanh
chóng và cập nhật.
- E-Banking là chiếc cầu nối cho sự hội nhập của nền kinh tế trong nước
với nền kinh tế quốc tế.
24
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Dựa theo mục tiêu chọn đề tài mà vùng nghiên cứu được chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện phỏng vấn các khách hàng cá
nhân đang hoặc đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được ngân hàng cung cấp trong quá trình thực tập, ngoài
ra còn thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet, các bảng báo cáo thường niên
của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
2.2.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đánh giá chất lượng dịch vụ NHĐT, mức độ hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng của dịch vụ NHĐT. Được thu thập qua thông
tin bảng câu hỏi, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu.
Thang đo chất lượng dịch vụ E-Banking và sự hài lòng của khách hàng là
thang đo Likert 7 điểm với 1: rất không hài lòng và 7: rất hài lòng.
- Đối tượng nghiên cứu
Các khách hàng cá nhân đang hoặc đã từng sử dụng dịch vụ E-Banking
của VietinBank chi nhánh Cần Thơ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
- Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay phi xác suất hay có ưu điểm là rất
thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do
vậy sẽ tiết kiệm được chi phí.
- Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được xác định theo công thức: (Nguyễn Thị Cành, 2004, tr.83)
Z
n p (1 p) / 2
MOE
- Với:
n: cỡ mẫu
V = p(1-p): độ biến động dữ liệu
25
2
p: tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục
tiêu chọn mẫu (0 ≤ p ≤ 1)
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy
MOE: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ
- Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa
thì:
V = p(1-p) max V’ = 1 – 2p = 0 p = 0,5 (1)
- Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (2)
- Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% (hay
- Kết hợp (1), (2) và (3) ta có:
1,96
n 0,5 0,5
96,04
10%
2
Vậy cỡ mẫu n = 96 quan sát.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
+ Phỏng vấn qua internet
+ Phỏng vấn qua thư điện tử
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Mô hình lý thuyết của đề tài: đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng dựa theo mô hình SERVPERF, với thang đó gồm 5 thành phần sau:
Phương tiện hữu hình
Sự tin cậy
SỰ HÀI
LÒNG
Sự đáp ứng
Năng lực phục vụ
Sự đồng cảm
Hình 2.7 Mô hình lý thuyết của đề tài
Thang đo nghiên cứu định lượng về mức độ hài lòng của khách hàng
theo mô hình SERVPERF. Đề tài sử dụng thang đo Likert 7 điểm với từ 1 rất
26
không hài lòng đến 7 là rất hài lòng (điểm càng lớn thì mức độ hài lòng càng
cao).
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Phương pháp so sánh tương đối: Nhằm xác định xu hướng, mức độ
biến động của các chỉ tiêu. Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
X
( X1 X 0 )
X0
100
Trong đó:
X 0 : chỉ tiêu năm trước.
X 1 : chỉ tiêu năm sau.
X : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
X X 1 X 0
Trong đó:
X 0 : chỉ tiêu năm trước.
X 1 : chỉ tiêu năm sau.
X : là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử
tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ bằng cách đo lường
sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của
NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích tần số (Frequency Analysis):
Đếm tần số để biết với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các điều
kiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít. Gồm các giá trị:
+ Frequency: Tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và
cộng dồn.
+ Percent: Tần suất tính theo phần trăm bằng cách lấy tần số của mỗi
biểu hiện chia cho tổng số quan sát.
+ Vail Percen: Là phần trăm hợp lệ, tính trên số quan sát có thông tin trả
lời.
27
+ Cumulative Percent: Là phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm
từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo
sát đang ở mức độ nào đó trở lên.
Mô tả trị trung bình (tính trị trung bình)
Từ đó xác định các đại lượng giá trị
+ Mean: Trung bình cộng.
+ Sum: Tổng cộng (cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát).
+ Minimum: Giá trị nhỏ nhất.
+ Maximum: Giá trị lớn nhất.
+ Std Error mean: Là sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước
lượng giá trị trung bình tổng thể.
+ Std Deviation: Độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị
quanh giá trị trung bình.
- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
(Interval Scale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n (7 – 1)/6 = 0,85
Giá trị trung bình
1,00 – 1,85
1,86 – 2,70
2,71 – 3,55
3,56 – 4,41
4,42 – 5,25
5,26 – 6,10
6,11 – 7,00
Ý nghĩa
Rất không hài lòng
Không hài lòng
Hơi không hài lòng
Bình thường
Hơi hài lòng
Hài lòng
Rất hài lòng
Để thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ E-Banking của VietinBank Cần Thơ, thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của khách hàng được kiểm định thông qua kiểm định hệ
số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần
mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0. Trong đó:
- Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố.
Kiểm định độ tin cậy của các biến trong thang đo chất lượng dịch vụ ngân
hàng điện tử của NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ dựa
vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo và hệ số
Cronbach’s Alpha của mỗi biến đo lường. Những biến có hệ số tương quan
biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái
niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
28
Thông thường thang đó có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến
gần 1 là thang đo lường tốt.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):
Phương pháp nhân tố khám phá được sử dụng để xác định nhóm tiêu chí
đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Phương pháp phân tích EFA
thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence
techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào
mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). Phân tích nhân tố
khám phá EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factorload
> 0,4 được xem là quan trọng, > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair &
ctg (1998,111) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3
thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn
factor loading > 0,55, nễu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75. Đề
tài sử dụng cở mẫu 225 nên sẽ chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,5.
Fabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quality at
UAE commercial banks”, International Journal of Quality and Reliability
Management, (20), 4 quan tâm đễn tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của
một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa
các nhân tố.
Hair & ctg (1998), Gerbing & Anderson (1998) yêu cầu rằng phương sai
trích phải đạt từ 50% trở lên.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng điện tử tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
30
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Hỏi ý kiến giáo
viên hướng dẫn
Mục tiêu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp
Thống kê mô tả
mẫu
Cơ sở lý luận
Số liệu sơ cấp
Lập bảng câu hỏi dựa
trên mô hình
SERVPERF
Phỏng vấn, tổng hợp kết
quả
Mức độ hài lòng
Kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân
tố khám phá
EFA
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng
0,6. Cụ thể, Cronbach’s Alpha của thành phần phương tiện hữu
hình là 0,875, của sự tin cậy là 0,829, của sự đáp ứng là 0,735, của năng lực
phục vụ là 0,714 và của thành phần sự đồng cảm là 0,894.
Hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thang đo đều >0,3 nên đạt
yêu cầu (Hair et al, 2006), do đó 21 biến đo lường của 5 thành phần này được
sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá.
4.4.2 Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ E-banking
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần thang đo sự hài lòng của
khách hàng
Biến quan sát
Tương quan Cronbach’s Alpha
biến tổng
nếu loại biến này
HL1
0,565
0,532
Sự hài lòng
HL2
0,537
0,565
Alpha = 0,693
HL3
0,432
0,691
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ SPSS
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với sự hài lòng cho
thấy: tất cả 3 biến quan sát HL1, HL2, HL3 đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn mức quy định 0,3 (hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là
biến quan sát HL3 – 0,432) và hệ số Cronbach’s Alpha là 0,693 (lớn hơn 0,6)
nên thang đo này được sử dụng tốt. Vì vậy, các biến này được đưa vào phân
tích nhân tố tiếp theo.
66
4.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, ta tiến hành phân tích nhân
tố khám phá. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương
pháp principal compoments với phép xoay varimax.
Thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử theo mô hình
SERVPERF gồm 5 thành phần chính và được đo bằng 22 biến quan sát. Sau
khi kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, có 21 biến quan sát đảm bảo
độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức
độ hội tụ của các biến quan sát theo thành phần.
4.5.1 Phần tích nhân tố lần 1
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1
Chỉ tiêu
Giá trị
Ý nghĩa thống kê (Sig)
0,000 Tiếp tục
Không => Ngừng
B. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ CỦA VIETINBANK
Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình theo từng mục dưới đây
* Hướng dẫn trả lời: Mức độ hài lòng của anh/chị được đánh theo thang điểm
5. Quý khách vui lòng đánh dấu X vào ô chọn tương ứng với:
1
2
3
4
5
6
7
Rất không
không hài lòng
Không hài
lòng
Hơi không
hài lòng
Bình
thường
Hơi hài
lòng
Hài
lòng
Rất hài
lòng
i
STT
Phát biểu
1
2
3
4
5
6
7
1
Vietinbank Cần Thơ có trang thiết bị, máy móc hiện đại (máy tính,
camera, máy ATM,…)
2
Tốc độ truy cập vào website ngân hàng thực hiện dịch vụ E-Banking
nhanh
3
Các máy ATM của ngân hàng được đặt ở các vị trí thuận tiện
4
Các sách ảnh giới thiệu về dịch vụ e-banking của Vietinbank Cần Thơ
được trình bày rõ ràng, bắt mắt
5
Không xảy ra lỗi mất tiền khi sử dụng dịch vụ
6
Tên đăng nhập và mật khẩu, số tài khoản, số dư tài khoản và các
thông tin cá nhân khác của khách hàng được ngân hàng bảo mật an
toàn
7
Khách hàng cảm thấy tin tưởng vào uy tín, danh tiếng của ngân hàng
8
Dịch vụ e-banking được ngân hàng cung ứng đến khách hàng một
cách nhanh chóng, chính xác
9
Khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ e-banking của
Vietinbank Cần Thơ
10
Ngân hàng luôn gửi báo cáo kết quả các giao dịch e-banking và số dư
nhanh chóng ,chính xác
11
Thủ tục đăng kí sử dụng dịch vụ e-banking của Vietinbank Cần Thơ
đơn giản, nhanh chóng
12
Ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (ví dụ:
kiểm tra số dư tài khoản, thông tin tài khoản, cấp lại mật khẩu, kiểm
tra lại các giao dịch …vào mọi thời điểm khách hàng đề nghị)
13
Tốc độ xử lý giao dịch của hệ thống tự động nhanh chóng và hầu như
không có sai sót
14
Nhân viên ngân hàng luôn tận tình hướng dẫn khách hàng cách đăng
kí và sử dụng dịch vụ e-banking
15
Nhân viên ngân hàng luôn lịch sự, tôn trọng và niềm nở với khách
hàng
16
Nhân viên ngân hàng giải quyết thỏa đáng thắc mắc hoặc khiếu nại
của khách hàng
17
Mạng lưới của ngân hàng rộng khắp, tiện lợi cho khách hàng
18
Nhân viên chủ động thông báo với khách hàng khi ngân hàng có thay
ii
đổi mức giá và phí
19
Ngân hàng có các chương trình thể hiện sự quan tâm đến khách hàng
(có chương trình khuyến mãi, tặng quà vào những ngày lễ, ngày đặc
biệt…)
20
Nhân viên Vietinbank Cần Thơ luôn hiểu được những mong muốn,
nhu cầu đặc biệt của khách hàng
21
Ngân hàng sẵn sàng tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách
hàng
22
Ngân hàng có giờ làm việc thuận lợi cho khách hàng
23
Quý khách hàng hài lòng về dịch vụ e-banking của Vietinbank Cần
Thơ
24
Quý khách sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ e-banking của Vietinbank Cần
Thơ trong thời gian tiếp theo
25
Quý khách sẽ giới thiệu dịch vụ e-banking của Vietinbank Cần Thơ
cho người khác (bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…)
C. THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
1. Họ và tên:………………………………..
2. Số điện thoại:…………………………….
3. Giới tính:
Nam
Nữ
4. Nhóm tuổi: 18-24 25-34 35-44 từ 45 trở lên
5. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của anh/chị?
Học sinh, sinh viên
Cán bộ, công chức
Nhân viên kinh doanh
Khác
5. Xin vui lòng cho biết thu nhập trung bình tháng của anh/chị
Từ 1,5 – 3,4 triệu đồng
Từ 3,5 – 8,4 triệu đồng
Từ 8,5 – 12 triệu đồng
6. Anh/chị sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietinbank đến nay được
bao lâu?
Dưới 6 tháng
6 tháng – dưới 1 năm
iii
Từ 1 đến 2 năm
Trên 2 năm
7. Anh/chị biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietinbank thông qua
những nguồn thông tin nào?
Bạn bè, đồng nghiệp
Báo chí, tạp chí, mạng internet
Người thân trong gia đình
Tự tìm hiểu và đăng ký sử dụng dịch vụ
Nhân viên ngân hàng
8. Anh/chị đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng khác
chưa?
Chưa từng sử dụng dịch vụ của những ngân hàng khác
Đã từng sử dụng của những ngân hàng khác
Xin chân thành cảm ơn quý anh/chị đã vui lòng hoàn thành bảng phỏng vấn
iv
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN CHUNG ĐÁP VIÊN
1. Giới tính
Giới tính
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Nam
44
68,8
68,8
68,8
Nữ
20
31,2
31,2
100,0
Total
64
100,0
100,0
2. Độ tuổi
Độ tuổi
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
18-24 tuổi
15
23,4
23,4
23,4
25-34 tuổi
19
29,7
29,7
53,1
35-44 tuổi
23
35,9
35,9
89,1
>45 tuổi
7
10,9
10,9
100,0
Total
64
100,0
100,0
3. Trình độ
Trình độ
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Trung cấp, cao đẳng
17
26,6
26,6
26,6
Đại học
28
43,8
43,8
70,3
Trung học phổ thông
18
28,1
28,1
98,4
Sau đại học
1
1,6
1,6
100,0
Total
64
100,0
100,0
4. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Học sinh, sinh viên
11
17,2
17,2
17,2
Cán bộ, công chức
45
70,3
70,3
87,5
Nhân viên kinh doanh
6
9,4
9,4
96,9
Khác
2
3,1
3,1
100,0
Total
64
100,0
100,0
1
5. Thu nhập
Thu nhập
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
1,5 - 3,4 triệu đồng
11
17,2
17,2
17,2
3,5 - 8,4 triệu đồng
42
65,6
65,6
82,8
8,5 - 12 triệu đồng
11
17,2
17,2
100,0
Total
64
100,0
100,0
6. Nguồn thông tin
Nguồn thông tin
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Bạn bè, đồng nghiệp
29
45,3
45,3
45,3
Báo chí, tạp chí, mạng
internet
16
25,0
25,0
70,3
Người thân trong gia đình
10
15,6
15,6
85,9
Tự tìm hiểu và đăng ký sử
dụng dịch vụ
6
9,4
9,4
95,3
Nhân viên ngân hàng
3
4,7
4,7
100,0
Total
64
100,0
100,0
7. Thời gian sử dụng dịch vụ
Thời gian sử dụng
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
< 6 tháng
16
25,0
25,0
25,0
6 tháng - < 1 năm
25
39,1
39,1
64,1
1 - 2 năm
13
20,3
20,3
84,4
> 2 năm
10
15,6
15,6
100,0
Total
64
100,0
100,0
8. Đã từng sử dụng dịch vụ e-banking của ngân hàng khác
Đã từng sử dụng dịch vụ e-banking của ngân hàng khác
Valid
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Chưa từng sử dụng
34
53,1
53,1
53,1
Đã từng sử dụng
30
46,9
46,9
100,0
Total
64
100,0
100,0
2
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ
1. Thống kê mô tả thành phần chất lượng dịch vụ e-banking
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
HH1
64
2,00
7,00
5,7813
1,29061
HH2
64
3,00
7,00
5,6094
1,26763
HH3
64
1,00
7,00
5,5156
1,36849
HH4
64
2,00
7,00
5,0625
1,30779
TC1
64
1,00
7,00
4,1875
1,61221
TC2
64
1,00
7,00
4,1719
1,55894
TC3
64
1,00
7,00
4,6250
1,61835
TC4
64
1,00
7,00
4,6719
1,50190
TC5
64
1,00
7,00
4,7031
1,77889
DU1
64
1,00
7,00
4,9219
1,59667
DU2
64
1,00
7,00
4,8125
1,61221
DU3
64
1,00
7,00
5,0156
1,48529
DU4
64
1,00
7,00
3,8906
1,68200
NL1
64
1,00
6,00
3,5938
1,32998
NL2
64
1,00
7,00
4,2813
1,54785
NL3
64
1,00
7,00
4,4844
1,75474
NL4
64
1,00
7,00
4,7188
1,59830
DC1
64
2,00
7,00
4,6563
1,47162
DC2
64
1,00
7,00
5,3437
1,41667
DC3
64
1,00
7,00
5,0156
1,58857
DC4
64
1,00
7,00
5,2969
1,50849
DC5
64
1,00
7,00
4,7187
1,63754
Valid N (listwise)
64
2. Thống kê mô tả thành phần sự hài lòng
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
HL1
64
1,00
7,00
4,4531
1,68023
HL2
64
1,00
7,00
4,2500
1,94365
HL3
64
1,00
7,00
4,4844
1,72739
Valid N (listwise)
64
3
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH SỰ TIN CẬY (CRONBACH’S ALPHA)
1. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần phương tiện hữu hình
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,875
4
Item-Total Statistics
HH1
HH2
HH3
HH4
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
16,1875
16,3594
16,4531
16,9062
11,552
11,250
11,141
12,785
,766
,832
,758
,582
,826
,800
,829
,896
2. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần sự tin cậy
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,829
5
Item-Total Statistics
TC1
TC2
TC3
TC4
TC5
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
18,1719
18,1875
17,7344
17,6875
17,6562
25,478
25,901
25,976
24,917
27,213
,659
,660
,619
,776
,454
,785
,786
,797
,755
,848
3. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần sự đáp ứng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,735
4
Item-Total Statistics
DU1
DU2
DU3
DU4
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
13,7188
13,8281
13,6250
14,7500
12,332
12,938
15,222
15,111
,698
,618
,456
,365
,571
,621
,714
,770
4
4. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần năng lực phục vụ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,598
4
Item-Total Statistics
NL1
NL2
NL3
NL4
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
13,4844
12,7969
12,5938
12,3594
11,873
9,974
9,642
13,821
,449
,551
,462
,116
,486
,387
,455
,714
5. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần sự đồng cảm
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,894
5
Item-Total Statistics
DC1
DC2
DC3
DC4
DC5
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
20,3750
19,6875
20,0156
19,7344
20,3125
27,063
29,266
26,079
26,706
25,393
,766
,631
,761
,768
,780
,866
,894
,867
,865
,862
6. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần năng lực phục vụ sau khi loại
biến NL4
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,714
3
Item-Total Statistics
NL1
NL2
NL3
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
8,7656
8,0781
7,8750
9,039
6,073
5,952
,377
,702
,559
,789
,403
,601
5
7. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha thành phần sự hài lòng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,693
3
Item-Total Statistics
HL1
HL2
HL3
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
8,7344
8,9375
8,7031
9,214
8,091
10,085
,565
,537
,432
,532
,565
,691
6
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
1. Phân tích nhân tố khám phá lần 1 (điều kiện 1)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square
,814
863,432
df
210
Sig.
,000
Rotated Component Matrixa
Component
1
DC4
,789
DC3
,788
DC5
,779
DC1
,722
DC2
,504
2
,322
,370
,880
,876
HH1
,858
HH4
,530
,342
,481
,832
TC3
,308
,735
TC4
,367
,723
TC2
,419
,665
DU3
,781
,410
,729
NL1
,700
TC5
DU2
5
,360
HH3
DU1
4
,307
HH2
TC1
3
,376
,414
,566
,312
,531
NL3
,859
NL2
,824
DU4
,806
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
7
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Compon
ent
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
8,523
40,584
40,584
8,523
40,584
40,584
3,737
17,798
17,798
2
2,222
10,580
51,164
2,222
10,580
51,164
3,062
14,579
32,376
3
1,970
9,383
60,547
1,970
9,383
60,547
3,045
14,500
46,876
4
1,450
6,906
67,453
1,450
6,906
67,453
2,852
13,580
60,456
5
1,102
5,247
72,701
1,102
5,247
72,701
2,571
12,245
72,701
6
,899
4,281
76,982
7
,643
3,064
80,045
8
,625
2,977
83,022
9
,508
2,417
85,439
10
,451
2,148
87,587
11
,405
1,929
89,515
12
,397
1,891
91,406
13
,334
1,592
92,998
14
,326
1,551
94,549
15
,275
1,309
95,858
16
,207
,986
96,843
17
,200
,950
97,794
18
,156
,745
98,538
19
,123
,587
99,125
20
,094
,448
99,572
21
,090
,428
100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
8
2. Phân tích nhân tố khám phá lần 2 (điều kiện 2)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square
,808
603,833
df
120
Sig.
,000
Rotated Component Matrixa
Component
1
2
DC3
,815
,314
DC4
,808
DC5
,764
DC1
,748
3
4
5
,386
,321
HH3
,886
HH2
,873
HH1
,865
NL3
,853
NL2
,839
DU4
,825
TC1
,835
TC3
,338
,764
TC4
,386
,727
DU3
DU1
NL1
,799
,402
,725
,310
,695
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
9
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Compon
ent
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
6,306
39,416
39,416
6,306
39,416
39,416
3,164
19,773
19,773
2
2,092
13,072
52,488
2,092
13,072
52,488
2,617
16,357
36,130
3
1,824
11,400
63,887
1,824
11,400
63,887
2,475
15,470
51,600
4
1,313
8,205
72,093
1,313
8,205
72,093
2,206
13,787
65,388
5
1,001
6,259
78,352
1,001
6,259
78,352
2,074
12,964
78,352
6
,611
3,817
82,169
7
,503
3,144
85,313
8
,401
2,505
87,818
9
,385
2,406
90,224
10
,374
2,339
92,564
11
,312
1,951
94,515
12
,256
1,598
96,113
13
,195
1,220
97,333
14
,161
1,007
98,340
15
,152
,953
99,293
16
,113
,707
100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
10
3. Phân tích nhân tố sự hài lòng
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square
,648
33,262
df
3
Sig.
,000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Compo
nent
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
2
1,866
62,198
62,198
1,866
62,198
62,198
,669
22,300
84,498
3
,465
15,502
100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1
HL1
HL2
HL3
,828
,814
,720
Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
11
PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA SAU KHI
PHÂN TÍCH EFA
1. Kiểm tra Cronbach’s Alpha thành phần sự đáp ứng sao khi phân tích
EFA
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,769
3
Item-Total Statistics
DU1
DU3
NL1
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
8,6094
8,5156
9,9375
6,020
6,730
7,171
,616
,579
,626
,679
,717
,674
2. Kiểm tra Cronbach’s Alpha thành phần sự năng lực phục vụ sau khi
phân tích EFA
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
,833
3
Item-Total Statistics
DU4
NL2
NL3
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's
Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted
Total Correlation Deleted
8,7656
8,3750
8,1719
9,039
9,540
8,399
,673
,705
,708
12
,789
,761
,756
[...]... thì chi nhánh phải có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: khách hàng có thực sự hài lòng với những dịch vụ của ngân hàng hay không? Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mức độ hài lòng của khách. .. lượng dịch vụ ngân hàng điện tử để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đối với khách hàng là cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, ... lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) của ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Từ đó đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ E-Banking và nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của VietinBank Cần Thơ 2 1.2.2... trong dịch vụ ngân hàng điện tử Do đó, việc xác định mức độ hài lòng và tìm ra các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, làm thỏa mãn và hài lòng khách hàng tăng tính cạnh tranh của ngân hàng cũng như phát huy những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại Muốn thành công. .. điện tử, do đó, giao dịch điện tử trong dịch vụ ngân hàng gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử Theo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), dịch vụ ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng. .. thể - Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Cần Thơ thông qua việc đo lường sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng - Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm... nào đó phù hợp với chi phí mà khách hàng đã thanh toán Dịch vụ sơ đẳng gắn liền với cấu trúc dịch vụ, với các mức và các quy chế dịch vụ của những nhà cung cấp - Dịch vụ tổng thể: là hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ bao quanh, dịch vụ sơ đẳng Dịch vụ tổng thể thường không ổn định, nó phụ thuộc vào các dịch vụ thành phần hợp thành Doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng dịch vụ tổng thể khi... sẽ tiếp tục có bùng nổ và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục chạy đua với nhau trong lĩnh vực còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng này Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam và là đầu tàu cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nên cần có những bước đi cụ thể tạo sự tăng... giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng b) Hướng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ Xu thế chung của các ngân hàng thương mại hiện nay đó là việc hướng tới ngân hàng bán lẻ Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ Đây là một mảng rất lớn trong ngành ngân hàng Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương. .. ra rất nhanh nên ngân hàng luôn phải thích nghi, nắm bắt các kĩ thuật, công nghệ mới nhằm tạo ra những dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm bớt sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng Mặt khác chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ, thương mại điện tử là tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng điện tử Vì thế cần phải phát triển